Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay q...

Tài liệu Luận văn quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nội bài

.PDF
105
476
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM VĨNH HẢI QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM VĨNH HẢI QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG KHẮC LỊCH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý th ầy cô trƣờng Đại học Kinh tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Khắc Lịch đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn. MỤC LỤC Danh mụ các từ viết tắt ............................................................................................... i Danh mục bảng biểu................................................................................................... ii Danh mục hình .......................................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ XNK. ................................................................5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: ....................................5 1.2 Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về thuế XNK. ...........................................7 1.2.1 Khái quát về Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. ......................7 1.2.2 Mục tiêu của thuế XNK. ............................................................................11 1.2.3 Các đặc điểm chung của thuế XNK. .........................................................12 1.3 Những vấn đề cơ bản của quản lý nhà nƣớc về thuế XNK của Ngành Hải quan. ......................................................................................................................13 1.3.1 Khái niệm, sự cần thiết và nguyên tắc của công tác quản lý thu thuế XNK. ...13 1.3.2 Yêu cầu đối với công tác quản lý thu thuế. ...............................................15 1.3.3 Căn cứ pháp lý của công tác quản lý thu thuế XNK. ................................17 1.3.4 Nội dung của công tác quản lý thu thuế XNK. .........................................19 1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý thu thuế XNK. ..........................30 1.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan. ...........................................................................30 1.4.2 Nhóm nhân tố khách quan. ......................................................................31 1.5 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu thuế XNK: .........................................32 1.6 Kinh nghiệm quản lý thu thuế XNK. ..............................................................33 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .........................................................37 2.1 Phƣơng pháp tiếp cận. .....................................................................................37 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. .....................................................................38 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu. .................................................................38 2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu…………………………..…………39 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XNK TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CK SBQT NỘI BÀI. ...................................................................42 3.1. Khái quát về Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài. ......................................42 3.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài...................................................................................................................44 3.2.1 Một số kết quả chung. ...............................................................................44 3.2.2 Nội dung cụ thể quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài. ..............................................................................................................48 3.3. Đánh giá chung công tác quản lý thuế XNK tại Chi cục. ..............................65 3.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố …….. ...........................................................65 3.3.2 Thành công: ..............................................................................................68 3.4.3 Hạn chế: ....................................................................................................69 3.4.4 Nguyên nhân thành công: .........................................................................70 3.4.5 Nguyên nhân các hạn chế: ........................................................................71 Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XNK TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CK SBQT NỘI BÀI. ..............................72 4.1. Định hƣớng quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài. ....72 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục. ................74 4.3. Một số đề xuất, kiến nghị. ..............................................................................89 KẾT LUẬN ...............................................................................................................92 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................94 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa STT Ký hiệu 1 BVMT 2 CKSBQT 3 GTGT Giá trị gia tăng 4 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 5 QLNN Quản lý nhà nƣớc 6 QLT 7 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt 8 VPHC Vi phạm hành chính 9 XNK Xuất nhập khẩu Bảo vệ môi trƣờng Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Quản lý thuế i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Kết quả công tác xác định trị giá hải quan 55 5 Bảng 3.5 Kết quả công tác Miễn, Hoàn, Không thu thuế 57 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 Kết quả thu nộp thuế vào NSNN tại Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài (năm 2010-2014) Kim ngạch XNK tại Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài (năm 2010-2014) Cơ cấu thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài (năm 2010-2014) Số nợ thuế tại Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài (năm 2010-2014) Số vụ vi phạm và số thu phạt VPHC tại Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài (năm 2010-2014) ii Trang 45 46 51 59 62 DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 3.1 2 Hình 3.2 3 Hình 3.3 Nội dung Mô hình cơ cấu tổ chức Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài Kết quả công tác đốc thu thuế tại Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài (năm 2010-2014) Số vụ VPHC tại Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài (năm 2010-2014) Trang 43 47 63 Biểu đồ so sánh thay đổi chính sách tác động đến 4 Hình 3.4 công tác QLT tại Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài (năm 2010-2014) iii 67 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hƣớng toàn cầu hóa làm cho quan hệ giao lƣu kinh tế giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Hòa chung với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam những năm qua không ngừng phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc nhằm mục tiêu phát triển nhanh, bền vững đất nƣớc. Trong 10 năm qua (từ 2004-2014) kinh tế Việt Nam tăng trƣởng liên tục, thấp nhất là 5,03% (năm 2012), cao nhất đạt 8,48% (năm 2007) và tiếp tục xu hƣớng tăng trƣởng ổn định trong những năm gần đây. Việc ký kết các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng về thƣơng mại quốc tế những năm qua làm cho nhiệm vụ của ngành Hải quan ngày càng phức tạp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hàng rào kỹ thuật phi thuế quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK). Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng với Hoa Kỳ năm 2000, ra nhập WTO năm 2007, ký kết 8 Hiệp định Thƣơng mại tự do khu vực và song phƣơng và hiện đang tích cực đàm phán ra nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) trong năm 2015…Bên cạnh đó cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông đã làm thay đổi phƣơng thức hoạt động của cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong đó có cơ quan Hải quan. Việc Việt Nam ra nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) và nhiều tổ chức khác trong khu vực đã tạo ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế trong nƣớc phát triển nhƣng đồng thời cũng chứa đựng không ít những khó khăn thách thức cho sự phát triển kinh tế nói chung và ngành Hải quan nói riêng khi mà lƣợng hàng hoá qua các cửa khẩu ngày càng tăng, chủng loại hàng hoá ngày càng phong 1 phú, đa dạng nên cần phải tổ chức quản lý tốt hoạt động XNK thông qua biện pháp quản lý thuế hải quan. Hoạt động thu thuế hải quan có vai trò rất quan trọng không chỉ góp phần vào nhiệm vụ tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn là một công cụ để Nhà nƣớc quản lý, điều tiết đối với hàng hoá XNK. Trƣớc vấn đề nội tại của sự phát triển kinh tế, những đòi hỏi tất yếu khách quan phải cải cách, hiện đại hóa cũng nhƣ thấy đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động quản lý thu thuế thì vấn đề đặt ra là phải tìm ra những cách thức đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế XNK mà vẫn đảm bảo đƣợc các mục tiêu, chính sách của Nhà nƣớc. Mặt khác, nƣớc ta là một nƣớc đang phát triển nên thuế hải quan vẫn là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời là công cụ quản lý, điều tiết tác động trở lại nền kinh tế để tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Do đó, công tác quản lý hiệu quả thuế XNK có tính cấp thiết nói riêng đối với ngành hải quan và là một vấn đề nói chung đối với đất nƣớc. Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài là một đơn vị trực thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội, ra đời với chức năng quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Trong thời gian qua, Chi cục đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động XNK; là một trong những đơn vị đi đầu trong toàn ngành Hải quan thực hiện Hải quan điện tử, đóng góp mỗi năm khoảng 2.000 tỷ tiền thuế vào ngân sách Nhà nƣớc, góp phần vào sự phát triển của TP Hà Nội nói riêng và của đất nƣớc nói chung. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nƣớc (QLNN) thuế XNK ở nƣớc ta hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ: hệ thống chính sách và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, không theo kịp với sự phát triển của hoạt động XNK hàng hóa; tình trạng buôn lậu và gian lận thƣơng mại để trốn thuế còn tồn tại dƣới nhiều hình thức ngày càng tinh vi; tình trạng nợ thuế chây ỳ của doanh 2 nghiệp chƣa đƣợc giải quyết triệt để; công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách thuế XNK hiệu quả chƣa cao, gây thất thu cho ngân sách nhà nƣớc (NSNN). QLNN về thuế XNK là một lĩnh vực phức tạp, ảnh hƣởng trực tiếp đến các khoản thu của NSNN, đồng thời tác động trực tiếp đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Cho nên cần thiết phải có sự nghiên cứu, đánh giá một cách cụ thể việc quản lý thuế tại cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài, nơi có lƣu lƣợng vận chuyển hàng hóa lớn, có kim ngạch và giá trị cao. Việc quản lý hoạt động XNK trong đó có công tác quản lý thu thuế đối với hàng hóa XNK của Chi cục trong thời gian qua còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Lƣu lƣợng hàng hóa XNK qua cảng hàng không ngày càng tăng, chủng loại ngày càng đa dạng (kim ngạch xuất khẩu (làm tròn): năm 2010: 765 triệu USD, năm 2011: 788 triệu USD, năm 2012: 1.043 triệu USD, năm 2013: 2.038 triệu USD, năm 2014: 2.388 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu (làm tròn): năm 2010: 3.050 triệu USD, năm 2011: 6.049 triệu USD, năm 2012: 2.749 triệu USD, năm 2013: 5.641 triệu USD, năm 2014: 9.942 triệu USD), thêm vào đó thực tế đã phát sinh các thủ đoạn trốn thuế và gian lận thƣơng mại ngày càng tinh vi, phức tạp đã ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục. Quản lý thu thuế XNK là nội dung trọng yếu của công tác Ngành Hải quan và thực tế cũng đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam rất quan tâm. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về thuế hải quan và tổng kết thực tiễn công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài, tôi đã chọn đề tài: "Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài" làm đề tài để viết luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu đề tài này là: từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan 3 Cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài trong 5 năm qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý thu thuế XNK tại Chi cục. Nhiệm vụ nghiên cứu: làm rõ các nội dung nghiên cứu về lý luận của đề tài; mô tả thực trạng, phân tích đánh giá về nội dung công tác quản lý thu thuế tại Chi cục để có thể đề xuất các kiến nghị khả thi cải thiện công tác này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động quản lý thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Chi cục Hải quan CK SBQT Nội Bài từ năm 2010 đến hết năm 2014. 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Do tình hình hội nhập của kinh tế Việt Nam vào kinh tế khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ nên các vấn đề về thuế quan cũng đƣợc chú trọng nghiên cứu ngày một chuyên sâu. Theo đó, các đề tài nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý thu thuế XNK cũng đƣợc một số tổ chức và cá nhân liên quan nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực này của cán bộ trong ngành hải quan: - Đề tài: “Các giải pháp tăng cường quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tiến trình gia nhập AFTA của Việt nam”, Luận án tiến sỹ Kinh tế của Nguyễn Danh Hƣng, Học viện Tài chính năm 2003. - Đề tài: “Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện nay”, Luận án thạc sỹ Kinh tế của Trần Thành Tô, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2006. - Đề tài: “Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ Kinh tế của Nguyễn Ngọc Túc, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội năm 2007. - Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ngành Hải quan”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Dƣơng Phú Đông, Đại học Kinh tế quốc dân năm 2008. - Đề tài: “ đổi mới công tác quản lý thuế đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan ở Việt Nam hiện nay” năm 2008, Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Lỗ Thị Nhụ - Cục Thuế Xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan. 5 - Đề tài: “Quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Đặng Văn Dũng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2011. Nhìn chung, các đề tài trên đều có đề cập ở những mức độ nhất định về thuế, quản lý thuế, chống thất thu thuế của ngành Hải quan trong từng thời kỳ. Các đề tài này nghiên cứu các vấn đề về công tác quản lý thu thuế XNK ở thời kỳ nghiệp vụ của cơ quan Hải quan còn khá thủ công (giai đoạn 2003 đến 2011) và mức độ hội nhập chƣa tác động nhiều đến thủ tục hải quan nói chung và công tác quản lý thu thuế của Ngành Hải quan nói riêng. Các đề tài trên là các nghiên cứu riêng rẽ, có thể có giống nhau ở khía cạnh nào đó của đối tƣợng nghiên cứu nhƣng phạm vi nghiên cứu khác nhau dẫn tới mục tiêu nghiên cứu, các phƣơng hƣớng giải pháp là khác nhau. Các đề tài của Nguyễn Danh Hƣng (2003), Trần Thành Tô (2006) đề cập trực tiếp đến công tác quản lý thuế của Ngành Hải quan ở giai đoạn đầu của tiến trình hội nhập của Việt Nam (ra nhập AFTA), khi ngành Hải quan chƣa áp dụng hải quan điện tử. Trên thực tế, công tác quản lý thu thuế ngành Hải quan có nhiều biến động trong khoảng 5 năm gần đây mà sự khác biệt nổi bật chính là cơ quan Hải quan chuyển từ chú trọng công tác tiền kiểm sang hậu kiểm, chuyển từ giải quyết thủ tục hải quan thủ công truyền thống sang thực hiện các quy trình thủ tục hải quan điện tử tự động. Đồng thời việc đề cao tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đã đặt ra một số vấn đề, phƣơng pháp quản lý mới cần nghiên cứu chuyên sâu. Đề tài Lỗ Thị Nhụ (2008) nghiên cứu là đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc về cải cách công tác quản lý thuế XNK ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hải quan hiện đại. Đề tài đã đạt đƣợc một số nội dung: 6 + Xây dựng luận cứ khoa học về quản lý thuế XNK gắn với việc cải cách và hiện đại hóa quy trình, thủ tục hải quan. + Đánh giá toàn diện về thực trạng quản lý thuế XNK của ngành Hải quan, tham khảo kinh nghiệm hải quan ở một số nƣớc trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế gắn với yêu cầu cải cách và hiện đại hóa quy trình, thủ tục hải quan; + Trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu và yêu cầu, đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý thuế đáp ứng hiện đại hóa hải quan. 1.2 Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về thuế XNK. 1.2.1 Khái quát về Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hay lƣu giữ trong lãnh thổ hải quan của một quốc gia theo quy định của quốc gia đó, chịu sự quản lý của cơ quan hải quan. Đặc điểm của hàng hóa XNK là hàng hóa đƣợc phép và thực tế đã xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh qua biên giới quốc gia. 1.2.1.2. Các sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nƣớc theo mức độ và thời hạn đƣợc pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tƣợng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tƣợng tự nhiên mà là một hiện tƣợng xã hội do chính con ngƣời định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nƣớc và pháp luật. Ở Việt Nam, công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng do cơ quan thuế (Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế) và cơ quan Hải quan (Tổng cục Hải quan, các Cục Hải 7 quan địa phƣơng và Chi cục Hải quan) đảm nhận. Cơ quan hải quan quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (thuế hải quan), bao gồm các sắc thuế sau:  Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có tên gọi chung mà các nƣớc thƣờng dùng là thuế quan/thuế hải quan (customs duty), là một biện pháp tài chính mà các nƣớc dùng để huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc và can thiệp vào quá trình hoạt động ngoại thƣơng, buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia theo những mục đích nhất định. Công cụ thuế quan đƣợc các nƣớc sử dụng nhằm hai mục đích chính: động viên nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nƣớc và bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc. Vì thế đây đƣợc coi là công cụ hữu hiệu nhất gắn liền với cơ chế quản lý XNK để điều chỉnh hoạt động thƣơng mại của đất nƣớc. Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa từ nƣớc ngoài nhập khẩu vào mỗi quốc gia hoặc từ khu chế xuất vào thị trƣờng thuộc lãnh thổ quốc gia đó, còn thuế xuất khẩu đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu ra khỏi biên giới quốc gia hoặc vào các khu chế xuất. Bản chất thuế XNK là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa XNK làm tăng chi phí của việc đƣa hàng hóa đến một quốc gia khác. Với vai trò là công cụ để động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế đối ngoại của mỗi nƣớc mà thuế quan giữ vị trí khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho ngân sách. Đối với các nƣớc phát triển, số thu từ thuế đối với hàng hóa XNK chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong tổng thu ngân sách (chỉ từ 1-5%). Còn ở các nƣớc đang phát triển thì thuế XNK luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ góp phần bảo hộ sản xuất trong nƣớc, khuyến khích xuất khẩu, góp phần điều tiết kinh doanh và định 8 hƣớng tiêu dùng. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn là công cụ để kiểm soát hoạt động ngoại thƣơng, công cụ thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, công cụ để thực hiện phân biệt đối xử trong quan hệ thƣơng mại. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có nguồn gốc từ lâu đời và đƣợc áp dụng rộng rãi trên thế giới, hơn nữa hàng hóa XNK cũng vô cùng đa dạng, phong phú nên có nhiều tiêu chí để phân loại thuế quan. - Theo mục đích, bao gồm: Thuế quan theo mục đích ngân khố, Thuế quan theo mục đích bảo hộ, Thuế chống bán phá giá, Thuế quan theo mục đích trừng phạt. -Theo đối tƣợng chịu thuế, bao gồm: Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, Thuế quá cảnh. - Theo mức độ quan hệ ngoại thƣơng, bao gồm: Thuế thông thƣờng, Thuế ƣu đãi, Thuế ƣu đãi đặc biệt. - Theo phạm vi áp dụng, bao gồm: Thuế quan tự quản, Thuế quan hiệp định. - Theo cách thức đánh thuế, bao gồm: Thuế đơn vị, Thuế tỷ lệ.  Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tƣợng chịu thuế theo qui định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế đƣợc cấu thành trong giá cả hàng hóa và do ngƣời tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa. Các hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhƣ: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; rƣợu, bia, bài lá, vàng mã, hàng mã…. Các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhƣ: kinh doanh vũ trƣờng, kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê; kinh doanh ca-si-nô… Ngƣời nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho hàng hóa nhập khẩu là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 9 Trƣờng hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhƣng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nƣớc thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là ngƣời nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.  Thuế bảo vệ môi trường Theo điều 2 Luật Thuế Bảo vệ môi trƣờng số 57/2010/QH12: Thuế bảo vệ môi trƣờng (BVMT) là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trƣờng. Các hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trƣờng nhƣ: xăng, dầu, mỡ nhờn; Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng… Ngƣời nộp thuế bảo vệ môi trƣờng cho hàng hóa nhập khẩu là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế BVMT số 57 năm 2010.  Thuế giá trị gia tăng (GTGT) Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT có những đặc điểm sau: - Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp. - Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. - Thuế GTGT là một loại thuế gián thu. - Thuế GTGT có tính lãnh thổ. Đối tƣợng chịu thuế GTGT: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tƣợng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tƣợng quy định tại Điều 5 của Luật Thuế GTGT số 13 năm 2008. 10 Ngƣời nộp thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa nhập khẩu là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng tại Điều 3 Luật Thuế GTGT số 13 năm 2008. 1.2.2 Mục tiêu của thuế XNK. Trong tiến trình phát triển của lịch sử cũng nhƣ tình hình kinh tế chính trị ở mỗi nƣớc, các chính phủ thƣờng sử dụng thuế hải quan vào các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên thuế quan thƣờng đƣợc sử dụng vào 3 mục tiêu chính sau: - Mục tiêu ngân khố: Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nƣớc. Mục tiêu này thƣờng đƣợc sử dụng ở các nƣớc đang phát triển và kém phát triển. Ở các nƣớc đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong khi sản xuất trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nên có nhu cầu nhập khẩu. Bên cạnh đó khả năng tài chính của Nhà nƣớc lại eo hẹp. Do đó, để đảm bảo đƣợc số thu cho ngân sách nhà nƣớc thì thu thuế đối với hàng hóa XNK rất đƣợc coi trọng. - Mục tiêu bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc: là việc sử dụng thuế quan nhƣ một rào cản giúp cho các ngành nghề, sản phẩm trong nƣớc (thƣờng là trong nông nghiệp và công nghiệp nhẹ…) có điều kiện thuận lợi phát triển, tránh đƣợc những thách thức do cạnh tranh quá lớn ở thị trƣờng trong nƣớc khi ngành nghề đó mới phát triển và còn non yếu. - Mục tiêu kiểm soát hoạt động ngoại thƣơng: Hoạt động ngoại thƣơng thƣờng đƣợc kiểm soát bởi nhiều công cụ khác nhau trong đó thuế quan là công cụ hữu hiệu nhất. Kiểm soát hoạt động ngoại thƣơng - khuyến khích XNK những mặt hàng có lợi và hạn chế những hàng có hại - tùy theo mục đích từng giai đoạn để đảm bảo cho kinh tế xã hội phát triển theo chiều hƣớng thuận lợi nhất. Để đạt đƣợc mục tiêu của thuế XNK và góp phần đạt mục tiêu chung của quốc gia thì công cụ thuế quan cần đƣợc vận dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào tình hình kinh tế chính trị đất nƣớc và mục đích từng thời kỳ. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng