Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý tài chính tại trường cao đẳng giao thông vận tải miền trung...

Tài liệu Luận văn quản lý tài chính tại trường cao đẳng giao thông vận tải miền trung

.PDF
119
250
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ THÙY DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN TRUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ THÙY DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN TRUNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự cố vấn của Người hướng dẫn khoa hoc PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp. Kết quả luận văn là trung thực. Các tài liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trần Thị Thùy Dung LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung". Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành quản lý kinh tế cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua. Xin gửi tới trường cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Trần Thị Thùy Dung MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................i DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................ii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ........................................................... 5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu............................................................................... 5 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................................ 5 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục công lập ................................................................................... 6 1.1.2. Đánh giá chung về các công trình đã nghiên cứu ......................................... 11 1.2. Lý luận chung về quản lý tài chính tại các cơ sở GDCĐ và ĐH công lập tự chủ tự chịu trách nhiệm một phần về tài chính ..................................................... 12 1.2.1. Tổng quan về cơ sở GDCĐ và ĐH công lập ................................................. 12 1.2.2. Tự chủ tài chính tại các cơ sở GDCĐ và ĐH công lập ................................. 14 1.2.2.1. Khái niệm tự chủ ..................................................................................... 14 1.2.2.2. Tự chủ về tài chính.................................................................................. 16 1.2.3. Quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập ............ 19 1.2.3.1. Khái niệm và vai trò của nguồn lực tài chính với sự phát triển của trường đại học, cao đẳng công lập ................................................................................... 19 1.2.3.2. Khái niệm và vai trò của quản lý tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập ....................................................................................................... 21 1.2.4. Nội dung của quản lý tài chính tại các trường đại học, cao đẳng công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm một phần chi phí hoạt động ............................................. 24 1.2.4.1. Quản lý các nguồn thu trong các trường cao đẳng đại học. .................... 25 1.2.4.2. Quản lý chi .............................................................................................. 31 1.2.4.3. Quản lý kết quả hoạt động tài chính tại các trường đại học, cao đẳng công lập ................................................................................................................ 35 1.2.4.4. Quản lý theo quy chế chi tiêu nội bộ trong các trường đại học cao đẳng .............................................................................................................................. 36 1.2.5. Tiêu chí đánh giá về quản lý tài chính .......................................................... 39 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại cơ sở giáo dục công lập ..... 41 1.2.6.1. Yếu tố bên trong...................................................................................... 41 1.2.6.2. Yếu tố bên ngoài ..................................................................................... 44 1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số cơ sở GDCĐ và ĐH và bài học cho trƣờng cao đẳng GTVT miền Trung ...................................................................... 47 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số cơ sở GDCĐ và ĐH ...................... 47 1.3.1.1. Kinh nghiệm của trường Đại học kinh tế Nghệ An ................................ 47 1.3.1.2. Kinh nghiệm tại trường Đại học Đà Lạt ................................................. 48 1.3.2 Bài học cho trường cao đẳng GTVT miền Trung .......................................... 49 Chƣơng 2:PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 51 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu .................................................................................. 51 2.2.Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu ............................................................. 52 2.3. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu ................................................................... 52 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GTVT MIỀN TRUNG ....................................................... 56 3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại trƣờng cao đẳng GTVT miền Trung ................................................................................................................ 56 3.1.1. Giới thiệu chung về Trường .......................................................................... 56 3.1.2. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại trường ................ 56 3.1.2.1. Bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động ...................................................... 56 3.1.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục .................................................................................... 59 3.1.2.3. Trình độ tổ chức, năng lực của cán bộ quản lý trong việc huy động và sử dụng nguồn tài chính tại các cơ sở giáo dục ........................................................ 60 3.1.3. Yếu tố bên ngoài............................................................................................ 60 3.1.3.1. Chính sách của nhà nước ....................................................................... 60 3.1.3.2. Điều kiện KT-XH ở tỉnh Nghệ An ......................................................... 61 3.2. Tình hình quản lý tài chính ta ̣i trƣờng Cao đẳ ng Giao thông vâ ̣n tải miề n Trung.......................................................................................................................... 62 3.2.1. Thực trạng quản lý các nguồn thu tại trường ................................................ 63 3.2.1.1. Các nguồn thu tại trường ........................................................................ 63 3.2.1.2. Quy trình quản lý thu tại Nhà trường ...................................................... 68 3.2.2. Thực trạng quản lý nô ̣i dung chi của trường Cao đẳ ng Giao thông vâ ̣n tải miề n Trung .............................................................................................................. 70 3.2.2.1. Các khoản chi tại trường ......................................................................... 70 3.2.2.2. Quy trình quản lý chi tại trường.............................................................. 75 3.2.3. Thực trạng quản lý kết quả hoạt động tài chính tại trường cao đẳng GTVT miền Trung .............................................................................................................. 77 3.2.4. Quản lý theo quy chế chi tiêu nội bộ tại trường ............................................ 79 3.2.4.1. Các khoản thanh toán cá nhân ................................................................ 79 3.2.4.2. Các khoản chi quản lý hành chính .......................................................... 81 3.3. Đánh giá chung về thƣc̣ tra ̣ng quản lý tài chính của trƣờng Cao đẳ ng GTVT miề n Trung .................................................................................................... 83 3.3.1. Những kế t quả đa ̣t đươ ̣c ................................................................................ 83 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................... 85 3.3.2.1. Hạn chế ................................................................................................... 85 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................ 87 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN TRUNG ............. 93 4.1. Chiến lƣợc phát triển và định hƣớng quản lý tài chính tại trƣờng Cao đẳng GTVT miền Trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ............................ 93 4.1.1. Chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ................................ 93 4.1.2. Định hướng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng GTVT miền Trung ....... 94 4.2. Biện pháp hoàn thiêṇ hoạt động quản lý tài chính của trƣờng Cao đẳ ng Giao thông vâ ̣n tải miề n Trung ............................................................................... 95 4.2.1. Quản lý nguồn thu chặt chẽ và các biện pháp tăng nguồ n thu của trường Cao đẳ ng Giao thông vâ ̣n tải miề n Trung ....................................................................... 95 4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của trường Cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung ........................................ 98 4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kế toán và quản lý tài chính ........................ 103 4.2.4. Thay đổi tỷ lệ trích lập các quỹ ................................................................... 105 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 109 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học 2 CSGD Cơ sở giáo dục 3 GTVT Giao thông vận tải 4 GDĐH Giáo dục đại học 5 NSNN Ngân sách nhà nước 6 TCTC Tự chủ tài chính i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 Phân bổ NSNN cho các hoạt động từ năm 2011 đến 2014 61 3 Bảng 3.3 Tổng nguồn thu từ năm 2011 đến 2014 64 4 Bảng 3.4 Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập từ năm 2011 đến 2014 68 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 Chênh lệch thu chi và trích lập các quỹ từ năm 2011 đến 2014 74 7 Bảng 3.7 Thu nhập tăng thêm từ năm 2011 đến 2014 75 Nguồn thu từ NSNN của trường CĐ GTVT miền Trung từ năm 2011 đến 2014 Cơ cấu khoản chi thường xuyên và không thường xuyên từ năm 2011 đến 2014 ii Trang 61 71 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hô ̣i XI của Đảng khẳ ng đinh ̣ “phát triể n giáo du ̣c là quố c sách hàng đầ u. Trong đó thực hiê ̣n đổ i mới căn bản , toàn diện nền giáo dục Viê ̣t Nam theo hướng chuẩ n hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa , xã hội hóa , dân chủ hóa , hô ̣i nhâ ̣p quố c tế và thực hiê ̣n đổ i mới cơ chế tài chính giáo du ̣c” . Như vâ ̣y, chủ trương đổi mới giáo dục Việt Nam trong đó có đổi mới và nâng cao chấ t lươ ̣ng quản lý tài chính ta ̣i các trường cao đẳng , đa ̣i ho ̣c là mô ̣t yêu cầ u cấ p thiế t để đảm bảo nguồ n tài chính phục vụ cho sự đổi mới và phát triển của ngành giáo dục nói chung và của các trường cao đẳng, đa ̣i ho ̣c nói riêng. Thực hiê ̣n viê ̣c đổ i mới cơ chế tài chiń h giáo du ̣c , viê ̣c nhà nước trao quyề n tự chủ , tự chiụ trách nhiê ̣m cho các đơn vi ̣sự nghiê ̣p có thu hoa ̣t đô ̣ng trong liñ h vực giáo du ̣c đào ta ̣o đă ̣c biê ̣t là giáo du ̣c cao đẳ ng, đa ̣i ho ̣c đã giúp các trường cao đẳ ng , đa ̣i ho ̣c công lâ ̣p chủ đô ̣ng hơn trong viê ̣c tổ chức công viê ̣c , sắ p xế p la ̣i bô ̣ máy , sử du ̣ng lao đô ̣ng và nguồ n lực tài chính để hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ đươ ̣c giao , phát huy mọi khả năng củ a đơn vi ̣để cung cấ p dich ̣ vu ̣ đào tạo với chất lượng cao cho xã hội , tăng nguồ n thu nhằ m từng bước nâng cao thu nhâ ̣p cho cán bô ̣ viên chức . Mă ̣t khác qua trao quyề n tự chủ , tự chiụ trách nhiê ̣m trong liñ h vực giáo du ̣c nhằ m th ực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đô ̣ng sự đóng góp của cô ̣ng đồ ng để phát triể n sự nghiê ̣p giáo du ̣c , huy , từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Trong những năm gầ n đây giáo du ̣c cao đẳ ng , đa ̣i ho ̣c ở Viê ̣ t Nam có rấ t nhiề u thay đổ i , ngày càng có nhiều trường cao đẳng , đa ̣i ho ̣c ngoài công lâ ̣p , đa ̣i học nước ngoài, các chương trình liên kết quốc tế và nhiều chương trình du học 1 tại chỗ của nước ngoài tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục đại học ở Việt Nam. Điều này đã đặt các trường cao đẳ ng, đa ̣i ho ̣c công lâ ̣p của Việt Nam vào một vị thế cạnh tranh lẫn nhau đồ ng thời cạnh tranh với những tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục đại học của nước ngoài ngày càng cao hơn. Mặt khác, thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, trao quyền tự chủ cho các trường cao đẳ ng , đa ̣i ho ̣c công lâ ̣p nhà nước sẽ từng bước giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên NSNN cho giáo dục cao đẳ ng, đại học với mục tiêu tăng tính tự chủ cho các trường nhằm giúp các trường nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm gánh nặng ngân sách chi cho giáo dục đại học. Như vậy, về mặt tài chính các trường cao đẳ ng, đa ̣i ho ̣c công lâ ̣p ở Việt Nam phải chủ động chuyển đổi nguồn thu theo hướng từ một cơ cấu nguồn thu chủ yếu dựa vào sự tài trợ của nhà nước sang một cơ chế nguồn thu đa dạng hơn, dựa nhiều hơn vào học phí cũng như những hoạt động dịch vụ khác của nhà trường. Trong xu thế chung của quá trình đổi mới giáo dục cao đẳng, đa ̣i ho ̣c công lâ ̣p ở Viê ̣t Nam , Trường Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miề n Trung l à đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ về tài chính tr ực thuộc Bô ̣ Giao thông vâ ̣n tải , trường đã rất tích cực cải cách và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi để đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong thời gian qua trường Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miề n Trung đ ã không ngừng phát triển và xây dựng trường theo mô hình một trường Cao đẳng đa ngành, đa cấp với các đặc thù về thiế t kế , xây dựng công trình, sữa chữa cơ khí , kế toán doanh nghiệp, kinh tế giao thông …vì v ậy nhu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý trong công tác tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 2 Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý tài chính tại trường Cao đẳ ng Giao thông vâ ̣n tải miề n Trung ” với mong muốn tìm hiểu thực trạng tự chủ tài chính và quản lý tài chính tại trường cao đẳ ng Giao thông vâ ̣n tải miề n Trung , chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính cho trường Cao đẳ ng G iao thông Vận tải miề n Trung trong thời gian tới. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính ta ̣i trường Cao đẳ ng Giao thông Vận tải miề n Trung. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, đề tài thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau đây - Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳ ng, đa ̣i ho ̣c công lâ ̣p. - Phân tić h và đánh giá thực tra ̣ng công tá c quản lý tài chiń h ta ̣i trường Cao đẳ ng giao thông vâ ̣n tải miề n Trung để chỉ ra những mă ̣t đa ̣t đươ ̣c và những điể m còn ha ̣n chế của công tác quản lý tài chiń h ta ̣i trường Cao đẳ ng giao thông vâ ̣n tải miề n Trung. - Đề xuấ t giả i pháp hoàn thiê ̣n công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳ ng Giao thông vâ ̣n tải miề n Trung? 3. Câu hỏi nghiên cứu Cần phải làm gì để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳ ng Giao thông Vận tải miền Trung? 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về quản lý tài chính của c ác cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học công lập 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào việc phân tích và đánh giá những nội dung cơ bản về hoạt động quản lý tài chính đối với trường cao đẳng GTVT miền Trung từ năm 2011 đến năm 2014 và đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này 5. Cấu trúc luâ ̣n văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luâṇ và th ực tiễn về quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học công lập Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực traṇ g công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của trường Cao đẳ ng Giao thông vận tải miền Trung 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập - Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 6 (107) 2012: “Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập – Những vấn đề đặt ra” (Chử Thị Hải – Năm 2012). Tác giả đã đặt ra những cơ sở pháp lý của việc giao quyền tự chủ, những kết quả đạt được cũng như những vướng mắc tồn tại mâu thuẫn trong việc thực hiện tự chủ về tài chính như mức thu về học phí và chỉ tiêu tuyển sinh còn giới hạn bởi các chế độ chính sách của nhà nước; cơ chế định mức chi tiêu còn thiếu tình thực tiễn, nhiều khoản chi phát sinh thực tế nhưng không có cơ chế thu đảm bảo, chưa có cơ chế chính sách đủ ngạch để các trường chi trả tiền lương, thưởng với mức đặc biệt để thu hút đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có chất lượng… - Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 9 (110)/2012: “Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo” Nguyễn Việt Hồng – Năm 2012). Tác giả đã nêu bật những kết quả, cũng như những nguyên nhân tồn tại trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước đối với hoạt động dịch vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, theo đó tính đến cuối năm 2011 đã có 20.226 đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của cac cơ quan Bộ, ngành trung 5 ương và đại phương (không kể khối lực lượng vũ trang) được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Trong đó 117 đơn vị (chiếm tỷ lệ 0,6% trong tổng số các đơn vị) tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên; 6.902 đơn vị chiếm tỷ lệ 34,1% trong tổng số đơn vị) tự đảm bảo một phần kinh phí thường xuyên và gần 13.207 đơn vị (chiếm tỷ lệ 65,3% trong tổng số đơn vị) do NSNN cấp toàn bộ kinh phí hoạt động. Như vậy, cho đến nay số đơn vị giáo dục và đào tạo tự đảm bảo kinh phí còn rất thấp, chủ yếu vẫn là các đơn vị sự nghiệp do nhà nước đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Nguyên nhân các đơn vị giáo dục và đào tạo tự đảm bảo kinh phí còn rất thấp trong thời gian qua cơ bản do Hệ thống cơ chế chính sách về quản lý phương thức hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo chưa đồng bộ; chưa tạo ra cơ chế hạch toán đầy đủ chi phí và cơ chế giá dịch vụ để khuyến khích các đơn vị sử dụng kinh phí gắn với hiệu quả công việc. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục công lập - Tạp chí tài chính số 4/2012: “Giao quyền tự chủ cho trường ĐH: Kinh nghiệm từ quá trình cải cách GDĐH của Hàn Quốc” (Đặng Văn Huấn, Năm 2012). Mở đầu bài viết tác giả đưa hai lý do chính giải thích sự lựa của mình là Hàn Quốc để liên hệ tới quá trình đổi mới giáo dục hiện nay của Việt Nam. Thứ nhất là, hiện nay Hàn Quốc đang là nước có những thành tựu to lớn về phát triển khoa học công nghệ và trong đó không thể không kể đến những thành tựu to lớn trong giáo dục đại học của Hàn Quốc. Do đó, việc xem xét một hiện tượng thành công như Hàn Quốc là cần thiết cho những nước phát triển sau như Việt Nam. 6 Thứ hai là, mặc dù, Hàn Quốc và Việt Nam hiện nay là hai nước có nền kinh tế và hệ thống chính trị khác nhau, nhưng nếu nhìn vào chỉ số GDP trên đầu người và hệ thống chính trị của Hàn Quốc vào những năm đầu 1980 khi nước này bắt đầu đổi mới giáo dục đại học thì có thể nhận thấy những nét tương đồng với Việt Nam hiện nay. Tiếp theo tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về những thành tựu đáng ghi nhận hiện nay của Hàn Quốc sau khi vượt qua nhiều thập kỷ hạn chế quyền tự chủ của các trường đại học. Tuy vậy, câu hỏi tác giả đặt ra là để có được sự dứt khoát đoạn tuyệt với chính sách quản lý cũ, Hàn Quốc đã phải trải qua những dấu mốc cải tổ nào, và làm cách nào để Chính phủ Hàn Quốc giám sát chất lượng giáo dục của các trường khi giao toàn quyền tự chủ cho các trường đại học. Đây là điều mà các nhà quản lý cũng như nhiều độc giả quan tâm. - Tạp chí Tài chính số 2 (2/ 2014): “Tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập: Những vấn đề cần tháo gỡ”. (Bùi Đức Nam – Năm 2014). Nhu cầu về tài chính cho giáo dục đại học đang ngày càng cao, tạo áp lực lên ngân sách nhà nước. Từ góc độ một cơ sở giáo dục đại học, bài viết đưa ra một số ý kiến xoay quanh vấn đề tài chính đại học đối với cơ sở giáo dục đại học công lập. Bài viết đưa ra 3 nguồn thu chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập, gồm từ ngân sách nhà nước và học phí, nguồn còn lại không đáng kể. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra quan điểm về cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học: “Đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển”. Điều này thể hiện rõ qua Nghị quyết số 35/2009/ QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm 20102011 đến năm học 2014-2015; Nghị định số 49/2009/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở 7 giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015... Những đổi mới này, đã tạo động lực quan trọng đối với các CSGDĐH công lập trong việc nâng cao quyền tự chủ, gắn với tự chịu trách nhiệm. Đồng thời tác giả đã phân tích các lý do mà việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa đạt được kết quả so với yêu cầu phát triển. Cuối cùng tác đưa ra các giải pháp và kiến nghị để tháo gỡ những vướng mắc và phát huy các kết quả đạt được. - Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh số 31 (31/2011): “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh” (Nguyễn Thị Yến Nam – Năm 2011). Bài viết đề cập đến thực trạng về tình hình tài chính và công tác quản lí tài chính của Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đối với các hoạt động chi thường xuyên được giao tự chủ trong chu kì kinh phí ổn định ba năm gần đây (2008-2010). Từ đó đề ra những giải pháp cho việc cải tiến công tác quản lí tài chính cũng như góp phần đổi mới công tác quản lý của nhà trường trong thời gian tới. - Tài liệu tham khảo: “Quản lý nhà nước và tự chủ tài chính trong các trường đại học” (Vũ Thiệp – Năm 2010). Tài liệu đề cập mối liên hệ giữa triết lý về giáo dục đại học (GDĐH) và mức độ tự chủ cho các cơ sở GDĐH, từ đó nhận xét về những bất cập trong cách tư duy về GDĐH tại Việt Nam hiện nay. Tác giả bàn về những vấn đề cụ thể như tự chủ đại học, phân tầng, cơ chế tài chính cho GDĐH, trước tiên phải xác định được GDĐH là gì, mục tiêu của GDĐH là gì, nhiệm vụ cơ sở GDĐH là gì? Hay nói cách khác là tư duy GDĐH trong giai đoạn hiện nay là gì? Đây cũng là những câu hỏi mà hầu hết các hệ thống GDĐH đang tiến hành đổi mới cũng đang xem xét và định nghĩa lại. Tài liệu phân tích 8 nội hàm của tự chủ đại học xuất phát từ triết lý về GDĐH tại mỗi quốc gia: Tự chủ về cái gì? Giao tự chủ cho cơ sở GDĐH nào và giao đến đâu? Làm sao có thể giám sát được việc thực hiện cam kết của trường ĐH khi nhận tự chủ? - Tài liệu tham khảo: “Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012” (Bộ Giáo dục và Đào tạo – Năm 2010). Hiện nay giáo dục đại học nước ta đã có sự phát triển vượt bậc về quy mô, đa dạng về sở hữu, phủ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng bên cạnh đó còn có những hạn chế về chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tài liệu được biên soạn để giúp cho người đọc hiểu rõ thực trạng của hệ thống giáo dục đại học hiện nay về Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012 và các văn bản quan trọng đối với hoạt động của các trường đại học, cao đẳng, gồm: Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 05, Nghị quyết của Quốc hội, các Báo cáo, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được xếp theo thứ tự bậc đào tạo: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, và hai Thông tư về Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Qua đó tài liệu là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng, các thầy, cô giáo phát huy sáng kiến, chủ động phối hợp với các Vụ, Cục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong 3 năm tới, tạo cơ sở cho đổi mới toàn diện giáo dục đại học trong các năm tiếp theo. 9 - Luận án Tiến Sỹ kinh tế: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam” (Đặng Văn Du – Năm 2003). Luận án làm sáng tỏ về mặt lý luận về hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học. Luận án phân tích thực trạng đầu tư tài chính, những kết quả đạt được cũng như hạn chế của công tác đầu tư tài chính cho giáo dục – đào tạo đại học ở Việt Nam. Luận án tập trung phân tích cụ thể, sâu sắc về thực trạng đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam để nhận định mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm , nhược điểm làm căn cứ cho các giải pháp hướng tới. Từ đó, luận án đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam. - Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Xã hội hóa giáo dục và cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục” (Bùi Tiến Hanh – Năm 2005). Tác giả phân tích thực trạng xã hội hóa giáo dục và cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục trên quan điểm toàn diện các hoạt động của cơ quan Nhà nước dành cho giáo dục – đào tạo. Luận án chủ yếu nghiên cứu xã hội hóa giáo dục kết hợp với cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục theo các thực trạng xã hội. Luận văn cũng đồng thời nhấn mạnh đến việc thanh tra và giám sát các hoạt động của các cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo việc xã hội hóa đúng theo quy định, tiêu chuẩn của nhà nước. Luận án phân tích hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác xã hội hóa trên tất cả các mặt: tổ chức quản lý phù hợp; áp dụng chính sách, công cụ quản lý của nhà nước linh hoạt và đạt hiệu quả; thanh tra, giám sát và điều hành công cuộc xã hội hóa giáo dục. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn còn đề cập đến những vấn đề còn hạn chế, bất cập của xã hội hóa. Luận văn chỉ rõ hạn chế lớn nhất là tốc độ xã hội hóa còn chậm so với tiềm năng và chỉ tiêu định hướng; mức độ phát triển xã hội hóa không đồng đều giữa các vùng miền và cả giữa các tỉnh, 10 thành phố, địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội như nhau. Qua phân tích đề án và cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng xã hội hóa giáo dục cũng như hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục. - Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường Đại học ở Việt Nam” (Nguyễn Anh Thái – Năm 2008). Luận án phát triển khuôn khổ hệ thống lý thuyết quản lý tài chính đối với cơ sở giáo dục nói chung và đối với các trường đại học nói riêng. Luận án phân tích các yếu tố đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý tài chính tại các trường đại học. Luận án phân tích thực trạng quản lý tài chính tại các trường đại học ở Việt Nam. Qua phân tích và đánh giá, luận án đã nêu những kết quả đã đạt được, bên cạnh đó chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân trong cơ chế quản lý tài chính tại các trường đại học ở Việt Nam. Từ kết quả đã nghiên cứu, đánh giá về thực trạng luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học ở Việt Nam. 1.1.2. Đánh giá chung về các công trình đã nghiên cứu Từ các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài có thể thấy tầm quan trọng của quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đặc biệt là các cơ sở tự chủ về tài chính. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cho các cơ sở giáo dục. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đã đưa ra được những cái nhìn tổng quan về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng