Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý rủi ro tín dụngđối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàn...

Tài liệu Luận văn quản lý rủi ro tín dụngđối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng việt nam –chi nhánh hà tĩnh

.PDF
118
182
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG THỊ DIỆU THUỲ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG THỊ DIỆU THUỲ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ THÁI HÀ Hà Nội - 2014 MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt ........................................................................................... i Danh mục bảng biểu......................................................................................... iii Danh mục sơ đồ, hình vẽ, biểu đồ .................................................................... iv LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .............................................................. 8 1.1 Tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại ................................................. 8 1.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại ......... 8 1.1.2 Vai trò ................................................................................................ 8 1.2 Rủi ro tín dụng của các NHTM ............................................................ 10 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng.............................................................. 10 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng ................................................................ 11 1.2.3. Nguyên nhân và hậu quả của RRTD .............................................. 12 1.3. Quản lý rủi ro tín dụng.......................................................................... 19 1.3.1 Nhận biết và đo lường RRTD .......................................................... 19 1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng.................................................... 26 1.4 . Đặc điểm của các DNVVN ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng ................ 33 1.4.1. Vai trò DNVVN............................................................................... 33 1.4.2 Đặc điểm của các DNVVN với tư cách là bộ phận khách hàng quan trọng của Ngân hàng thương mại ............................................................ 34 1.5 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại ............ 38 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 42 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH ........................... 44 2.1 Tổng quan hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN – Chi nhánh Hà Tĩnh.................................................................................... 44 2.1.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương VN – Chi nhánh Hà Tĩnh ........................................................................................................... 44 2.1.2. Hoạt động tín dụng giai đoạn 2011-2013 ..................................... 50 2.1.3. Tỷ lệ nợ xấu .................................................................................... 55 2.1.4. Hiệu quả sử dụng vốn..................................................................... 58 2.1.5. Vòng quay vốn tín dụng.................................................................. 60 2.1.6. Tình hình sử dụng vốn tín dụng...................................................... 60 2.1.7 Tỷ lệ tài sản đảm bảo ..................................................................... 63 2.2 Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN – Chi nhánh Hà Tĩnh ........................................... 65 2.2.1 Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh.................... 65 2.2.2 Tổ chức thực hiện ............................................................................ 66 2.3Đánh giácông tác quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN – Chi nhánh Hà Tĩnh ........................................... 73 2.3.1 Kết quả đạt được ............................................................................ 73 2.3.2 Hạn chế của công tác quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN........... 76 2.3.3 Nguyên nhân tồn tại hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng .......................................................................................................... 78 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 83 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁC DNVVN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀ TĨNH ......................................... 84 3.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh ............................. 84 3.2 Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh. Đóng góp chung cho công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ........................................................... 85 3.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cấp tín dụng phải đầy đủ và chuẩn mực ........................................................................................................... 86 3.2.2 Đặc biệt coi trọng công tác thẩm định khi cấp tín dụng đối với các DNVVN ..................................................................................................... 87 3.2.3 Xây dựng, phân khúc nhóm khách hàng chiến lược, tập trung đầu tư mạnh vào các DNVVN có ngành nghề kinh doanh hiệu quả ................... 88 3.2.4 Đa dạng hoá các sản phẩm cấp dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các DNVVN ................................................................................. 89 3.2.5 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, từ đó đánh giá đúng bản chất của công tác xếp hạng tín dụng ........................................................ 90 3.2.6 Coi trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng .................................... 92 3.2.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực của cán bộ tín dụng .. 94 3.2.8 Ngăn ngừa, khắc phục và xử lý nợ quá hạn ................................... 95 3.2.9 Quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả công tác trước, trong và sau giải ngân, nhất là hoạt động kiểm tra sử dụng vốn vay .................... 98 3.2.10 Nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm .......................................... 98 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................. 100 3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước ...................................................... 100 3.3.2 Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ......................................... 103 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 104 KẾT LUẬN ................................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 107 DANH MỤC TƢ̀ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nội dung 1 CBCNV Cán bộ công nhân viên 2 CBTD Cán bộ tín dụng 3 CIC Trung tâm thông tin tín dụng 4 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 5 DPRR Dự phòng rủi ro 6 GHTD Giới hạn tín dụng 7 HĐKD Hoạt động kinh doanh 8 HĐTD Hội đồng tín dụng 9 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 10 KQKD Kết quả kinh doanh 11 NCVĐ Nợ có vấn đề 12 NHCV Ngân hàng cho vay 13 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 14 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 15 QHKH Quan hệ khách hàng 16 ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản 17 ROE Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 18 ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 19 RRTD Rủi ro tín dụng i 20 SXKD Sản xuất kinh doanh 21 TCTD Tổ chức tín dụng 22 TSBĐ Tài sản bảo đảm 23 VCSH Vốn chủ sở hữu 24 VietinBank 25 26 Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam VietinBank Hà Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Tĩnh Chi nhánh Hà Tĩnh XLRR Xử lý rủi ro ii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Doanh số cho vay, thu nợ tại VietinBank Hà Tĩnh 47 Doanh số cho vay, thu nợ DNVVN tại 49 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn Hà Tĩnh 53 6 Bảng 2.6 Hiệu suất sử dụng vốn tại VietinBank Hà Tĩnh 54 7 Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng vốn vay tại VietinBank Hà Tĩnh 54 8 Bảng 2.8 9 Bảng 2.9 Vòng quay vốn tín dụng tại VietinBank Hà Tĩnh 56 10 Bảng 2.10 Tỷ lệ bảo đảm dƣ nợ cho vay tại VietinBank Hà Tĩnh 58 VietinBank Hà Tĩnh Tình hình nợ xấu tại VietinBank Hà Tĩnh Tình hình nợ xấu các DNVVN tại VietinBank Hà Tĩnh Hiệu quả sử dụng vốn vay các DNVVN tại VietinBank Hà Tĩnh iii 51 52 55 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ STT Sơ đồ 1 Sơ đồ2.1 Nội dung Bộ máy tổ chức tại VietinBank Hà Tĩnh Trang 43 HÌNH VẼ STT Hình 1 Hình 2.1 Nội dung Tỷ lệ cho vay các lĩnh vực trong nền kinh tếcủa VietinBank Hà Tĩnh Trang 56 Cơ cấu cho vay theo thời hạn của 2 Hình 2.2 VietinBank Hà Tĩnh iv 57 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sản xuất hàng hoá, hệ thống Ngân hàng thƣơng mại ngày càng mở rộng và trở thành các trung gian tài chính đƣa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp, cá nhân. Nền kinh tế thị trƣờng, sản xuất hàng hoá phát triển, nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh rất lớn, trong khi vốn tự có hạn chế, do đó nhu cầu về sử dụng vốn tín dụng là nhu cầu phát sinh thƣờng xuyên, cần có cho sự phát triển chung của các Doanh nghiệp, cá nhân, của nền kinh tế. Chức năng trung gian tín dụng đƣợc xem là chức năng quan trọng của NHTM. Nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng và cũng là một nghiệp vụ phức tạp, nhiều rủi ro, với quy trình đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng. Bản thân hoạt động tín dụng luôn ẩn chứa trong nó rủi ro, và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn nhƣng rất bức thiết, là hoạt động sống còn của mỗi NHTM. Trong nền kinh tế hiện nay, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh mẽ, chiếm hơn 97% số doanh nghiệp cả nƣớc. Các DNVVN đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển, xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của DN lớn, cho sự phát triển của nền kinh tế. Muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các DNVVN, đòi hỏi phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này, đó sẽ là hƣớng phát triển mang tính chất chiến lƣợc lâu dài của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Nằm trong xu thế đó, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam luôn dành sự ƣu đãi đặc biệt với nhiều chƣơng trình tín dụng dành 1 cho loại hình doanh nghiệp này. Là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, với tầm nhìn hƣớng tới là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam đã và đang cung cấp tới khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, tạo ra kết quả hợp tác hiệu quả nhất . Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam luôn xác định đối tƣợng khách hàng nòng cốt của mình là các DNVVN. Trong nhiều năm qua, Vietinbank đã không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNVVN với nhiều chƣơng trình ƣu đãi, tạo điều kiện tốt nhất cho các DNVVN tiếp tận nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách nhanh nhất, tạo ra giá trị lợi ích tốt nhất . Mở rộng tín dụng, tất yếu tiềm ẩn rủi ro, và sẽ có khả năng tác động xấu đến ngân hàng nếu hoạt động này không đƣợc kiểm soát. Vì vậy, đi đôi với việc đầu tƣ tín dụng các DNVVN, thì phải kết hợp chặt chẽ với việc quản lý rủi ro tín dụng . Quản lý rủi ro tín dụng không phải thiên về xử lý hậu quả mà đòi hỏi phải thực sự mang tính hệ thống, nghiên cứu chuyên nghiệp, bài bản, tạo ra khả năng lƣợng hóa cụ thể rủi ro. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng dựa trên Quy định khung quản lý chung của hệ thống Vietinbank nhƣng trong quá trình thực thi thực hiện, đánh giá thực tế tại mỗi Chi nhánh mỗi khác do quy định đặc trƣng vùng miền và sự phát triển đặc thù các DNVVN tại địa phƣơng vùng miền đó. Quá trình quản lý rủi ro tín dụng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp,có sự đánh giá riêng, từ đó có chính sách quản lý rủi ro tín dụng cho Chi nhánh phù hợp với đặc điểm kinh doanh vùng miền trên cơ sở quy định khung quản lý rủi ro tín dụng chung của hệ thống. Từ thực tiễn hoạt động, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn công tác quản 2 lý rủi ro tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung. Từ thực tế và có thời gian công tác tại Phòng Quản lý rủi ro tín dụng & Nợ có vấn đềVietinbank – Chi nhánh Hà Tĩnh, nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác Quản lý rủi ro tín dụng đối với các DNVVN, vì vậy tác giả chọn đề tài: “ Quản lý rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN là một trong những vấn đề đƣợc nhiều ngân hàng thƣơng mại quan tâm. Một số công trình nghiên cứu cụ thể: - Lê Nguyễn Phƣơng Ngọc – Luận văn Thạc sỹ kinh tế, 2007, Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung phân tích hoạt động tín dụng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đánh giá chất lƣợng tín dụng của loại hình khách hàng này và đƣa ra các biện pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại chi nhánh. - Bùi Thị Thuý Hằng – Luận văn Thạc sỹ Tài chính ngân hàng, 2013, Quản trị rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Hà Nội.Luận văn phân tích hoạt động tín dụng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, từ đó đánh giá chất lƣợng tín dụng và đƣa ra các biện pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. - Nguyễn Anh Dũng – Luận văn Thạch sỹ Quản trị kinh doanh, 2012, Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Định.Trên cơ sở phân tích thực trạng tín dụng tại chi nhánh, để đƣa ra biện pháp 3 nhằm nâng cao hoạt động quản trị rủi ro hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ phát triển Bình Định. - Nguyễn Thị Nga, Luận văn Thạc sỹ Tài chính ngân hàng, 2013, Chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thăng Long, Hà Nội. Luận văn đánh giá chất lƣợng cho vay đối với DNVV tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và các biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng DNVVN tại chi nhánh này. - Nguyễn Đình Thiện, Luận văn Thạc sỹ Tài chính ngân hàng, 2010, Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó đánh giá và đi sâu phân tích nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. - Huỳnh Thu Hiền, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, 2012, Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Quảng Ngãi. Luận văn nêu lên thực trạng rủi ro tín dụng DNVVN và đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Quảng Ngãi. - Hoàng Thị Minh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, 2012, Chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc . Luận văn nêu ra tình hình thực tế chất lƣợng tín dụng DNVVN, đánh giá và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc. - Võ Đức Toàn, Luận văn Tiến sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng , 2012, Tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng và đƣa ra 4 các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng DNVVN tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Các công trình luận văn trên đã đề cập một cách khái quát về chất lƣợng công tác quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại các NHTM cổ phần khác trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam mà chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn công tác quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam– Chi nhánh Hà Tĩnh . 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN của NHTM. Đi sâu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại Vietinbank Hà Tĩnh, đƣa ra những ƣu, nhƣợc điểm của công tác quản lý này. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN tại VietinbankHà Tĩnh nói riêng và Vietinbank nói chung. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam -Phạm vi nghiên cứu: Quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh trong khoảng thời gian từ 2011 -2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thu thập, tổng hợp số liệu thực tế hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam và tại Chi nhánh Hà Tĩnh, sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích …đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn. Bên cạnh 5 đó, Luận văn sử dụng một số mô hình lý thuyết: Sử dụng mô hình phân tích khả năng sinh lợi trong phân tích báo cáo tài chính; Sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán trong phân tích rủi ro kiểm toán…. nhằm đánh giá thực chất hoạt động kinh doanh của các DNVVN phục vụ công tác cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với đối tƣợng khách hàng này. - Nguồn số liệu: + Quyết định Quy định Khung quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) Công thƣơng Việt Nam. + Quy định Quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. + Hoạt động Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Hà Tĩnh. + Hoạt động Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh: Số liệu năm 2011-2013. 6. Những đóng góp của luận văn Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng DNVVN tại chi nhánh Vietinbank Hà Tĩnh, luận văn đã đƣa ra đánh giá về chất lƣợng tín dụng và các giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại chi nhánh, đóng góp vào công tác quản lý rủi ro tín dụng DNVVN của hệ thống Vietinbank. Hoạt động tín dụng là hoạt động lớn trong ngân hàng.Rủi ro tín dụng nói chung, rủi ro tín dụng của các DNVVN nói riêng ảnh hƣởng tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Kiểm soát rủi ro tín dụng là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng. - Những chỉ tiêu nào đƣợc sử dụng để đo lƣờng hiệu quả hoạt động quản lý, kiểm soátrủi ro hoạt động tín dụng của các DNVVN ? 6 - Vietinbank Hà Tĩnh có phải đối mặt với những rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với các DNVVN và những rủi ro ấy là gì? - Làm thế nào có thể quản lý rủi ro tín dụng đối với các DNVVN trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank Hà Tĩnh nói riêng và tạiVietinbank nói chung? Luận văn đi sâu nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết các vấn đề nêu ra trên đây. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN tạiChi nhánh Hà Tĩnh nói riêng và tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam nói chung 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng thƣơng mại. Tín dụng ngân hàng thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay. Trong đó bên cho vay chuyển giao cho bên đi vay sử dụng một lƣợng giá trị ( thƣờng dƣới hình thái tiền) trong một thời gian nhất định theo những điều kiện mà hai bên đã thoả thuận. Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mƣợn giữa ngân hàng với tất cả cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội. Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mƣợn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là sự cung cấp một lƣợng giá trị có thời hạn, là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng có lợi. 1.1.2 Vai trò Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế và góp phần điều hành nền kinh tế thị trƣờng. Vai trò của tín dụng ngân hàng đƣợc thể hiện trên các khía cạnh sau: - Tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế tạo cơ chế phân phối vốn một cách có hiệu quả 8 Do đặc điểm tuần hoàn vốn nên trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn có sự không ăn khớp về thời gian và khối lƣợng giữa lƣợng tiền cần thiết để dự trữ vật tƣ hàng hoá cho quá trình sản xuất kinh doanh trƣớc đó. Do đó, luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có lúc thừa, có lúc thiếu vốn. Nguồn vốn doanh nghiệp tạm thời nhàn rỗi cùng với các nguồn tiết kiệm từ dân cƣ, nguồn kết dƣ từ ngân sách… đƣợc ngân hàng thƣơng mại huy động và sử dụng để đầu tƣ cho các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vƣợt quá thu nhập của dân chúng, cũng nhƣ cho nhu cầu chi của ngân sách nhà nƣớc khi chƣa có nguồn thu. Thông qua cơ chế sàng lọc, giám sát, Ngân hàng thƣơng mại cho vay các dự án có tính khả thi cao, khả năng thu hồi vốn lớn. Điều này tạo nên một cơ chế phân phối vốn hiệu quả - Tín dụng ngân hàng làm tăng hiệu quả kinh tế. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nguồn vốn vay ngân hàng là nguồn tài trợ hiệu quả bởi vì nó thoả mãn nhu cầu vốn về số lƣợng và thời hạn. Hơn nữa, để có thể vay vốn đƣợc từ ngân hàng thì các doanh nghiệp cần phải nâng cao uy tín của mình đối với ngân hàng, đảm bảo đƣợc các nguyên tắc tín dụng. Muốn vậy, trong các dự án kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải chọn dự án có mức sinh lãi cao nhất. Để các dự án khả thi, doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trƣờng khai thác thông tin để định lƣợng hoạt động kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả. Điều đó làm tăng hiệu quả kinh tế của dự án, phƣơng án.Mặt khác, một trong những quy định tín dụng của ngân hàng là khâu giám sát sử dụng vốn vay. Với việc giám sát này của ngân hàng, bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, phải nhạy bén với những thay đổi của thị trƣờng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, vai trò tƣ vấn của cán bộ tín dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp lƣờng trƣớc đƣợc những khó khăn, vƣợt qua khó khăn để đứng vững, điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. 9 - Tín dụng ngân hàng góp phần hỗ trợ các chiến lược kinh tế vàcác chính sách tiền tệ Một trong những đặc điểm quan trọng của ngân hàng thƣơng mại là khả năng tạo tiền thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán. Khi nhà nƣớc muốn tăng khối lƣợng tiền cung ứng thì Ngân hàng nhà nƣớc có thể tăng hạn mức tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại đối với nền kinh tế và ngƣợc lại. Do vậy thông qua hình thức tín dụng ngân hàng nhà nƣớc có thể kiểm soát đƣợc khối lƣợng tiền cung ứng trong lƣu thông. - Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mốiquan hệ giao lưu kinh tế quốc tế Trƣớc xu thế quốc tế hoá, sự giao lƣu kinh tế giữa các nƣớc luôn đƣợc đặt ra. Trong nền kinh tế mở thì các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ mua bán với các thành phần khác trong nền kinh tế mà còn có những quan hệ xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Ngân hàng thƣơng mại có thể thúc đẩy mối quan hệ này thông qua hình thức bảo lãnh, cho vay… đối với các doanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trƣờng quốc tế. 1.2 Rủi ro tín dụng của các NHTM 1.2.1 Khái niệm Rủi ro tín dụng là ngôn từ thƣờng đƣợc sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trƣờng tài chính. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại có rất nhiều khái niệm. Theo the World Bank thì: “Rủi ro tín dụng là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ, điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng”. Theo khoản 1 điều 2 quyết định 493/2005/ QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN thì: “ Rủi ro tín dụnglà khả năng xảy ra tổn 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng