Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn h...

Tài liệu Luận văn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam

.PDF
122
616
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------ LÊ ĐỨC NHƢỢNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------ LÊ ĐỨC NHƢỢNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. LÊ THỊ ANH VÂN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Học viên cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là xác thực và chƣa từng đƣợc công bố trong kỳ bất công trình nào khác trƣớc đó. Tác giả Lê Đức Nhƣợng LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, học viên đã hoàn thành luận văn “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”. Xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo lãnh đạo trƣờng, lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy, cô giáo trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia giảng dạy khóa học đã giúp học viên có những kiến thức để thực hiện luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thị Anh Vân Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ học viên trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân, Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Thống kê huyện Lý Nhân đã giúp đỡ để hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn bè, đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ iv PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 Chƣơng 1 .....................................................................................................................5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN .................................................................................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................5 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc cấp huyện .................................................................................................................9 1.2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước .................................9 1.2.2. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện 15 Chƣơng 2 ...................................................................................................................31 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................31 2.1. Phƣơng pháp luận ...........................................................................................31 2.2. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu ..........................................................31 2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................32 Chƣơng 3 ...................................................................................................................34 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM ......34 3.1. Giới thiệu về huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ..................................................34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam .............................34 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ...36 3.2. Thực trạng các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam .........................................................................39 3.3. Thực trạng bộ máy quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ..................................................44 3.4. Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ...................................................................48 3.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện ..........................................................................48 3.4.2. Thực trạng thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện .................................................58 3.4.3. Thực trạng cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện ...............................................................63 3.4.4. Thực trạng kiểm soát hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện ..........................................................................72 3.5. Đánh giá quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam .........................................................................75 3.5.1. Đánh giá theo tiêu chí ..............................................................................75 3.5.2. Đánh giá theo nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước .............................................................................................................77 Chƣơng 4 ...................................................................................................................84 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ .........................................84 XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM ....................................................................................84 4.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đến năm 2020 ........................................84 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ..................................................85 4.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ...............................................85 4.2.2. Hoàn thiện kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện............................................................................................88 4.2.3. Hoàn thiện thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện .................................................92 4.2.4. Hoàn thiện cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện ...............................................................94 4.2.5. Hoàn thiện kiểm soát hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện ..........................................................................97 4.2.6. Nhóm các giải pháp khác .......................................................................101 4.3. Một số kiến nghị ...........................................................................................102 4.3.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước .........................................102 4.3.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ........................................103 4.3.3. Kiến nghị đối với các chủ đầu tư ...........................................................104 KẾT LUẬN .............................................................................................................107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................109 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BQLDA Ban quản lý dự án 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa 3 GPMB Giải phóng mặt bằng 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 KBNN Kho bạc Nhà nƣớc 6 NSĐP Ngân sách địa phƣơng 7 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 8 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 9 QLNN Quản lý nhà nƣớc 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 XDCB Xây dựng cơ bản 12 XĐGN Xóa đói giảm nghèo i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1. Bảng 3.1 2. Bảng 3.2 3. Bảng 3.3 4. Bảng 3.4 5. Bảng 3.5 6. Bảng 3.6 7. Bảng 3.7 Nội dung Tình hình đất đai của huyện Lý Nhân giai đoạn 20122014 Tình hình sản xuất của huyện Lý Nhân giai đoạn 2012-2014 Tình hình lao động của huyện Lý Nhân giai đoạn 2012-2014 Tổng hợp một số dự án đầu tƣ XDCBtừ NSNN tại huyện Lý Nhân thời gian qua Cơ cấu cán bộ quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Lý Nhân Lƣu đồ xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Lý Nhân Kế hoạch sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Lý Nhân giai đoạn 2010-2015 Trang 35 37 38 41 46 50 52 Dự toán cơ cấu vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN chia theo 8. Bảng 3.8 ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện Lý Nhân giai đoạn 54 2010 - 2015 Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch sử dụng vốn và 9. Bảng 3.9 phân bổ vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Lý Nhân 57 giai đoạn 2010-2015 10. Bảng 3.10 Kết quả thẩm định phƣơng án sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Lý Nhân giai đoạn 2010-2015 59 Đánh giá thẩm định tính khả thi của phƣơng án sử 11. Bảng 3.11 dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Lý Nhân giai 62 đoạn 2010-2015 12. Bảng 3.12 Cơ cấu vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN đƣợc phê duyệt quyết toán của huyện Lý Nhân giai đoạn 2010-2015 ii 66 13. Bảng 3.13 14. Bảng 3.14 15. Bảng 3.15 Tình hình quyết toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Lý Nhân giai đoạn 2010-2014 (theo dự án) Tình hình quyết toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Lý Nhân giai đoạn 2010-2014 (theo giá trị) Đánh giá cấp phát, thanh toán, quyết toánvốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Lý Nhân giai đoạn 2010-2015 70 71 71 Tổng hợp các cuộc thanh, kiểm tra, giám sát của các cấp 16. Bảng 3.16 đối với hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN 74 trên địa bàn huyện Lý Nhân giai đoạn 2011-2014 17. Bảng 3.17 18. Bảng 3.18 Tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Lý Nhân giai đoạn 2010-2014 Một số tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Lý Nhân iii 76 77 DANH MỤC HÌNH VẼ TT Hình Nội dung 1 Hình 2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu luận văn 32 2 Hình 3.1 Bộ máy quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Lý Nhân 45 3 Hình 3.2 4 Hình 4.1 Tổng hợp số dƣ tạm ứng từ nguồn vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB huyện Lý Nhân giai đoạn 2010-2014 Đề xuất cơ chế phối hợp giữa các bên trong kiểm soát hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN iv Trang 67 99 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản (XDCB) là toàn bộ những chi phí để đạt đƣợc mục đích đầu tƣ bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác đƣợc ghi trong tổng dự toán. Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bao gồm nguồn vốn trong nƣớc và nguồn vốn nƣớc ngoài, trong đó, nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc (NSNN) là một bộ phận quan trọng của hệ thống vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của một quốc gia. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội. Có vốn đầu tƣ XDCB, các hoạt động đầu tƣ XDCB mới có thể diễn ra và việc triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản mới có thể giúp làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế quốc dân ở mỗi quốc gia khác nhau, từ đó góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh hơn, giúp phát triển kinh tế xã hội hiệu quả hơn. Nhƣ vậy, vốn đầu tƣ XDCB có một vai trò quan trọng và không thể bỏ qua đối với sự phát triển của một quốc gia. Vì vậy, khâu quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản là nội dung rất quan trọng, giúp vốn đầu tƣ XDCB phát huy hết vai trò quan trọng của nó. Nội dung quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung và quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN nói riêng bao gồm: (1) Những yêu cầu đặt ra trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB, (2) Hệ thống căn cứ làm cơ sở cho hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB, (3) Các giá trị dự toán trong dự án đầu tƣ, (4) quản lý chi phí, tạm ứng và thanh toán khối lƣợng XDCB hoàn thành và quyết toán vốn đầu tƣ công trình XDCB hoàn thành. Quản lý vốn đầu tƣ XDCB giúp nguồn vốn đầu tƣ XDCB nói chung và nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN nói riêng đƣợc sử dụng đúng mục đích và sử dụng hiệu quả, góp phần thực hiện các dự án đầu tƣ XDCB đạt kết quả tốt nhất. Là một huyện của tỉnh Hà Nam, nhận thức tầm quan trọng của hoạt động đầu 1 tƣ XDCB và quản lý vốn đầu tƣ XDCB, những năm qua, Ban lãnh đạo huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã có những quan tâm sâu sắc đến công tác này trên địa bàn huyện. Bƣớc đầu, nhờ quản lý tốt hoạt động đầu tƣ XDCB nói chung và vốn đầu tƣ XDCB nói riêng trên địa bàn mà bộ mặt của huyện nhà đã có những thay đổi rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật trên địa bàn huyện đã đƣợc nâng cấp lên từng ngày, cùng với việc xuất hiện nhiều dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản khác nhau, hƣớng đến xây dựng cơ sở hạ tầng huyện nhà tốt hơn nữa trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB nói chung và quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN nói riêng tại địa bàn huyện Lý Nhân vẫn gặp phải nhiều hạn chế, xuất phát từ quy trình quản lý vốn chƣa thống nhất, đội ngũ nhân sự còn thiếu kiến thức, kỹ năng và các nội dung quản lý vốn đầu tƣ XDCB chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả. Khi đó, việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn tới là điều rất cấp thiết và quan trọng. Xuất phát từ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN đối với sự phát triển của một quốc gia và nhìn vào thực tế khách quan thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, học viên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam” làm đối tƣợng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong những năm qua để tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện. Để thực hiện mục đích nghiên cứu đó, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Xác định khung lý thuyết cho nghiên cứu về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cấp huyện. 2 - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010-2014. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý trong việc sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tiếp cận theo quá trình quản lý (Luận văn chỉ nghiên cứu quản lý vốn đầu tư XDCB đối với các dự án đầu tư sử dụng ngân sách địa phương - ngân sách huyện). +Về không gian: Địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. + Về thời gian: Số liệu đƣợc thu thập và phân tích trong giai đoạn 20102014; giải pháp đƣợc đề xuất đến năm 2020. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc là gì? Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc có những đặc điểm và vai trò chủ yếu nào? - Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc cấp huyện là gì? Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc cấp huyện hƣớng đến những mục tiêu nào? - Có thể sử dụng những tiêu chí nào để đánh giá quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc cấp huyện? - Có những nhân tố nào ảnh hƣởng đến quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc cấp huyện? - Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc cấp huyện bao gồm những nội dung chủ yếu nào? - Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc trên 3 địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam hiện nay nhƣ thế nào? Còn có những điểm yếu gì và nguyên nhân nào dẫn đến những điểm yếu đó? - Trong thời gian tới, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện? 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn đƣợc kết cấu gồm 04 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc cấp huyện. Chương 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đầu tƣ XDCB từ Ngân sách nhà nƣớc là yếu tố có vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay. Chính vì vậy, vấn đề quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN luôn nhận đƣợc sự quan tâm lớn từ phía các cơ quan nhà nƣớc, các nhà trƣờng, các cá nhân. Cách tiếp cận vấn đề của các công trình nghiên cứu khá đa dạng, trong đó, có thể kể ra một số công trình nhƣ sau: - Giáo trình Phân tích và Quản lý dự án đầu tư của PGS.TS. Thái Bá Cẩn (2009), Nxb Giáo dục chỉ rõ: đầu tƣ xây dựng là một ngành sản xuất vật chất quan trọng - sản xuất và tái sản xuất tài sản cố định cho các ngành kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cƣ. Hoạt động đầu tƣ rất rộng và đa dạng, chịu nhiều tác động bởi những đặc điểm sản xuất của ngành, đặc điểm của sản phẩm xây dựng, liên quan đến nhiều ngành và điều kiện tự nhiên. Vì vậy, hoạt động đầu tƣ rất phức tạp, dễ gây ra thất thoát, lãng phí, dẫn đến chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả đầu tƣ thấp. Do đó, phải nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động đầu tƣ và xây dựng. Để nâng cao chất lƣợng quản lý đầu tƣ và xây dựng, trƣớc hết và quan trọng nhất là quản lý tốt dự án đầu tƣ kể từ khi có ý định đầu tƣ, xác định chủ trƣơng đầu tƣ, lập dự án đầu tƣ, quá trình thực hiện đầu tƣ đến khi kết thúc xây dựng đƣa dự án vào khai thác và sử dụng. Tuy nhiên, giáo trình đề cập chủ yếu đến các nội dung của công tác phân tích và quản lý dự án đầu tƣ, mảng quản lý vốn đầu tƣ của các dự án không đƣợc đề cập sâu. - Giáo trình Kinh tế đầu tư của PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS. Từ Quang Phƣơng (đồng chủ biên) (2012), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân đã làm rõ các vấn đề cơ bản về đầu tƣ phát triển, nguồn vốn đầu tƣ, quản lý và kế hoạch hoá đầu tƣ, kết quả và hiệu quả của đầu tƣ phát triển, phƣơng pháp luận về lập dự án 5 đầu tƣ phát triển, thẩm định dự án đầu tƣ, bàn luận một số vấn đề về đấu thầu trong các dự án đầu tƣ, quan hệ quốc tế trong đầu tƣ. Các tác giả chỉ ra rằng, bản chất của nguồn vốn đầu tƣ là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thểhuy động đƣợc để đƣa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ phạm vi, đối tƣợng của giáo trình là Kinh tế đầu tƣ nói chung nên quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN chỉ đƣợc đề cập ở mức độ rất sơ lƣợc. - Cuốn Cơ sở khoa học dự báo nguồn lực vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của PGS.TS. Bùi Tất Thắng, TS. Nguyễn Công Mỹ đã làm rõ các vấn đề cơ sở khoa học dự báo nguồn lực vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế thời kỳ đến năm 2020, dự báo nguồn lực vốn cho đầu tƣ phát triển kinh tế và kiến nghị các biện pháp huy động vốn đầu tƣ để phát triển kinh tế. Nội dung cơ sở khoa học dự báo nguồn lực vốn đầu tƣ còn phân tích đánh giá phƣơng án dự báo nguồn vốn đầu tƣ để phát triển kinh tế trong tƣơng lai. Công trình nghiên cứu này của tác giả chỉ đề cập đến các nguồn hình thành vốn đầu tƣ phát triển cho nền kinh tế (trong đó có vốn đầu tƣ XDCB), còn nội dung quản lý vốn đầu tƣ phát triển nói chung, quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN thì chƣa đƣợc tác giả đề cập trong nghiên cứu. - Theo cuốn Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của PGS.TS. Thái Bá Cẩn, lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động kinh tế, xã hội đang là vấn đề thời sự nóng bỏng đƣợc cả xã hội quan tâm. Hàng năm, NSNN dành trên 30% chi NSNN cho lĩnh vực đầu tƣ xây dựng. Do vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực, là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN. Trong thực tế, việc quản lý sử dụng vốn đầu tƣ, đặc biệt vốn đầu tƣ từ NSNN đã và đang xảy ra hiện tƣợng thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Trong nhiều năm qua cũng nhƣ hiện nay, không ít ý kiến cho rằng thất thoát lãng phí vốn đầu tƣ trong hoạt động xây dựng khoảng 30%... Nội dung cuốn sách đã làm rõ đƣợc những đặc trƣng cơ bản của hoạt động đầu tƣ xây dựng, chi phí xây dựng, cơ chế quản lý đầu tƣ xây dựng, các giải pháp và cơ chế quản lý tài chính nhằm ngăn ngừa thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng ở tất cả các khâu của chƣơng trình đầu tƣ xây dựng. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của tác giả lại thiên hƣớng nghiên cứu 6 hoạt động quản lý dự án đầu tƣ theo các giai đoạn trong chu trình dự án; công tác quản lý vốn chỉ đƣợc đề cập một phần trong nội dung các biện pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng. - Cuốn Thẩm định dự án đầu tư khu vực công của tác giả Nguyễn Hồng Thắng gồm 12 chƣơng, đề cập đến các vấn đề: Tổng quan về thẩm định dự án đầu tƣ khu vực công; Khuôn khổ phân tích kinh tế; Phân tích dòng tiền tài chính; Đánh giá hiệu quả tài chính; Ảnh hƣởng của lạm phát trong phân tích tài chính; Phân tích kinh tế trong một thị trƣờng chƣa biến dạng; Phân tích kinh tế trong một thị trƣờng biến dạng; Phân tích chi phí - lợi ích; Chi phí cơ hội kinh tế của vốn công; Chi phí cơ hội kinh tế của lao động; Quản trị rủi ro của dự án; Thực hành thẩm định dự án. Công trình này đƣợc luận văn tham khảo trong khi xây dựng các tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN và nội dung thứ hai của công tác quản lý. Tuy nhiên, công trình này không nghiên cứu một cách đầy đủ các nội dung quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN mà chỉ nghiên cứu mảng thẩm định dự án đầu tƣ khu vực công (các dự án sử dụng ngân sách nhà nƣớc). - Đề tài VKT 11.03.2004, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN thành phố Hồ Chí Minh hiện trạng và giải pháp của TS Lê Vinh Danh (2004), có mục tiêu nghiên cứu là phân tích hiện trạng sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1993-2002; Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN thành phố Hồ Chí Minh; Từ những thông tin trong quá trình phân tích, xây dựng một chƣơng trình phần mềm giúp các nhà quản lý dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, các cơ quan chức năng có liên quan của thành phố có thể thẩm định sơ bộ mức độ hiệu quả quản lý dự án đầu tƣ bằng tiền Nhà nƣớc thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả đến đâu trong mỗi giai đoạn quản lý. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ sử dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN, chƣa đi sâu vào các nội dung quản lý vốn. - Luận án tiến sĩ: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An của tác giả Phan Thanh Mão (2003) có 7 đối tƣợng nghiên cứu là vấn đề chi ngân sách và hiệu quả đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN. Công trình này tập trung vào khía cạnh tài chính của đầu tƣ XDCB từ NSNN, giải pháp trọng tâm là hoàn thiện chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng đầu tƣ phát triển...Tuy nhiên, trong luận án tác giả chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh hiệu quả kinh tế - tài chính của hoạt động sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, chƣa đề cập đến khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động sử dụng vốn này. Do tính đặc thù của đầu tƣ XDCB nên hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN bao hàm cả hai khái cạnh hiệu quả trên. Luận văn sẽ tiếp thu kết quả đạt đƣợc của luận án và bổ sung một cách phù hợp. - Luận án tiến sĩ: Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp của tác giả Nguyễn Đẩu (2005) có đối tƣợng nghiên cứu là quá trình huy động, sử dụng có hiệu quả vốn tài chính là nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu và quan trọng nhất cho đầu tƣ phát triển kinh tế. Nguồn vốn này còn trực tiếp tạo năng lực cho việc giải quyết vấn đề xã hội: giáo dục, y tế, việc làm, xoá đói giảm nghèo..., trong một số trƣờng hợp cần thiết, luận án đề cập đến khía cạnh của sự phát triển kinh tế - xã hội nhƣng không đi sâu vào lĩnh vực xã hội khác; Luận án có giá trị tham khảo tốt về kinh nghiệm huy động vốn cho đầu tƣ phát triển đối với điều kiện một thành phố trực thuộc trung ƣơng. Tuy nhiên, luận án nghiên cứu thiên hƣớng về hoạt động huy động vốn cho đầu tƣ phát triển, hoạt động sử dụng vốn chỉ đƣợc đánh giá thông qua một số tiêu chí; nội dung quản lý vốn đầu tƣ phát triển của địa phƣơng chƣa rõ ràng. - Luận án tiến sĩ: Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của nhà nước của tác giả Trần Văn Hồng (2002) đã làm rõ những nội dung cơ bản về vốn đầu tƣ xây dựng và quản lý sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng từ các nguồn khác nhau của nhà nƣớc, đặc biệt làm rõ cơ chế quản lý nguồn vốn này trong tất cả các khâu của quá trình đầu tƣ xây dựng từ khâu lập kế hoạch đầu tƣ xây dựng đến thẩm định, thực hiện, nghiệm thu quyết toán vốn. Các giải pháp đổi mới các khâu trong chu trình dự án đầu tƣ xây dựng có ý nghĩa tham khảo tốt. Nhƣ vậy, luận án cũng tiếp cận nghiên cứu công tác quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB theo chu trình dự án (cơ 8 chế quản lý), chƣa làm rõ tính đặc thù của hoạt động quản lý vốn. - Luận án tiến sĩ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý của tác giả Cấn Quang Tuấn (2009) đã tập trung hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tƣ phát triển, trong đó có vốn đầu tƣ XDCB thuộc NSNN; Đánh giá khái quát thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý từ năm 2001 - 2005. Đề xuất các giải pháp với mong muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý. . Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung đƣa ra và phân tích một số nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, không đi sâu nghiên cứu công tác quản lý vốn. - v.v… Nhƣ vậy tính đến thời điểm hiện nay thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN các cấp. Mỗi công trình nghiên cứu đều có những đóng góp hết sức tích cực vào việc tìm ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý này ở các địa phƣơng nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN tiếp cận theo nội dung quản lý nói chung và trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nói riêng. Chính vì vậy, đề tài “Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam” đƣợc xây dựng trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kết quả đã đạt đƣợc của các công trình nghiên cứu đã có, đồng thời có sự phát triển, điều chỉnh để phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 1.2.1.1. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định. Xây dựng cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định (khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị), kết quả của các hoạt 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng