Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh vĩnh phúc...

Tài liệu Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh vĩnh phúc

.PDF
80
151
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG THỊ NHƢ QUỲNH QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI CHI NHÁNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG THỊ NHƢ QUỲNH QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI CHI NHÁNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÍ MẠNH HỒNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. ii LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1 ........................................................................................................... 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................... 3 1.1 Tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng ....................................... 3 1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng......................................................... 3 1.1.2. Rủi ro tín dụng Ngân hàng ................................................................... 4 1.2. Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ..................... 5 1.2.1. Quan niệm về nợ xấu............................................................................ 5 1.2.2. Nguyên nhân gây ra nợ xấu. ............................................................... 10 1.2.3. Ảnh hƣởng của nợ xấu đến hoạt động NHTM và nền kinh tế. .......... 17 1.2.4. Các biện pháp hạn chế nợ xấu có thể đƣợc áp dụng .......................... 20 CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 28 THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI CHI NHÁNH VĨNH PHÚC ................................................................................. 28 2.1. Tổng quan về SHB Vĩnh Phúc .................................................................. 28 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển SHB Vĩnh Phúc .............................. 28 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội .................... 30 2.1.3 Tình hình hoạt động của SHB Vĩnh Phúc trong thời gian qua ........... 31 2.1.4 Tình hình hoạt động tín dụng của SHB Vĩnh Phúc từ 2012-2013 ...... 35 2.2 Thực trạng nợ xấu tại SHB Vĩnh Phúc ...................................................... 37 2.2.1. Vài nét về nợ xấu trƣớc năm 2012 ..................................................... 37 2.2.2 Thực trạng nợ xấu tại SHB Vĩnh Phúc thời kỳ 2012 – 2013 .............. 38 VND ..................................................................................................................... 38 2.3. Đánh giá về công tác hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội .................................................................................................................... 44 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................ 44 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 51 CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 58 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI SHB VĨNH PHÚC ......... 58 3.1. Phƣơng hƣớng hoạt động của SHB Vĩnh Phúc trong thời gian tới........... 58 3.2 Các giải pháp hạn chế nợ xấu tại SHB Vĩnh Phúc ..................................... 59 3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng ........................................ 59 3.2.2 Tiếp tục đánh giá khoản vay dựa trên các tiêu chuẩn thống nhất (5C) ...................................................................................................................... 59 3.2.3. Nâng cao chất lƣợng thẩm định phƣơng án vay vốn .......................... 60 3.2.4. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình phục vụ hƣớng tới khách hàng ...................................................................................................................... 61 3.2.5 Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực chấm điểm và xếp hạng tín dụng .... 62 3.2.6 Mở rộng đối tƣợng khách hàng và đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ ...................................................................................................................... 63 3.2.7 Xây dựng một quy trình xử lý nợ xấu khoa học, thống nhất .............. 63 3.2.8. Tiếp tục xây dựng một đội ngũ cán bộ tâm huyết, đạo đức và trình độ cao................................................................................................................. 66 3.2.9. Tiếp tục xây dựng quy trình thanh tra, giám sát chặt chẽ và thông tin cập nhật......................................................................................................... 66 3.3 Một số kiến nghị ......................................................................................... 67 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ .................................................................... 67 3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ............................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 72 DANH MỤC VIẾT TẮT Công ty Quản lý Tài sản AMC Danh mục tín dụng DMTD Doanh nghiệp Nhà nƣớc DNNN Dự phòng rủi ro DPRR Doanh nghiệp nƣớc ngoài FDI Giới hạn tín dụng GHTD Hội đồng quản trị HĐQT Ngân hàng Nhà nƣớc NHNN Ngân hàng Thƣơng mại NHTM Ngân sách Nhà nƣớc NSNN Quản lý rủi ro tín dụng QLRRTD Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội SHB Doanh nghiệp vừa và nhỏ SME Sản xuất kinh doanh SXKD Tổ chức tín dụng TCTD Ủy ban Nhân dân UBND Xây dựng cơ bản XDCB i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT BẢNG NỘI DUNG 1 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của SHB Vĩnh Phúc 2 Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn SHB Vĩnh Phúc 3 Bảng 2.2 Dƣ nợ và tổng tài sản của SHB Vĩnh Phúc 20122013 4 Bảng 2.3 Lợi nhuận của SHB Vĩnh Phúc từ 2011 - 2013 5 Bảng 2.5 Dƣ nợ thời điểm 31/12/2012 tại SHB Vĩnh Phúc 6 Bảng 2. 6 Phân loại nợ xấu theo nhóm tại SHB Vĩnh Phúc 31/12/2012 7 Bảng 2.7 Tổng hợp nợ xấu tại SHB Vĩnh Phúc 2012- 2013 8 Bảng 2.9 Cơ cấu danh mục tài sản thế chấp, cầm cố tại SHB Vĩnh Phúc 9 Sơ đồ 3.2 Quy trình giám sát và xử lý nợ xấu ii TRANG MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 21 chứng kiến sự tăng trƣởng ngoạn mục của ngành tài chính – ngân hàng, trong đó ấn tƣợng nhất là của các ngân hàng thƣơng mại. Số lƣợng và vốn của các ngân hàng thƣơng mại tăng rất nhanh, cùng với đó là sự đóng góp quan trọng vào sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Cùng với tiến trình cải tổ, hệ thống ngân hàng cũng đƣợc đổi mới một cách đáng kể. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nƣớc nghèo và lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực trên nhiều phƣơng diện. Riêng hệ thống tài chính trong nƣớc với các ngân hàng thƣơng mại chiếm đa số, còn nhiều yếu kém và chƣa đủ năng lực huy động các nguồn lực cần thiết cho nhu cầu tăng trƣởng kinh tế, nợ xấu còn nhiều và có xu hƣớng gia tăng. Trong bối cảnh chung nhƣ vậy, đòi hỏi tất yếu đặt ra cho các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội nói riêng phải có các biện pháp cải tổ một cách toàn diện nhằm tăng cƣờng hiệu qủa hoạt động, cũng nhƣ khả năng cạnh tranh trong một môi trƣờng mới. Một trong những việc cần giải quyết bƣớc đầu của SHB đó là quản lý nợ xấu. Vậy, thực trạng quản lý nợ xấu tại SHB Vĩnh Phúc nhƣ thế nào? Cần phải có giải pháp gì để quản lý nợ xấu tại ngân hàng? Trên ý nghĩa ấy, tôi chọn đề tài “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình và nhằm giải đáp vấn đề trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Trình bày những vấn đề về quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM và nghiên cứu quá trình hình thành và phát sinh nợ xấu. - Đánh giá tình hình quản lý nợ xấu tại SHB Vĩnh Phúc thời gian qua. Phân tích các nguyên nhân phát sinh nợ xấu và tồn tại trong công tác quản lý nợ xấu tại SHB Vĩnh Phúc 1 - Đề xuất các giải pháp đồng bộ để quản lý nợ xấu trong tƣơng lai tại SHB Vĩnh Phúc 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quản lý nợ xấu của NHTM trong hoạt động tín dụng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại SHB Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2012-2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện luận văn, tôi sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhƣ phƣơng phân tích hệ thống, thống kê và so sánh để tiến hành nghiên cứu đề tài. 5. Những đóng góp của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc những vấn đề cơ bản về nợ xấu và quản lý nợ xấu. Bên cạnh đó luận văn đã làm rõ đƣợc thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng SHB chi nhánh Vĩnh Phúc và chỉ ra đƣợc thành tựu, hạn chế, nguyên nhân. Ngoài ra luận văn cũng đƣa ra đƣợc giải pháp nhằm quản lý nợ xấu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 03 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại SHB Vĩnh Phúc Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm quản lý nợ xấu tại SHB Vĩnh Phúc 2 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng 1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thƣơng mại thƣờng chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lƣợng các ngân hàng. Có nhiều cách tiếp cận để đƣa ra đƣợc một khái niệm về ngân hàng thƣơng mại, song cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên phƣơng diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp: Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Trong đó tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánh hoạt động đặc trƣng của ngân hàng. Có thể thấy tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là Ngân hàng – một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó Ngân hàng đóng vai trò vừa là ngƣời huy động vừa là ngƣời cho vay. Với tƣ cách là ngƣời đi huy động, Ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội bằng hình thức nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tƣ cách là ngƣời cho vay, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần đƣợc bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này Ngân 3 hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội. Cơ sở khách quan để hình thành các chức năng phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng Ngân hàng chính là do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất xã hội đã thƣờng xuyên xuất hiện hiện tƣợng thừa vốn tạm thời ở các tổ chức cá nhân này, trong khi đó ở các tổ chức cá nhân khác lại thiếu vốn cần đƣợc bổ sung. Hiện tƣợng thừa vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số lƣợng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu ở tất cả các tổ chức, cá nhân trong khi quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải đƣợc tiến hành liên tục. Tín dụng thƣơng mại cũng đã giải quyết quan hệ trực tiếp giữa các doanh nghiệp cần tiêu thụ hàng hóa với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hàng hóa mà chƣa có tiền. Nhƣng do hạn chế của tín dụng thƣơng mại đã không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn với khối lƣợng, thời hạn khác nhau. Chỉ có Ngân hàng chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn khi Ngân hàng vừa giữ vai trò là ngƣời đi huy động vừa giữ vai trò là ngƣời cho vay. 1.1.2. Rủi ro tín dụng Ngân hàng Đây là rủi ro cần đƣợc đề cập trƣớc tiên đối với Ngân hàng. Ngân hàng cho vay và đầu tƣ chứng khoán, những tài sản mà không có gì khác hơn một cam kết thanh toán. Khi ngƣời vay tiền không thể thanh toán đƣợc vốn và lãi, những khoản cho vay, đầu tƣ không thể thu hồi này cuối cùng sẽ ăn mòn hết vốn của ngân hàng. Bởi vì vốn chủ sở hữu của ngân hàng thƣờng thấp hơn 10% các khoản cho vay và đầu tƣ chứng khoán nên chỉ cần một lƣợng nhỏ các khoản cho vay và đầu tƣ trở nên không thể thu hồi đƣợc thì vốn ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, không đủ để gánh chịu thêm bất cứ khoản thua lỗ nào khác. Trong tình trạng này ngân hàng sẽ phải tuyên bố phá sản và đóng cửa trừ khi những nhà chức trách đồng ý duy trì nó ở tình trạng “lơ lửng” cho đến khi tìm đƣợc tổ chức đồng ý mua lại ngân hàng. Nói chung, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả, hoặc không trả đúng hạn, hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng. 4 Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có qui mô lớn nhất của ngân hàng thƣơng mại – hoạt động tín dụng. Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích, đánh giá ngƣời vay sao cho độ an toàn là cao nhất. Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy rằng rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác các vấn đề sẽ xẩy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng. Do vậy, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là khó có thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm nhất trí rằng, rủi ro tín dụng là bạn đƣờng trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế, chứ khó có thể loại trừ. Do vậy, rủi ro dự kiến luôn đƣợc xác định trƣớc trong chiến lƣợc hoạt động chung của ngân hàng. Điều này cũng có nghĩa, rủi ro tín dụng luôn là khách quan, là nguyên nhân chính gây ra những khoản nợ xấu trong ngân hàng và các khoản nợ xấu này cũng nhƣ một tồn tại khách quan, song hành với tiến trình hoạt động của ngân hàng. Cũng từ điều đó mà ta chỉ có thể hạn chế “Nợ xấu” mà thôi. 1.2. Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Quan niệm về nợ xấu. 1.2.1.1. Quan niệm của một số nước  Những chuẩn mực quốc tế tiêu biểu Dƣới đây là một số đặc điểm nhận dạng, đánh giá một khoản tín dụng để sắp xếp chúng vào từng hạng mục chất lƣợng tín dụng khác nhau do IMF và WB đƣa ra áp dụng. Khoản vay Đạt chuẩn Những đặc thù và thời hạn tiêu - Không nghi ngờ gì về khả năng trả nợ - Tài sản đƣợc bảo đảm hoàn toàn bằng tiền hoặc tƣơng đƣơng - Quá hạn dƣới 90 ngày 5 Cần theo - Những điểm yếu tiềm tàng có thể ảnh hƣởng tới khả năng dõi trả nợ - Các điều kiện kinh tế hoặc viễn cảnh tài chính khó khăn - Quá hạn dƣới 90 ngày. Dƣới tiêu - Các nhƣợc điểm rõ rệt về tín dụng có thể ảnh hƣởng tới chuẩn khả năng trả nợ - Những khoản nợ đã đƣợc thỏa thuận lại - Quá hạn từ 90-180 ngày Đáng ngờ - Không chắc thu hồi đƣợc toàn bộ nợ dựa trên các điều kiện hiện tại. - Có khả năng thất thoát. - Quá hạn từ 180-360 ngày Mất - Các khoản vay không thu hồi đƣợc - Luôn có khả năng thu hồi lại một phần - Quá hạn hơn 360 ngày. Bản chất của cách phân chia này là luôn căn cứ vào 02 yếu tố định tính và định lƣợng của một khoản vay. Định tính là các yếu tố liên quan đến rủi ro của khoản vay, định lƣợng là ngày quá hạn của khoản vay. Theo đây, tất cả các khoản vay mà từ mức dưới tiêu chuẩn trở xuống thì đƣợc gọi là nợ xấu.  Quan niệm của ngân hàng liên minh Châu Âu Chƣa có một khái niệm đầy đủ về “nợ xấu” trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại, các Ngân hàng lớn trên thế giới thì xây dùng cho mình một tiêu chí riêng để theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, theo một số tiêu chí của Ngân hàng trung ƣơng liên minh châu âu thì có thể xác định nợ xấu trong hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại nhƣ sau: + Nợ xấu là những khoản nợ không thể thu hồi đƣợc nhƣ: 6 - Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thƣờng từ ngƣời mắc nợ. - Ngƣời mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không có gia tài hoặc tài sản giữ lại để thanh toán nợ. - Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhƣng phần còn lại không thể đƣợc đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản đƣợc chuyển để thanh toán nợ nhƣng giá trị còn lại không đủ để trang trải toàn bộ nợ. - Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ. + Nợ có thể không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng - Những khoản nợ mà Ngân hàng không thể liên lạc đƣợc với ngƣời mắc nợ hoặc không thể tìm đƣợc con nợ. - Những khoản nợ mà khách nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu sắp xếp lại lịch trả nợ nhƣng không đền bù đƣợc trong thời gian thỏa thuận. - Những khoản nợ mà không có tài sản thế chấp, hoặc tài sản thế chấp không đủ để trả nợ và hoàn trả khi đến hạn, hoặc tài sản thế chấp ở Ngân hàng không đƣợc chấp thuận về mặt pháp lý và hoạt động kinh doanh của khách nợ bị thua lỗ trong một vài năm, hoặc việc kinh doanh bị chấm dứt, hoặc đang trong qúa trình thanh lý tài sản và điều đó có nghĩa là ngƣời mắc nợ không thể trả nợ Ngân hàng đầy đủ. - Những khoản nợ đến hạn thanh toán và hoàn cảnh cho thấy sự can thiệp của tòa án phải đƣợc thực hiện đến cùng hoặc tòa án can thiệp buộc việc trả nợ phải đƣợc thực hiện. - Những khoản nợ mà tòa án tuyên bố khách nợ bị phá sản và Ngân hàng đã yêu cầu trả nợ và cho rằng phần bồi hoàn sẽ ít hơn dƣ nợ. 1.2.1.2. Quan niệm của Việt Nam  Quan niệm về nợ xấu của ngân hàng trƣớc năm 2000 7 Trƣớc năm 2000, hệ thống NHTM Việt Nam chƣa có quy định cụ thể về nợ xấu mà chỉ có các quy định về nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Khi đó, nợ xấu trong thời kỳ này bao gồm các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và việc phân loại nợ xấu đƣợc xác định theo thời gian quá hạn bao gồm: nợ quá hạn dƣới 90 ngày, nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, nợ quá hạn từ trên 180 ngày đến 360 ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày, trong đó các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày đƣợc gọi là nợ khó đòi. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, các tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ có thể chuyển nợ quá hạn đối với từng kỳ hạn trả nợ bị quá hạn, không đƣợc chuyển toàn bộ khoản vay sang nợ quá hạn. Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ cụ thể đƣợc căn cứ vào nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi không thu hồi đƣợc.  Quan niệm về nợ xấu theo Quyết định 149/2001/QĐ-TTg. Ngày 05/10/2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/2013/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phân loại nợ và xử lý các khoản nợ tồn đọng phát sinh trƣớc thời điểm 31/12/2000 của các NHTM. Mặc dù nội dung Quyết định 149/2001/QĐ-TTg không quy định cụ thể về nợ xấu, nhƣng theo Quyết định này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoản nợ tồn đọng phát sinh trƣớc thời điểm 31/12/2000 và không có khả năng trả nợ, mặc dù ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy định hiện hành nhƣng vẫn không thu hồi đƣợc nợ. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, theo đề nghị của NHNN và các NHTM, Thủ tƣớng Chính phủ đã cho phép đƣa vào trong đề án xử lý nợ tồn đọng đối với một số khoản nợ chƣa quá hạn trƣớc thời điểm 31/12/2000 nhƣng NHTM có đủ căn cứ để xác định khả năng khó thu hồi nợ. Nhƣ vậy, khác với giai đoạn trƣớc, các NHTM phân loại các khoản nợ xấu tồn đọng không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo đảm của khoản vay (có tài sản 8 bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm) và tình trạng pháp lý khách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành 03 nhóm nợ tƣơng ứng với các cơ chế xử lý kèm theo khác nhau, bao gồm: - Nợ xấu tồn đọng có tài sản bảo đảm (nợ tồn đọng nhóm 1); - Nợ xấu tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tƣợng thu hồi (nợ tồn đọng nhóm 2); - Nợ xấu tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhƣng con nợ đang còn tồn tại, hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3).  Quan niệm về nợ xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (giai đoạn hiện nay). Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, việc xác định, phân loại nợ xấu của các TCTD đã bƣớc đầu theo sát với thông lệ quốc tế (phân loại căn cứ vào thực trạng khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản cấp tín dụng). Theo đó, các TCTD có thể thực hiện xác định, phân loại các khoản nợ dựa trên phƣơng pháp phân loại nợ định lƣợng hoặc định tính thành 05 nhóm nợ: nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), nợ nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tƣơng ứng với mỗi nhóm nợ, NHNN quy định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ nhƣ sau: Nhóm 1 là 0%; Nhóm 2 là 5%; Nhóm 3 là 20%; Nhóm 4 là 50% và Nhóm 5 là 100%, riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, TCTD trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD. Đồng thời, 9 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nƣớc cũng quy định: “Nợ xấu là những khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)”. 1.2.2. Nguyên nhân gây ra nợ xấu. 1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan a. Rủi ro từ phía Khách hàng vay vốn Đây là nguyên nhân trực tiếp thƣờng gặp làm phát sinh nợ xấu. Khi khách hàng gặp khó khăn trên thị trƣờng đầu vào do giá cả nguyên vật liệu tăng đột biến, khan hiếm nguyên vật liệu...làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng, hoặc sự suy giảm nhu cầu trên thị trƣờng đầu ra…vv… khiến khách hàng lâm vào tình trạng thua lỗ, đình đốn gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản vay của ngân hàng. Ngoài ra, sự yếu kém trong kinh doanh của khách hàng nhƣ: chiến lƣợc kinh doanh không hợp lý, quản lý vốn lỏng lẻo, trình độ cán bộ quản lý bất cập hay từ sự cố tình muốn chiếm đoạt vốn của khách hàng... cũng dẫn đến nguy cơ không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Đây là thực trạng thƣờng gặp tại các nƣớc đang phát triển khi nền kinh tế đang có những bƣớc chuyển biến sâu sắc, các lĩnh vực kinh doanh còn bỏ ngỏ, cơ hội nhiều và rủi ro kinh doanh cũng rất lớn. Trong những trƣờng hợp này, Ngân hàng thƣờng phải tiến hành xem xét, đánh giá để quyết định phƣơng án xử lý phù hợp. Ngân hàng có thể thực hiện xiết nợ hoặc đồng ý khoanh nợ, giãn nợ theo các giải pháp khắc phục của khách hàng. Rủi ro khách quan của khách hàng trong kinh doanh có rất nhiều nguồn gốc khác nhau: cụ thể: Thứ nhất: Những điều kiện thiên nhiên bất lợi Đây là những nguyên nhân nằm trong nhóm nguyên nhân bất khả kháng nhƣ: hạn hán, bão lụt, động đất, hỏa hoạn, mất mùa dịch bệnh... những rủi ro loại này thƣờng có đặc điểm là không thể dự đoán trƣớc và diễn biến nhanh chóng trên phạm vi rộng nên việc hạn chế là vô cùng khó khăn hoặc không thể tránh khỏi. 10 Các rủi ro thiên nhiên có ảnh hƣởng rất lớn đến các khoản cho vay nông nghiệp do hoạt động nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào diễn biến của thời tiết, thiên nhiên. Những biến động xấu về thời tiết trong một khoảng thời gian rất ngắn nhƣ vài giờ hoặc vài ngày có thể xóa sạch tất cả thành quả lao động, thậm chí hủy hoại cả phƣơng tiện (tàu, thuyền...), dụng cụ và tính mạng con ngƣời. Trong khi đó, nông dân đa phần là đối tƣợng có thu nhập thấp nên khi gặp rủi ro gây thiệt hại lớn thƣờng không có khả năng hoàn trả vốn vay Ngân hàng, làm phát sinh các khoản nợ xấu. Thiên tai hàng năm gây thiệt hại cho nền kinh tế các quốc gia trên thế giới hàng tỉ USD và cũng làm phát sinh lƣợng nợ xấu khá lớn, nhất là đối với các nƣớc nông nghiệp nhƣ Việt Nam. Mặt khác, việc khắc phục hậu quả thiên tai thƣờng mất nhiều thời gian và tốn kém. Điều này buộc các ngân hàng phải xem xét việc hoãn nợ, khoanh nợ và cho vay khắc phục hậu quả nên càng làm gia tăng gánh nặng nợ xấu cho Ngân hàng. Thứ hai: Sự cạnh tranh trong quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế. Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể là gia tăng nợ xấu khi tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp – những khách hàng thƣờng xuyên của các Ngân hàng thƣơng mại phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trƣờng. Các khách hàng thua lỗ và mất khả năng thanh toán sẽ làm cho danh mục nợ quá hạn trong bảng cân đối kế toán của NHTM dài thêm. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nƣớc và quốc tế trong môi trƣờng hội nhập kinh tế cũng khiến cho các Ngân hàng trong nƣớc với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ quá hạn tăng lên bởi nhiều khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các Ngân hàng nƣớc ngoài thu hút. Thứ ba: Biến động xấu của nền kinh tế thế giới Trong xã hội hiện đại, nền kinh tế của mỗi quốc gia gắn chặt với nền kinh tế thế giới do các quan hệ đan xen nhiều chiều. Mỗi biến động của nền kinh tế thế giới đều tác động mạnh tới nền kinh tế của các quốc gia trên mọi lĩnh vực. 11 Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực có tính quốc tế cao nên sự bất ổn của lĩnh vực này dễ dàng gây ra phản ứng dây chuyền trên phạm vi rộng. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á trong những năm vừa qua là một minh chứng cụ thể. Cuộc khủng hoảng này đã gây ra cú sốc lớn cho nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Hàng loạt các tập đoàn, công ty, Ngân hàng đã sụp đổ dây chuyền do thua lỗ và mất khả năng thanh toán. Sự suy thoái của nền kinh tế và hiệu quả đầu tƣ kém làm cho tình trạng nợ xấu càng phổ biến hơn. Hậu quả là Chính phủ của hầu hết các nƣớc Châu Á đều phải tập trung các biện pháp nhằm giải quyết nợ xấu do gánh nặng đã vƣợt quá tầm giải quyết của các Ngân hàng. Mặt khác, tài chính ngân hàng còn là một lĩnh vực có tính nhạy cảm rất cao do vai trò quan trọng của nó trong mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế – xã hội. Sự bất ổn của nền kinh tế thế giới có tác động trực tiếp tới hoạt động tài chính trên thế giới và nền kinh tế mỗi quốc gia. Từ đó gây ảnh hƣởng xấu tới hoạt động tài chính ngân hàng của mỗi quốc gia, mà đầu tiên là gia tăng nợ xấu. Chẳng hạn nhƣ sự suy thoái của nền kinh tế có thể khiến một quốc gia thay đổi chính sách nhập khẩu theo chiều hƣớng bảo hộ hàng trong nƣớc hoặc giảm lƣợng nhập khẩu. Điều này có thể gây ra sự phá sản của doanh nghiệp xuất khẩu và tác động đến lƣợng nợ xấu ngân hàng tại các nƣớc xuất khẩu. Thứ tƣ: Biến động xấu của kinh tế- xã hội trong nƣớc Ổn định và tăng trƣởng kinh tế là tiền đề, là điều kiện quan trọng để phát triển các trung gian tài chính. Sự ổn định kinh tế trong nƣớc kích thích hoạt động đầu tƣ phát triển và đảm bảo tính ổn định của hiệu qủa đầu tƣ. Ngƣợc lại, những biến động xấu của nền kinh tế gây ra sự đình trệ, thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hậu quả tất yếu là Ngân hàng không thu đƣợc nợ. Các chính sách của Nhà nƣớc thay đổi thất thƣờng là một trong những nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Bởi vì, các doanh nghiệp thƣờng có tỷ lệ vay vốn 12 Ngân hàng lớn nên rất dễ bị tổn thƣơng trƣớc các thay đổi đột ngột về chính sách kinh tế vĩ mô. Thực tế này thể hiện rất rõ ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Những biến động chính trị – xã hội cũng gián tiếp gây ảnh hƣởng tới nợ xấu do môi trƣờng bất ổn có tác động mạnh tới hoạt động đầu tƣ và hiệu quả đầu tƣ. Biểu hiện rõ nhất là khi có chiến tranh xẩy ra, nền kinh tế lâm vào tình trạng hỗn loạn, suy thoái, các nhà đầu tƣ rút khỏi thị trƣờng, gánh nặng cho chi phí chiến tranh và tái thiết làm cho nợ của Chính phủ chồng chất, các doanh nghiệp đình đốn không có khả năng trả nợ. Nợ xấu của cả khu vực Chính phủ lẫn tƣ nhân đều tăng. b. Môi trƣờng pháp lý chƣa đầy đủ Hệ thống các luật là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động tài chính Ngân hàng. Một hệ thống luật hoàn chỉnh là yêu cầu tối quan trọng cho sự phát triển của hoạt động ngân hàng. Sự thiếu chặt chẽ, hoàn chỉnh của môi trƣờng pháp lý tác động xấu tới hoạt động ngân hàng nói chung và nợ xấu nói riêng. Kẽ hở của hệ thống văn bản pháp luật tạo điều kiện cho khách hàng lừa đảo, chiếm dụng vốn của Ngân hàng, chây ỳ không chịu trả nợ hoặc gây khó khăn cho quá trình xử lý nợ của ngân hàng. Ở một số nƣớc, hệ thống luật vừa thiếu, vừa yếu chính là rào cản lớn nhất đối với ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng chƣa đầy đủ là một nguyên nhân quan trọng góp phần gây ra thực trạng phức tạp về nợ xấu tại các nƣớc đang phát triển. Sự bất cập chồng chéo của các luật có ảnh hƣởng tới hoạt động Ngân hàng khiến các cơ quan hữu quan lúng túng trong việc xử lý các tranh chấp về tài sản bảo đảm: Các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, thống kê chƣa đủ sức mạnh thực hiện nên số liệu không đủ cơ sở vững chắc để thẩm định khi cho vay: Tín dụng thƣơng mại đang trở thành phổ biến trong giao dịch thƣơng mại nhƣng chƣa có các chế định tƣơng ứng nên xảy ra các tình trạng chiếm dụng vốn, lừa đảo.... là các nguyên nhân sâu xa của sự phát sinh và gia tăng nợ xấu. 13 c. Các khoản vay phục vụ chính sách của Chính phủ Ở những giai đoạn nhất định, Chính phủ của một số quốc gia có thể can thiệp, chỉ định cho NHTM thực hiện một số khoản nợ cho vay theo chính sách của Chính phủ. Hầu hết các khoản vay này là các khoản vay mà bản thân các NHTM không đủ cơ sở để tự quyết định đầu tƣ. Do phục vụ các chính sách kinh tế- xã hội nên các khoản vay này có hiệu quả kinh doanh đối với ngân hàng thấp, độ rủi ro cao và khả năng bảo đảm cho khoản vay của khách hàng là rất hạn chế. Các khoản vay thuộc nhóm này chủ yếu phục vụ các đối tƣợng có thu nhập thấp trong nền kinh tế hoặc bảo hộ hoạt động của các ngành hàng đang gặp khó khăn nên có nguy cơ tồn đọng rất cao. Cũng có trƣờng hợp khách hàng là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, song do việc vay vốn quá lớn lại hoạt động không hiệu quả nên mất khả năng không trả nợ đƣợc Ngân hàng. Ở các nƣớc có tình trạng này, nhƣ Việt Nam chẳng hạn, các NHTM rất lúng túng trong việc xử lý loại nợ xấu này và đa phần phải trông chờ vào sự trợ giúp của Chính phủ. Tuy vậy, việc xử lý thƣờng tốn thời gian nên ảnh hƣởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh và uy tín của bản thân NHTM khi gánh nặng nợ xấu quá lớn trên bảng tổng kết tài sản. 1.2.2.2. Các nguyên nhân chủ quan phát sinh nợ xấu Đây là nhóm nguyên nhân quan trọng trong việc phát sinh nợ xấu. Đa số các khoản nợ xấu có thể phòng tránh nếu bản thân Ngân hàng chủ động hạn chế tốt các nguyên nhân chủ quan. Điều này đƣợc phản ánh qua thực tế hoạt động của nhiều Ngân hàng trên thế giới với tỷ trọng nợ xấu chiếm ở mức rất thấp trong tổng dƣ nợ khi họ chú trọng các biện pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh do chủ quan. a. Sự thiếu chặt chẽ, hợp lý trong quy chế hoạt động hoặc quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng. Đây là một trong số các tiền đề để khách hàng lợi dụng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của Ngân hàng. Hoạt động ngân hàng luôn luôn thay đổi và phát triển 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng