Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý tài chính tại trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nộ...

Tài liệu Luận văn quản lý tài chính tại trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội

.PDF
94
309
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------  -------- NGUYỄN VĂN SƠN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------  -------- NGUYỄN VĂN SƠN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN NGỌC XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN TS. Phạm Văn Ngọc TS. Nguyễn Trúc Lê Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng ở bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015 Tác giả Nguyễn Văn Sơn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ rất nhiệt tình và có hiệu quả từ Phòng Đào tạo - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Phòng Kế hoạch – Tài chính và các phòng ban liên quan của trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Phạm Văn Ngọc – Phó hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015 Tác giả Nguyễn Văn Sơn TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả: Nguyễn Văn Sơn Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Bảo vệ năm: 2015 Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Phạm Văn Ngọc Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng công tác quản lý tài chính của nhà trƣờng, từ đó đề ra các giải pháp quản lý tài chính hiệu quả, phát huy tốt nhất mối quan hệ giữa quản lý tài chính với nâng cao và duy trì chất lƣợng đào tạo một cách bền vững của trƣờng ĐHNN - ĐHQGHN. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận về quản lý tài chính với chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng đại học. - Bài học kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số trƣờng Đại học của các nƣớc trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính cho trƣờng ĐHNN - ĐHQGHN. - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính của Trƣờng ĐHNN - ĐHQGHN. Rút ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế từ đó làm rõ hơn các vấn đề cần giải quyết. - Kiến nghị, đề xuất các giải pháp và một số kiến nghị về quản lý tài chính nhằm nâng cao và duy trì bền vững chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Những đóng góp mới của luận văn: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính tại các trƣờng công lập và bổ sung thêm một số lý luận về quản lý tài chính dƣới góc độ đơn vị đào tạo đại học công lập. - Bài học kinh nghiệm của một số trƣờng đại học công lập về quản lý tài chính, từ đó rút ra một số bài học có thể vận dụng cho Trƣờng ĐHNN ĐHQGHN. - Đánh giá tƣơng đối toàn diện thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng ĐHNN - ĐHQGHN theo khung lý thuyết đã phân tích, đề xuất. - Đề xuất một số phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các trƣờng đại học công lập nói chung và tại Trƣờng ĐHNN ĐHQGHN nói riêng, làm cơ sở cho các nhà quản lý tham khảo để đƣa ra các quyết sách phù hợp về quản lý tài chính. MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt ........................................................................................... i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii Danh mục hình vẽ ............................................................................................ iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ....................................................................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 5 1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính ở trƣờng đại học công lập nói chung và của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN nói riêng ...................... 8 1.2.1. Đặc điểm trường Đại học công lập và tài chính trường Đại học công lập . 8 1.2.2. Quản lý tài chính trong trường đại học công lập .............................. 10 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính của trường Đại học công lập ........................................................................................................ 13 1.2.4. Nội dung quản lý tài chính của trường Đại học công lập ................. 16 1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trƣờng đại học công lập của một số trƣờng đại học trong nƣớc và trên thế giới và bài học cho Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN .................................................................................... 23 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trường đại học công lập của một số nước trên thế giới ............................................................................. 23 1.3.2. Bài học kinh nghiệm Quản lý tài chính tại Trường ĐH Công đoàn 265 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN ... 26 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 27 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu.................................................... 27 2.1.1. Phương pháp tổng hợp thông tin ....................................................... 27 2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 27 2.2. Phƣơng pháp phân tích, xử lý thông tin .................................................... 28 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................. 28 2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin ...................................................... 28 2.2.3. Phương pháp chuyên gia, hội thảo .................................................... 28 2.2.4. Phương pháp kế thừa ......................................................................... 29 2.2.5. Phương pháp so sánh ........................................................................ 29 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ............................................. 30 2.3.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu .......................................................... 30 2.3.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu ......................................................... 30 2.4. Các công cụ, phƣơng pháp phân tích số liệu, dữ liệu sơ cấp, thứ cấp ...... 30 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN .................................................................... 31 3.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN ............................. 31 3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển ............................................................... 31 3.1.2. Bối cảnh chung trong Đại học Quốc gia Hà Nội .............................. 32 3.1.3. Các yếu tố nguồn lực của trường ...................................................... 34 3.1.4. Bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý tài chính của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN ................................................................................ 35 3.2. Thực trạng quản lý tài chính ở trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................................................... 38 3.2.1. Công tác lập kế hoạch ....................................................................... 38 3.2.2. Phân bổ tài chính ............................................................................... 39 3.2.3. Quản lý nguồn thu – chi..................................................................... 42 3.2.4. Thanh tra, kiểm tra ............................................................................ 47 3.3. Đánh giá chung về quản lý tài chính ở trƣờng Đại học Ngoại ngữ ĐHQGHN ......................................................................................................... 48 3.3.1. Những kết quả đạt được..................................................................... 48 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân......................................................... 51 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN .................. 57 4.1 Định hƣớng phát triển tài chính giáo dục đại học ở Việt Nam .................. 57 4.1.1 Mục tiêu phát triển giáo dục đại học đến năm 2020 .......................... 57 4.1.2 Định hướng phát triển bền vững về tài chính cho trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN ................................................................................ 58 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN ............................................................................................... 61 4.2.1. Công tác lập kế hoạch ....................................................................... 61 4.2.2. Công tác phân bổ tài chính ................................................................ 62 4.2.3. Tăng cường quản lý thu – chi ............................................................ 61 4.2.4. Tăng cường hạch toán kế toán, giám sát, kiểm tra đi đôi với công khai tài chính ............................................................................................... 70 4.3. Một số kiến nghị ........................................................................................ 72 4.3.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước ................................... 72 4.3.2. Kiến nghị với Đại học Quốc gia Hà Nội ........................................... 75 4.3.3. Kiến nghị với Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội ............. 77 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ĐHCL 2 ĐHQGHN 3 ĐNGV Đội ngũ giáo viên 4 GDĐH Giáo dục đại học 5 GDP 6 KTĐN 7 NCKHSV 8 NĐ - CP 9 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 10 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 11 QTKD Quản trị kinh doanh 12 TCNH Tài chính ngân hàng 13 TT - BTC Đại học công lập Đại học Quốc gia Hà Nội Tổng sản phẩm quốc nội Kinh tế đối ngoại Nghiên cứu Khoa học sinh viên Nghị định - Chính phủ Thông tƣ – Bộ tài chính i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 Nội dung Tổng hợp Kinh phí và quyết toán đã sử dụng các năm 2011 – 2013 Thu – chi ngân sách về phí, lệ phí trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN Dự toán chi ngân sách Nhà nƣớc ii Trang 44 45 47 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình 1 Hình 3.1 Nội dung Sơ đồ cơ cấu tổ chức trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN iii Trang 36 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong hệ thống giáo dục và đào tạo, giáo dục ở mỗi cấp học, bậc học có một vai trò nhất định, trong đó giáo dục Đại học là một khâu trọng yếu, đảm nhận sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, là động lực cho tăng trƣờng và phát triển kinh tế của đất nƣớc, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển giáo dục và đào tạo phải đi trƣớc một bƣớc so với phát triển kinh tế. Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ quan trọng có hiệu quả và tác động nhiều mặt và dài hạn. Để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo nói chung và đào tạo Đại học nói riêng, bên cạnh sự đổi mới về các mặt nhƣ tổ chức, cán bộ, chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo, việc đảm bảo nguồn tài chính và xác lập cơ chế quản lý tài chính cho các trƣờng Đại học có vai trò rất quan trọng. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, đối với các trƣờng công lập, nhất là các trƣờng chuyên ngành đào tạo cán bộ ngoại ngữ, việc đa dạng hóa nguồn tài chính và đổi mới tài chính sao cho tiết kiệm và có hiệu quả có vai trò góp phần quyết định đến sự phát triển lâu dài của các trƣờng. Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN đƣợc thành lập từ năm 1955, là cơ sở đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, trình độ cao về ngoại ngữ cho đất nƣớc. Trong những năm qua cùng với sự phát triển và xu thế hội nhập, quy mô, các loại hình, các chuyên ngành đào tạo của nhà trƣờng ngày càng đƣợc tăng cƣờng và mở rộng. Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đƣợc đặc biệt quan tâm về quy hoạch, đầu tƣ, phát triển, có nhiều cán bộ có học hàm, học vị cao, có uy tín ở một số chuyên ngành đào tạo ở trong nƣớc và khu vực. Cơ sở vật chất tƣơng đối đồng bộ và hiện đại, đáp ứng đƣợc yêu cầu 1 đào tạo chất lƣợng cao của nhà trƣờng. Tuy nhiên trong bối cảnh góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả hệ thống giáo dục đại học là đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo đƣợc bƣớc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng, hiệu quả và quy mô thì những áp lực về nâng cao và duy trì tính bền vững chất lƣợng đào tạo và cải cách về quản lý tài chính ở cấp trƣờng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu về công tác quản lý tài chính của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN là một vấn đề có tính cấp thiết. Với lý do đó tôi chọn đề tài “Quản lý tài chính tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Cần phải quản lý tài chính tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội như thế nào để duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng công tác quản lý tài chính của nhà trƣờng, từ đó đề ra các giải pháp quản lý tài chính hiệu quả, phát huy tốt nhất mối quan hệ giữa quản lý tài chính với nâng cao và duy trì chất lƣợng đào tạo một cách bền vững của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận về quản lý tài chính với chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng đại học: thu và phân bổ nguồn lực tài chính nhằm tạo đƣợc chất lƣợng và hiệu quả đào tạo. - Bài học kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số trƣờng Đại học của các nƣớc trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính cho trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. 2 - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN với yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo. Rút ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế từ đó làm rõ hơn các vấn đề cần giải quyết. - Kiến nghị, đề xuất các giải pháp và một số kiến nghị về quản lý tài chính nhằm nâng cao và duy trì bền vững chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý tài chính nói chung và trong mối quan hệ gắn với nâng cao và duy trì chất lƣợng đào tạo của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ ĐHQGHN nói riêng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Quản lý tài chính, từ quản lý các hoạt động thu chi, từ chính sách tài chính đến các chức năng của quá trình quản lý nhƣ lập kế hoạch ngân sách cân đối thu chi, phân bổ kinh phí, quyết toán, thanh tra, kiểm tra các nhiệm vụ đào tạo. - Phạm vi thời gian: Việc thu thập và phân tích số liệu thống kê về tài chính, sinh viên, cán bộ giảng viên của nhà trƣờng đƣợc tập trung vào các năm 2011 - 2013. 4. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính tại các trƣờng công lập và bổ sung thêm một số lý luận về quản lý tài chính dƣới góc độ đơn vị đào tạo đại học công lập. - Bài học kinh nghiệm của một số trƣờng đại học công lập về quản lý tài chính, từ đó rút ra một số bài học có thể vận dụng cho Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. 3 - Đánh giá tƣơng đối toàn diện thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN theo khung lý thuyết đã phân tích, đề xuất. - Đề xuất một số phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các trƣờng đại học công lập nói chung và tại Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN nói riêng, làm cơ sở cho các nhà quản lý tham khảo để đƣa ra các quyết sách phù hợp về quản lý tài chính. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý của các trƣờng đại học công lập, nhất là cán bộ Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức và chất lƣợng hoạt động quản lý và tác nghiệp cho cán bộ để có hiệu quả cao hơn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính ở trƣờng đại học công lập Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý tài chính ở Trƣờng Đại học Ngoại ngữ ĐHQGHN Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên diện rộng, tài chính của một trƣờng đại học công lập chính là tài chính công. Hẹp hơn một chút, đó là tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu, và xét trên diện ngành là tài chính cho giáo dục và xét theo đơn vị thụ hƣởng là tài chính cho một đơn vị cụ thể. Các nghiên cứu từ trƣớc tới nay cũng đƣợc thực hiện theo các cách tiếp cận này. Ở bình diện rộng nhất, đó là các công trình nghiên cứu về tài chính công, trong đó có đề cập đến tài chính cho giáo dục. Số lƣợng và cách tiếp cận tài chính công của nhóm theo bình diện này là khá phong phú và đa dạng. Bài viết của tác giả Siciliano (2008), “Tài chính cho nhà quản lý”, Tạp chí Tài chính Ý. Tác giả đã cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính cho các nhà quản lý và giúp họ sử dụng tài chính nhƣ là công cụ quản lý. Tạp chí không chỉ quan tâm tới kiến thức tài chính cơ bản mà còn hƣớng dẫn thu chi, kế toán, kế hoạch kinh doanh, huy động vốn ... và nhiều công cụ cần thiết để giúp các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp một cách tích cực. Bài viết của tác giả Parmenter (2009), “KPI - chỉ số đo lường hiệu quả” đã thiết lập các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện và phần thƣởng luôn luôn là vấn đề "gai góc" của mọi tổ chức. Để thiết lập một hệ thống tốt không chỉ giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu mà còn để tối đa hóa khả năng tổ chức, đặc biệt là thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực. Bài viết của tác giả Hauptman (2006), “Tài chính giáo dục đại học: Xu hướng và vấn đề ". Bài viết này tập trung cụ thể vào một trong những vấn đề nổi bật nhất của tài chính giáo dục đại học ở các nƣớc phát triển và kém phát 5 triển thập kỷ trƣớc, xác định khoảng trống giữa tốc độ tăng trƣởng số lƣợng sinh viên nhập học và khả năng của ngân sách Nhà nƣớc và tƣ nhân trong việc đáp ứng các nguồn lực tài chính cho sự tăng trƣởng. Tác giả Vĩnh Sang (2006) phân tích thực trạng về tính bị động và đề xuất các giải pháp tăng tính chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Nhóm tác giả Trần Minh Tá và Bạch Thị Minh Huyền (1996) phân tích khá đầy đủ, đề cập từ những quan điểm, cơ chế, chính sách đến các giải pháp tài chính quốc gia phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Một số tác giả khác cũng đã nghiên cứu và phân tích khá toàn diện về quản lý chi tiêu công, về các chính sách công. Ngoài các công trình nghiên cứu của các cá nhân còn xuất hiện các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam, trong đó phải kể đến nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về chi tiêu công tại Việt Nam. Bình diện thứ hai, hẹp hơn là tài chính dành cho đơn vị sự nghiệp có thu. Bình diện này chƣa thu hút đƣợc sự đầu tƣ, nghiên cứu của nhiều tác giả. Bài viết của tác giả Phan Thị Cúc, “Đổi mới quản lý tài chính ở đơn vị hành chính sự nghiệp có thu”, Nhà xuất bản Hà Nội, đề cập đến các nguồn đảm bảo các khoản chi cho đơn vị hành chính sự nghiệp, khoán chi hành chính, cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu công lập, ngoài công lập và các vấn đề đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Thứ ba, tài chính cho giáo dục là một bình diện thu hút đƣợc sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả. Nguyễn Duy Tạo (2000) đã nghiên cứu khá hệ thống nội dung cơ chế quản lý tài chính đối với các trƣờng đào tạo công lập, từ quy trình lập dự toán đến phân bổ chỉ tiêu, cơ chế giám sát. Tuy nhiên, đối tƣợng nghiên cứu là cơ chế quản lý tài chính ở các trƣờng công lập nói chung nên phần phân tích thực trạng và phần giải pháp đƣợc đánh giá và đề xuất chung cho các trƣờng công lập; những mô hình riêng, đặc thù nhất định không đƣợc đề cập. Năm 2004 và 2005, lần lƣợt các tác giả Đặng Văn 6 Du và Lê Phƣớc Minh đều có những công trình nghiên cứu về đầu tƣ tài chính cho giáo dục và chính sách tài chính cho giáo dục. Đó là những công trình thực sự có ý nghĩa lớn song phạm vi nghiên cứu là tƣơng đối rộng, không giới hạn ở một đơn vị cụ thể nào. Cũng trong năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Đề án đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 – 2020, song đề án chỉ mang tính định hƣớng. Ở cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có những nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội mà tiêu biểu là đề tài ở cấp ĐHQGHN “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn 2025” do TS. Phạm Văn Ngọc, Phó Hiệu trƣởng Trƣờng ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN, nguyên Trƣởng Ban Kế hoạch – Tài chính ĐHQGHN làm chủ nhiệm đề tài. Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Ngọc đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội. Song, cơ chế đó là của Đại học Quốc gia Hà Nội, cơ quan quản lý các đơn vị đào tạo thành viên và trực thuộc, còn các trƣờng thành viên vẫn cần phải có những nghiên cứu đặc thù của mình. Ở cấp trƣờng, mặc dù đã có một số báo cáo tại các hội nghị, hội thảo về công tác quản lý cơ sở vật chất và đổi mới cơ chế tài chính ở cấp trƣờng, nhƣng vẫn chƣa có những báo cáo mang tính chất của một đề tài nghiên cứu, hoặc đƣa ra đƣợc những giải pháp quản lý tài chính nhằm nâng cao và duy trì bền vững chất lƣợng đào tạo mang tính khoa học tƣơng xứng với vai trò vị trí của công cụ tài chính đối với việc nâng cao và duy trì bền vững chất lƣợng đào tạo của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Nhƣ vậy, tổng quan tài liệu có thể thấy nghiên cứu về tài chính cho giáo dục thu hút đƣợc sự chú ý của giới nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, nghiên cứu cơ chế tài chính với tính đặc thù ở Trƣờng Đại 7 học Ngoại ngữ - ĐHQGHN gắn với việc nâng cao và duy trì chất lƣợng đào tạo thì chƣa có bất cứ một nghiên cứu nào. 1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính ở trƣờng đại học công lập nói chung và của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN nói riêng 1.2.1. Đặc điểm trường Đại học công lập và tài chính trường Đại học công lập 1.2.1.1. Đặc điểm trường Đại học công lập Trƣờng Đại học công lập là trƣờng Đại học do Nhà nƣớc (Trung ƣơng hoặc địa phƣơng) đầu tƣ về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa..) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi, khác với đại học tƣ thục hoạt động bằng kinh phí đóng góp của học sinh, khách hàng hoặc các khoản hiến tặng. Trƣờng Đại học công lập là cơ sở giáo dục đào tạo do Nhà nƣớc thành lập, hoạt động chủ yếu bằng nguồn NSNN nhằm cung cấp các nguồn nhân lực có chất lƣợng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nƣớc. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay cả nƣớc có trên 311 trƣờng Đại học và Cao đẳng. Trên địa bàn thành phố Hà Nội có trên 40 trƣờng Đại học công lập. Chiến lƣợc phát triển giáo dục đến năm 2020 đã chỉ ra mục tiêu chiến lƣợc giai đoạn này là: “Đáp ứng nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá tình hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiển để mở rộng giáo dục sau trung học thông qua việc đa dạng hóa chƣơng trình đào tạo trên cơ sở xây dựng một hệ thống liên thông phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, miền của nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo. Tăng cƣờng thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho ngƣời khác”. Vì vậy mà quy mô đào tạo đại học công lập của nƣớc ta ngày càng đƣợc mở rộng, bao gồm nhiều loại hình đào tạo khác nhau. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng