Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý vốn oda cho phát triển cơ sở hạ tầng tại ban quản lý dự án phát...

Tài liệu Luận văn quản lý vốn oda cho phát triển cơ sở hạ tầng tại ban quản lý dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền trung

.PDF
100
632
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------------- TRẦN THANH TRÚC QUẢN LÝ VỐN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔNG HỢP CÁC TỈNH MIỀN TRUNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội– 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------------TRẦN THANH TRÚC QUẢN LÝ VỐN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔNG HỢP CÁC TỈNH MIỀN TRUNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS - TS TRẦN ANH TÀI XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS-TS TRẦN ANH TÀI GS-TS PHAN HUY ĐƯỜNG Hà Nội– 2015 CAM KẾT Tôi TRẦN THANH TRÚC - Tác giả luận văn này xin cam kết rằng công trình này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo PGS-TS Trần Anh Tài, công trình này chưa được công bố lần nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung luận văn và cam kết này. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Trần Thanh Trúc LỜI CẢM ƠN Trong thời gian tham gia học lớp Cao học tại trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã được học các môn học về chuyên ngành quản lý kinh tế do các Thầy, Cô giáo của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trực tiếp giảng dạy. Các Thầy giáo, Cô giáo đã rất tận tình và truyền đạt cho tôi những kiến thức rất bổ ích, các môn học cũng rất phù hợp, giúp tôi có thêm kiến thức để phục vụ tốt hơn cho công việc ở nơi công tác; giúp tôi có khả năng nghiên cứu độc lập và có năng lực tham gia vào công việc quản lý tốt hơn nữa. Xuất phát từ kinh nghiệm trong quá trình công tác cộng tác với vốn kiến thức đã được học và tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, các văn bản quy định của pháp luật, của Nhà nước, các quy định của nhà tài trợ, các bài báo, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về công tác quản lý vốn ODA, lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, tôi đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ: “Quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung” Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu còn rộng và phức tạp. Mặc dù đã được sự tận tình giúp đỡ của các đồng nghiệp, đặc biệt là Thầy giáo PGS-TS Trần Anh Tài, nhưng với sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nên tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chia xẻ của các Thầy giáo, Cô giáo và những người quan tâm đến công tác quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Kinh tế chính trị, các cán bộ hướng dẫn khóa học, các Thầy giáo, Cô giáo, Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung, Ban quản lý các dự án Nông nghiệp đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thiện luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Trần Thanh Trúc TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: “Quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung”. Trường : Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa : Kinh tế chính trị. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế. Thời gian : 2013-2015. Bằng cấp : Thạc sỹ. Học viên : Trần Thanh Trúc. Thày giáo hướng dẫn: PGS.TS Trần Anh Tài. Từ khóa : Vốn ODA, quản lý vốn ODA, cơ sở hạ tầng. Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân, đòi hỏi nông thôn cần có một cơ sở hạ tầng (kết cấu hạ tầng nông thôn) phát triển, đảm bảo. Trong những năm qua, chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ đã được thực hiện quyết liệt nên cơ sở hạ tầng nông thôn đã từng bước phát triển căn bản. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng nông thôn vẫn còn những tồn tại, bất cập và thách thức. Việc bố trí nguồn vốn để đầu tư cho phát triển hạ tầng nông thôn nhất là các tỉnh miền Trung còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình thực tế đó, cần có một dự án vay vốn ODA cho phát triển hạ tầng nông thôn tại các tỉnh miền Trung là cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn ODA vẫn còn tương đối những rủi ro trong đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn. Do đó cần đẩy mạnh các biện pháp và thực hiện kế hoạch hành động nhằm tăng cường công tác quản lý đối với việc sử dụng vốn ODA đối với phát triển hạ tầng nông thôn đạt hiệu quả sau đầu tư. Đề tài: “Quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung” tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, nội dung công tác quản lý vốn ODA, trên cơ sở thực trạng từ năm 2008-2014 từ đó đánh giá công tác quản lý, đưa ra một số bài học kinh nghiệm và giải pháp để đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 20152018. Nghiên cứu bao gồm các nội dung chính như sau: -Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kết cấu của luận văn ). - Cơ sở lý luận của công tác quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng. -Phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu nghiên cứu: Đánh giá chung công tác quản lý quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung. -Phân tích dữ liệu: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn vốn ODA cho hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng của Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung. -Đề xuất: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng của Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung. Kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất trong luận văn “Quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung” đã có nhiều đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện hơn trong quá trình triển khai các dự án tương tự cũng như pha tiếp theo của dự án (Khoản vay bổ sung giai đoạn 2015-2018). DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á 2 AFD Cơ quan phát triể n Pháp 3 APMB Ban Quản lý các dự án nông nghiệp 4 Ban CĐDA Ban Chỉ đạo Dự án 5 Ban QLDA Ban quản lý Dự án 6 Ban QLDATW Ban quản lý Dự án Trung ương 7 Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư 8 Bộ NN&PTNT Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn 9 Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường 10 CSHT Cơ sở hạ tầng Dự án Dự án phát triển nông nghiệp nông thôn tổng hợp PTNTTHMT các tỉnh miền Trung 12 IEE Đánh giá môi trường ban đầ u 13 LIC Tư vấ n hỗ trợ thực hiê ̣n khoản vay 14 RP Kế hoạch tái định cư. 15 SIP Đề xuất xác định tiểu dự án 11 i 16 SIR Báo báo đầu tư tiểu dự án 17 TDA Tiểu dự án 18 TCVN Tiêu chuẩ n Viê ̣t Nam 19 TCNL Tăng cường năng lực 20 TN&MT Tài nguyên và Môi trường 21 TOR Điều khoản công việc 22 TVGSMT Tư vấ n giám sát môi trường 23 UBND Uỷ ban nhân dân 24 USD Đôla Mỹ 25 VH&BT Vận hành và bảo trì 26 VNĐ Đồng Việt Nam 27 VRM Cơ quan đại diện thường trú của ADB tại Việt Nam ii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 Các đặc điểm chính của các tỉnh dự án. 31 2 Bảng 3.2 Kết quả dự án theo thiết kế dự án. 33 3 Bảng 3.3 Phân bổ nguồn vốn theo hợp phần. 35 4 Bảng 3.4 Phân bổ nguồn vốn theo các tỉnh dự án. 36 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 Sơ đồ tổ chức bộ máy từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh. Sơ đồ hệ thống sử dụng vốn vay hình thức sao kê chi tiêu. Số vốn giải ngân hàng năm phân theo nguồn vốn. Tóm tắt kết quả đạt được của dự án so với thiết kế ban đầu. iii Trang 39 51 54 65 DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 3.1 2 Hình 3.2 3 Hình 3.3 Nội dung Tỷ trọng các nguồn vốn tài trợ cho dự án. Phân bổ vốn đầu tư theo từng đơn vị thực hiện dự án. Tỷ trọng các loại công trình. iv Trang 35 37 67 PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đang là điều kiện bắt buộc các nước đang hoặc kém phát triển phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của nền kinh tế và vấn đề thiếu vốn đang là trở ngại lớn nhất trên con đường tìm kiếm sự phát triển của các nước này.Hiện nay, xu hướng chung của các nước đang hoặc kém phát triển là tìm cách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bổ sung cho nguồn vốn eo hẹp trong nước.Chính phủ các nước đang hoặc kém phát triển lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư vào các lĩnh vực công cộng.Đây hầu hết là các nước nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Do đó, có rất ít vốn tích lũy cho đầu tư phát triển. Dân nghèo thì số tiền thu ngân sách cũng không được là bao, không đủ để xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật. Các quốc gia đang hoặc kém phát triển hầu hết đều đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu.Có thể nói, một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ là nền tảng cho sự phát triển của một đất nước.Tuy nhiên, hầu hết các nước đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế.Vì vậy vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang trở lên hết sức cấp bách. Nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA-Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài và là một trong những nguồn vốn quan trọng trong việc bổ sung nguồn ngân sách Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội.Nguồn vốn ODA có ưu điểm là nước tiếp nhận được chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này vào những lĩnh vực mà mình quan tâm. Ngoài việc sử dụng vốn ODA để giải quyết các vấn đề khác của đất nước thì ODA có thể tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, làm 1 cho môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, giải quyết một số vấn đề cấp thiết, và đầu tư vào hạ tầng cơ sở, các công trình công cộng.Chính phủ nước tiếp nhận vốn ODA vừa phải quản lý và sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật nước mình, vừa phải theo quy định của Nhà tài trợ theo điều ước quốc tế được ký kết và chịu sự quản lý, giám sát của cả hai bên. Nên việc tiếp nhận, sử dụng và quản lý nguồn vốn này cần phải thận trọng, linh hoạt kết hợp với chính sách quản lý đúng đắn thì mới có thể đạt được hiệu quả tích cực đúng như bản chất vốn dĩ mà mỗi quốc gia mong muốn khi nhận nguồn vốn tài trợ này. Nền kinh tế Việt Nam xuất phát điểm là một đất nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Đảng và Nhà nước đang tiếp tục đổi mới và huy động tất cả nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước để đạt mục tiêu sau 2010 nước ta sẽ trở thành nước có mức thu nhập trung bình và tiến tới năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Trong hoàn cảnh, nguồn vốn cho đầu tư ở trong nước còn hạn hẹp, tốc độ tích lũy chưa cao nên để đáp ứng lượng vốn rất lớn cho nhu cầu tái thiết xây dựng nền kinh tế thì nguồn vốn từ bên ngoài có ý nghĩa rất to lớn đối với nước đang phát triển như Việt Nam, trong đó, nguồn vốn vay có tính ưu đãi nhất là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chính từ tính phù hợp của vốn ODA, Nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc trong việc vận động thu hút và sử dụng nguồn vốn này cho phát triển nền kinh tế. Việt Nam chính thức được nhận vốn ODA từ các nhà tài trợ trên thế giới bắt đầu từ năm 1993.Sau hơn 15 năm thực hiện, vốn ODA đã đóng góp phần quan trọng cùng với nguồn trong nước trong lĩnh vực đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam được các nhà tài trợ đánh giá là điểm sáng trong thu hút và sử dụng vốn ODA. Việt Nam đã chủ động hoà nhập với nền kinh tế thế giới, tăng cường quan hệ với các tổ chức đa phương cũng như đối tác song phương.Việt Nam 2 đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ trên thế giới. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế như tỷ lệ giải ngân ODA chậm không tương xứng với lượng vốn đã được ký kết, xảy ra tình trạng lãng phí, dùng vốn sai mục đích. Hơn nữa hiện nay, sự đóng góp của các nhà tài trợ cho nguồn vốn ODA trên thế giới gặp khó khăn do bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặt khác, Việt Nam đang tiến tớitrở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp thì các nhà tài trợ sẽ cắt giảm tính chất ưu đãi vốn vay dành cho Việt Nam. Thời gian qua, hoạt động quản lý tài chính công ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể như hợp lý hóa quy trình kiểm soát, tăng cường kiểm soát chi tiêu và kiểm soát nội bộ, đẩy mạnh quản lý, giám sát nguồn vốn trong quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư, từng bước nâng cao tổ chức quản lý tài chính công tất cả các lĩnh vực. Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công, nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro tương đối trong việc sử dụng nguồn tài chính công thông qua hệ thống quản lý nhà nước nhất là nguồn vốn vay ODA trong bối cảnh nợ công tại Việt Nam đang tăng cao. Do đó cần đẩy mạnh các biện pháp và thực hiện kế hoạch hành động tăng cường công tác quản lý đối với việc sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả đầu tư. Trong lĩnh vực phát triển nông thôn, xuất phát từ thực tế là 85% dân nghèo của Việt Nam chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, và 79% người nghèo làm nghề nông, các nguồn vốn ODA ưu tiên cho các vùng này đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất nông nghiệp cũng như thúc đẩy cơ hội việc làm phi nông nghiệp. Kết quả là, đời sống của người nông dân được cải thiện, có thu nhập khá hơn. Cũng nhờ sự 3 hỗ trợ của ODA, cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể (thuỷ lợi, lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, tín dụng nông thôn quy mô nhỏ...) Đại bộ phận nông thôn nước ta, nhất là các tỉnh miền Trung còn trong tình trạng lạc hậu, kém phát triển về kinh tế xã hội, hạ tầng nông thôn còn thiếu thốn và lạc hậu. Đứng trước công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn còn nhiều thách thức đặt ra. Tuy nhiên, trong những năm qua, chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ đã được thực hiện quyết liệt nên kết cấu hạ tầng nông thôn đã từng bước phát triển căn bản. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng thu hút vốn đầu tư, cải thiện mức sống của người dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đầu tư nói chung và đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là động lực để phát triển kinh tế, là chìa khóa của sự tăng trưởng. Mặt khác, nguồn vốn ODA thực chất vẫn là khoản vay và có nghĩa vụ phải trả nợ. Nếu nguồn vốn vay ODA không được quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ không phát huy được tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, không tận dụng được tính ưu đãi của nguồn vốn vay, không phát triển được cơ sở hạ tầng nông thôn và việc vay mượn ODA sẽ trở thành gánh nặng nợ nần cho thế hệ mai sau. Nhận thức được tầm quan trọng đó, đề tài “ Quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung” đã được tác giả lựa chọn và nghiên cứu. Qua cơ sở đánh giá thực trạng, đánh giá công tác quản lý vốn ODA cho phát triển hạ tầng nông thôn từ năm 2008-2014, từ đó đưa ra các giải pháp để đề xuất một 4 số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 2015-2018 (Khoản vay bổ sung). 2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. -Mục đích: Tìm ra các giải pháp và đề xuất kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 2015-2018 (Khoản vay bổ sung). -Nhiệm vụ: +Hệ thống hóa cơ sở lý luận và văn bản quy định về công tác quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các ban quản lý dự án. +Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung. +Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung. 3.Câu hỏi nghiên cứu. Nguồn vốn ODA là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cấp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này. Việc quản lý nguồn vốn ODAthực chất là quản lý dự ánsử dụng nguồn vốn ODA đạt hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay còn có những rủi ro 5 tương đối trong việc sử dụng nguồn vốn ODA trong bối cảnh nợ công đang tăng cao và bản chất vốn ODA là khoản vay phải có nghĩa vụ trả nợ. Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 2008-2014 (pha 1), đưa ra giải pháp và đề xuất kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA chophát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 2015-2018 (Khoản vay bổ sung). Câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 2015-2018 (Khoản vay bổ sung)? 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý vốn ODA cho hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng. - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu công tác quản lý và sử dụng vốn ODA cho hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng của Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung. +Thời gian từ năm 2008-2014. +Phần đề xuất kiến nghị chủ yếu là cho từ năm 2015-2018 (Khoản vay bổ sung). 5.Kết cấu của luận văn. Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng. 6 Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý vốn ODA cho hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng của Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 2018-2014. Chƣơng 4:Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng của Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 2015-2018 (Khoản vay bổ sung). 7 CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu Công tác quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng đã có một số bài bình luận,luận văn, các bài báo, các tạp chí trong và ngoài nước nghiên cứu và bình luận về cách thức thu hút, triển khai và nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA, điển hình như một số nghiên cứu dưới đây: - Dr Shunji KUSAYANAGI (Kochi University of Technology) “Future direction of Japan's official development assistance in infrastructure development” tạm dịch “ Định hướng tương lai của hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản trong phát triển cơ sở hạ tầng”. -Lê Thanh Nghĩa (Năm 2009) Luận văn Thạc sỹ kinh tế (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam”. Luận văn thực hiện với mục đích Từ thực tiễn quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam tìm ra các mặt hạn chế và đưa ra kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam cho giai đoạn hiện tại (1993-2008) cũng như giai đoạn tiếp theo. -Ph.D., Prof. Sun Joo KIM (2012) (Konkuk University, Seoul, Korea) “Development and the Fruits of Agricultura Infrastructure Improvement Project in Korea” tạm dịch “Phát triển và hoa quả của Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng Nông nghiệp tại Hàn Quốc” -Lê Minh Sơn (Năm 2014) Luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế (Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) “Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”. Luận văn thực hiện với mục đích làm rõ 8 thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh qua đó đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn gắn liền với quy hoạch phát triển hệ thống nông thôn đến năm 2020 huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã được phê duyệt. -Trần Kim Long và Lê Thành Văn (2015) Bài viết trên trang thông tin điện tử tổng hợp của Ban Kinh tế Trung ương “Nhìn lại 20 năm vận động ODA của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 1996-2015”. Bài viết đã tổng kết lại 20 năm huy động, sử dụng vốn ODA của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn qua đó nêu lên những thành công, tồn tại trong quá trình thu hút, vận động và quản lý nguồn vốn ODA nhằm đưa ra các giải pháp trong bối cảnh mới khi Việt Nam đã vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình thấp. Mặc dù đã có một số nghiên cứu, bài viết, luận văn về công tác quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng hoặc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA, tuy nhiên về công tác quản lý vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung thì vẫn chưa có bài nghiên cứu. Do đó việc nghiên cứu công tác quản lý vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung phù hợp và có ý nghĩa khoa học nhất là cho Khoản vay bổ sung giai đoạn 2015-2018. 1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 1.2.1.Khái niệm Theo GS. TS Nguyễn Quang Thái (Viện chiến lược phát triển):Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất thời gian ân hạn và trả nợ) của các cơ quan 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng