Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại việt nam...

Tài liệu Luận văn quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại việt nam

.PDF
92
969
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ KHÁNH LY QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ KHÁNH LY QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ ANH VÂN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bài Luận văn “Quản lý nhà nước về hoạt đông nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành, đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tế dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Lê Thị Anh Vân. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn đƣợc sử dụng trong Luận văn này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và đƣợc ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên! Hà Nội ngày tháng năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Khánh Ly LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành cuốn Luận văn này, ngoài những nỗ lực cố gắng của bản thân mình, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Quý Thầy cô giáo và của bạn bè, đồng nghiệp. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn chân thành tới toàn thể các Thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Kinh tế chính trị trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các Thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho Học viên chúng tôi những kiến thức và rất nhiều thông tin bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hƣớng dẫn PGS.TS Lê Thị Anh Vân là ngƣời đã giúp tôi định hƣớng đề tài, hƣớng dẫn cụ thể và tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho tôi từ việc xây dựng đề cƣơng, dự thảo và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban cán sự lớp và các bạn học viên trong lớp QLKT1-K21 đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ thông tin và cùng tôi gây dựng tinh thần đoàn kết thân ái trong suốt thời gian qua. Cuốn Luận văn sẽ không thể hoàn chỉnh nếu thiếu sự động viên, cổ vũ của bạn bè, đồng nghiệp, sự quan tâm của gia đình đã luôn sát cánh để giúp tôi tự tin vƣợt qua mọi khó khăn. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhƣng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, những vấn đề trình bày trong bản luận văn này chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để vấn đề nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn Tôi xin gửi lời kính chúc sức khỏe và hạnh phúc tới toàn thể Quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU .......4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................4 1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ...........7 1.2.1. Thép phế liệu ..............................................................................................7 1.2.2. Nhập khẩu thép phế liệu: ........................................................................11 1.2.3. QLNN về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ..........................................17 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................31 2.1. Phƣơng pháp luận ...........................................................................................31 2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng ............................................................31 2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử ...................................................................31 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể .....................................................................31 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................32 2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ..................................................32 2.2.3. Phương pháp so sánh ..............................................................................33 2.3. Hệ thống các văn bản đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài: .......................33 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU Ở VIỆT NAM .................................................................35 3.1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ở Việt Nam ..........................35 3.1.1 Nhu cầu nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam ........................................35 3.1.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ở Việt Nam ....................36 3.2. Thực trạng QLNN về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ở Việt Nam .........43 3.2.1. Thực trạng xây dựng pháp luật, chính sách, quy định về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ..............................................................................................43 3.2.2. Thực trạng tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý hoạt động nhập khẩu thép phế liệu .....................................................................................................................51 3.2.3. Thực trạng xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách ....................................................................................................................55 3.2.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động nhập khẩu thép phế liệu .........56 3.3. Đánh giá QLNN về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ở Việt Nam.............59 3.3.1. Điểm mạnh trong Quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam ................................................................................................59 3.3.2. Điểm yếu của Quản lý Nhà nước trong hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam ................................................................................................61 3.3.3. Nguyên nhân của điểm yếu trong công tác nhập khẩu thép phế liệu ......62 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU Ở VIỆT NAM .........................................64 4.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu nâng cao quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ở Việt Nam .....................................................................64 4.1.1. Quan điểm ................................................................................................64 4.1.2. Mục tiêu ...................................................................................................64 4.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ở Việt Nam .65 4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật, chính sách, quy định về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu .....................................................................................65 4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý hoạt động nhập khẩu thép phế liệu .......................................................................................................67 4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách ..........................................................................................................70 4.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động nhập khẩu thép phế liệu ..............................................................................................71 4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp .........................................................................73 4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ...........................................................................73 4.3.2. Kiến nghị với Bộ Công thương ................................................................75 4.3.3. Kiến nghị với doanh nghiệp: ...................................................................76 KẾT LUẬN ...............................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................82 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NỘI DUNG 1 BTM&MT 2 GDP Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 3 HMS Thép phế liệu nóng chảy cao 4 ISRI 5 QLNN 6 VNĐ Đồng tiền Việt Nam 7 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization) Bộ tài nguyên & Môi trƣờng Viện nghiên cứu Công nghiệp tái chế thép phế liệu của Mỹ (Unstitute of Scrap Recycling Industries) Quản lý nhà nƣớc i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 1.1 Phân loại thép phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất thép 2 Bảng 1.2 3 Bảng 3.1 4 Bảng 3.2 Số liệu nhập khẩu thép phế liệu của các Công ty tại Việt Nam 5 Bảng 3.3 6 Bảng 3.4 Số lƣợng các cơ sở đƣợc cấp phép nhập khẩu thép phế liệu 7 Bảng 3.5 8 Bảng 3.6 9 Bảng 3.7 Danh mục thép phế liệu đƣợc phép nhập khẩu từ nƣớc ngoài về làm nguyên liệu sản xuất Số liệu nhập khẩu thép phế liệu vào Việt Nam từ các nƣớc trên thế giới Số liệu sản lƣợng nhập khẩu và kinh ngạch nhập khẩu thép phế liệu từ năm 2010-2015 Danh mục các dự án đầu tƣ ngành thép Việt Nam giai đoạn 2020 có xét đến năm Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý hoạt động nhập khẩu thép phế liệu Kết quả kiểm tra vi phạm nhập khẩu thép phế liệu qua các năm ii Trang 10 16 37 38 40 45 48 51 57 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành thép đƣợc coi là ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu trong nên kinh tế quốc dân, là nguồn cung ứng vật tƣ chiến lƣợc không thể thiếu cho các ngành công nghiệp, xậy dựng và quốc phòng. Đặc biệt với mục tiêu phấn đấu của đất nƣớc đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì ngành thép càng trở nên quan trọng. Đây có thể coi là ngành công nghiệp nền tảng, sản xuất tƣ liệu để bảm bảo nhu cầu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Hiện nay thế giới đang sản xuất khoảng 1,2 tỷ tấn thép/ năm, trong đó 30% đƣợc sản xuất từ thép phế liệu (khoảng 400 triệu tấn/năm) nhƣ vậy có thể thấy số lƣợng thép đƣợc sản xuất từ phế liệu là rất lớn. Trong thép phế liệu có 97% là sắt nên lƣợng các chất thải khác không nhiều, vốn đầu tƣ sản xuất thép từ nguyên liệu ít hơn nhiều so với sản xuất từ quặng, sản xuất thép từ quặng phải sử dụng nhiều than cốc, bản thân quặng cũng chỉ có 50% là sắt còn lại là các chất khác nên khí thải ra môi trƣờng cũng rất độc hại trong khi sản xuất từ thép phế liệu chỉ cần điện và dung môi sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trƣờng hơn. Ở Việt Nam việc sản xuất thép từ phế liệu có nguồn từ trong nƣớc không đủ cung ứng cho các nhà máy, mới có khoảng 1,2 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu khoảng gần 5 triệu tấn. Nhƣ vậy có thể thấy nhu cầu thu mua nguyên liệu thép để sản xuất ngày càng tăng, nhu cầu nhập khẩu thép phế liệu từ các nƣớc khác rất lớn. Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, thời gian qua nhà nƣớc ta đã đƣa ra các chủ trƣơng cho phép nhập khẩu thép phế liệu để phục vụ sản xuất trong nƣớc. Đây là một chủ trƣơng rất đúng đắn và kịp thời của Nhà nƣớc để hỗ trợ cho ngành thép. Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề phát sinh từ việc kiểm soát trong các khâu nhập khẩu thép phế liệu và các vấn đề về môi trƣờng phát sinh do trong thép phế liệu cũng có lẫn rất nhiều tạp chất, rác thải và các chất độc hại… Để cân bằng giữa các lợi ích về phát triển kinh tế và lợi ích về môi trƣờng thì việc quản lý của nhà nƣớc về vấn đề này là vô cùng cấp bách và cần thiết. 1 Đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam” đƣa ra nhằm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề nêu trên từ đó hƣớng tới các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này trong thời gian tới nhằm bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích kinh tế và môi trƣờng cho nên kinh tế nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lý luận về nhập khẩu thép phế liệu và quản lý hoạt động nhập khẩu thép phế liệu của nhà nƣớc. Luận văn nghiên cứu lý thuyết và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam để tìm ra các mặt hạn chế trong quản lý hoạt động này từ đó đề xuất ra các giải pháp hữu hiệu cho việc quản lý hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vị không gian: Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tại các tỉnh thành phố có lƣợng nhập khẩu thép phế liệu lớn nhƣ Vũng Tàu, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Dƣơng, Thái Bình. + Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thị trƣờng thép phế liệu và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thép phế liệu trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2014. Từ đó đề xuất ra những giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thép phế liệu đến năm 2020. + Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu là những nội dung cơ bản của Quản lý Nhà nƣớc về hoạt đọng nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam tiếp cận theo quá trình quản lý Những đóng góp của luận văn: Với những nghiên cứu của luận văn, tác giả hy vọng có thể đem lại cái nhìn tổng quan về thực trạng Quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu để từ đó gợi mở đƣợc những ý tƣởng mới trong việc hoạch định chính sách cho các cấp 2 ban ngành có thẩm quyền, giúp các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách cải tiến cơ chế hoạt động, đƣa ra những chính sách linh hoạt nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích xã hội. 5. Kết cấu của luận văn: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu trong nước: Việt Nam là nƣớc đang phát triển, Nhà nƣớc ta hiện nay rất chú trọng đầu tƣ phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở, ngành xây dựng đang tạo đà đi lên, kéo theo nhu cầu sử dụng thép xây dựng tăng cao. Nhu cầu sử dụng thép trong nƣớc không đủ đáp ứng sản xuất do đó khối lƣợng thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam tăng trong giai đoạn vừa qua. Các hoạt động quản lý nhà nƣớc liên quan đến nhập khẩu mặt hàng này cũng liên tục thay đổi để phù hợp hơn với thực tiễn. Do tính quan trọng và cần thiết của việc nghiên cứu và áp dụng các quy định quản lý nhà nƣớc về hoạt động này, trong thời gian vừa qua, có một số đề tài nghiên cứu thuộc các cấp khác nhau về quản lý nhà nƣớc hoạt đông nhập khẩu thép phế liệu. Có thể kể đến đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Vụ Khoa học và công nghệ của Thạc Sỹ Vũ Công Hợp nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập khẩu phế liệu thép. Theo các nguồn tài liệu thu thập đƣợc, đề tài luận văn này vẫn còn đƣợc ít tác giả nghiên cứu chuyên sâu. Tác giả Lại Thị Phƣơng Thảo có nghiên cứu đề tài cấp cơ sở “ Nhập khẩu phôi thép và thép phế liệu- Thực trạng- Giải pháp” ( năm 2007) có tổng quan về thị trƣờng Thép, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng nhập khẩu phôi thép và thép phế liệu để thấy đƣợc những bất cập đang diễn ra từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính chủ động của ngành Thép tại Việt Nam về nguồn nguyên liệu, sự chủ động về nguồn cung cấp và giá thép thành phẩm trong những năm tới. Sự hạn chế của đề tài này là chƣa nghiên cứu vĩ mô theo hƣớng quản lý nhà nƣớc mà chỉ đi sâu vào phân tích thị trƣờng thép hiện tại, chƣa có những đề xuất phù hợp để đổi mới các chính sách và phƣơng thức quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động này. Luận văn “Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền” của tác giả Huỳnh Công Duy có đƣa ra những nhận định tổng quan về thị trƣờng thép phế liệu của trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó có những đánh giá, giải pháp để nâng cao hiệu quả của nhập khẩu thép phế liệu của Công ty Công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền. 4 “Nghiên cứu sử dụng phế thải luyện kim làm cốt liệu chế tạo bê tông” ThS Tăng Văn Lâm; KS Ngô Xuân Hùng – Trƣờng Đại học Mỏ- Địa Chất bằng các phân tích khoa học, vật lý, hóa học về phế thải phế liệu luyện kim từ đó so sánh tính hiệu quả của việc khai thác mỏ quặng luyện thép với việc tận dụng phế thải làm nguyên liệu sản xuất tăng tính bền vững và thân thiện với môi trƣờng. Bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở góc độ phân tích Luận văn cao học của tác giả Hoàng Minh Phƣơng với đề tài “ Hiệu quả hoạt động kinh doanh môi giới xuất nhập khẩu thép phế liệu tại công ty cổ phần A&A Toàn Cầu” năm 2011 có đi sâu phân tích hoạt động kinh doanh môi giới xuất nhập khẩu sắt thép phế liệu của Công ty cổ phần A&A Toàn Cầu, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của hoạt động này để có thể đánh giá về hiệu quả kinh doanh của hoạt động môi giới nhập khẩu thép phế liệu tại Công ty Cổ phần A&A Toàn Cầu. Tác giả Trần Văn Khâm với luận văn “Chiến lƣợc kinh doanh cho Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015” đã hệ thống hóa các lý thuyết về xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh dựa trên những phân tích đánh giá môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng vi mô của ngành thép từ đó có những giải pháp và lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả cho Công ty Cổ phần Thép Thái Nguyên. Nghiên cứu "Công nghiệp thép: Chính sách phát triển đến năm 2010" của Nguyễn Minh Ngọc năm 2003 đã có những phân tích cụ thể và đánh giá toàn diện thực trạng của ngành công nghiệp thép Việt Nam giai đoạn 1998 - 2003. Tác giả đã tập trung làm rõ những tồn tại trong hoạt động sản xuất thép và những vấn đề cần lƣu ý đối với Chính phủ khi đƣa ra các chính sách phát triển cho ngành. Có thể nói, những phân tích và đánh giá của tác giả Nguyễn Minh Ngọc trong nghiên cứu này đến thời điểm hiện nay vẫn có giá trị, nhất là những phần tác giả phân tích về sự mất cân đối của ngành thép thời kỳ đó, mà những vấn đề này hiện nay vẫn đang tồn tại và còn tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Bài phân tích "Tình hình biến động giá vật liệu xây dựng năm 2010" của Ngô Thế Vinh đăng tại Tạp chí Kinh tế xây dựng số 1/2011 cung cấp diễn biến thị trƣờng 5 thép xây dựng tại thị trƣờng phía Nam và phía Bắc của Việt Nam. Tác giả cũng đƣa ra bức tranh toàn cảnh thị trƣờng bất động sản và khu vực xây dựng công nghiệp trong nƣớc năm 2010 đã tác động đến thị trƣờng thép xây dựng nhƣ thế nào cũng nhƣ đánh giá tác động của nguyên liệu nhập khẩu đã tác động đến giá thép ra sao. Trong tài liệu Quy hoạch phát triển ngành thép do thủ tƣớng chính phủ phê duyệt trong đó liệt kê danh mục các dự án thép quy mô lớn đƣợc phép triển khai trong khoảng thời gian 5 đến 10 năm. Đây là tài liệu quan trọng để định hƣớng các doanh nghiệp nhập khẩu thép phé liệu. Tuy nhiên quy hoạch ngành thép từ lâu đã bị phá vỡ do các địa phƣơng đã cấp thép cho nhiều dự án thép quy mô vừa và nhỏ nằm ngoài quy hoạch. Tài liệu này liệt kê các dự án luyện thép là các nhà máy lớn sử dụng thép phế liệu là nguyên liệu chính và chỉ ra nhu cầu nhập khẩu thép phế liệu trong tƣơng lai., mang tính dự báo nhƣng không cập nhật. Báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng chính của Bộ Công thƣơng trong đó có thông tin về thép phế liệu nhập khẩu, ƣu điểm: cập nhật tình hình nhập khẩu thép phế liệu nguyên liệu đầu vào của các nhà máy luyện phôi thép hơn 70%, nhƣợc điểm không mang tính dự báo và không thể hiện đƣợc tổng mức tiêu thụ thép phế liệu và tổng sản lƣợng phôi thép của các nhà máy luyện phôi thép. Nghiên cứu nước ngoài: Ngoài các tài liệu nghiên cứu trong nƣớc, tác giả có tham khảo thêm một số tài liệu nƣớc ngoài nhƣ báo cáo “A study of the scrap metal trade in the Kumasi Metropolitan area” ( Một nghiên cứu về thƣơng mại xuất nhập khẩu phế liệu ở khu vực Kumasi Metropolitan) của tác giả Kwasibroni- Sefah. Báo cáo đã có những nhận định đánh giá về những lợi ích của việc tái chế phế liệu đối với kinh tế, xã hội và môi trƣờng của khu vực Kumasi Metropolitan, đồng thời cũng đƣa ra những phân tích và các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh thƣơng mại cho khu vực này. Tuy nhiên báo cáo chƣa đi sâu vào việc quản lý của các cấp chính quyền nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại này và những hạn chế của hoạt động thƣơng mại phế liệu cần có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn của nhà nƣớc để đảm bảo an sinh xã hội và môi trƣờng. 6 Nghiên cứu “Iron and Steel Industry in Vietnam: A new phase and policy shift” của Nozomu Kawabata năm 2007 phân tích về ngành công nghiệp gang thép của Việt Nam và đề cập đến những vấn đề chính sách trong tƣơng lai cho ngành công nghiệp thép Việt Nam. Nghiên cứu của Ngân hàng The Hongkong and Shanghai Banking Corporation Limited (HSBS) năm 2008 tại báo cáo “Emerging markets now drive global steel demand" trong đó đƣa ra xu hƣớng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất thép của thế giới đến năm 2013. Phân tích của Công ty Steel Business Briefing (SBB) về thị trƣờng phôi thép toàn cầu lần lƣợt với tiêu đề “Steel billet: basic product assured of high demand” năm 2009 và “Merchant billet keeps steel mills rolling” năm 2011 cho cái nhìn tổng quan và diễn biến nổi bật về tình hình giao dịch mặt hàng tại một số khu vực trên thế giới. Báo cáo “Economic and Steel Market Outlook 2011-2012” của Học viện Gang Thép Liên minh Châu Âu năm 2011 về triển vọng kinh tế và thị trƣờng thép năm 2011-2012 tại khu vực này. Nghiên cứu và dự báo của Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) về ngành thép tại các báo cáo “Worldsteel Short Range Outlook” vào các năm 2008 và 2012. Tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ tập trung nhận định tình hình nhập khẩu thép phế liệu hiện nay, các ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của hoạt động này chứ không đề cập một cách tổng thể và toàn diện vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động nhập khẩu thép phế liệu. Điểm khác biệt của Luận văn này với các nghiên cứu khác là chƣa có luận văn nào nghiên cứu Quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu tại Việt Nam, do đó tác giả mong muốn sẽ mang lại cái nhìn rõ nét hơn, toàn diện hơn vai trò của của quản lý nhà nƣớc có ảnh hƣởng quan trọng thế nào đến hoạt động này. 1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu 1.2.1. Thép phế liệu 1.2.1.1.Khái niệm Thép phế liệu Thép phế liệu là các sản phẩm, vật liệu thép được loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất thép. 7 Thép phế liệu đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất nhƣ các ngành sản xuất đóng tàu, sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất các sản phẩm liên quan đến thép, các nguyên liệu vụn.. Các nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu mới đƣợc cắt gọt chế biến do vậy thải ra các lƣợng thép thừa, thép bị cắt gọt đi, phôi bào của thép, mảnh vụn, đầu mẩu, đoạn thanh, ống thép…. Thép phế liệu đƣợc thải ra từ quá trình tiêu dùng, đƣợc tháo giỡ, bóc tách, thu hồi từ các sản phẩm đã qua sử dụng nhƣ các phƣơng tiện vận tải: tàu thuyền máy bay, các công trình xây dựng nhà cửa, cầu đƣờng…sau một quá trình sử dụng bị lão hóa Thép phế liệu bao gồm: - Phế phẩm, đầu mẩu, đầu tấm, mảnh vụn... trong quá trình sản xuất và gia công thép; - Thép đƣờng ray, thép tà vẹt, thép tấm, thép tròn, thép hình, thép ống, dây và lƣới thép các loại đã qua sử dụng; - Thép thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các công trình xây dựng đã qua sử dụng; - Thép thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các phƣơng tiện vận tải, máy móc và các đồ vật bằng thép đã qua sử dụng. 1.2.1.2. Đặc điểm của Thép phế liệu: Từ khái niệm này có thể thấy một số đặc điểm cơ bản của thép phế liệu nhƣ sau: - Là một loại phế liệu đƣợc thải ra trong quá trình sản xuất, tiêu dùng nhƣng vẫn có giá trị sử dụng – làm nguyên liệu sản xuất thép. - Là những vật liệu bằng thép, có hàm lƣợng thép chiếm khoảng 90% trở lên. - Là một loại nguyên liệu cho ngành thép chứ không phải là một loại rác thải cần tiêu hủy. Đây là chất chất thải rắn, không có độc tố, nếu tồn tại trong môi trƣởng tự nhiên thì sẽ tự han gỉ, bị bào mòn đi. 1.2.1.3 Phân loại thép phế liệu: Có thể phân loại thép phế liệu theo các tiêu chí sau:  Phân loại theo nguồn gốc: + Thép phế liệu đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất: có loại thép phế liệu từ nguồn công nghiệp thải ra ví dụ nhƣ công nghiệp đóng tàu, công nghiệp sản xuất ô tô, đồ gia dụng, sản xuất thép…các loại thép này rất mới, đạt độ tinh 8 khiết rất cao từ 99-100%. Đây là loại thép phế đạt chất lƣợng rất tốt và lƣợng thải ra cũng không nhỏ. + Thép phế liệu đƣợc thải ra từ quá trình tiêu dùng: các loại đồ gia dụng nhƣ nồi niêu xong chảo, các công trình xây dựng: nhà cửa, cầu đƣờng, đƣờng ray tàu, phƣơng tiện vận tải: ô tô, xe máy, xe đạp.. loại thép này đƣợc thải ra do bị hƣ hại, hao mòn, bị đập rỡ xây mới…loại thép này khác với loại thép đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất do thời gian sử dụng lâu khiến cho thép bị ô-xi hóa, có lƣợng sắt rỉ bên ngoài, lẫn nhiều tạp chất… Loại thép phế liệu này không thể đƣa vào tái chế ngay mà phải thêm nhiều công đoạn phá rỡ, thu gom, làm sạch tạp chất mới đƣa vào tái chế đƣợc.  Phân loại theo ứng dụng: + Loại thép phế dùng để tái chế: Có rất nhiều loại thép phế đƣợc lấy ra trong quá trình xây dựng không thể trực tiếp sử dụng luôn mà phải tái chế, nấu luyện lại, thay đổi thành phần vật lý và hóa học để tạo ra thành một loại thép khác ví dụ các loại thép thải ra trong quá trình sản xuất bị quá vụn, quá nhỏ: phoi bào, phoi tiện, bột sắt, các loại thép từ các công trình xây dựng bị hỏng hóc nặng.. + Loại thép phế dùng để tái sử dụng luôn: là những loại thép có thể tái sử dụng đƣợc luôn mà không cần qua sử lý, không phải thay đổi thành phần vật lý và hóa học, ví dụ các loại thép phế đƣợc cắt gọt trong quá trình sản xuất cây thép lớn, các mảnh vụ thép phế thừa này có thể tái sử dụng bằng cách kéo dài thành các sợi dây thép mỏng, chặt nhỏ, uốn thành đinh tán, đinh vít.  Phân loại theo tiêu chuẩn: Hiện nay các nƣớc đang sử dụng hệ tiêu chuẩn của Mỹ ISRI (Unstitute of Scrap Recycling Industries): “Quy định kỹ thuật phế liệu 1998 ISRI - Các nguyên tắc đối với phế liệu gang và thép: FS 98”, ngoài ra cũng có các hệ tiêu chuẩn khác nhƣ: Tiêu chuẩn quốc gia Nhật Bản: JIS G 2401 - 1979 (Classifcation standard for Iron and steel scrasp) Tiêu chuẩn phân loại gang và thép phế liệu, tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc: GB/T 4223 - 1996 Iron and steel scraps (Phế liệu gang và thép). Tại Việt Nam thì tiêu chuẩn đang áp dụng là TCVN 7342: 2004 do 9 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. + Phân loại theo thép nóng chảy hạng nặng HMS: Các loại thép phế đạt đƣợc độ dày và kích thƣớc nhất định: Phế liệu sắt thép đƣợc xác định là HMS 1&2 ở dạng hỗn hợp tỉ lệ 80/20: tỷ lệ 80% HMS-1 và 20% HMS-2. Độ dày tối thiểu là 6mm. Kích thƣớc cắt trung bình là 1500 x600mm.HMS 1/2 - ISRI mã 200. + Phân loại theo tiêu chuẩn thép phế băm: đầu vào thép này là các phƣơng tiện vận tải nhƣ ô tô cũ đƣợc đƣa vào máy cắt vụn ra bằng đầu ngón tay, loại thép này có chất lƣợng rất tốt, do đƣợc cắt vụn nên nấu chảy rất dễ dàng. + Phân loại theo tiêu chuẩn thép phế đóng bánh: bao gồm các loại thép mỏng dƣới 3mm đƣợc ép vào thành một tảng cục lớn để đƣa vào lò luyện. Loại này cũng chia thành 2 loại: loại 1 là loại đóng bánh cục gồm nhiều các loại thép cục lớn hơn ép thành, loại 2 gồm nhiều các loại thép lá mỏng ép thành Theo QĐ số 35/2004- BKHCN thì Thép phế liệu đƣợc phân thành 5 loại: Bảng 1.1 Phân loại thép phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất thép STT Loại Chiều dầy, Chiều dài x Khối lƣợng, Tỷ khối, mm rộng, max, kg/ (cục, kg/m3 mm thanh) 1 Loại 1 >6 2000 x 800 < 1000 2 Loại 2 từ 3 đến 6 2000 x 800 < 1000 3 Loại 3 <3 2000 x 1000 < 1000 4 Loại đóng ³ 1000 bánh 5 Loại cắt vụn ³ 800 ( Nguồn: TCVN 7342: 2004 Thép phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất thép cacbon thông dụng - Phân loại và yêu cầu kỹ thuật- Bộ Tài Nguyên và Môi trường) Chú thích 1 - Thông thường các loại thép phế liệu có thể chứa một lượng loại khác Tỷ lệ các loại do người mua và người bán thỏa thuận. 10 Chú thích 2 - Các sai lệch về kích thớc khối lượng, tỷ khối so với Bảng 1 có thể được chấp nhận theo thỏa thuận giữa người mua và người bán. 1.2.2. Nhập khẩu thép phế liệu: 1.2.2.1. Khái niệm nhập khẩu thép phế liệu: Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là vật định giá và trao đổi. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài. Nếu xét trên phạm vi hẹp thì tại Điều 2 Thông tƣ số 04/TM-ĐT ngày 30/7/1993 của Bộ Thƣơng mại định nghĩa: “ Kinh doanh nhập khẩu thiết bị là toàn bộ quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị và dịch vụ có liên quan đến thiết bị trong quan hệ bạn hàng với nƣớc ngoài ”. Mặt khác, kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nƣớc mà khả năng sản xuất trong nƣớc chƣa đảm bảo vật tƣ, thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc tế, kết hợp hài hoà và có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh toán. Nhƣ vậy nhập khẩu thép phế liệu: là một hoạt động thương mại của các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng thép phế liệu từ nước ngoài về để phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh . Nhƣ vậy thực chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế, các Công ty nƣớc ngoài, tiến hành tiêu thụ hàng hoá, vật tƣ ở thị trƣờng nội địa hoặc tái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau. 1.2.2.2. Hình thức nhập khẩu thép phế liệu: + Nhập khẩu trực tiếp : các doanh nghiệp có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và kho bãi để xử lý và tái chế thép phế liệu. + Nhập khẩu ủy thác: các doanh nghiệp sản xuất ủy thác cho các doanh nghiệp thƣơng mại nhập khẩu về để tiết kiệm thời gian và chi phí tìm kiếm đối tác nƣớc ngoài. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng