Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần tỉnh lạng sơn...

Tài liệu Luận văn quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần tỉnh lạng sơn

.PDF
92
407
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN NGỌC ĐIỆP QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN NGỌC ĐIỆP QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Học viên Nguyễn Ngọc Điệp LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trƣờng, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Lời đầu tiên tôi xin dành bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt cả quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - GS.TS. Phan Huy Đƣờng là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến Quý Thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ hƣớng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn thông qua đợt bảo vệ sơ bộ và bảo vệ chính thức. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp - UBND Tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin cho luận văn. Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2015 Học viên Nguyễn Ngọc Điệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT --------------------------------------- i DANH MỤC BẢNG BIỂU ------------------------------------------------------- ii PHẦN MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------- 1 CHƢƠNG 1 ------------------------------------------------------------------------- 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TRONG CÁC ------------ 5 CÔNG TY CỔ PHẦN ------------------------------------------------------------- 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu --------------------------------------------- 5 1.1.1. Những nghiên cứu điển hình về cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam ------------------------------------------------------------------ 5 1.1.2. Các nghiên cứu điển hình về vấn đề vốn, quản lý vốn và chính sách quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần ------------------------------ 6 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần ------------------------------------------------------------------------------- 9 1.2.1. Vốn nhà nước trong các công ty cổ phần -------------------------------- 9 1.2.1.1. Vốn và vai trò của vốn trong Doanh nghiệp -------------------------- 9 1.2.1.2. Vốn nhà nước trong các Công ty cổ phần --------------------------- 10 1.2.2. Quản lý Vốn nhà nước trong công ty cổ phần ------------------------ 122 1.2.2.1. Khái niệm quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần ------ 12 1.2.2.2. Nội dung quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần ------ 123 1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần -------------------------------------------------------------------------------- 22 1.2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn nhà nước trong Công ty cổ phần -------------------------------------------------------------------------------- 24 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý Vốn nhà nước trong các Công ty cổ phần và bài học cho tỉnh Lạng Sơn -------------------------------------------- 28 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý vốn nhà nước trong các Công ty cổ hần ---------------------------------------------------------------------------------- 28 1.3.2. Bài học cho tỉnh Lạng Sơn ----------------------------------------------- 34 CHƢƠNG 2 ----------------------------------------------------------------------- 38 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------- 38 2.1. Phƣơng pháp luận chung --------------------------------------------------- 38 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể -------------------------------------- 38 2.2.1. Phương pháp phân tích--------------------------------------------------- 39 2.2.2.. Phương pháp tổng hợp -------------------------------------------------- 39 2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu ------------------------------------------- 40 2.2.4. Phương pháp thống kê ---------------------------------------------------- 40 2.2.5. Phương pháp dự tính dự báo -------------------------------------------- 41 2.2.6. Phương pháp so sánh ----------------------------------------------------- 41 CHƢƠNG 3 ----------------------------------------------------------------------- 42 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA TỈNH LẠNG SƠN------------------------------------------- 42 3.1. Tổng quan về vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn---------------------------------------------------------------------------------- 42 3.1.1. Tình hình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp của tỉnh Lạng Sơn ------ 42 3.1.2. Quy mô, cơ cấu vốn nhà nước trong các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn --------------------------------------------------------------------------- 43 3.2. Phân tích thực trạng quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn ---------------------------------------------------------------- 45 3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch, xây dựng chính sách, quy định quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần ở Lạng Sơn----------------------------- 45 3.2.2. Thực trạng bộ máy quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần của Lạng Sơn ---------------------------------------------------------------------- 50 3.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần của Lạng Sơn --------------------------------------------- 53 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn ---------------------------------------------------------------- 54 3.3.1. Những ưu điểm ------------------------------------------------------------ 54 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ----------------------------------------- 57 CHƢƠNG 4 ----------------------------------------------------------------------- 60 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN -------- 60 NHÀ NƢỚC TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TỈNH LẠNG SƠN - 60 4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nƣớc tác động đến công tác quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn -------------------------- 60 4.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn ---------------------------------------------------------------- 63 4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn --------------------------------------------- 64 4.3.1. Tách biệt chức năng QLNN với chức năng đại diện chủ sở hữu ---- 64 4.3.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn ------------------------------------------------------ 66 4.3.3. Hoàn thiện chính sách QLNN đối với các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn --------------------------------------------------------------------------- 67 4.3.4. Đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn ---------------------------------------------------------- 70 4.3.4.1. Cải cách hành chính trong công tác quản lý vốn nhà nước tại các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn --------------------------------------------- 70 4.3.4.2. Hoàn thiện các công cụ QLNN đối với các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn --------------------------------------------------------------------- 72 4.3.4.3. Tăng cường hiệu quả QLNN tại các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn ---------------------------------------------------------------------------------- 74 4.3.5. Nâng cao tính hiệu lực của cơ chế giám sát của chủ sở hữu vốn nhà nước đối với các công ty cổ phần ---------------------------------------------- 76 KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------------- 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------- 81 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT 1. Ký hiệu Nguyên nghĩa CPH Cổ phần hóa 2. CTCP Công ty cổ phần 3. DN Doanh nghiệp 4. DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 5. HĐND HĐND 6. HĐQT HĐQT 7. QLNN QLNN 8. SCIC Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc 9. UBND UBND 10. VNN Vốn nhà nƣớc i ii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT 1 2 3 Bảng Nội dung Trang Bảng 3.1 Quy mô, cơ cấu VNN trong các Cty CP tỉnh Lạng 44 Sơn đến năm 2010 Bảng 3.2 Quy mô, cơ cấu VNN trong các Cty CP tỉnh Lạng 45 Sơn đến năm 2014 Bảng 3.3 BC tình hình hoạt động của DN năm 2012 ii 58 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN), nhiều giải pháp đã đƣợc triển khai thực hiện từ đầu những năm 1990 nhƣ: sáp nhập, hợp nhất, giao, bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản và cổ phần hóa (CPH). Số lƣợng DNNN đã giảm đáng kể, từ hơn 12 nghìn DN năm 1990 xuống còn trên 5.600 DN năm 2000, còn hơn 1.350 DN năm 2010 và còn dƣới 800 DN 100% VNN vào cuối năm 2014. Hội nghị Trung ƣơng 3(khóa XI) tháng 10 năm 2011 đã khẳng định tái cơ cấu DNNN là một trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng. Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 - 2015, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Tập trung nâng cao năng lực quản trị, tiềm lực tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện CPH, thoái vốn đầu tƣ ngoài ngành, bán phần VNN không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trƣờng. Tăng cƣờng QLNN và quản lý của chủ sở hữu. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý. Công khai minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp (DN) Nhờ những chủ trƣơng và chính sách trên, kết quả hoạt động của các DN sau khi CPH đƣợc cải thiện đáng kể. Tổng hợp số liệu báo cáo gần đây của 2.400 DN, sau một năm CPH, vốn điều lệ tăng bình quân 68%; doanh thu tăng 34%; lợi nhuận sau thuế tăng 99,9%; nộp ngân sách tăng 47%; thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng 76,9%. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, thì một trong những bất cập nổi lên thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm đó là công tác quản lý VNN trong các CTCP còn nhiều hạn chế, yếu kém. Điều này gây ảnh hƣởng lớn đến mục tiêu bảo toàn VNN trong các công ty này. 1 Tại tỉnh Lạng Sơn, việc CPH các DNNN về cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên, VNN trong các DN không thuộc đối tƣợng cần nắm giữ vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Công tác quản lý VNN trong các CTCP đã đƣợc các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn quan tâm, chú trọng ngay từ khi DN đƣợc CPH. Nhờ đó, hiệu lực và hiệu quả quản lý VNN trong các CTCP tỉnh Lạng Sơn đã không ngừng đƣợc nâng lên. Tuy vậy, trƣớc những đòi hỏi mới của thực tiễn, đặc biệt sau khi Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 - 2015 với nhiều yêu cầu về quản lý phần VNN trong các CTCP, vấn đề quản lý VNN trong các CTCP ở tỉnh Lạng Sơn đang đƣợc đặt ra cấp thiết. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Thế nào là quản lý VNN trong các CTCP và cần có những quan điểm và giải pháp nào nhằm hoàn thiện quản lý VNN tại các CTCP ở tỉnh Lạng Sơn? 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Bằng phƣơng pháp luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý VNN trong các CTCP, luận văn đánh giá thực trạng quản lý VNN trong các CTCP ở tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý VNN trong các CTCP - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, trong nƣớc về quản lý VNN trong các CTCP và rút ra bài học cho tỉnh Lạng Sơn. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý VNN trong các CTCP ở tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý VNN trong các CTCP ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay. 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu nội dung và quá trình triển khai thực hiện quản lý VNN trong các CTCP của tỉnh Lạng Sơn, đi sâu vào phân tích quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu VNN cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện phần VNN trong CTCP nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý VNN trong các công ty này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu công tác quản lý VNN trong các CTCP chuyển đổi từ DNNN của tỉnh Lạng Sơn từ năm 2002 đến nay. (năm 2002 là giai đoạn tiến hành ồ ạt) Các giải pháp mà luận văn đề xuất có giá trị đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 4. Các kết quả chính và đóng góp của luận văn Kết thúc nghiên cứu, luận văn đạt những kết quả chính sau: Thứ nhất, góp phần làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận liên quan đến quản lý VNN trong các CTCP Thứ hai, tổng kết đƣợc kinh nghiệm của một số nƣớc và vận dụng đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý VNN trong các CTCP của Việt Nam trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Thứ ba, đánh giá đƣợc chi tiết thực trạng quản lý VNN trong các CTCP của tỉnh Lạng Sơn và chỉ ra đƣợc những kết quả cũng nhƣ những tồn tại và vƣớng mắc đặt ra. Thứ tƣ, đề xuất quan điểm và một số giải pháp để hoàn thiện quản lý VNN trong các CTCP nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty này của tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới. 5. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu trong bốn chƣơng. 3 Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý VNN trong các CTCP Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng về quản lý VNN tại các CTCP của tỉnh Lạng Sơn Chƣơng 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý VNN trong các CTCP tỉnh Lạng Sơn 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu điển hình về cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam Những nghiên cứu đƣợc thực hiện vào những năm 90 của thế kỷ 20 tập trung chủ yếu vào vấn đề lý luận về CPH và bàn về việc tiến hành CPH DNNN ở Việt Nam nhƣ “Cơ sở khoa học của việc chuyển đổi một số DNNN thành CTCP ở Việt Nam”(1993). Ngoài ra còn có công trình vừa nghiên cứu về lý luận của CPH DNNN vừa nghiên cứu quá trình CPH ở một số quốc gia nhƣ “CPH DN nhà nƣớc - cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn”(1996) của Nguyễn Ngọc Quang. Sang giai đoạn tiếp theo, kế thừa các nghiên cứu trƣớc đó, một loạt các nghiên cứu sâu về CPH ở Việt Nam đƣợc thực hiện nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy quá trình CPH ở Việt Nam, cũng nhƣ phát hiện ra các vấn đề nảy sinh mà DN sẽ đối mặt sau khi CPH và cách thức giải quyết chúng. Với mong muốn đẩy nhanh quá trình CPH ở một địa phƣơng hay lĩnh vực, ngành cụ thể. Một loạt các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, trong đó ở phạm vi một địa phƣơng có “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy CPH DNNN trong công nghiệp Việt Nam”(2003) của Hoàng Kim Huyền hay trong phạm vi DNNN của tổng công ty có tác giả Trần Nam Hải với “Thực trạng CPH ở Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam: kinh nghiệm và giải pháp”(2006). Dù tiếp cận ở phạm vi nào, điểm chung của các nghiên cứu đó là tập trung hệ thống hóa cơ sở lý luận về CPH, đánh giá một cách khoa học về diễn biến quá trình CPH nhằm tìm ra những vấn đề khó khăn và bất cập trong triển khai thực hiện. Trên cở sở đó, các tác giả đều đã đề xuất các 5 nhóm giải pháp đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN trong phạm vi nghiên cứu của mình. 1.1.2. Các nghiên cứu điển hình về vấn đề vốn, quản lý vốn và chính sách quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần Trong nghiên cứu “Nhà nƣớc với tƣ cách là nhà đầu tƣ: CPH, tƣ nhân hóa và chuyển đổi DNNN tại Việt Nam”(2006), của Scott Cheshier và các cộng sự tiếp cận vấn đề CPH trên góc độ nâng cao vai trò của nhà nƣớc trong các DNNN. Nghiên cứu đã cho thấy tình trạng thất thoát và phân quyền không chính thức thời kỳ kế hoạch hóa tập trung đã dẫn tới giảm vai trò của chính quyền trung ƣơng trong sở hữu và kiểm soát các DNNN. Nghiên cứu khẳng định nhà nƣớc có ba mối quan tâm lớn: VNN phải đƣợc bảo toàn, các tổng công ty phải đáp ứng những chỉ tiêu/mục tiêu do nhà nƣớc đề ra và các tổng công ty phải phát triển những ngành công nghiệp chủ đạo. Nhƣ vậy, để DNNN phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, vấn đề đặt ra là phải bảo toàn và phát triển VNN trong các DN sau CPH. Làm thế nào để quản lý tốt VNN trong DN sau CPH? Câu trả lời có trong một số nghiên cứu sau. Đề tài “Hệ thống hoá và đánh giá hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về vấn đề sử dụng VNN đầu tƣ vào kinh doanh” năm 2006, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM) chú trọng phân tích, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật về chính sách đầu tƣ vốn của Nhà nƣớc vào kinh doanh và vai trò chủ sở hữu VNN. Qua đó nghiên cứu chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế, phƣơng thức đầu tƣ vốn và quản lý vốn tại DN, đƣa ra kiến nghị về giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý vốn nhằm tăng cƣờng tính chủ động cho DN, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình triển khai, xác định đƣợc chức năng vai trò của chủ sở hữu VNN, đánh giá thực trạng quản lý VNN tại DNNN và tình hình sắp xếp, đổi mới DNNN. 6 Quản lý VNN dù bằng cách nào thì cũng theo khuôn khổ pháp lý. Chính vì vậy, sự xuất hiện chính sách quản lý VNN tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý VNN. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện sẽ nảy sinh “Những tồn tại, vƣớng mắc ở chính sách quản lý VNN tại DN sau CPH và một số giải pháp khắc phục”(2009), tác giả Trần Xuân Long cho rằng bên cạnh quá trình sắp xếp và CPH DNNN, việc quản lý VNN tại các DN sau CPH là một vấn đề cần đƣợc quan tâm và sớm giải quyết nhằm thực hiện đồng bộ quản lý giám sát của nhà nƣớc trên cả hai vai trò QLNN và chủ sở hữu vốn. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra có 5 vƣớng mắc lớn trong cơ chế quản lý VNN tại DN sau CPH đó là: bất cập trong chính sách đối với ngƣời đại diện; chƣa có hƣớng dẫn cụ thể và hình thức phân phối lợi nhuận; chƣa có đánh giá cụ thể và đầy đủ về việc các tập đoàn, tổng công ty cho các công ty con, công ty liên kết vay vốn; xuất hiện hiện tƣợng đầu tƣ đan xen trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty ảnh hƣởng đến hiệu quả vốn đầu tƣ; nhiều DN thuộc các tập đoàn, tổng công ty cùng hoạt động trong ngành nghề giống nhau dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau đã ảnh hƣởng không nhỏ đến năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn tại DN. Những vƣớng mắc này chỉ đƣợc giải quyết nếu nhƣ có một hành lang pháp lý đồng bộ. Vì vậy, trong một nghiên cứu khác “Chính sách quản lý VNN tại các DN sau CPH (2009), tác giả Trần Xuân Long khẳng định: quản lý VNN tại DN sau CPH chƣa có qui định cụ thể riêng nên dẫn đến công tác quản lý VNN trong các DN sau CPH phát sinh nhiều vƣớng mắc trong đại diện chủ sở hữu VNN, vấn đề ngƣời đƣợc cử làm đại diện VNN tại DN sau CPH. Do đó, tác giả đã đề xuất một số hƣớng hoàn thiện nhằm tạo lập một khuôn khổ hành lang pháp lý cho công tác quản lý VNN trong DN sau CPH. Đề tài nghiên cứu “Cải cách phƣơng thức quản lý, giám sát phần VNN tại DN” năm 2009 của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM). Công trình tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản của phƣơng 7 thức quản lý và giám sát VNN đầu tƣ tại DN, trong đó khuyến nghị cần sớm đổi mới, tăng quyền chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính, giảm sự can thiệp của cơ quan Nhà nƣớc trong quá trình hoạt động kinh doanh, tăng cƣờng giám sát thông qua kiểm toán độc lập, tiêu chuẩn của ngƣời đại diện chủ sở hữu, tách biệt chức năng quản lý kinh tế và chức năng QLNN trong DN và hƣớng đến giảm dần số lƣợng DNNN ở một số lĩnh vực ngành nghề không cần thiết nắm giữ. Đề tài nghiên cứu “Cơ chế chính sách tài chính đối với DNNN sau cổ phần hoá” năm 2010, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM) đề cập đến quản lý VNN tại các DNNN sau CPH và nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại DN, thông qua việc ban hành các tiêu chí đối với ngƣời đại diện vốn, cơ chế phối hợp của nhóm ngƣời đại diện vốn tại DN; tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp tài chính cho ngƣời quản lý DN; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ QLNN về tài chính đối với DN cũng nhƣ quyền lợi trách nhiệm của ngƣời đại diện vốn; sự phối hợp, kiểm tra và giám sát của các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trong quản lý VNN tại DN. Báo cáo nghiên cứu “Các vấn đề tài chính phát sinh khi chuyển toàn bộ DNNN sang hoạt động theo Luật DN từ 01/07/2010”, năm 2011, Công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM). Nghiên cứu đã đánh giá tổng thể khung pháp lý liên quan đến DNNN trƣớc và sau chuyển đổi, trong đó chú trọng đến khía cạnh vốn và tài chính của DN; chỉ ra những khác biệt về khung pháp lý thay đổi giữa Luật DNNN năm 2003 và Luật DN năm 2005 trên khía cạnh về chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, quản lý vốn và làm rõ những khoảng trống pháp lý, dự báo những phát sinh trong quá trình thực hiện nhƣ: chƣa có quy định pháp lý đối với chủ sở hữu vốn và đại diện chủ sở hữu tại các DN quốc phòng, an ninh. Tóm lại, các nghiên cứu về VNN và quản lý VNN, đặc biệt là quản lý VNN trong các CTCP đã đƣợc thực hiện thời gian qua. Tuy nhiên, các 8 nghiên cứu điển hình nêu trên mới chỉ tiếp cận ở góc độ nào đó của vấn đề quản lý vốn, hoặc trong phạm vi một DN cụ thể. Vì vậy, chƣa khái quát đƣợc một bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý VNN trong các CTCP của một địa phƣơng nhƣ tỉnh Lạng Sơn. Điều đó dẫn đến thiếu đi các căn cứ quan trọng để chính phủ và các tỉnh thiết lập một khuôn khổ để thực hiện tốt vai trò quản lý đối với các CTCP. Trong bối cảnh đó, học viên đã chọn “Quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần của tỉnh Lạng Sơn" là đề tài nghiên cứu. 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn nhà nƣớc trong các công ty cổ phần 1.2.1. Vốn nhà nước trong các công ty cổ phần 1.2.1.1. Vốn và vai trò của vốn trong Doanh nghiệp Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Vốn là tiền huy động vào sản xuất nhằm mục đích sinh lợi, hay nói cách khác, tiền chỉ là vốn khi đƣợc đƣa vào trong sản xuất lƣu thông. C.Mác cho rằng: "Nhƣ vậy là giá trị đƣợc ứng ra lúc ban đầu không những đƣợc bảo tồn trong lƣu thông, mà còn thay đổi đại lƣợng của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dƣ, hay đã tự tăng thêm giá trị. Chính sự vận động ấy biến giá trị đó thành tƣ bản" [3, trang 228]. Hoạt động kinh doanh của các DN trong bất cứ lĩnh vực nào đều gắn liền với vốn, không có vốn thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc, chính vì vậy ngƣời ta thƣờng nói vốn là chìa khoá để mở rộng và phát triển kinh doanh. Nhu cầu về vốn của DN đƣợc thể hiện ở khâu thành lập DN, trong chu kì kinh doanh và khi phải đầu tƣ thêm. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, vốn có thể đƣợc nhìn nhận trên các phƣơng diện khác nhau: Về phương diện kỹ thuật 9 - Trong phạm vi DN, vốn là các loại tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cùng với các nhân tố khác nhau nhƣ: lao động, tài nguyên thiên nhiên... - Trong phạm vi nền kinh tế, vốn là hàng hóa đặc biệt để sản xuất ra hàng hóa khác lớn hơn chính nó về mặt giá trị. Về phương diện tài chính - Trong phạm vi DN, vốn là tất cả tài sản bỏ ra lúc đầu, thƣờng biểu hiện bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhằm mục đích lợi nhuận. - Trong phạm vi kinh tế, vốn là khối lƣợng tiền tệ đƣa vào lƣu thông nhằm mục đích sinh lời. Đối với mỗi loại hình DN, nguồn gốc việc hình thành vốn là khác nhau và sở hữu cũng khác nhau. Đối với DNNN thì vốn sản xuất là do nhà nƣớc cấp và giao quyền tự chủ về tài chính cho DN và DN có trách nhiệm phải bảo toàn và phát triển vốn. Đối với loại hình DN khác nhƣ DN tƣ nhân, DN tập thể, DN cổ phần thì nguồn vốn đƣợc huy động từ các nguồn vốn khác nhau. 1.2.1.2. Vốn nhà nước trong các Công ty cổ phần * Khái niệm Công ty cổ phần: CTCP là loại hình DN trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng hƣởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tƣơng ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần góp vốn của mình. Theo Luật DN năm 2005, tại Chƣơng IV, Điều 77: CTCP là DN, trong đó: Vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lƣợng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lƣợng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của 10 mình cho ngƣời khác, trừ trƣờng hợp cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi biểu quyết và hạn chế đối với cổ đông sáng lập. * Vốn nhà nước trong các Công ty cổ phần Vốn do Nhà nƣớc đầu tƣ tại CTCP là vốn cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nƣớc cho CTCP khi thành lập, trong quá trình hoạt động kinh doanh; VNN đƣợc tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; giá trị các khoản viện trợ, quà biếu, quà tặng; tài sản vô chủ, tài sản dôi thừa khi kiểm kê CTCP đƣợc hạch toán tăng VNN tại CTCP; vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế; giá trị quyền sử dụng đất và các khoản khác đƣợc tính vào VNN theo quy định của pháp luật. VNN tại các CTCP có đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, VNN tại các CTCP thƣờng có quy mô lớn và đƣợc đầu tƣ vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Đặc điểm này xuất phát từ thực tế tại các nền kinh tế thị trƣờng, CTCP thƣờng đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ là những DN hoạt động trong những lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế và là những DN lớn hoặc rất lớn. Chính vì VNN tại các CTCP luôn có quy mô rất lớn và đầu tƣ vào các lĩnh vực then chốt, cho nên việc quản lý sử dụng VNN một cách hiệu quả luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thứ hai, VNN là vốn công, thuộc sở hữu toàn dân và đƣợc quản lý bởi một chủ thể rất đặc biệt đó là Nhà nƣớc. Chủ thể Nhà nƣớc vừa là ngƣời sở hữu vốn nhƣ mọi chủ thể khác trong nền kinh tế với những yêu cầu tuân thủ pháp luật, những quy phạm xã hội, bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo sử dụng vốn với hiệu quả tài chính cao nhất, lại vừa là chủ thể quản lý xã hội với tƣ cách cơ quan công quyền và điều tiết chung đối với toàn bộ nền kinh tế, nghĩa là Nhà nƣớc đồng thời đóng hai vai trò “ngƣời đá bóng” và “ngƣời thổi còi”. Do vậy, việc ban hành các chính sách, quy định về quản lý kinh tế và kinh doanh khó tránh khỏi các vấn đề về công bằng hay cạnh tranh bình đẳng. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng