Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án nông nghiệp, bộ nông nghiệp ...

Tài liệu Luận văn quản lý nhân lực tại ban quản lý các dự án nông nghiệp, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

.PDF
99
453
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- CÁP THỊ THANH MAI QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- CÁP THỊ THANH MAI QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. HOÀNG KHẮC LỊCH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chƣơng trình cao học và luận văn thạc sỹ với đề tài: “Quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn”. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo - Trƣờng Đại học Kinh tế đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hƣớng cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, các cơ quan trong và ngoài Bộ. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Ban quản lý các dự án Nông nghiệp đã tạo điều kiện về mặt thời gian, cho phép sử dụng số liệu, và thực hiện nghiên cứu tại các Dự án mà Ban đang quản lý, triển khai thực hiện. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và ngƣời thân đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: TS: Hoàng Khắc Lịch trƣờng Đại học kinh tế, đã định hƣớng, giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu Luận văn. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: “Quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” Tác giả: Cáp Thị Thanh Mai Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Bảo vệ năm: 2015 Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Hoàng Khắc Lịch Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: *Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu, làm rõ thực trạng quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp (APMB) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) từ 2010 đến nay và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình quản lý nhân lực tại APMB. Từ đó tạo sự chủ động trong bố trí, sử dụng đội ngũ nhân lực với mục đích giúp APMB hoàn thành tốt yêu cầu, quy định, cơ sở pháp lý về quản lý và thực hiện dự án của nhà đầu tƣ và nhà tài trợ mà MARD giao cho một cách hiệu quả nhất trong giai đoạn từ 2016 đến 2020 * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý nhân lực. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại APMB, chỉ ra nguyên nhân của những ƣu điểm, tồn tại, thiếu sót, đồng thời rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lý nhân lực của APMB. - Đề xuất phƣơng hƣớng cũng nhƣ các giải pháp chủ yếu có tính khả thi cho đơn vị, đồng thời có những kiến nghị đối với các cấp quản lý. Những đóng góp mới của luận văn: - Áp dụng lý thuyết về quản lý kinh tế đối với thực tiễn quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Đánh giá đƣợc thực trạng quản lý nhân lực ở Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dựa trên những căn cứ khoa học và cụ thể. Comment [A1]: 6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích: Đánh giá thực trạng Quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đó đề xuất đƣợc các giải pháp để cải thiện tình hình - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý nhân lực + Phân tích và đánh giá thực trạng + Đề xuất giải pháp 7. Những đóng góp mới của luận văn: - Áp dụng lý thuyết về quản lý kinh tế đối với thực tiễn quản lý nhân sự tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Đánh giá đƣợc thực trạng quản lý nhân sự ở Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dựa trên những căn cứ khoa học và cụ thể. - Đề xuất đƣợc những giải pháp cho đơn vị, đồng thời có những kiến nghị đối với các cấp quản lý - Trên cơ sở tổng hợp, thống kê, đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhân lực của APMB từ năm 2010 đến nay. Đề xuất tham mƣu xây dựng các dự án mới tạo việc làm ổn định cho cán bộ và một số kiến nghị với các cơ quan có liên quan nhằm quản lý nhân lực của APMB trong giai đoạn tới. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP ......6 1.1. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................6 1.2. Cơ sở chung về quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp .......8 1.2.1 Một số khái niệm về nguồn nhân lực và quản lý nhân lực .........................8 1.2.2 Nội dung về quản lý nhân lực. ..................................................................13 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực: .........................16 1.2.4 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án. ......................................................................................................................19 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ................................21 2.1 Phƣơng pháp luận ............................................................................................21 2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ...............................................................21 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: nghiên cứu tài liệu, thu thập dữ liệu thứ cấp. 21 2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu: phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh: .........................................................................................................23 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP ..............................................................25 3.1 Giới thiệu về Ban quản lý các dự án nông nghiệp. .........................................25 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................25 3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các dự án nông nghiệp. ........................27 3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án nông nghiệp. ...............28 3.2. Thực trạng quản lý nhân lực của Ban quản lý các dự án nông nghiệp.......................34 3.2.1 Về giới tính tuổi đời và kinh nghiệm.........................................................34 3.2.2 Về trình độ, bằng cấp chuyên môn, quản lý Nhà nước, quản lý dự án và khả năng sử dụng ngoại ngữ..............................................................................38 3.2.3 Về kỹ năng thành thạo công việc. .............................................................41 3.2.4 Về bố trí, sử dụng, đánh giá cán bộ. .........................................................44 3.2.5 Xây dựng chế độ thù lao và đãi ngộ đối với cán bộ .................................48 3.3. Nhận xét, đánh giá quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp49 3.3.1 Những ưu điểm..........................................................................................49 3.3.2 Những hạn chế cần khắc phục ..................................................................50 3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế ..............................................................51 3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp. ................................................................................................53 3.4.1 Thuận lợi ...................................................................................................53 3.4.2 Khó khăn ...................................................................................................54 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC ..57 DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP ..........................................................................................57 4.1. Định hƣớng quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp ..........57 4.1.1 Những định hướng quản lý nhân lực ........................................................57 4.1.2 Yêu cầu trong quản lý nhân lực. ...............................................................57 4.1.3 Những mục tiêu trong việc định hướng quản lý nhân lưc ........................58 4.2. Các giải pháp quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp ........60 Năm nhóm giải pháp trên được thực hiện cụ thể như sau: ...............................61 4.2.1 Tổ chức sắp xếp bộ máy hợp lý.................................................................61 4.2.2 Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, quá trình sử dụng bố trí, sắp xếp cán bộ một cách hiệu quả .........................................................................................62 4.2.3 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng, kiến thức cần thiết, nâng cao nhận thức và thái độ trong công việc cho cán bộ. ......................................67 4.2.4 Cải thiện chế độ đãi ngộ, môi trường, cơ sở vật chất và đề xuất, tham mưu xây dựng các dự án mới tạo việc làm ổn định cho cán bộ. .......................74 4.2.5 Thực hiện tốt công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ dựa trên kết quả thực thi công việc được giao. ........................................................79 4.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan ........................................82 4.3.1 Kiến nghị về thay đổi một số Luật của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ liên quan đến công tác cán bộ ....................................................................82 4.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương ....................82 4.3.3. Kiến nghị đối với hệ thống văn bản, pháp lý liên quan đến tổ chức hoạt động của APMB .................................................................................................83 4.3.4 Kiến nghị với cấp uỷ Đảng và lãnh đạo Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.................................................................................................................84 KẾT LUẬN ...............................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................86 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Nguyên nghĩa STT Ký hiệu 1 ADB Ngân hàng phát triển châu Á 2 AFD Cơ quan phát triển Pháp 3 APMB Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 4 JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản 5 KEXIM 6 KFW 7 KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tƣ 8 MARD Bộ Nông nghiệp và PTNT 9 NNL Nguồn nhân lực 10 ODA Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức 11 PMU Ban quản lý dự án 12 UBND Ủy ban nhân dân 13 WB Ngân hàng thế giới 14 NLL Nguồn nhân lực Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc Ngân hàng tái thiết Đức i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 Số lƣợng lao động theo tuổi đời 35 2 Bảng 3.2 Tỷ lệ số năm kinh nghiệm của cán bộ quản lý dự án 35 3 Bảng 3.3 Số năm kinh nghiệm bình quân của cán bộ quản lý dự án 37 4 Bảng 3.4 Thống kê trình độ chuyên môn từ 2010 đến 2012 38 5 Bảng 3.5 Thống kê trình độ chuyên môn từ 2013 đến 2014 39 6 Bảng 3.6 Thống kê số lƣợng cán bộ có trình độ tiếng Anh 41 7 Bảng 3.7 Thống kê tỷ lệ về kỹ năng làm việc 43 ii Trang DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Sơ đồ 1 Hình 3.1 2 Biểu đồ 3.8 3 Sơ đồ 4.1 Nội dung Trang Sơ đồ cơ cấu tổ chức của APMB 27 Kết quả đánh giá cán bộ năm 2014 47 Các giải pháp nâng cao chất lƣợng cán bộ APMB iii 61 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua 20 năm đồng hành trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các nhà tài trợ không ngừng đƣợc củng cố và phát triển. Hiện ở Việt Nam có hơn 50 nhà tài trợ song phƣơng và đa phƣơng đang hoạt động. Qua 20 Hội nghị Nhóm tƣ vấn các nhà tài trợ (CG) hằng năm, tổng giá trị vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ (NTT) cho Việt Nam đạt 78,195 tỷ USD. Sự ủng hộ to lớn nói trên cho thấy, cộng đồng quốc tế luôn đồng tình và cổ vũ mạnh mẽ công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn của Chính phủ Việt Nam, thể hiện sự tin tƣởng của các Nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam. Bên cạnh những kết quả tích cực, chúng ta cũng thấy rằng, quá trình quản lý, sử dụng ODA ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Ðó là năng lực hấp thu viện trợ quốc gia chƣa cao, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA còn chậm so với kế hoạch, thủ tục trong nƣớc vẫn còn phức tạp, khác biệt với quy định của các nhà tài trợ quốc tế... Nhận thức rõ việc thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA có ý nghĩa quan trọng, dƣới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phƣơng đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện tình hình giải ngân vốn ODA. Hai năm qua, giải ngân của một số Nhà tài trợ lớn (Nhật Bản, Ngân hàng thế giới –WB, Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB) đã có tiến bộ vƣợt bậc. Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ nhì và năm 2012 đứng thứ nhất thế giới; tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012. Mặc dù, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển của đất nƣớc, song tỷ lệ giải ngân của các nguồn vốn đạt rất thấp, ảnh hƣởng đến các mục tiêu đã đề ra. Có nhiều nguyên nhân giải ngân nguồn vốn ODA chậm: Nhƣ cơ chế chính sách còn bất cập, khả năng huy động vốn đối ứng còn hạn chế, khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, năng lực trình độ của các cán bộ thực hiện dự án còn hạn chế….. 1 Tại cuộc họp về xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp 5 năm (20162020) và kiểm điểm tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm ngành nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Xuân Việt chỉ rõ, tiến độ tổ chức triển khai thực hiện các dự án trọng điểm ngành nông nghiệp còn chậm, chƣa đáp ứng yêu cầu. Chủ đầu tƣ thiếu tập trung, sâu sát, còn bộc lộ hạn chế về năng lực quản lý dự án. Sở NN & PTNT khẩn trƣơng khắc phục tồn tại hạn chế, thực hiện nghiêm túc báo cáo rõ các nội dung công việc còn chậm so với tiến độ quy định, nguyên nhân và trách nhiệm để xảy ra chậm tiến độ, giải pháp khắc phục; báo cáo chi tiết kế hoạch tiến độ và trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ của từng dự án. APMB với nhiệm vụ cụ thể là: Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm thực hiện chƣơng trình, dự án (kế hoạch giải ngân, kế hoạch chi tiêu, kế hoạch đấu thầu,...), trong đó xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lƣợng và tiêu chí chấp nhận kết quả đối với từng hoạt động của chƣơng trình, dự án để làm cơ sở theo dõi, đánh giá nhằm bảo đảm tiến độ thực hiện chƣơng trình, dự án theo Điều ƣớc quốc tế cụ thể về ODA đã ký. Khối lƣợng công việc tại APMB là rất lớn, đòi hòi đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ cao và tận tâm tận lực với công việc. Tuy nhiên, công tác quản lý chất lƣợng của APMB vẫn còn những hạn chế, nếu không đƣợc duy trì và củng cố có thể trong tƣơng lai sẽ khó đáp ứng đƣợc yêu cầu của MARD trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế toàn cầu; tổ chức nhân sự chƣa thực sự khoa học, quản lý nhân sự còn nhiều kẽ hở, thiếu kiểm tra, kiểm soát; chính sách cho ngƣời tài và bảo vệ ngƣời tài chƣa đáp ứng đƣợc nguyện vọng của CBNV, chƣa khai thác tốt chất xám và năng lực của bộ phận kỹ sƣ chuyên môn, cán bộ nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng chƣa áp dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào quản lý nhân sự v.v. . . vì vậy còn nhiều hạn chế cho chiến lƣợc phát triển của Ban quản lý các dự án trong những năm tiếp theo. Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, để tiếp tục nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để tiếp tục đổi mới chính sách, nâng cao chất nâng lƣợng và quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực tại 2 Ban quản lý các dự án nông nghiệp, nhằm theo kịp xu thế hội nhập hóa toàn cầu và hỗ trợ Các dự án về nông nghiệp khi hiệp định thƣơng mại về hàng hóa ATIGA của Asean có hiệu lực từ năm nay 2015. Tác giả nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài luận văn “ Quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” Luận văn này nhằm trả lời các câu hỏi chính sau:  Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại APMB nhƣ thế nào?  Cần có những giải pháp gì để quản lý nhân lực tại APMB từ nay đến 2020? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn 2.1 Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu, làm rõ thực trạng quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp (APMB) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) từ 2010 đến nay và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình quản lý nhân lực tại APMB. Từ đó tạo sự chủ động trong bố trí, sử dụng đội ngũ nhân lực với mục đích giúp APMB hoàn thành tốt yêu cầu, quy định, cơ sở pháp lý về quản lý và thực hiện dự án của nhà đầu tƣ và nhà tài trợ mà MARD giao cho một cách hiệu quả nhất trong giai đoạn từ 2016 đến 2020 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn. - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý nhân lực. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại APMB, chỉ ra nguyên nhân của những ƣu điểm, tồn tại, thiếu sót, đồng thời rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lý nhân lực của APMB. - Đề xuất phƣơng hƣớng cũng nhƣ các giải pháp chủ yếu có tính khả thi cho đơn vị, đồng thời có những kiến nghị đối với các cấp quản lý. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: là công tác quản lý nhân lực tại APMB. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về quản lý chất lƣợng nguồn nhân lực của APMB, mặc dù nội dung đề tài 3 Comment [A2]: 6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích: Đánh giá thực trạng Quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đó đề xuất đƣợc các giải pháp để cải thiện tình hình - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý nhân lực + Phân tích và đánh giá thực trạng + Đề xuất giải pháp 7. Những đóng góp mới của luận văn: - Áp dụng lý thuyết về quản lý kinh tế đối với thực tiễn quản lý nhân sự tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Đánh giá đƣợc thực trạng quản lý nhân sự ở Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dựa trên những căn cứ khoa học và cụ thể. - Đề xuất đƣợc những giải pháp cho đơn vị, đồng thời có những kiến nghị đối với các cấp quản lý là Quản lý nhân lực nói chung. Nhƣ vậy các nội dung liên quan đến số lƣợng và nghiệp vụ nằm ngoài phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi về không gian và thời gian: đề tài đƣợc nghiên cứu tại APMB với các số liệu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014. - Giới hạn nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi nhân lực của APMB, thực trạng nhân lực từ năm 2010 đến nay và một số đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng, cũng nhƣ công tác quản lý nhân lực cho những năm tiếp theo. - Lý do chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2010, vì đây là thời điểm đánh Comment [L3]: Liên quan gì tới công tác quản lý nhân sự? Nên bình luận thêm 1-2 câu. giá đƣợc đầy đủ quá trình 10 năm hình thành và phát triển của APMB. Giúp APMB tìm ra đƣợc ƣu điểm và hạn chế trong công tác quản lý nhân lực để tiếp tục duy trì và củng cố nhiệm vụ này nhằm đáp ứng đƣợc kế hoạch tiến độ của từng dự án và yêu cầu của MARD trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Comment [A4]: Đã sửa 4. Đóng góp mới của luận văn - Áp dụng lý thuyết về quản lý kinh tế đối với thực tiễn quản lý nhân sự tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Đánh giá đƣợc thực trạng quản lý nhân sự ở Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dựa trên những căn cứ khoa học và cụ thể. - Trên cơ sở tổng hợp, thống kê, đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhân lực của APMB từ năm 2010 đến nay. Đề xuất tham mƣu xây dựng các dự án mới tạo việc làm ổn định cho cán bộ và một số kiến nghị với các cơ quan có liên quan nhằm quản lý nhân lực của APMB trong giai đoạn tới. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc tác giả chia thành 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và một số cơ sở lý luận về quản lý nhân lực tại APMB. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 4 Comment [L5]: Đóng góp mới của luận văn không phải là lý luận mà gắn nhiều tới thực tiễn, ứng dụng. Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại APMB giai đoạn 20102014. Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và một số giải pháp quản lý nhằm cải thiện công tác quản lý nhân lực tại APMB.. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về nguồn nhân lực (NNL) và nâng cao chất lƣợng NNL. Các công trình trên nghiên cứu, đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề phát triển NNL và nhân lực chất lƣợng cao (NLCLC); chủ yếu nghiên cứu nguồn lực lao động, một số tác giả bàn đến hiệu quả sử dụng NNL trong một số ngành cụ thể, một số tác giả tập trung nghiên cứu các giải pháp phát triển chất lƣợng con ngƣời. Một số nhà kinh tế xem xét NNL là sự kết hợp giữa trí lực và thể lực của con ngƣời trong sản xuất tạo ra năng lực sáng tạo và chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động lao động; NNL là số lƣợng và chất lƣợng con ngƣời, bao gồm thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm sống... Tác giả Nguyễn Lộc, Lê Thị Hồng Điệp, Lê Minh Thông có nhiều bài viết về cơ cấu nguồn nhân lực, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, kinh nghiệm trọng dụng nhân tài của một số quốc gia Châu á và hàm ý cho Việt Nam. Nghiên cứu của hai tác giả Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1996) trong cuốn sách: Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. Các tác giả đã giới thiệu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới, tập trung nghiên cứu lĩnh vực giáo dục đào tạo, yếu tố quyết định phát triển nguồn nhân lực và một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này của nƣớc ta. Viện Phát triển giáo dục (2002): Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực. Cuốn sách đã tập hợp kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học kinh tế và xã hội khác nhau với mục tiêu thống nhất quan điểm, chính sách về phát triển nguồn nhân lực. 6 Đồng thời đề xuất một khung chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm triển khai thành công các mục tiêu đề ra trong chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo. Viện kinh tế thế giới(2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo: Kinh nghiệm Đông á, NXB Khoa học Xã hội. Cuốn sách đã giới thiệu các thành tựu đạt đƣợc của nhóm nƣớc trong khu vực trong phát triển nhân lực thông qua giáo dục đào. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nhân lực ở Việt Nam, một số vần đề lý luận và thực tiễn, Nhà XB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài nghiên cứu, bài viết, bài tham luận tại Hội thảo của đề tài KX.05.11 thuộc chƣơng trình Khoa học Công nghệ cấp nhà nƣớc KX.05(giai đoạn 20012005), với các vấn đề lý luận, kinh nghiệm và những khuyến nghị thiết thực trong quản lý nhân lực của Việt Nam. TS Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị nhân sự, NXB Lao động - Xã hội. Đây cũng là một tài liệu tham khảo giúp cho các doanh nhân, nhất là các giám đốc nhân sự hoặc trƣởng phòng nhân viên cũng cố và tăng cƣờng khả năng quản trị nhân sự của mình. PGS. TS. Trần Kim Dung (2015), Quản trị nguồn nhân lực, NXB tổng hơp Tp.HCM. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, kinh nghiệm tiên tiến thế giới và thực trạng quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam, cuốn sách đƣợc thiết kế nhằm giới thiệu các kiến thức, tƣ tƣởng và kỹ năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực. John M. Ivancevich (2010), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp Tp.HCM. Cuốn sách này tập trung vào quy trình ứng dụng HRM trong các tổ chức quản lý và tình huống thực tế. Chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa thực tại, sự hiểu biết và tƣ duy phê phán là những đề tài cơ sở đƣợc trình bày trong mỗi phần của cuốn sách này. Brian Tracy (2014), Bí quyết tuyển dụng và đãi ngộ người tài, NXB Tổng hợp Tp.HCM. Cuốn sách đƣa ra những phƣơng pháp có thể áp dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả trong việc tuyển dụng những ngƣời tài giỏi cũng nhƣ 7 những cách thức có thể khơi dậy ở họ sự nhiệt tình, năng nổ ngay từ lúc họ bắt đầu tiếp nhận công việc. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu việc vận dụng những quan điểm về quản lý nhân lực của Việt Nam để nâng cao quản lý nguồn nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “ Quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ” đƣợc tác giả quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu xuất phát từ những cơ sở lý luận và đánh giá thực tiễn sự hoạt động và phát triển của APMB nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để tiếp tục đổi mới chính sách, nâng cao chất lƣợng và quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực tại APMB. * Khoảng trống cần nghiên cứu Những nghiên cứu trên đã mang lại cho tác giả những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và những định hƣớng trong nhìn nhận về công tác quản lý nhân lực nói chung. Tuy nhiên, hiện chƣa có nghiên cứu nào về quản lý nhân lực tại APMB dƣới góc độ quản lý kinh tế. Do đó đây là một đề tài mới. Tác giả sử dụng nền tảng lý luận của các đề tài khoa học trên làm cơ sở, định hƣớng cho nhiệm vụ nghiên cứu của mình, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm chủ động trong quá trình quản lý nhân lực tại APMB hiện nay, góp phần thúc đẩy việc xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm thực hiện chƣơng trình, dự án (kế hoạch giải ngân, kế hoạch chi tiêu, kế hoạch đấu thầu,...) của APMB đạt đƣợc yêu cầu đề ra của MARD trong những giai đoạn kế tiếp. 1.2. Cơ sở chung về quản lý nhân lực tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp 1.2.1 Một số khái niệm về nguồn nhân lực và quản lý nhân lực  Nguồn nhân lực Khái niệm nguồn nhân lực bao gồm các nội dung cơ bản sau: Về mặt lƣợng, nguồn nhân lực bao gồm những ngƣời đang làm việc và những ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Về mặt chất, nguồn nhân lực là nguồn lực con ngƣời thể hiện ở trình độ lành nghề, kiến thức, năng lực của con ngƣời. Nguồn nhân lực không chỉ bao hàm nguồn lực hiện tại mà còn bao hàm cả nguồn lực tiềm tàng 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng