Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản trị tài chính phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty alcatel l...

Tài liệu Luận văn quản trị tài chính phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty alcatel lucent

.DOC
41
66
138

Mô tả:

VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC LỜI NÓI ĐẦU Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự phát triển kinh tế kinh doanh với quy mô ngày càng lớn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhiều. Mặt khác ngày nay sự tiến bộ của khoa học công nghệ với tốc độ cao và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mở với xu thế quốc tế hoá ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt thì nhu cầu dung vốn của doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải huy động cao độ nguồn vốn bên trong cũng như bên ngoài và phải làm sao cho việc sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả nhất. Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển cuả nền sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý đồng vốn sao cho có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc quản lý tài chính, tín dụng và chấp hành đúng pháp luật nhà nước. Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò to lớn và nhận thức được tầm quan trọng của vốn trong sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công Alcatel-Lucent”. Đề tài gồm 3 phần:  Phần I: Cở sở lý luận về sử dụng vốn kinh doanh  Phần II: Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Alcatel-Lucent.  Phần III: Một số biện pháp hoàn thiện cấu trúc vốn của công ty Alcatel-Lucent. Do kiến thức thực tế cũng như kiến thức chuyên ngành còn hạn chế, nhóm chúng em mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để nhóm có thể có cách nhìn sâu sắc hơn, thực tế hơn giúp cho nhóm tiếp nhận kiến thức của chuyên nghành mình thuận lợi và áp dụng tốt công việc sau này. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn đến giảng viên Hải Quỳnh đã trực tiếp hướng dẫn nhóm hoàn thành đồ án này. Xin trân trọng cảm ơn! NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE i VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................i MỤC LỤC................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................1 DANH MỤC HÌNH VẼ...........................................................................................2 CÁC THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT........................................................................3 PHẦN 1..................................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỬ DỤNG VỐN TRONG...................................................4 KINH DOANH.........................................................................................................4 1.1. Những vấn đề chung về vốn trong sản xuất kinh doanh............................4 1.1.1. Khái niệm................................................................................................4 1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh.......................................................................4 1.1.2.1 Vốn cố định.........................................................................................5 1.1.2.2 Vốn lưu động......................................................................................5 1.1.2.3. Vốn đầu tư tài chính..........................................................................6 1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn....................................................................6 1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh..........................................6 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định...................................7 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động................................8 1.3. Cấu trúc vốn và những tác động của nó....................................................10 1.3.1. Cấu trúc vốn..........................................................................................10 1.3.2. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp....................................................10 1.3.2.1. Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh.............11 1.3.2.2. Vốn quyết định sự ổn định và liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh............................................................................................................11 1.3.2.3. Vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp.....................................11 PHẦN 2................................................................................................................... 12 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY ALCATEL - LUCENT...........................................................................................12 2.1. Sơ lược về công ty Alcatel – Lucent............................................................12 2.1.1. Lịch sử phát triển của công ty ALU......................................................12 NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE ii VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC 2.1.2. Sản phẩm chính, yêu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh của ALU. ......................................................................................................................... 12 2.2. Tình hình tài chính......................................................................................14 2.2.1. Bảng cân đối kế toán.............................................................................14 2.2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.......................................17 2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty ALU.................19 2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty ALU..........................19 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định..........................19 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.......................23 PHẦN 3................................................................................................................... 28 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY ALCATEL – LUCENT....................................................28 3.1 Những kết quả đạt được và tồn tại của công ty ALU.................................28 3.1.1. Kết quả đạt được....................................................................................28 3.1.2.Một số hạn chế.......................................................................................28 3.2. Một số biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty ALU................................................................................................................. 28 3.2.1. Biện pháp để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định.........................28 3.2.2 Biện pháp để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động........................29 3.2.2.1 Giải pháp quản lý vốn bằng tiền......................................................29 3.2.2.2 Giải pháp cho vấn đề hàng tồn kho..................................................30 3.2.2.3 Giải pháp quản lý các khoản phải thu..............................................30 KẾT LUẬN.............................................................................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................32 NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE iii VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Bảng cân đối kế toán.................................................................................14 Bảng 2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..............................................17 Bảng 2.3: Bảng tính vòng quay tổng TS và hiệu quả sử dụng vốn trong 3 năm.......19 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.................................20 Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động..............................26 NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 1 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tổng tài sản (2008-2010)...................................................20 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận sau thuế (2008-2009)..................23 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tài sản cố định và tổng tài sản (2008-2010)......................26 Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn (2008-2010).......30 NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 2 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÁC THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT CN : Công nhân CP : Chi phí DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu SX : Sản xuất TSDH : Tài sản dài hạn TSNH : Tài sản ngắn hạn TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lưu động TM : Tiền mặt GVHB : Giá vốn hàng bán HTK : Hàng tồn kho VLĐ : Vốn lưu động VCĐ : Vốn cố định LN : Lợi nhuận KPT : Khoản phải thu ALU : Alcatel - Lucent PTKH : Phải thu khách hàng NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 3 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC PHẦN 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỬ DỤNG VỐN TRONG KINH DOANH 1.1. Những vấn đề chung về vốn trong sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm và nghĩ đến là làm thế nào để có đủ vốn và sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy vấn đề đặt ra ở đây – Vốn là gì? Dưới các giác độ khác nhau, khái niệm vốn cũng khác nhau (theo luật Tài chính Việt Nam năm 2000):  Về phương diện kỹ thuật - Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là các loại hàng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cùng với các nhân tố khác nhau (như lao động, tài nguyên thiên nhiên...). - Trong phạm vi nền kinh tế, vốn là hàng hóa để sản xuất ra hàng hóa khác lớn hơn chính nó về mặt giá trị.  Về phương diện tài chính - Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là tất cả tài sản bỏ ra lúc đầu, thường biểu hiện bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích lợi nhuận. - Trong phạm vi kinh tế, vốn là khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông nhằm mục đích sinh lời. Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải nhằm mục đích kinh doanh và phải đạt tới mục tiêu sinh lời. Vốn luôn thay đổi hình thái biểu hiện, vừa tồn tại dưới hình thái tiền tệ, vừa tồn tại dưới hình thái vật tư hoặc tài sản vô hình, nhưng kết thúc vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền. Cùng với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn vận động không ngừng, có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm cuối cùng là giá trị tiền nên ta thấy vốn là toàn bộ giá trị của tài sản doanh nghiệp ứng ra ban đầu và trong các giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tăng giá trị tối đa cho chủ sở hữu của doanh nghiệp. 1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh. Để hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có vốn. Với các doanh nghiệp dùng vốn vào sản xuất kinh doanh gọi là vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nghĩa rộng, vốn của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 4 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như vốn cố định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính. 1.1.2.1 Vốn cố định.  Khái niệm: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng luân chuyển khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.  Đặc điểm: - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. - Vốn cố định dịch chuyển giá trị dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất, sau thời gian dài vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển vốn. - Vốn cố định là một bộ phận quan trọng thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm của nó lại tuân theo tính qui luật riêng. Do đó việc quản lý và sử dụng vốn cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Phân loại TSCĐ: Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ hiện có của doanh nghiệp theo tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại: - TSCĐ hữu hình là những TS có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải ….trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - TS vô hình là những TS không có hình thái vật chất cụ thể nhưng thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư trong đó là lợi ích của các nguồn có lợi ích kinh tế mà giá trị của chúng xuất phát từ các đặc quyền của doanh nghiệp. 1.1.2.2 Vốn lưu động.  Khái niệm: VLĐ trong doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TS lưu động sản xuất và TS lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục.  Đặc điểm: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ luôn biến đổi từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật rồi trở về hình thái tiền tệ để thực hiện một phần chu chuyển . Sau mỗi vòng chu chuyển, VLĐ sẽ được thu hồi toàn bộ dưới hình thức tiền tệ vòng chu chuyển của VLĐ là khoảng thời gian cần thiết để VLĐ biến đổi từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật rồi trở lại hình thái tiền tệ. Sự biến đổi có tính chất tuần hoàn như vậy gọi là chu chuyển vốn . NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 5 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC VLĐ của doanh nghiệp có những đặc điêm cơ bản sau: - Vốn tiền tệ ứng ra luôn vận động. - Do vận động vốn luôn thay đổi hình thái vận động. - Đồng thời tồn tại dưới mọi hình thái. - Hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu trình sản xuất.  Phân loại VLĐ: TS ngắn hạn của doanh nghiệp chia làm hai loại: - TS ngắn hạn sản xuất (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang .) - TS ngắn hạn (sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn thanh toán, chi phí trả trước …) 1.1.2.3. Vốn đầu tư tài chính. Một bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư dài hạn ra bên ngoài nhằm mục đích sinh lời gọi là vốn đầu tư tài chinh của doanh nghiệp. Có nhiều hình thức đầu tư tài chính ra bên ngoài với mục đích nhằm thu lợi nhuận và đảm bảo an toàn về vốn. Đối với doanh nghiệp, trước khi đi tới quyết định vốn đầu tư tài chính ra bên ngoài cần phải hết sức thận trọng, cân nhắc độ an toàn và độ tin cậy của dự án, am hiểu tường tận những thông tin cần thiết tích đánh giá các mặt lợi hại của dự án để chọn đúng đối tượng và hình thức đầu tư thích hợp. 1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất người ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như: vòng quay tổng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Trong đó: - Vòng quay tổng tài sản Doanh thu Vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt . - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Lợi nhuận trước thuế Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh = Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lời nhuận trước thuế, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 6 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC Trên đây là hai chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều các nhân tố. Do vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau: - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần. - Suất hao phí TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ Suất hao phí TSCĐ = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. - Sức sinh lời của TSCĐ Sức sinh lời của TSCĐ Lợi nhuận thuần = Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Ngoài ra để đánh gia trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp sử dụng hai chỉ tiêu sau: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 7 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC - Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Khi phân tích sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động : Vốn lưu động bình quân trong kì kỳ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Vốn cố định lưu động bình quân trong Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Đồng thời, để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng qua các hình thái khác nhau. Do đó, nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động người ta sử dụng chỉ tiêu sau: - Hiệu quả sự dụng của vốn lưu động Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 8 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. - Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và vốn lưu động Tổng giá trị các KPT Tỷ lệ giữa tổng giá trị các KPT và VLĐ = Tổng VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh tình hình VLĐ của doanh nghiệp bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng. - Số vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho Thông số vòng quay phải thu khách hàng cung cấp thông tin nội bộ về chất lượng PTKH và mức độ hiệu quả của công ty trong hoạt động thu nợ. Thống số này cho chúng ta biết số lần PTKH được chuyển hóa thành tiền trong năm. Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa thành tiền mặt càng ngắn. Tỷ lệ này được xác định bằng cách chia danh thu tính dụng hằng năm cho bình quân PTKH mỗi ngày: Doanh thu tín dụng Vòng quay phải thu khách hàng = PTKH bình quân Kì thu tiền bình quân là khoảng thời gian bình quân mà PTKH của công ty có thể chuyển hóa thành tiền. Cách xác định kì thu tiền bình quân như sau: PTbq * 360 ACP = DSTD Trong đó : ACP : Kì thu tiền bình quân PTbq : Phải thu bình quân. DSTD: Danh số tính dụng hằng năm Chu kì chuyển hóa hàng tồn kho xác định số ngày dự trữ hàng hóa trong kho. Nếu số ngày dự trữ dài hơn so với mức bình quân nghành, chứng tỏ tồn kho bị tồn động quá nhiều và có nguy cơ công ty phải giảm giá mạnh để giải phóng hàng tồn kho: NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 9 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC Số ngày trong năm Chu kì chuyển hóa HTK = Vòng quay tồn kho Tồn kho BQ * 360 = Giá vốn hàng bán Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều các nhân tố. Do vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.3. Cấu trúc vốn và những tác động của nó. 1.3.1. Cấu trúc vốn. Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi xây dựng cấu trúc vốn tối ưu. Đây là vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn. Một cấu trúc vốn tới ưu được định là một cấu trúc vốn trong đó chi phí sử dụng bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất. Vấn đề cốt lõi của cấu trúc vốn tối ưu là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp tận dụng được lợi thế của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Một cách đơn giản ta có thể hình dung là giá trị của doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá chắn thuế từ nợ.Trong trường hợp đặc biệt là khi doanh nghiệp vay nợ vĩnh viễn thì hiện giá của tấm chắn sau thuế sẽ bằng thuế suất thu nhập doanh nghiệp nhân với nợ vay. Một điều kiện nữa của cấu trúc tối ưu là còn phải xem xét đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tức là thu nhập trước thuế và lãi vay phải vượt qua điểm bàn quang để doanh nghiệp có thể tận dụng được đòn cân nợ. 1.1.2. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp. Trước hết vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp. Về phía nhà nước,bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đăng ký vốn điều lệ nộp cùng hồ sơ xin đăng ký kinh doanh. Vốn đầu tư ban đầu này sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét liệu doanh nghiệp có tồn tại trong tương lai được không và trên cơ sở đó, sẽ cấp hay không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về phía doanh nghiệp, vốn điều lệ sẽ là nền móng cho doanh nghiệp đặt những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành của doanh nghiệp trong hiện tại và phát triển trong tương lai. Nếu nền móng vững chắc, vốn điều lệ càng lớn thì doanh nghiệp càng có cơ hội phát triển. Vốn thấp, nền móng yếu, doanh nghiệp phải đấu tranh với sự tồn tại NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 10 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC của mình và dễ rơi vào tình trạng phá sản. Nói tóm lại, vốn là lượng tiền đại diện cho yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Có yếu tố đầu vào của doanh nghiệp mới tiếp tục sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn sản xuất, doanh nghiệp phải trả lương cho công nhân viên, chi phí bảo trì máy móc..., thành phẩm khi chưa bán được cũng đều cần đến vốn của doanh nghiệp. Khách hàng khi mua chưa thanh toán ngay cũng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. 1.1.2.1. Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh. Một quá trình sản xuất kinh doanh sẽ được diễn ra khi có yếu tố: yếu tố vốn, yếu tố lao động, và yếu tố công nghệ. Trong ba yếu tố đó thì yếu tố vốn là điều kiện tiền đề có vai trò rất quan trọng. Nó quyết định đầu tiên việc sản xuất kinh doanh có thành công hay không. Khi sản xuất, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn để mua nguyên liệu đầu vào, thuê công nhân, mua thông tin trên thị trường, mua bằng phát minh sáng chế....Bởi vậy, có thể nói vốn là điều kiện đầu tiên cho yếu tố cầu về lao động và công nghệ được đáp ứng đầy đủ. 1.1.2.2. Vốn quyết định sự ổn định và liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Khi yêu cầu về vốn, lao động, công nghệ được đảm bảo, để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục thì vốn phải được đáp ứng đầy đủ, kịp thời và liên tục. Ta thấy có rất nhiều loại hình doanh nghiệp nên có nhu cầu về vốn cũng khác nhau. Hơn nữa, các quá trình sản xuất kinh doanh cũng khác nhau nên việc dùng vốn lưu động cũng khác nhau. Nhu cầu vốn lưu động phát sinh thường xuyên như mua thêm nguyên vật liệu, mua thêm hàng để bán, để thanh toán, để trả lương, để giao dịch....Hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình thì các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có đầy đủ vốn. Có khi thiếu, có khi thừa vốn, điều này là do bán hàng hóa chưa được thanh toán kịp thời, hoặc hàng tồn kho quá nhiều chưa tiêu thụ được, hoặc do máy móc hỏng hóc chưa sản xuất được...Những lúc thiếu hụt như vậy thì việc bổ sung vốn kịp thời là rất cần thiết vì nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên hoàn. 1.1.2.3. Vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay việc nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, muốn tồn tại thì doanh nghiệp phải phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Trong khi các đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Hơn nữa đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao. Vì vậy cần phải đầu tư cho công nghệ hiện đại, tăng quy mô sản xuất, hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn....Những yêu cầu tất yếu ấy đòi hỏi doanh nghiệp phải cạnh tranh để phát triển thì cần phải có vốn. Qua những phân tích trên ta thấy được tầm quan trọng của vốn. Vốn tồn tại trong mọi giai đoạn trong quá trình sản xuất. NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 11 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC PHẦN 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY ALCATEL - LUCENT 2.1. Sơ lược về công ty Alcatel – Lucent. 2.1.1. Lịch sử phát triển của công ty ALU. Tên công ty: Alcatel – Lucent (Euronext Paris and NYSE: ALU). Lĩnh vực hoạt động: Cung cấp các dịch vụ viễn thông trên toàn thế giới. Lịch sử phát triển: Alcatel-Lucent (Euronext Paris và NYSE: ALU) là tập đoàn viễn thông cung cấp giải pháp cho phép các nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp và các chính phủ trên toàn thế giới, giúp có thể kết nối mạng, con người, cung cấp dữ liệu, quy trình và kiến thức để chuyển đổi doanh nghiệp bạn thành một doanh nghiệp năng động. Alcatel-Lucent là một dòng sản phẩm của Pháp, với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dịch vụ cho các thiết bị tổng đài. Từ sự kết hợp của hai công ty lớn trong ngành viễn thông là Alcatel (Pháp) và Lucent (Mỹ) kể từ năm 1986. Alcatel-Lucent thật sự trở thành công ty cung cấp các giải pháp thông tin liên lạc hàng đầu trên thế giới. Thương hiệu Alcatel-Lucent giờ đây không còn bị giới hạn trong khuôn khổ quốc gia nước Pháp, nó đã trở thành một thương hiệu toàn cầu được nhiều người biết đến. Với hoạt động tại hơn 130 quốc gia, Alcatel-Lucent là một đối tác địa phương với phạm vi toàn cầu. Trong nhiều năm gần đây, Alcatel-Lucent luôn được bầu chọn là người dẫn đầu trong nền công nghệ R&D. Với đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bởi chính hãng Alcatel- Lucent. Công ty có đội ngũ giàu kinh nghiệm nhất trong ngành công nghiệp dịch vụ toàn cầu và có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án về công nghệ thông tin và viễn thông, các giải pháp đa kết nối (multi-site) và các dịch vụ chăm sóc khách hàng, những nghiên cứu công nghệ và đổi mới tổ chức trong ngành công nghiệp viễn thông. Alcatel-Lucent đạt được doanh thu của Euro 17800000000 trong năm 2007 và được thành lập tại Pháp, với các văn phòng điều hành đặt tại Paris. 2.1.2. Sản phẩm chính, yêu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh của ALU. Sản phẩm chính: Truy cập : Công nghiệp hàng đầu truy cập vào các giải pháp cho việc triển khai khối lượng của giọng nói, video và các dịch vụ dữ liệu. Điện thoại di động : End-to-end giải pháp cho CDMA, GSM, GPRS / EDGE mạng lưới, W-CDMA, WiMAX và LTE, wlan,dect. Ứng dụng : Ứng dụng, nền tảng và máy chủ cho các nhà khai thác cố định và di động và doanh nghiệp. NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 12 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC Network, Quản lý Dịch vụ và "một cửa" / BSS : Giải pháp và dịch vụ cho quản lý mạng, chăm sóc khách hàng, thanh toán, thanh toán, bảo đảm dịch vụ và thực hiện dịch vụ. Carrier Ethernet, IP / MPLS và mạng lưới ATM :Thiết bị định tuyến và chuyển mạch cho các mạng vận tải (lõi, cạnh, tổng hợp, khách hàng cạnh và quản lý). Quang học :Thông minh, dịch vụ nhận biết sản phẩm mà đối phó với kịch bản khai thác 'chuyển đổi đa dạng mạng trong lõi / backbown và tàu điện ngầm / mạng lưới cạnh. Nhà cung cấp VoIP, Voice và đa phương tiện : Ứng dụng, cổng, và các giải pháp chuyển đổi cho thoại cố định và di động và lưu lượng truy cập dữ liệu. Hệ thống tàu ngầm : Một loạt các giải pháp mạng tàu ngầm, từ những kết nối nhanh nhất đến các hệ thống siêu dài. Hội tụ / IMS : Dịch vụ, ứng dụng và quản lý mạng và các giải pháp kiểm soát cho hội tụ mạng IMS. Truy cập không dây và truyền :Lò vi sóng, quang và WiMAX giải pháp nhanh chóng, đáng tin cậy và chi phí thấp mạng không dây. Doanh nghiệp : Chuyển đổi doanh nghiệp có an toàn kết thúc,-end-to, thông tin liên lạc kinh doanh quan trọng các giải pháp Yêu cầu khách hàng: Những khảo sát của Alcatel-Lucent cho thấy có một số yếu tố mà khách hàng đang cần: Thứ nhất, những câu trả lời nhanh: Cung cấp thông tin nhanh chóng bằng cách kết nối các khách hàng tới đúng người họ cần. Thứ hai, cách giải quyết cuộc gọi đầu tiên làm sao phải bảo đảm tính cá nhân và chất lượng trong việc trả lời khách hàng khi lần đầu tiên gọi đến. Thứ ba là dịch vụ cá nhân: Dành cho khách hàng tự do lựa chọn phương pháp truyền thông ưa thích của họ. Liên lạc đa phương tiện qua điện thoại, e-mail, web và fax cung cấp sự truy cập thời gian thực tới lịch sử tương tác của khách hàng và các giải pháp doanh nghiệp điện tử của công ty. Cuối cùng, khả năng hỗ trợ trực tiếp và tự phục vụ. Biến đổi trung tâm liên lạc thành trung tâm tương tác khách hàng bằng cách pha trộn việc tự phục vụ với phục vụ được hỗ trợ 1 cách liền mạch. Đối thủ cạnh tranh: Để có sự phát triển và thành công như hiện nay, ALU đã có sự cạnh tranh lớn với rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Đặc biệt là những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực viễn thông. Dưới đây là 7 công ty cạnh tranh khá quyết liệt với ALU: NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 13 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC Sun Microsystems : Hãng sản xuất thiết bị lưu trữ di động SanDisk. Sony Ericsson : Hãng sản xuất thiết bị di động. Symantec : Hãng viết phần mềm an ninh. ADM : Sản xuất thiết bị vi xử lí. Nortel : Thiết bị hạ tầng nhà mạng. STMicroelectronics : Hãng sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất lục địa. Deutsche Telekom : Hãng viễn thông Đức. 2.2. Tình hình tài chính. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta nắm được khái quát tình hình của Alcatel - Lucent trong năm 2010 , 2009, 2008. 2.2.1. Bảng cân đối kế toán. Bảng 2.1 : Bảng cân đối kế toán Đơn vị: ngàn USD 31/12/2010 31/12/2009 31/12/2008 6,761,000 5,133,000 5,197,564 2. Các khoản phải thu 5,141,000 5,274,000 6,961,099 3. Hàng tồn kho 3,079,000 2,729,000 4,995,977 2,163,000 4,442,000 3,383,279 17,144,000 17,578,000 20,537,919 1. Đầu tư dài hạn 12,000 86,000 1,140,447 2. Tài sản cố định 1,759,000 1,808,000 1,904,505 3. Các tài sản khác 14,458,000 14,812,000 14,917,446 Tổng tài sản dài hạn 16,229,000 16,706,000 17,962,398 A. Tài sản I. Tài sản ngắn hạn 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 4. Tài sản ngắn hạn khác Tổng tài sản ngắn hạn II. Tài sản dài hạn NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 14 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC Tổng tài sản 33,373,000 34,284,000 38,500,317 1. Các khoản phải trả 7,063,000 6,653,000 6,969,557 2. Nợ ngắn hạn 6,465,000 6,400,000 9,505,607 3 .Nợ dài hạn 15,089,000 15,866,000 14,660,880 Tổng nợ phải trả 28,617,000 28,919,000 31,136,044 (23,904,000) (25,231,000) (22,611,588) 28,660,000 30,596,000 29,975,861 Tổng vốn chủ sở hữu 4,756,000 5,365,000 7,364,273 Tổng nguồn vốn 33,373,000 34,284,000 38,500,317 B. Nguồn vốn I. Nợ phải trả II. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn chủ sở hữu 2. Lợi nhuận chưa phân phối Nhìn vào chỉ tiêu tổng Tài sản của công ty Alcatel-Lucent là rất lớn, là nhà cung cấp giải pháp viễn thông hàng đầu Thế giới. Theo biểu đồ trên ta thấy Tài sản năm 2009 là 34,284,000 ngàn USD giảm 10,95% so với năm 2008, đến năm 2010 thì tổng Tài sản là 33,373,000 ngàn USD giảm 2,66% so với năm 2009. Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tổng tài sản (2008-2010) NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 15 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC Trong năm 2009 thì ta thấy tổng Tài sản ngắn hạn là 17,578,000 ngàn USD , giảm 14,41% so với 2008. nguyên nhân là một số các khoản trong TS ngắn hạn đều giảm, cụ thể là:khoản tiền mặt và các khoản tương đương tiền năm 2009 là 5,133,000 ngàn USD giảm 1,24% so với năm 2008. Khoản phải thu năm 2009 là 5,274,000 ngàn USD giảm 24,24% so với năm 2008. Hàng tồn kho năm 2009 là 2,729,000 ngàn USD giảm 45,38% so với năm 2008.Tổng TS dài hạn của năm 2009 là 16,706,000 ngàn USD giảm 6,99% so với năm 2008. Nguyên nhân này là do tất cả các khoản mục trong TS dài hạn đều giảm mạnh, Cụ thể là: Đầu tư dài hạn năm 2009 là 86,000 ngàn USD giảm 92,46% so với năm 2008. TSCĐ năm 2009 là 1,808,000 ngàn USD giảm 5,07% so với năm 2008. Các TS khác năm 2009 là 14,812,000 ngàn USD giảm 0,71% so với năm 2008. Như vậy , việc giảm xuống của các khoản trên đã cho thấy quá trình hoạt động của công ty trong năm 2009 đang có hướng giảm xuống so với năm 2008. Đến năm 2010, tổng tài sản ngắn hạn chỉ còn 17,144,000 ngàn USD giảm 2,46% so với năm 2009, nguyên nhân làm giảm đó là do một vài khoản mục trong TS ngắn hạn giảm, cụ thể là: Khoản phải thu năm 2010 là 5,141,000 ngàn USD giảm 2,5% so với năm 2008. Tài sản ngắn hạn khác năm 2010 là 2,163,000 ngàn USD giảm 51,31% so với năm 2008. Tổng TS dài hạn cũng chỉ còn 16,229,000 ngàn USD giảm 2,86% so với năm 2009, cũng do nguyên nhân sau: Đầu tư dài hạn năm 2010 là 12,000 ngàn USD giảm 86,05% so với năm 2009. TSCĐ năm 2010 là 1,759,000 ngàn USD giảm 2,71% so với năm 2009. Các TS khác năm 2010 là 14,458,000 ngàn USD giảm 2,39% so với năm 2009. Việc giảm tài sản ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm này chứng tỏ tình hình công ty đang có xu hướng giảm dần qua các năm và phải cần có biện pháp khắc phục. NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 16 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC 2.2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: ngàn USD ST T Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2009 31/12/2008 1 DT về BH và cung cấp dịch vụ 21,460,000 21,747,000 23,943,345 2 Giá vốn hàng bán 13,986,000 14,414,000 15,774,543 Lợi nhuận gộp (3)=(1)-(2) 7,474,000 7,333,000 8,167,802 4 CP BH và CP quản lý DN 7,927,000 8,467,000 15,643,441 5 Khấu hao 0 0 0 (453,000) (1,134,000) (7,475,639) 632,000 584,000 768,287 0 0 0 3 6 7 Lợi nhuận thuần (6)=(3)-(4)-(5) Thu nhập khác 8 Chi phí khác 9 Lợi nhuận khác (9)=(7)-(8) 632,000 584,000 768,287 10 LN kế toán trước thuế và lãi (10)=(6)+(9) 179,000 (550,000) (6,707,352) 11 Chi phí tiền lãi 479,000 449,000 551,193 NHÓM THỰC HIỆN: HI_SMILE 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan