Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý thu bảo hiểm xã hội tại quận đống đa, hà nội...

Tài liệu Luận văn quản lý thu bảo hiểm xã hội tại quận đống đa, hà nội

.PDF
97
1846
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THÚY HẰNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THÚY HẰNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Khánh XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT...................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ .................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1 Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ............................ 4 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu :……………………………………...4 1.1.1 Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận văn:……4 1.1.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu :………………………5 1.2 Các khái niệm cơ bản................................................................................ 5 1.2.1 Khái niệm Bảo hiểm: .............................................................................. 5 1.2.2. Khái niệm Bảo hiểm xã hội: .................................................................. 8 1.2.3. Khái niệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội: ............................................ 10 1.3. Cơ sở lý luận của quản lý thu Bảo hiểm xã hội ................................... 11 1.3.1. Vai trò, ý nghĩa quản lý thu Bảo hiểm xã hội: ................................... 11 1.3.2. Nội dung quản lý thu Bảo hiểm xã hội ............................................... 13 1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội: ..................... 21 1.3.4 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý thu BHXH: .............................. 23 1.4. Kinh nghiệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội và bài học rút ra cho BHXH quận Đống Đa: .................................................................................. 24 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH tại quận Hoàn Kiếm: .................... 24 1.4.2. Kinh nghiệm ngoài nước: .................................................................... 25 1.4.3. Bài học rút ra cho BHXH quận Đống Đa về công tác quản lý thu BHXH: ............................................................................................................ 27 Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 29 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu: ..................................................................... 29 2.2. Thiết kế nghiên cứu : ............................................................................. 30 Chƣơng 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA ...................................................................................... 32 3.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa ..................................... 32 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH quận Đống Đa: ...... 32 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH quận Đống Đa ..... 32 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH quận Đống Đa ........................... 34 3.1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH quận Đống Đa: ............................................................................... 36 3.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH quận Đống Đa. ............... 36 3.2. Phân tích thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa giai đoạn 2010 – 2014. .......................................................................................... 37 3.2.1.Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội : ................................... 37 3.2.2. Quản lý phương thức và tỷ lệ thu BHXH .............................. 45 3.2.3. Tổ chức thu Bảo hiểm xã hội: ............................................................. 48 3.2.4. Kiểm tra, giám sát công tác thu BHXH......………………………….54 3.3. Đánh giá chung quản lý thu BHXH tại BHXH quận Đống Đa 55 3.3.1. Ưu điểm, hạn chế công tác quản lý thu BHXH tại quận Đống Đa: ........ 56 3.3.2. Thuận lợi, khó khăn trong quản lý thu BHXH tại quận Đống Đa........ 64 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BHXH TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA ................................................................... 66 4.1. Định hƣớng và quan điểm hoàn thiện quản lý thu BHXH tại quận Đống Đa. ......................................................................................................... 66 4.1.1. Định hướng phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:.................... 66 4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đống Đa đến năm 2020:.......... 68 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại BHXH quận Đống Đa. ......................................................................................................... 69 4.2.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH. ............................................................................................ 69 4.2.2. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. ....................................................................................................... 70 4.2.3. Đổi mới và tăng cường công tác thu Bảo hiểm xã hội. .......... 72 4.2.4. Tăng cường phối hợp với các ngành trong quá trình thực hiện. ............................................................................................... 73 4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác thu BHXH ..................................................... 75 4.2.6. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin. ..................... 75 4.2.7. Thực hiện tốt cơ chế một cửa linh hoạt, thông thoáng hơn. .. 76 4.2.8.Các biện pháp khác:............................................................... 78 KẾT LUẬN .................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... 83 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế DN Doanh nghiệp DSPHSK Dưỡng sức phục hồi sức khỏe HCSN Hành chính sự nghiệp KCB Khám chữa bệnh NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NSNN Ngân sách nhà nước MSLĐ Mất sức lao động TNLĐ - BNN Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp UBND Ủy ban nhân dân i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT, BHTN 2 Bảng 1.2 Người lao động là phu nhân (phu quân) hưởng 13 lương từ Ngân sách của Nhà nước. 3 Bảng 1.3 Người lao động là phu nhân (phu quân) không phải 13 là cán bộ, công chức Nhà nước nhưng đã có quá trình tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. 4 Bảng 3.1 Tổng số cán bộ công chức, viên chức ở BHXH 31 quận Đống Đa. 5 Bảng 3.2 Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH 32 quận Đống Đa giai đoạn 2010 - 2014. 6 Bảng 3.3 Số lượng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc theo 33 khối quản lý tại BHXH quận Đống Đa giai đoạn 2010 - 2014. 7 Bảng 3.4 Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại 36 BHXH quận Đống Đa giai đoạn 2010 - 2014. 8 Bảng 3.5 Số lượng người lao động tham gia BHXH bắt buộc 38 phân theo khối quản lý tại BHXH quận Đống Đa giai đoạn 2010 - 2014. 9 Bảng 3.6 Tổng quỹ lương và mức đóng BHXH bắt buộc tại 41 BHXH quận Đống Đa giai đoạn 2010 - 2014. 10 Bảng 3.7 Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH Đống Đa 44 giai đoạn 2010 - 2014. 11 Bảng 3.8 Kết quả thu BHXH bắt buộc phân theo khối, 45 ngành, loại hình quản lý giai đoạn 2010 - 2014. 12 Bảng 3.9 Tình hình nợ BHXH của các đơn vị giai đoạn 49 2010 - 2014. 13 Bảng 3.10 Tình hình nợ đọng của các đơn vị phân theo khối, 51 ngành, loại hình quản lý giai đoạn 2010 -2014. ii 13 DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ STT Sơ đồ/ Nội dung Biểu đồ 1 Sơ đồ 3.1 2 Biểu đồ 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH quận Đống Đa. So sánh số tiền nợ đọng với số tiền phải thu. iii Trang 29 49 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Bảo hiểm xã hội chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng và gắn liền với nền kinh tế đang đổi mới và hội nhập hiện nay, xác định đúng vị trí của Bảo hiểm xã hội trong cuộc sống, sự tác động của nó đối với người lao động là một vấn đề khó. Thực tế trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật về Bảo hiểm xã hội ở nước ta thường bị động, mang tính chắp vá, chưa hoàn thiện, thực hiện thiếu đồng bộ. Do đó, đã có những ảnh hưởng nhất định tới quyền lợi của người lao động. Trong thời gian qua, chất lượng công tác thu Bảo hiểm xã hội còn bộc lộ những hạn chế như: số đơn vị, số người lao động chưa tham gia Bảo hiểm xã hội còn nhiều, tỷ lệ gia tăng về mức lương làm căn cứ tính mức thu Bảo hiểm xã hội hàng năm chưa cao, gây ra những ảnh hưởng về quyền và lợi ích cho người lao động. Về cơ bản việc tăng trưởng nguồn thu Bảo hiểm xã hội còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Công tác thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn của quận Đống Đa dù đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng thể không tránh khỏi những hạn chế nêu trên. Để khắc phục những hạn chế, tồn tại, nhằm từng bước mở rộng và tăng trưởng nguồn thu Bảo hiểm xã hội, phát triển và phát triển một cách bền vững quỹ Bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên quận Đống Đa, điều đó rất cần có những công trình nghiên cứu khoa học một cách đầy đủ và toàn diện. Do vậy, nghiên cứu công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội cả trên bình diện lý luận và thực tiễn là rất cần thiết, mang tính thời sự sâu sắc. Với nhận thức của bản thân và kiến thức có được khi trực tiếp làm công tác thu tại BHXH quận Đống Đa, đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại quận Đống Đa – Hà Nội” cho Luận văn tốt nghiệp với 1 mong muốn nghiên cứu sâu hơn về phần kiến thức và kinh nghiệm đã có, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp, đóng góp ý kiến về một vấn đề mà đang được ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam quan tâm đó là “chất lượng quản lý thu Bảo hiểm xã hội” và nguồn nhân lực chất lượng cao. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích nghiên cứu : Luận văn được thực hiện với mục đích làm sáng tỏ lý luận về chất lượng quản lý thu BHXH. Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, cân bằng quỹ BHXH, hạn chế thất thoát nguồn thu gây thiệt hại cho các bên tham gia BHXH và cho nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp, những khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng quản lý nguồn thu Bảo hiểm xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu : - Hệ thống hóacơ sở lý luận cơ bản về quản lý thuBHXH. - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH tại quận Đống Đa, tìm ra điểm mạnh - điểm yếu, khó khăn – thuận lợi, hạn chế, yếu kém trong quá trình quản lý thu BHXH giai đoạn 2010 – 2014. - Đưa ra các giải pháp, đề xuấtnhững khuyến nghịnâng cao chất lượng quản lý thu BHXH trên địa bàn quận Đống Đa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1.Đối tượng nghiên cứu :Quản lý đối tượng tham gia BHXH, quản lý mức thu BHXH, tổ chức thu BHXH ( phân cấp thu BHXH,công tác lập - xét duyệt kế hoạch thu,quản lý hồ sơ tài liệu ). 3.2.Phạm vi nghiên cứu : Công tác quản lý thu BHXH tạiBHXH quận Đống Đa giai đoạn 2010 – 2014. 2 4. Kết cấu của luận văn: Với mục đích, yêu cầu và phương pháp nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung Luận văn được xây dựng theo kết cấu: Chương 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu và thực tiễn về quản lý thuBHXH. Chương 2.Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu Chương 3. Thực trạng quản lý thu BHXH tạiquận Đống Đa giai đoạn 2010 – 2014. Chương 4. Giải pháp hoàn thiệnquản lý thuBHXH tạiBHXH quận Đống Đa. 3 Chƣơng 1 :TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu : 1.1.1 Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài : Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý thu Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được công bố, đáng chú ý như: - Năm 2000, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cơ bản để hoàn thiện hệ thống Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”; do Tiến sĩ Kinh tế Nguyên Huy Ban chủ đề tài”; Tác giả đã nêu những quan điểm và định hướng cơ bản để phát triển BHXH ở Việt Nam, đồng thời đề ra một số giải pháp cho việc hoạch định chính sách BHXH ở Việt Nam, phân tích đánh giá những thành tựu, cũng như những mặt đạt được của hệ thống chính sách BHXH và tổ chức thực hiện chính sách đó ở Việt Nam. - Năm 2005, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số CB2005-10-51: “Nghiên cứu xây dựng lộ trình thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với người lao động ở Việt Nam”; do Tiến sĩ Nguyên Tiến Phúc chủ đề tài; Đề tài đánh giá thực trạng về lao động và việc làm của Việt Nam trong thời gian qua, nêu được các thành tựu cũng như mặt hạn chế yếu kém ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng tham gia BHXH của người lao động như thế nào. Đồng thời đề tài cũng sơ lược về quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta trong những năm gần đây, nêu rõ những thành tựu và những tồn tại ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng lộ trình thực hiện BHXH ở nước ta trong thời gian tới. - Năm 2008, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số CB2008-08-05: “Cơ sở khoa học xây dựng dữ liệu phục vụ cho mục tiêu tính toán cấn đối quỹ Bảo hiểm xã hội” do TS Trịnh Thị Hoa làm 4 chủ nhiệm đề tài. Đề tài đánh giá được thực trạng hoạt động thống kê hiện nay của BHXH Việt Nam. Hoàn thiện hệ thống dữ liệu phục vụ hoạt động thống kê trong tính toán cân đối quỹ BHXH. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020” chủ nhiệm đề tài là TS. Nguyễn Huy Ban. Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển BHXH, những mục tiêu cơ bản trong phát triển nền kinh tế và xã hội ở Việt Nam; hoạt động BHXH là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế; những yêu cầu để phát triển BHXH đáp ứng sự phát triển kinh tế và xã hội. Đề tài đã nêu những quan điểm và định hướng cơ bản để phát triển BHXH ở Việt Nam, đồng thời đề ra một số giải pháp cho việc hoạch định chính sách BHXH ở Việt Nam, như dự báo dân số và lao động đến năm 2020; vấn đề BHXH cho các loại hình lao động thuộc các khu vực kinh tế khác nhau; các nguồn đóng góp, mức đóng góp và cơ chế quản lý sử dụng quỹ BHXH. Các công trình nghiên cứu trên đề cập tới thực trạng chất lượng quản lý thu Bảo hiểm xã hội trong cơ quan, đơn vị Bảo hiểm xã hội thời gian qua. Đó là hướng nghiên cứu rộng, xung quanh vấn đề thu Bảo hiểm xã hội nói chung hoặc nghiên cứu trên phương diện Triết học, Xã hội học, Kinh tế học hay nghiên cứu sâu vào một trong những khía cạnh của BHXH nói chung. 1.1.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu: Trên cơ sở kế thừa một số kết quả đã nghiên cứu và với mong muốn tập trung nghiên cứu một cách cụ thể hơn về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội, đặc biệt trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp giải quyết có tính tương đối toàn diện đối với các tổ chức liên quan: Nhà nước, cơ quan Bảo hiểm xã hội, tổ chức Công đoàn, người sử dụng lao động, 5 người lao động, tòa án, trọng tài … trong việc xử lý vấn đề quản lý thu Bảo hiểm xã hội hiện nay. Luận văn cần làm rõ cơ sở lý luận về công tác thu BHXH, đánh giá được thực trạng quản lý thu BHXH tại quận Đống Đa, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt đạt được cũng như hạn chế để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH trên địa bàn quận Đống Đa giai đoan tới. 1.2 Các khái niệm cơ bản 1.2.1 Khái niệm Bảo hiểm: Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh phát triển rất mạnh, với tốc độ tăng trưởng trung bình khá cao. Đặc biệt, ở một số nước trên thế giới, bảo hiểm đã trở thành một phần không thể thiếu trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống nói chung. Vậy bảo hiểm hình thành do sự tồn tại các loại rủi ro và sự đòi hỏi con người phải có những biện pháp đề phòng, ngăn chặn việc xảy ra rủi ro, đồng thời, khắc phục, hạn chế những hậu quả của rủi ro. Bắt đầu từ bảo hiểm hàng hải, rồi tới những loại bảo hiểm khác như bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm nhân thọ…, bảo hiểm ngày nay đã phát triển nhanh chóng trên nhiều mặt và dần dần đóng vai trò rất quan trọng đối với con người. Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh nhân loại. Tuy nhiên, bảo hiểm thực sự xuất hiện từ khi nào thì người ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác. ý tưởng về bảo hiểm được coi là đã xuất hiện từ khá lâu, khi mà người xưa đã nhận ra lợi ích của việc xây dựng một kho thóc lúa dự trữ chung phòng khi mất mùa, chiến tranh…Mặc dù bảo hiểm đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển từ rất lâu, do tính đặc thù của loại hình dịch vụ này, cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về bảo hiểm. Theo các chuyên gia bảo hiểm, một khái niệm đầy đủ và thích hợp cho bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm), sự hoán chuyển rủi 6 ro và phải bao gồm cả sự kết hợp số đông các đối tượng riêng lẻ, độc lập chịu cùng một rủi ro như nhau tạo thành một nhóm tương tác. Có nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm; theo Dennis Kessler “bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít”. Còn theo Monique Gaullier “bảo hiểm là một nghiệp vụ; qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”. Theo các chuyên gia Pháp, một khái niệm vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho bảo hiểm xã hội) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho bảo hiểm thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể phát biểu như sau: “Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”. Các khái niệm trên hoặc quá thiên về góc độ xã hội, hoặc quá thiên về góc độ kinh tế, kỹ thuật, nên ít nhiều cũng còn thiếu sót, chưa phải là một khái niệm bao quát, hoàn chỉnh. Nói một cách chính xác, bảo hiểm là một dịch vụ tài chính, dựa trên cơ sở tính toán khoa học, áp dụng biện pháp huy động từ nhiều người, nhiều đơn vị cùng tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm bằng tiền để bồi thường thiệt hại về tài chính do tài sản hoặc tính mạng của người được bảo hiểm gặp phải tai nạn rủi ro bất ngờ. Tập đoàn bảo hiểm AIG (Mỹ) định nghĩa: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty 7 đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày 09/12/2000) thì “kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Như vậy, để có một khái niệm chung nhất về bảo hiểm, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm”. 1.2.2. Khái niệm Bảo hiểm xã hội: Theo Từđiển Bách Khoa Việt Nam: “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động, khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”. Bảo hiểm xã hội là xương sống trong hệ thống an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội dựa trên nguyên tắc “cùng nhau chia sẻ rủi ro”. Người tham gia Bảo hiểm xã hội phải có nghĩa vụ đóng góp để xây dựng một quỹ chung, quỹ đó gọi là quỹ Bảo hiểm xã hội. Quỹ Bảo hiểm xã hội được sử dụng với mục đích thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia Bảo hiểm xã hội 8 khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập từ nghề nghiệp, hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm. Trong bất cứ xã hội nào có nền kinh tế thị trường, nhu cầu Bảo hiểm xã hội luôn luôn là yêu cầu thiết yếu cuộc sống của cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động. Ở hầu hết các nước trên thế giới, dưới các hình thức khác nhau, Bảo hiểm xã hội đã ra đời và phát triển hàng trăm năm nay, từ tự phát đến tự giác, từ tự nguyện đến bắt buộc, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Ở nước ta, trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung chỉ có công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang mới được tham gia Bảo hiểm xã hội, Nhà nước đảm bảo đối tượng này những trợ cấp khác nhau bằng tiền hoặc hiện vật. Nguồn chi trả Bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước cấp trên cơ sở đóng góp của các doanh nghiệp và của Nhà nước, còn người lao động không phải trực tiếp đóng góp. Chuyển sang cơ chế thị trường, người lao động trong mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia Bảo hiểm xã hội. Khi đó Bảo hiểm xã hội không phải chỉ có sự đảm bảo, sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với công nhân, viên chức mà là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của mọi người lao động khi họ giảm hoặc mất khả năng lao động. Theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/NĐCP ngày 26/1/1995 của Chính phủ quy định chế độ Bảo hiểm xã hội hiện hành. Bao gồm các chế độ sau: Chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp tai nạn lao động; chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp; chế độ trợ cấp hưu trí; chế độ trợ cấp tử tuất. Ngoài ra, theo Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/3/2001 thì Bảo hiểm xã hội còn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội. 9 Theo quy định tại Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007) nêu rõ: “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ Bảo hiểm xã hội”. Có thể chia Bảo hiểm xã hội ra làm 2 loại: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện. - Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Theo quy định tại Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình Bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia”. - Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Theo quy định tại Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình Bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng Bảo hiểm xã hội”. 1.2.3. Khái niệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội: Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng tiền BHXH theo mức quy định đủ về số lượng, đúng về thời gian. Trên cơ sở đó hình thành, tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo thực hiện chi trả các chế độ BHXH và tổ chức hoạt động sự nghiệp của BHXH. Qua nghiên cứu tài liệu và một số đề tài nghiên cứu khoa học, quản lý thu BHXH được hiểu là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của Nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, giáo dục, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, đủ số lượng và đảm bảo thời gian quy định. 10 1.3. Cơ sở lý luận của quản lý thu Bảo hiểm xã hội 1.3.1. Vai trò, ý nghĩa quản lý thu Bảo hiểm xã hội: Quỹ BHXH hiện đang được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một công quỹ độc lập với NSNN, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ. Vì thế công tác thu BHXH ngày càng trở thành khâu quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính sách BHXH. - Quản lýthu BHXH nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH được tập trung thống nhất. Thu BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương, là hoạt động thường xuyên và đa dạng của ngành BHXH cùng với sự phối hợp của các ban ngành chức năng trên cơ sở quy định của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia BHXH. Đồng thời tránh được tình trạng nợ đọng BHXH từ các cơ quan đơn vị, từ người tham gia BHXH. Qua đó, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện và triển khai chính sách BHXH nói chung và giữa người tham gia BHXH nói riêng. - Để chính sách BHXH được diễn ra thuận lợi thì quản lýthu BHXH có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập cùng thực hiện chính sách BHXH. Bởi đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình tạo lập quỹ BHXH.Đồng thời, đây cũng là một khâu bắt buộc đối với người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình. Do vậy công tác thu BHXH là một công việc đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên, liên tục, kéo dài trong nhiều năm và có sự biến động về mức đóng và số lượng người tham gia. - Quản lý thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung về mộtmối, vừa đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số lượng người 11 tham gia BHXH biến đổi ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc. Quản lý thu BHXH đòi hỏi phải được tổ chức tập trung thống nhất có sự lien kết chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài chính, đảm bảo độ chính xác trong ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan đơn vị cũng như của từng NLĐ. Hơn nữa, hoạt động thu BHXH là hoạt động liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả một đời người và có tính kế thừa, số thu BHXH một phần dựa trên số lượng người tham gia BHXH để tạo lập quỹ BHXH, cho nên nghiệp vụ của quản lý thu BHXH có một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết trong thực hiện chính sách BHXH. Bởi đây là khâu đầu tiên giúp cho chính sách BHXH thực hiện được các chức năng cũng như bản chất của của mình. - Hoạt động của quản lý thu BHXH ở hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai. BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên cơ sở nguyên tắc có đóng có hưởng của BHXH đã đặt ra yêu cầu quy định đối với công tác thu nộp BHXH. Nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả cho các chế độ BHXH cho NLĐ. Vì vậy, hoạt động thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH. Do đó, thực hiện quản lý thu BHXH đóng vai trò quyết định, then chốt trong quá trình đảm bảo ổn định cho cuộc sống của NLĐ cũng như các đơn vị doanh nghiệp được hoạt động bình thường. Thực hiện tốt quản lý thu BHXH có ý nghĩa to lớn đối với chinh sách an sinh của Nhà nước. - Ổn định và phát triển nền kinh tế, đó là nguồn quỹ dự phòng của Bảo hiểm xã hội. Chính nguồn quỹ dự phòng này sẽ là sự bảo đảm của Nhà nước 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng