Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại của học viện an ninh...

Tài liệu Luận văn quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại của học viện an ninh nhân dân

.PDF
131
309
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI MINH HẢI QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG DOANH TRẠI CỦA HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI MINH HẢI QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG DOANH TRẠI CỦA HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là : Bùi Minh Hải Sinh ngày : 28/03/1980 Nơi sinh : Đông Hƣng - Thái Bình Học viên lớp : QH-2012-E.CH(QLKT 1) Khoa : Kinh tế Chính trị Mã số : 60340410 Tôi xin cam đoan: 1. Luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế: “Quản lý cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh Nhân dân” là do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp. 2. Các số liệu, tài liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong luận văn do chính tôi thu thập, xử lý mà không có sự sao chép không hợp lệ nào. Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2015 Học viên Bùi Minh Hải LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và bản luận văn này, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm, động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập, công tác. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: - Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp - Các thầy cô giáo Khoa Kinh tế Chính trị - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo đã giảng dạy cho tác giả trong thời gian tham gia khóa học tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. - Lãnh đạo, cán bộ Công ty TNHH Thiết bị điện Bình Phƣơng. - Ban lãnh đạo Học viện An ninh nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất tâm huyết để hoàn thành Luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của bản thân, tuy nhiên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và bạn đọc để tác giả có thể hoàn thiện tốt hơn luận văn của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2015 Tác giả Bùi Minh Hải TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Quản lý nguồn vốn đầu tƣ cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh nhân dân Tác giả: Bùi Minh Hải Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Bảo vệ năm: 2015 Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:  Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện ANND, đề tài đánh giá những kết quả đạt đƣợc và hạn chế cần khắc phục, qua đó đề xuất một số biện pháp quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất phù hợp, nhằm tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất đón đầu sự phát triển của Học viện, đồng thời khai thác tối đa hệ thống cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện ANND, nhằm kéo dài thời gian khấu hao của các công trình xây dựng, trang thiết bị, phục vụ các nhiệm vụ của Học viện.  Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo công lập. + Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất trong doanh trại Học viện ANND từ năm 2010 tới năm 2014. + Khảo sát nhu cầu về đầu tƣ và sử dụng hệ thống cơ sở vật chất trong công tác dạy, học và sinh hoạt tại Học viện; đối chiếu với tiêu chuẩn theo quy định của nhà nƣớc và Bộ công an. + Đề xuất: Một số biện pháp tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện ANND Những đóng góp mới của luận văn: Luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về Quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất từ Ngân sách Nhà nƣớc ở góc độ đơn vị sử dụng vốn, trong đó tập chung vào các giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn trong cơ sở giáo dục bậc Đại học công lập, có tính đặc thù của lực lƣợng vũ trang, trong đó đi sâu vào các biện pháp quản lý toàn diện từ khâu lập dự án đầu tƣ tới khâu khai thác tối đa công năng sử dụng của hệ thống cơ sở vật chất sau đầu tƣ. Kết quả quan trọng của luận văn là đƣa ra đƣợc một số biện pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nguồn vốn đầu tƣ cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh Nhân dân. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................................. i Danh mục bảng biểu ........................................................................................................................ii Danh mục hình ................................................................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG THUẬT TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP...............................................4 1.1 Tổng thuật tài liệu liên quan tới quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo công lập. .......................................................................................................4 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý vốn nhà nước ......................................4 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong các trường đại học công lập .................................................................................................6 1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo công lập. .......................................................................................................9 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm vốn đầu tư cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo công lập.................................................................................................................................9 1.2.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo công lập..................................................................................................................................... 11 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư CSVC trong các cơ sở đào tạo công lập.............................................................................................................................. 28 1.2.4 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất .......... 38 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................... 41 2.1 Nguồn tài liệu và dữ liệu ................................................................................................. 41 2.1.1 Dữ liệu sơ cấp từ điều tra qua phiếu hỏi ........................................................... 41 2.1.2 Dữ liệu thứ cấp ............................................................................................................ 42 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 42 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..................................................................... 42 2.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu ......................................................... 43 2.2.3 Phương pháp thống kê mô tả và phân tích số liệu ........................................ 43 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG DOANH TRẠI CỦA HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2010-2014 ..... 44 3.1 Khái quát về quản lý cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh nhân dân ........................................................................................................................................ 44 3.1.1 Học viện An ninh nhân dân ..................................................................................... 44 3.1.2 Doanh trại trong Học viện An ninh nhân dân ................................................. 46 3.1.3 Quản lý cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh nhân dân... 47 3.1.4. Đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện ANND................................................................................................................................. 61 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư CSVC trong doanh trại của Học viện ANND. .......................................................................................................................... 63 3.2.1 Chính sách của nhà nước ......................................................................................... 63 3.2.2 Về tổ chức bộ máy và nhân sự: .............................................................................. 65 3.2.3 Quy chế chi tiêu nội bộ .............................................................................................. 67 3.2.4 Các nhân tố khác ......................................................................................................... 68 3.3 Tình hình quản lý vốn đầu tư CSVC trong doanh trại Học viện ANND. ............. 69 3.3.1 Quản lý chi xây dựng cơ bản .................................................................................. 70 3.3.2 Quản lý chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc có tính chất thường xuyên .......................................................................................................................... 73 3.4 Đánh giá chung.................................................................................................................... 78 3.4.1 Kết quả đạt được......................................................................................................... 80 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................................... 82 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG DOANH TRẠI CỦA HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN ...................................... 84 4.1 Bối cảnh mới và phương hướng tăng cường quản lý vốn đầu tư CSVC trong doanh trại của Học viện ANND ............................................................................... 84 4.1.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư ....................... 84 4.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư CSVC ................................... 87 4.2 Các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý vốn đầu tư CSVC trong doanh trại của Học viện ANND. .................................................................................................................. 87 4.2.1 Kiện toàn bộ máy tổ chức ........................................................................................ 87 4.2.2 Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ .......................................................................... 88 4.2.3 Tăng cường giám sát các quy trình xây dựng cơ bản và đấu thầu mua sắm tài sản................................................................................................................................ 91 4.2.4 Cập nhật và thực hiện các văn bản pháp luật liên quan ............................. 94 4.2.5 Lựa chọn các nhà thầu tham gia cung ứng và xây dựng công trình ..... 95 4.2.6 Tuyển dụng nhân lực ................................................................................................. 98 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 102 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ANND An ninh nhân dân 2 CSVC Cơ sở vật chất 3 KBNN Kho bạc nhà nƣớc 4 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 5 XDCB Xây dựng cơ bản i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Bảng 1.1 2 Bảng 3.1 3 Bảng 3.2 4 Bảng 3.3 5 Bảng 3.4 6 Bảng 3.5 7 Bảng 3.6 8 Bảng 3.7 9 Bảng 3.8 10 Bảng 3.9 11 Bảng 3.10 12 Bảng 3.11 13 Bảng 3.12 14 Bảng 3.13 15 Bảng 3.14 Nội dung Tổng hợp giá trị dự toán xây lắp Tổng hợp so sánh chỉ tiêu về diện tích của một số công trình xây dựng cơ bản Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng nhà làm việc Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng khu giảng đƣờng phòng học Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng khu phụ trợ Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng khu thƣ viện, phòng chuyên dùng và phòng thực hành Kết quả đánh giá về ý thức và biện pháp quản lý và sử dụng tài sản công Kết quả đánh giá về định hƣớng nhu cầu nguồn vốn và biện pháp quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng KTX Kết quả đánh giá vè mức độ, chất lƣợng khu giảng đƣờng phòng học Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng khu phụ trợ Kết quả đánh giá về mức độ, chất lƣợng khu thƣ viện, phòng chuyên dùng và phòng thực hành Kết quả đánh giá về ý thức và biện pháp quản lý và sử dụng tài sản công Kết quả đánh giá về định hƣớng nhu cầu nguồn vốn và biện pháp quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất Nguồn vốn đầu tƣ cơ sở vật chất của học viện ANND giai đoạn 2010 -2014 ii Trang 15 46 48 48 49 49 50 51 52 52 53 53 54 55 74 DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 3.1 2 Hình 3.2 Nội dung Bộ máy quản lý của phòng Tài chính Quy hoạch Học viện ANND giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn 2030 iii Trang 61 66 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Học viện An ninh nhân dân (ANND), tiền thân là Trường Huấn luyện Công an tại Nha Công an Việt Nam thành lập ngày 25/6/1946 do đồng chí Lê Giản, Tổng Giám đốc Nha Công an Việt Nam làm hiệu trưởng. Trải qua 68 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện An ninh nhân dân đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn của ngành Công an. Học viện đang phấn đấu trở thành trường trọng điểm của ngành vào năm 2015, trường trọng điểm quốc gia năm 2020. Để có thể thực hiện được các mục tiêu đó có rất nhiều tiêu chí cần hoàn thành, trong đó quy mô đào tạo sẽ gia tăng từ 3500 học viên/năm (năm 2009) lên 8500 học viên/năm vào năm 2015, việc đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác dạy, học và sinh hoạt của hàng vạn cán bộ, giáo viên, học viên của Học viện trong tương lai là một vấn đề lớn cần phải giải quyết. Công tác hậu cần - tài chính và quản lý doanh trại nhằm đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất của Học viện ANND hiện nay tuân thủ theo các quy định chung của nhà nước và bộ công an. Là đơn vị hoạt động sử dụng chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, phương thức quản lý nguồn vốn đầu tư cũng như cơ sở vật chất vẫn bị ảnh hưởng mạnh từ mô hình quản lý tập trung bao cấp trước đây, đơn vị thực hiện việc quản lý nguồn vốn dựa vào kinh nghiệm, bám sát các quy định của nhà nước và của ngành công an, do đó khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả thực của công tác quản lý vốn đầu tư và khai thác hệ thống cơ sở vật chất. Đứng trước yêu cầu và tình hình phát triển mới, để chủ động trang cấp, đón đầu, khai thác 1 và sử dụng tối đa hệ thống cơ sở vật chất, trong điều kiện số lượng cán bộ quản lý tăng chưa tương ứng với lượng gia tăng về giáo viên và học viên thì việc đổi mới trong công tác hậu cần bảo đảm, quản lý tài chính - vốn đầu tư là rất quan trọng. Vì vậy tác giả chọn vấn đề: "Quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh nhân dân" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. Đề tài: "Quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh nhân dân" gắn liền với công tác tổ chức, quản lý, nhằm khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện ANND là phù hợp với chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại Học viện ANND, đề tài đánh giá ưu nhược điểm, đề xuất cải tiến phương pháp quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất phù hợp, qua đó một mặt tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đón đầu sự phát triển của Học viện, mặt khác khai thác tối đa hệ thống cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện ANND, nhằm kéo dài thời gian khấu hao của các công trình xây dựng, trang thiết bị…tăng cường quản lý nguồn vốn đầu tư đạt hiệu quả mong muốn. - Trên cơ sở đó nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo công lập. + Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại Học viện ANND từ năm 2010 tới năm 2014. 2 + Khảo sát nhu cầu về đầu tư và sử dụng hệ thống cơ sở vật chất trong công tác dạy, học và sinh hoạt tại Học viện; đối chiếu với tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước và Bộ công an. + Đề xuất: Một số giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư và khai thác hệ thống cơ sở vật chất trong doanh trại - Học viện ANND 3. Câu hỏi nghiên cứu - Làm thế nào để quản lý tốt hơn nguồn vốn đầu tư hệ thống cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện ANND? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Vấn đề quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại - Học viện ANND. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi doanh trại của Học viện ANND + Về thời gian: Từ năm 2010 - 2014 + Về nội dung: với giả định phần ngân sách nhà nước (NSNN) cấp cho Học viện ANND đã được thực hiện, luận văn tập trung vào công tác quản lý chi NSNN cho xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất (CSVC). Nghiên cứu, phân tích, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý chi đầu tư và khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện ANND, nhằm đón đầu sự phát triển của Học viện, đáp ứng tốt nhất nhu cầu dạy, học và sinh hoạt của cán bộ, giáo viên và học viên trong Học viện. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 04 chương cụ thể như sau: Chương 1. Tổng thuật tài liệu và cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo công lập. 3 Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh nhân dân giai đoạn 2010 - 2014 Chương 4. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất trong doanh trại của Học viện An ninh nhân dân. CHƢƠNG 1: TỔNG THUẬT TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP 1.1 Tổng thuật tài liệu liên quan tới quản lý vốn đầu tƣ cơ sở vật chất trong các cơ sở đào tạo công lập. 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý vốn nhà nước Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có khá nhiều nghiên cứu, đa dạng, tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau, trong đó có một số nghiên cứu như: Võ Văn Hợp, 2013.Nâng cao tính bền vững của ngân sách nhà nước Việt Nam. Luận án tiến sỹ Kinh tế - Học viện Tài chính. Công trình đã phân tích sâu về ngân sách nhà nước, cơ chế vận hành qua đó chỉ ra những điểm còn hạn chế và đưa ra các giải pháp để nâng cao tính bền vững cho ngân sách Nhà nước Việt Nam, trong đó có phần chi tiết về các vấn đề chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản, chi thường xuyên…là một yếu tố tiền đề cho vấn đề quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất. Nguyễn Thị Bình, 2013. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam. Luận án tiến sỹ Kinh tế - trường Đại học Kinh tế quốc dân. Công trình đã nghiên cứu các vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng 4 cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đề ra các giải pháp để hoàn thiện đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải. Mặc dù tập trung vào đối tượng là ngành giao thông vận tải, nhưng những lý luận và phương pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước cũng là những gợi ý quý báu cho tác giả trong quá trình xây dựng luận văn. Nguyễn Minh Đức, 2012. Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước. Luận án tiến sỹ Kinh tế - trường Đại học Xây dựng. Công trình đã có những nghiên cứu tổng quan về chất lượng quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước và đóng góp các biện pháp để nâng cao chất lượng công trình. Kết quả nghiên cứu chỉ tập trung vào công trình xây dựng xây mới, chưa đề cập tới việc quản lý các dự án mua sắm thiết bị hay bảo trì nâng cao hiệu quả khai thác công trình. Cấn Quang Tuấn, 2009. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do Thành phố Hà nội quản lý. Luận án tiến sỹ Kinh tế - trường Học viện Tài chính. Luận án đã khái quát được một số vấn đề chung về đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản tập trung thuộc ngân sách nhà nước, thực trạng vấn đề này tại thành phố Hà nội từ 2009 trở về trước và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tuy nhiên kết quả nghiên cứu áp dụng phù hợp nhất cho đơn vị quản lý hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trần Đình Thăng, 2011. Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực quốc phòng. Luận án tiến sỹ Kinh tế - trường Đại học Kinh tế quốc dân. Công trình phân tích, đánh giá thực trạng để chỉ rõ những kết 5 quả tích cực và tồn tại quản lý chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực quốc phòng tại Việt Nam, đề xuất giải pháp và đưa ra mô hình lựa chọn tối ưu về chi cho lĩnh vực Quốc phòng đảm bảo hiệu quả đúng pháp luật và bí mật quốc gia. Đây là công trình nghiên cứu có đối tượng là lĩnh vực quốc phòng gần gũi với đối tượng nghiên cứu trong luận văn của tác giả thuộc lĩnh vực an ninh, vừa phải đảm bảo đúng pháp luật nhưng cũng cần bảo đảm bí mật quốc gia, tuy nhiên phạm vi của nghiên cứu là rất rộng đồng thời cũng chưa chỉ ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất cụ thể trong doanh trại. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong các trường đại học công lập Đề cập tới vấn đề đổi mới trong quản lý tài chính và cơ sở vật chất tại các trường đại học công lập hiện nay có một số công trình nghiên cứu sau: Quản lý cơ sở vật chất thường gắn liền với quản lý tài chính, nghiên cứu về vấn đề này đáng lưu ý có công trình của: Nguyễn Anh Thái, 2008. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường Đại học ở Việt Nam; Luận án tiến sỹ Kinh tế - Học viện Tài chính. Công trình đã phân tích đánh giá cơ chế quản lý tài chính hiện hành đang áp dụng ở một số trường Đại học ở Việt Nam, những hạn chế, của cơ chế này, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các trường đại học ở Việt nam. Luận án đã đề cập tới phần quản lý tài sản công nhưng đi sâu về cách thức quản lý chống thất thoát, chưa đề cập sâu tới vấn đề quản lý vốn đầu tư hay quản lý khai thác hiệu quả nguồn cơ sở vật chất. Vũ Thị Thanh Thủy, 2012. Quản lý tài chính các trường Đại Học công lập ở Việt Nam; Luận án tiến sỹ Kinh tế - trường Đại học Kinh tế 6 quốc dân. Công trình đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính các trường Đại học ở Việt Nam, đưa ra các quan điểm về quản lý tài chính các trường đại học công lập, luận giải các điều kiện để tăng cường tự chủ tài chính, hướng tới sự phát triển bền vững. Nhưng cũng tương tự như Luận án của tiến sỹ Nguyễn Anh Thái ở trên nhưng có phạm vi hẹp hơn (chỉ đề cập tới các trường công lập), tác giả chủ yếu bàn về phần quản lý tài chính, nhấn mạnh và định hướng một số vấn đề liên quan tới tự chủ tài chính, chưa có những phân tích, đánh giá sâu về phương pháp quản lý vốn đầu tư cơ sở vật chất (đầu tư XDCB, bảo trì bảo dưỡng…). Ở góc độ quản lý về cơ sở vật chất có công trình của: Lê Đình Sơn, 2012. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường Đại học theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM); Luận án tiến sỹ Quản lý giáo dụctrường Đại học Giáo dục. Công trình đã hệ thống được cơ sở lý luận về quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường đại học theo quan điểm TMQ (quản lý chất lượng tổng thể). Khảo cứu kinh nghiệm của thế giới và thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường Đại học ở nước ta theo TMQ và nêu ra giải pháp vận dụng TMQ vào quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường đại học. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa chỉ ra được nét đặc thù của học viện, các trường đại học công an nhân dân, đặc biệt là điều kiện hoạt động đặc trưng của lực lượng vũ trang, cũng như nguồn trang cấp về cơ sở vật chất cho các trường này. Đối với việc quản lý cơ sở vật chất cho một trường đại học theo hướng đa ngành có công trình của: Bùi Đình Hưng, 2011. Các giải pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành của trường Đại học Hải Phòng; Luận án tiến sỹ Giáo dục học - trường Đại học Sư phạm Hà nội. Công trình đã hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn từ đó 7 đề xuất những giải pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật ở trường Đại học Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đào tạo đa ngành, từng bước khẳng định vị thế, uy tín của trường trong hệ thống các trường đại học. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại tại phạm vi là trường đại học Hải phòng, với vai trò và vị thế có nhiều khác biệt so với các trường, các học viện thuộc ngành công an nói chung và Học viện ANND nói riêng. Học viện ANND vừa mang tính giáo dục bậc đại học như các trường đại học công lập, vừa mang tính kỷ luật của lực lượng vũ trang, vừa trực thuộc tổng cục xây dựng lực lượng - Bộ Công an, vừa chịu sự điều chỉnh của các quy chế giáo dục của Bộ Giáo dục và đào tạo, trong quản lý nguồn vốn đầu tư tài sản công, quản lý cơ sở vật chất chịu sự quản lý theo các quy định của Bộ Tài chính. Hầu hết cơ sở vật chất của Học viện hiện có đều do Bộ Công an trang cấp theo quy định chung của ngành, do đó việc quản lý, điều chỉnh, sử dụng phải chịu nhiều sự hạn chế nhất định, nhưng cũng có một số ưu tiên đặc thù hơn so với các trường đại học công lập thuộc khối dân sự do sinh viên ở các trường này thường phải có thao trường, sân tập rộng rãi để thực tập các kỹ năng chuyên môn riêng. Một nghiên cứu có nhiều nét tương đồng với hướng nghiên cứu của đề tài đặc biệt khi chủ thể là các Học viện và các trường Công an nhân dân là: Nguyễn Văn Ly, 2010. Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các học viện, trường Công an nhân dân; Luận án tiến sỹ Quản lý giáo dục trường Đại học Giáo dục. Công trình đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng đào tạo đại học và các giải pháp triển khai hệ thống đó trong các Học viện, các trường công an nhân dân, trong đó có đề cập tới vai trò của hệ thống cơ sở vật chất trong đào tạo đại học ở các học viện, trường công an nhân dân, tuy nhiên mặt hạn chế là chưa chỉ ra biện pháp quản lý 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng