Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý thuế trên địa bàn tỉnh hòa bình...

Tài liệu Luận văn quản lý thuế trên địa bàn tỉnh hòa bình

.PDF
118
443
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ NGỌC VÂN QUẢN LÝ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ NGỌC VÂN QUẢN LÝ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Mai Thị Thanh Xuân Hà Nội - Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận văn chƣa từng đƣợc ngƣời khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà nội, ngày 28 tháng 12 năm 2015 Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Ngọc Vân LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy, cô, các tổ chức liên quan cũng nhƣ gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế chính trị, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ Cục thuế Hòa Bình đã cung cấp nhiều thông tin và các tài liệu tham khảo giúp tôi thực hiện đề tài. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn nữa. Hà nội, ngày 28 tháng 12 năm 2015 Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Ngọc Vân MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ .......................................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 4 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn ..................................... 4 1.1.2. Những vấn đề đặt ra luận văn phải nghiên cứu tiếp......................................... 7 1. 2. Cơ sở lý luận thực tiễn về quản lý thuế .......................................................... 7 1.2.1. Khái luận về thuế ............................................................................................. 7 1.2.2. Quản lý thuế ................................................................................................... 12 1.3. Quản lý thuế ở một số địa phƣơng và bài học cho Cục thuế Hòa Bình ..... 32 1.3.1. Quản lý thuế ở một số địa phƣơng ................................................................ 32 1.3.2. Bài học cho Cục thuế Hòa Bình ..................................................................... 34 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 36 2.1. Phƣơng pháp luận ........................................................................................... 36 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................. 36 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp thông tin ..................................................... 36 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp .................................................................. 38 2.2.3. Phƣơng pháp thống kê so sánh ....................................................................... 39 2.3. Các bƣớc thực hiện thu thập số liệu .............................................................. 39 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ........................................................................................................................ 41 3.1. Khái quát về Cục thuế Tỉnh Hòa Bình .......................................................... 41 3.1.1. Sự ra đời và phát triển .................................................................................... 41 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ..................................................................................... 45 3.1.3. Cơ cấu tổ chức................................................................................................ 46 3.1.4. Đặc điểm các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn Tỉnh Hòa Bình ....... 48 3.2. Phân tích thực trạng hoạt động quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2014 ........................................................................................................ 49 3.2.1. Công tác lập kế hoạch thu thuế ...................................................................... 49 3.2.2. Tổ chức đăng ký thuế, xử lý tờ khai, hoàn thuế ............................................. 50 3.2.3. Tổ chức tuyên truyền và hỗ trợ nộp thuế ....................................................... 55 3.2.4. Kiểm tra, thanh tra pháp luật thuế .................................................................. 58 3.2.5. Thu nợ và cƣỡng chế nợ đọng thuế ............................................................... 66 3.3. Đánh giá chung ............................................................................................... 68 3.3.1. Những thành tựu chủ yếu trong quản lý thuế của Cục thuế Hòa Bình .......... 68 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong quản lý thuế của Cục thuế Hòa Bình ........... 71 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ........................................................ 76 4.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý thuế đến năm 2020 .................................... 76 4.1.1. Phải gắn quản lý thuế với cải cách hệ thống thuế .......................................... 76 4.1.2. Tiến hành đồng bộ các khâu trong quản lý thuế ........................................... 76 4.1.3. Tuân thủ nghiêm chính sách và pháp luật nhà nƣớc ...................................... 77 4.1.4. Hoàn thiện quản lý thuế theo hƣớng hiện đại ............................................... 78 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện ........................................................................... 79 4.2.1. Cải tiến thủ tục và quy trình quản lý thuế ...................................................... 79 4.2.2. Tăng cƣờng tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế....................................... 79 4.2.3. Theo dõi sát sao và xử lý kịp thời tình trạng nợ đọng thuế............................ 80 4.2.4. Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về pháp luật thuế ... 80 4.2.5. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các đơn vị liên quan để mở rộng nguồn thu .................................................................................................................. 81 4.2.6. Hoàn thiện các tác nghiệp quản lý thuế ......................................................... 82 4.3. Một số kiến nghị .............................................................................................. 85 4.3.1. Kiến nghị với Bộ tài chính, ngành Thuế ........................................................ 85 4.3.2. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng ............................................. 89 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 95 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 97 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 DN 3 NSNN 4 QLT 5 TNCN 6 TNDN 7 TTHC Thủ tục hành chính 8 UBND Ủy ban nhân dân Doanh nghiệp Ngân sách nhà nƣớc Quản lý thuế Thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập doanh nghiệp i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Kết quả thu thuế vào NSNN giai đoạn 2012-2014 41 2 Bảng 3.2 Tỷ lệ số thu NSNN theo đối tƣợng ngƣời nộp thuế giai 43 đoạn 2012-2014 3 Bảng 3.3 Tỷ lệ số thu NSNN theo từng sắc thuế giai đoạn 2012- 44 2014 4 Bảng 3.4 Tình hình quản lý ngƣời nộp thuế giai đoạn 2012-2014 50 5 Bảng 3.5 Kết quả nộp thuế giai đoạn 2012-2014 53 6 Bảng 3.6 Kết quả hoàn thuế giai đoạn 2012-2014 54 7 Bảng 3.7 Kết quả tuyên truyền giai đoạn 2012-2014 55 8 Bảng 3.8 Kết quả hoạt động hỗ trợ ngƣời nộp thuế giai đoạn 56 2012-2014 9 Bảng 3.9 Cách giải quyết vƣớng mắc của ngƣời nộp thuế 10 Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra thuế giai đoạn 2012-2014 62 11 Bảng 3.11 Kết quả thanh tra thuế giai đoạn 2012-2014 65 12 Bảng 3.12 Tình hình nợ đọng tiền thuế giai đoạn 2012-2014 67 ii 58 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế 11 2 Hình 1.2 Qui trình quản lý thuế 14 3 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Hòa Bình 47 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT 1 2 3 4 5 6 Tên Tên biểu đồ biểu đồ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ Cơ cấu loại hình DN năm 2014 Ý kiến đánh giá của Ngƣời nộp thuế về công tác 3.2 Biểu đồ tuyên truyền. Mức độ hài lòng của Ngƣời nộp thuế về chất lƣợng 3.3 Biểu đồ công tác hỗ trợ Mức độ hoàn thành kế hoạch kiểm tra giai đoạn 3.4 Biểu đồ 2012-2014 Mức độ hoàn thành kế hoạch thanh tra giai đoạn 3.5 Biểu đồ 2012-2014 3.6 Kết quả thu nợ thuế giai đoạn 2012-2014 iii Trang 48 57 57 60 60 66 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nƣớc và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Quản lý thuế (QLT) là một trong những hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra cho thuế trên cơ sở tổ chức bộ máy QLT theo mô hình quản lý phù hợp từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 29/11/2006, Luật QLT số 78/2006/QH11 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007. Việc ban hành Luật QLT đã tạo nền tảng cho việc áp dụng cơ chế QLT tiên tiến, hiện đại, theo đó ngƣời nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc (NSNN); cơ quan Thuế thực hiện quản lý thuế theo chức năng dựa trên hệ thống thông tin về ngƣời nộp thuế. Bên cạnh đó, Luật cũng đề cao quyền và trách nhiệm của ngƣời nộp thuế, tạo điều kiện cho việc cải cách thủ tục hành chính thuế theo hƣớng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu lực của hệ thống thuế. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Hệ thống thuế nói chung, công tác QLT nói riêng còn bộc lộ những hạn chế, đòi hỏi phải đƣợc cải cách và hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới. Trong Chiến lƣợc cải cách Hệ thống thuế giai đoạn 2012-2020 nêu rõ: Nhiệm vụ cải cách là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nƣớc và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nƣớc. Đồng thời xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác QLT, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính (TTHC) thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lƣợng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao. 1 Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn hoạt động QLT, tôi chọn vấn đề “Quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình. Câu hỏi nghiên cứu luận văn: Công tác QLT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ba năm qua (2012 – 2014) có những thành tựu và hạn chế chủ yếu nào? Trong thời gian tới Tỉnh Hòa Bình cần thực hiện những biện pháp gì để hoàn thiện công tác QLT trên địa bàn theo hƣớng hiệu quả? 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích Mục đích của luận văn là trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế ở Cục thuế Hòa Bình trong giai đoạn 2012-2014 để đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ nay đến năm 2020. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về QLT; - Khảo sát, phân tích thực trạng QLT ở cục thuế Hòa Bình từ năm 2012-2014, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đến công tác QLT và rút ra bài học kinh nghiệm trong QLT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện QLT tại tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLT bao gồm thuế đối với cả tổ chức và cá nhân. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các hoạt động QLT của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình. - Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2014. - Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động QLT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 4. Những đóng góp mới của đề tài 2 - Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về QLT. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLT trên địa bàn Tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2014, phát hiện những hạn chế trong hoạt động này và tìm ra nguyên nhân của nó. - Đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của Hòa Bình, nhằm hoàn thiện công tác QLT trên địa bàn đến năm 2020. - Luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp, chính quyền địa phƣơng về công tác QLT trên địa bàn. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này đƣợc chia thành 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận thực tiễn về quản lý thuế Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng hoạt động quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn Hiện nay đã có một số tài liệu, đề tài, công trình nghiên cứu có đề cập đến vấn đề QLT dƣới các góc độ khác nhau, trong đó lien quan đến đề tài luận văn có thể kể đến các công trình sau: - “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”(2003) là Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do PGS.TS. Nguyễn Thị Bất là chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản về QLT và phân tích thực trạng QLT ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đồng thời, đề tài đã đƣa ra các giải pháp mang tính đột phá, tình hình thực tiễn ở Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại mốc thời gian năm 2003 [4]. - “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống thu thuế ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Mai Phƣơng (2003). Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện của Viện Khoa học Tài chính. Đóng góp chủ yếu của đề tài là đã khái quát thực trạng công tác Quản lý thuế Việt Nam và đánh giá thực trạng công tác Quản lý thuế trên 2 góc độ: Thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý và thực trạng công tác hành thu. Từ phân tích kinh nghiệm Quản lý thuế của một số nƣớc trên thế giới và thực trạng của Việt Nam, đề tài rút ra một số bài học kinh nghiệm và nêu ra các giải pháp phù hợp với Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chƣa có những giải pháp đột phá để cải thiện về công tác quản lý thuế ở Việt Nam, đồng thời đề tài nghiên cứu cũng chƣa chuyên sâu đến lĩnh vực công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ dừng lại đến năm 2003 [26]. - “Các giải pháp tăng cường quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tiến trình gia nhập AFTA của Việt nam”, Luận án tiến sỹ Kinh tế của Nguyễn Danh Hƣng, Học viện Tài chính năm 2003. Tác giả cho rằng; để hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải tiến hành điều chỉnh các chính sách thƣơng mại theo hƣớng tự do 4 hóa và mở cửa, chính sách thuế theo hƣớng cắt giảm thuế nhập khẩu không quá mức trần cam kết, thủ tục hải quan theo hƣớng đơn giản, minh bạch, công khai, thời gian thông quan nhanh, phù hợp với chuẩn mực quốc tế [21]. -“Một số giải pháp về quản lý chống thất thu thuế XNK trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Phan Duy Bình, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2000. Tác giả đề ra nhiều giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác thu thuế, quản lý nợ thuế và đôn đốc thu hồi nợ đọng, quản lý giá tính thuế, chống gian lận thƣơng mại và chống thất thu NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [5]. - “Hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Hai Bà Trưng”, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh của Vũ Hồng Vân Trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, 2010. Tác giả đã khái quát một số cơ sở lý luận về thuế và công tác quản lý thuế ở Việt Nam. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trƣng, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận Hai Bà Trƣng [35]. - “Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Mai Đình Lâm, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện năm 2006. Luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận về hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thuế cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Điểm nổi bật nhất của luận văn chính là việc tác giả đã "đi tắt, đón đầu" đƣợc xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nhƣ là một tất yếu khách quan, chính vì vậy việc rà soát lại hệ thống chính sách thuế của Việt Nam để hoàn thiện nó là một việc mang tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế của Việt nam trong thời kỳ hội nhập. Đặc biệt, trong phân tích thực trạng của hệ thống chính sách thuế của Việt Nam tác giả đã nêu ra đƣợc những điểm chƣa phù hợp giữa pháp luật thuế của Việt Nam với những quy định của Tổ chức Thƣơng mại Thế 5 giới (WTO) và những bất cập của hệ thống nhƣ: từng sắc thuế còn chƣa định tịnh không công bằng và bình đẳng giữa các đối tƣợng nộp thuế khác nhau; hệ thống chính sách thuế còn nhiều điểm chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế và chƣa đảm báo tính tƣơng thích với hệ thống thuế các nƣớc trong khu vực; hệ thống thuế còn phức tạp chƣa thể hiện sự đơn giản, rõ ràng và minh bạch theo nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở những bất cập đó tác giả đã nêu ra đƣợc những biện pháp để khắc phục tình trạng nêu trên nhƣ: ban hành các sắc thuế mới; đổi mới quy trình quản lý thuế, nâng cao quyền tự chủ đối với ngƣời nộp thuế; tăng cƣờng công tác tuyên truyền và hổ trợ pháp luật về thuế; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, đổi mới cơ cầu bộ máy quản lý thuế [23] - “Một số biện pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra trong điều kiện thực hiện luật quản lý thuế ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Hoàng Vân Anh, Học viện Tài chính, năm 2008, tác giải đƣa ra hệ thống hoá và làm rõ hoạt động kiểm tra, thanh tra Ngƣời nộp thuế trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế. Trên cơ sở đó đề xuất những định hƣớng và giải pháp đề hoàn thiện hoạt động kiểm tra, thanh tra Ngƣời nộp thuế phù hợp với thực tiễn quản lý thuế của Việt Nam [2]. - “Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO-World Trade Organization )”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Liên, Trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007; Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng thuế thu nhập nói chung và thuế TNDN nói riêng ở Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1999 đến năm 2007. Việc phân tích và đánh giá thực trạng qua các thời kỳ cải cách chính sách thuế thu nhập là một điểm mới của luận văn, nó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về chính sách thuế thu nhập để từ đó có thể hoàn thiện chính sách thuế thu nhập theo hƣớng vừa kế thừa, vừa phát triển. Đồng thời luận văn cũng đã tham khảo thuế thu nhập ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ: Trung Quốc, Singapor, Thái Lan... để từ đó đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện thuế thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO [24]. 6 1.1.2. Những vấn đề đặt ra luận văn phải nghiên cứu tiếp Các công trình trên đã tiếp cận vấn đề QLT ở những góc độ khác nhau, trong những khoảng thời gian khác nhau và trên những địa bàn khác nhau. Nhìn chung các công trình đó đã lý giải, bàn rõ về những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến QLT nói chung và QLT đối với từng lĩnh vực nói riêng. Đó là những tài liệu quan trọng để chúng tôi kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, các công trình đó dƣờng nhƣ đang dừng lại ở những năm trƣớc 2010, trong khi sự biến động kinh tế xã hội vẫn tiếp diễn, theo đó hoạt động QLT cũng có nhiều thay đổi. Điều đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục có những công trình nghiên cứu mới. Đặc biệt, hoạt động QLT trên địa bàn Tỉnh Hòa Bình cho đến nay chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, nhất là với tƣ cách một luận văn thạc sĩ, hay tiến sĩ về. Vì vậy, đây là khoảng trống mà luận văn thạc sỹ “Quản lý thuế trên địa bàn Hòa Bình” sẽ nghiên cứu cố gắng làm rõ. 1.2. Cơ sở lý luận thực tiễn về quản lý thuế 1.2.1. Khái luận về thuế 1.2.1.1. Khái niệm và bản chất của thuế i). Khái niệm thuế Thuế là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính đƣợc biết đến gần nhƣ cùng một lúc với sự ra đời, tồn tại và phát triển của phạm trù Nhà nƣớc. Theo Mác thì “thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nƣớc, là thủ đoạn đơn giản dể kho bạc thu đƣợc tiền hay tài sản của ngƣời dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nƣớc”[25] và theo Angghen thì “để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho Nhà nƣớc, đó là thuế má”[1] Quan niệm về thuế của Mác và Angghen cho thấy hai ông thấy rõ và nhấn mạnh khía cạnh công dụng của thuế khóa. Còn Lênin thì cho rằng “thuế là cái mà Nhà nƣớc thu của dân nhƣng không bù lại” và “thuế cấu thành nên phần thu của Chính phủ, nó đƣợc lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nƣớc, xét cho cùng thì thuế đƣợc lấy ra từ tƣ bản hay thu nhập của ngƣời chịu thuế”[30]. 7 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, khái niệm về thuế cũng đƣợc dần hoàn chỉnh hơn. Hiện nay, thuế có thể đƣợc hiểu là một biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận đƣợc của cá nhân hay doanh nghiệp, trên việc chi tiêu hành hóa dịch vụ và trên tài sản hoặc cũng có thể hiểu thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao bằng hàng hóa, dịch vụ) của các công ty gia đình cho Chính phủ mà trong sự trao đổi đó không phải là tiền phạt mà tòa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật. Tại Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu tài chính của Việt Nam, trong khái niệm về thuế cần phải nêu đƣợc các khía cạnh sau: - Nội dung kinh tế của thuế đƣợc đặc trƣng bởi mối quan hệ tiền tệ giữa nhà nƣớc với ngƣời nộp thuế. - Mối quan hệ này đƣợc nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt, trong đó việc chuyển giao thu nhập có tính bắt buộc theo mệnh lệnh của Nhà nƣớc và đƣợc quy định bằng pháp luật đối với mức thu và thời gian thu. Với cách hiểu nhƣ trên có thể hiểu: Thuế là một khoản thu nhập chuyển giao bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời gian được pháp luật quy định, nhằm phục vụ cho mục tiêu công cộng. ii) Bản chất của thuế Thuế do Quốc hội lập ra dƣới hình thức một đạo luật - là hình thức văn bản có tính pháp lý cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan lập pháp đặt ra. Thuế có những thuộc tính tƣơng đối ổn định qua từng giai đoạn phát triển và biểu hiện thành những đặc trƣng riêng có của nó, qua đó giúp ta phân biệt thuế với các công cụ khác. Bản chất của thuế theo đó có thể hiểu ở các điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế với các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách nhà nƣớc. Thuế đƣợc thu để tạo quỹ Ngân sách nhà nƣớc chi dùng cho việc chung, mọi công dân đủ điều kiện phải đóng thuế. Việc bỏ ra một khoản tiền để đóng thuế không mang lại lợi ích trực tiếp cho ngƣời nộp thuế nhƣng họ vẫn phải nộp bởi 8 nguồn thu từ thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nƣớc, thiếu nguồn thu này Nhà nƣớc không thể tồn tại. Vì vậy, Nhà nƣớc sẽ áp dụng các biện pháp cƣỡng chế đối với công dân không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Thứ hai, thuế là khoản đóng góp mang tính chất không hoàn trả trực tiếp và tƣơng xứng. Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế đƣợc thể hiện ở chỗ: thuế đƣợc hoàn trả gián tiếp cho ngƣời nộp thuế thông qua việc cung cấp các dịch vụ công cộng của nhà nƣớc. Sự không hoàn hảo trả trực tiếp đƣợc thể hiện kể cả trƣớc và sau thu thuế. Trƣớc khi thu thuế, nhà nƣớc không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho ngƣời nộp thuế. Sau khi nộp thuế, nhà nƣớc cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho ngƣời nộp thuế. Công dân phải đóng thuế khi đủ điều kiện và họ không nhận đƣợc bất cứ lợi ích trực tiếp gì từ việc đóng thuế, tuy nhiên có sự hoàn trả gián tiếp thông qua việc Nhà nƣớc sử dụng thuế cho các nhu cầu chung của xã hội. Đặc điểm này của Thuế giúp ta phân biệt với phí và lệ phí, vì phí và lệ phí có sự bù đắp, ngƣời đóng phí và lệ phí sẽ nhận đƣợc lợi ích trực tiếp từ việc đóng phí và lệ phí. Thứ ba, thuế luôn gắn với quyền lực nhà nƣớc. Thuế luôn gắn với quyền lực nhà nƣớc, là hai phạm trù không thể tách rời: Nhà nƣớc là chủ thể duy nhất đặt ra các khoản thuế và ngƣợc lại thuế là phƣơng tiện vật chất chủ yếu để duy trì quyền lực nhà nƣớc. Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, đƣợc quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nƣớc và quyền lực ấy đƣợc thể hiện bằng pháp luật. 1.2.1.2. Phân loại thuế i) Phân loại theo tính chất chuyển dịch về thuế Theo cách phân loại này, thuế bao gồm thuế gián thu và thuế trực thu. - Thuế gián thu là loai thuế mà ngƣời trực tiếp nộp thuế không phải là ngƣời chịu thuế. Thuế gián thu là loại thuế đƣợc cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành trong giá mua hàng hoá, nhằm động viên sự đóng góp của ngƣời tiêu dùng. Thực 9 chất ngƣời tiêu dùng phải trả khoản thuế đó nhƣng lại nộp thông qua nhà kinh doanh, nhà sản xuất, nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu… - Thuế trực thu là loại thuế mà ngƣời trực tiếp nộp thuế đồng thời là ngƣời chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động viên thu nhập của ngƣời nộp thuế nhƣ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển quyền sử dụng đất. ii) Phân loại theo đối tượng chịu thuế Theo cách phân loại này có thể chia thuế thành: - Thuế giá trị gia tăng: đó là loại thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của các hoạt động kinh doanh. - Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế đánh vào hàng hoá tiêu dùng đặc biệt (thƣờng là các hàng hóa Nhà nƣớc muốn hạn chế tiêu dùng). - Thuế thu nhập: là thuế đánh vào các khoản thu nhập phát sinh (thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp). - Thuế tài sản: là thuế đánh vào các tài sản cá nhân có đƣợc. - Thuế tài nguyên: là thuế đánh vào việc khai thác, sử dụng một số tài sản quốc gia. 1.2.1.3. Bộ máy tổ chức ngành thuế Tổ chức bộ máy ngành là việc sắp xếp nhân sự vào các bộ phận thích hợp để triển khai nhiệm vụ của ngành. Bộ máy ngành Thuế bao giờ cũng phải xây dựng dựa trên cơ sở là hệ thống chính sách thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý thu thuế nhằm thực hiện tốt nhất hệ thống chính sách và đáp ứng yêu cầu của quy trình quản lý. Ở nƣớc ta, hệ thống thu thuế nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo ngành dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Cụ thể: Ở trung ƣơng có Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Ở các tỉnh, thành phố có Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế. Ở quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh có Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế. Cơ quan thuế các cấp đều có chung chức năng cơ bản là quản lý thu thuế và thu khác vào NSNN. Tuy nhiên, ở mỗi cấp khác nhau thì nhiệm vụ cụ thể của cơ quan thuế 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng