Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý nguồn vốn oda ở bộ lao động thương binh và xã hội...

Tài liệu Luận văn quản lý nguồn vốn oda ở bộ lao động thương binh và xã hội

.PDF
99
772
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ VĂN ÚY QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA Ở BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ VĂN ÚY QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA Ở BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hồi XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: (1) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi; (2) Số liệu trong Luận văn được điều tra là trung thực; (3) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình LỜI CẢM ƠN Để có đƣợc Luận văn này, bản thân tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc của Nhà trƣờng, thầy cô, gia đình, bạn bè. Nhân dịp hoàn thành Luận văn, tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn đến tất cả mọi ngƣời. Đầu tiên là Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh tế, Lãnh đạo Khoa Kinh tế Chính trị; tập thể và cá nhân các thầy cô: PGS.TS. Phạm Văn Dũng, PGS.TS. Hoàng Văn Hải, TS. Vũ Thị Dậu, PGS.TS. Phan Huy Đƣờng, PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân, TS. Đỗ Tiến Long, TS. Phạm Thị Hồng Điệp, TS. Nguyễn Trúc Lê… đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới thầy hƣớng dẫn, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hồi, ngƣời đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành Luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian và động viên tôi hoàn thành khóa học. Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và những ngƣời thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: “Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” Tác giả: Vũ Văn Úy Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Bảo vệ năm: 2015 Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hồi Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: *Mục đích: Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nguồn vốn này. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Luận giải cơ sở lý luận quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH; - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH giai đoạn 2004 - 2013; - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH đến năm 2020. Những đóng góp mới của luận văn: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nguồn vốn ODA. - Từ phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH giai đoạn 2004 đến 2013, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Bộ LĐTB&XH hiện nay. - Đề xuất 4 giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH đến năm 2020, gồm: tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên về bản chất, vai trò của nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH; nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kịp thời kiện toàn thành phần nhân sự các Ban quản lý dự án ODA; nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch, xây dựng dự án và kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tài chính tại các Ban quản lý dự án; tiếp tục hoàn thiện quy trình và thủ tục hành chính triển khai các dự án. - Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách các tài liệu, số liệu thực tế (tài liệu sơ cấp) về tình trạng quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH hiện nay. MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. i Danh mục bảng biểu.......................................................................................... ii Danh mục biểu đồ ............................................................................................ iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 5 1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận văn .................. 5 1.1.1. Về phía các bài báo khoa học, ......................................................... 5 1.1.2. Về phía các công trình nghiên cứu sau đại học, .............................. 7 1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ......................................... 8 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA ...................................................................... 9 2.1. Bản chất của ODA và sự cần thiết phải tăng cƣờng quản lý .................. 9 2.1.1.Các định nghĩa về ODA .................................................................... 9 2.1.2. Các hình thức ODA ........................................................................ 11 2.1.3. Vai trò của ODA ............................................................................. 14 2.1.4. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nguồn vốn ODA ................. 16 2.2. Nội dung, nguyên tắc quản lý nguồn vốn ODA ở Việt Nam ............... 19 2.2.1. Quan niệm về quản lý nguồn vốn ODA .......................................... 19 2.2.2. Nội dung quản lý nguồn vốn ODA ................................................. 21 2.2.3. Nguyên tắc quản lý nguồn vốn ODA .............................................. 23 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý vốn ODA ........................ 24 2.3.1. Về yếu tố khách quan ..................................................................... 24 2.3.2. Các yếu tố chủ quan ....................................................................... 25 2.4. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA của một số Bộ, ngành và bài học cho Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội .................................................. 26 2.4.1. Khảo cứu kinh nghiệm của một số bộ, ngành ................................ 26 2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ...29 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 32 3.1. Phƣơng pháp luận ................................................................................. 32 3.2. Các phƣơng pháp cụ thể ....................................................................... 33 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp ............. 33 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu ................................................ 35 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA Ở BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (giai đoạn 2004 - 2013)................. 37 4.1. Đặc điểm nguồn vốn ODA và bộ máy quản lý, quy trình quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ................................... 37 4.1.1. Đặc điểm nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .................................................................................................................. 37 4.1.2. Bộ máy quản lý và quy trình quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.................................................................. 46 4.2. Thực trạng quản lý vốn ODA tại Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (giai đoạn 2004 - 2013) ......................................................................... 49 4.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân ................................................................ 49 4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 52 4.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thời gian qua .......................................... 57 CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020....................................................................................................... 62 5.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về bản chất và vai trò của ODA cho mọi cán bộ, nhân viên trong Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ................ 62 5.2. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kịp thời kiện toàn nhân sự các ban quản lý dự án ODA ........... 65 5.3. Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch, xây dựng dự án và kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tài chính tại các Ban quản lý dự án ............................ 69 5.4. Tiếp tục hoàn thiện quy trình và thủ tục hành chính triển khai các dự án ...73 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 79 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Nguyên nghĩa 1. Ban QLDA Ban Quản lý dự án 2. Bộ LĐTB&XH Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội 3. Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. UNDP Chƣơng trình phát triển (Liên hợp quốc) 5. ISG 6. JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản 7. EC Cộng đồng Châu Âu 8. CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 9. FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Chƣơng trình hỗ trợ quốc tế, Bộ NN&PTNN 10. UN Liên hợp quốc 11. JBIC Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản 12. KFW Ngân hàng tái thiết Đức 13. WB Ngân hàng thế giới 14. ADB Ngân hàng phát triển Châu Á 15. Nxb. Nhà xuất bản 16. UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc 17. IFAD Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp 18. IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế 19. OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế 20. ILO Tổ chức Lao động quốc tế 21. FAO Tổ chức Nông lƣơng thế giới 22. ODA Viện trợ phát triển chính thức 23. XĐGN Xóa đói, giảm nghèo i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Bảng 4.1 2 Bảng 4.2 3 Bảng 4.3 4 Bảng 4.4 Nội dung Tình hình ký kết ODA tại Bộ LĐTB&XH (từ năm 2004 - 2013) Tình hình phân bổ vốn ODA theo lĩnh vực (từ năm 2004 - 2013) ODA phân theo vốn vay và viện trợ không hoàn lại (từ năm 2004 - 2013) Quốc gia, tổ chức quốc tế cấp vốn ODA cho Bộ LĐTB&XH (từ năm 2004 - 2013) ii Trang 38 40 41 44 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung 1 Biểu đồ 2.1 2 Biểu đồ 4.1 Cam kết vốn ODA từ 2004-2013 39 3 Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ phân bổ vốn ODA giai đoạn 2004 – 2013 40 4 Biểu đồ 4.3 VỐN ODA CAM KẾT TRONG CÁC NĂM 2009-2012 Tỷ lệ vốn vay và viện trợ không hoàn lại giai đoạn 2004 – 2013 iii Trang 18 42 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng, năng lƣợng, y tế, giáo dục và đào tạo; xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu... Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, nguồn và phƣơng thức viện trợ ODA cũng có nhiều thay đổi, đòi hỏi Chính phủ, các bộ, ngành phải nâng cao vai trò quản lý và tranh thủ đƣợc nguồn vốn quý báu này. Trải qua hơn 20 năm đồng hành cùng sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các nhà tài trợ không ngừng đƣợc củng cố và phát triển. Hiện nay ở Việt Nam có hơn 50 nhà tài trợ song phƣơng và đa phƣơng đang hoạt động. Tổng giá trị vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ đạt 78,195 tỷ USD, đóng góp khoảng 30% vốn đầu tƣ công, góp phần tích cực vào cải thiện kết cầu hạ tầng và xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Bên cạnh những thành tựu trong thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA thời gian qua, đã xuất hiện những hạn chế trong công tác quản lý, dẫn đến các vụ tham nhũng, tiêu cực lớn gây bức xúc trong xã hội và ảnh hƣởng đến uy tín của Việt Nam, nhƣ: vụ PMU 18, Huỳnh Ngọc Sỹ ở Dự án Đại lộ Đông - Tây đã xét xử và mới đây là vụ nhận hối lộ ở Tổng Công ty Đƣờng sắt Việt Nam sắp đƣợc đem ra xét xử. Điều đó gióng lên hồi chuông báo động về việc quản lý nguồn vốn ODA. Bộ LĐTB&XH là một Bộ hàng năm nhận đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ lớn từ nguồn ODA. Vì vậy, vấn đề quản lý, sử dụng vốn ODA tại Bộ LĐTB&XH cũng trở thành vấn đề luôn đƣợc xã hội quan tâm, vì số tiền đầu tƣ lớn, lĩnh vực đầu tƣ rộng, dàn trải, lại tập trung vào khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần vào giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nhƣ: đào tạo nghề, việc làm, XĐGN, chăm sóc trẻ em, ngƣời già có hoàn cảnh đặc 1 biệt khó khăn; phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng, chống mua bán ngƣời… Vì thế, việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn ODA luôn luôn là vấn đề cấp thiết, là trăn trở của lãnh đạo Bộ cùng các cơ quan chức năng có trách nhiệm trực tiếp quản lý nguồn vốn này, nhằm đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục tiêu dự án, không có thất thoát, tham nhũng, tiêu cực. Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu chung về việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, công tác quản lý nguồn vốn này ở Bộ LĐTB&XH còn một số hạn chế, nhƣ: tiến độ giải ngân chậm, quy định về quản lý tài chính còn chồng chéo, hiện tƣợng tham nhũng, lãng phí còn tồn tại, quan hệ xin – cho chƣa đƣợc khắc phục hiệu quả, v.v. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có phần do nhận thức, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA còn hạn chế; mặt khác là do công tác chuẩn bị dự án chƣa tốt. Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn này cũng gặp khó khăn trong việc hài hòa hóa thủ tục, quy định pháp luật của bên viện trợ. Những vƣớng mắc, bất cập trong cơ chế, chính sách cũng nhƣ hệ thống pháp luật chƣa đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo; thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện chƣơng trình, dự án ODA và việc tổ chức thực hiện thủ tục hành chính chƣa nhất quán ở các cấp, các ngành cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả việc quản lý, sử dụng vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với kinh nghiệm và thực tế làm việc tại Bộ LĐTB&XH, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nguồn vốn này. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải cơ sở lý luận quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH; - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH giai đoạn 2004 - 2013; - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn ODA. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: nghiên cứu việc quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH. - Phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH. Luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại một số Bộ, ngành để rút ra bài học kinh nghiệm cho Bộ LĐTB&XH. - Phạm vi thời gian: khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH giai đoạn 2004 – 2013. 4. Đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nguồn vốn ODA. - Từ phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH giai đoạn 2004 - 2013; chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH. 3 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH đến năm 2020. - Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách các tài liệu, số liệu thực tế về tình trạng quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH giai đoạn 2004 – 2013 và những gợi ý về các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH trong thời gian tới. 5. Cấu trúc Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn đƣợc kết cấu thành 5 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nguồn vốn ODA. Chương 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại Bộ LĐTB&XH. Chương 5: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH đến năm 2020. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận văn Bàn về vấn đề quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA sao cho có hiệu quả đƣợc công luận và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhất là sau vụ PMU 18. 1.1.1. Về phía các bài báo khoa học, Đáng chú ý là các bài: “Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam” (2009) của tác giả Hồ Hữu Tiến, đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 2 (31), Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; bài “Vốn ODA trong điều kiện mới” (2014) của Nguyễn Quang Thái và Trần Thị Hồng Thủy, đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 30, số 1. Trong bài viết của mình, tác giả Hồ Hữu Tiến đã khái quát thành tựu thu hút, quản lý, sử dụng vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006; trong đó nêu rõ: đã có sự phân công tƣơng đối rõ ràng giữa các cấp bộ, ngành trong vấn đề quản lý ODA. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế trong vấn đề này, nhƣ: tình hình thực hiện các dự án thƣờng bị chậm ở nhiều khâu: chậm thủ tục, chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp; công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tƣ ODA chƣa đầy đủ, còn nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công trình sau đầu tƣ còn bỏ ngỏ; còn có sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tƣ. Tác giả Hồ Hữu Tiến cũng chỉ ra 4 nguyên nhân của những hạn chế này. Đó là: có quan điểm nhìn nhận chƣa đúng về nguồn vốn tài trợ ODA; cơ quan đàm phán trực tiếp với nhà tài trợ thƣờng là các bộ, ngành trong Chính phủ nên chủ đầu tƣ chƣa thấy hết tác động của những điều kiện khó khăn mà nhà tài trợ ràng buộc; nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý nguồn vốn ODA là “phải quản lý dựa vào kết quả” lại không thƣờng xuyên nhận đƣợc sự đồng 5 tình từ phía các cơ quan chủ quản và chủ đầu tƣ các dự án ODA; năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ODA còn nhiều yếu kém chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Từ đây, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA, trong đó đáng chú ý là các giải pháp: phải thống nhất nhận thức nguồn vốn ODA là một bộ phận ngân sách nhà nƣớc, là một phần nguồn lực tài chính quốc gia và tạo gánh nặng nợ nần cho ngƣời dân; cần quán triệt nguyên tắc quản lý vốn ODA phải căn cứ vào kết quả và hiệu quả; cần có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác quản lý vốn ODA theo hƣớng chuyên môn hóa. Có thể xem đây là những gợi ý bổ ích của bài báo cho học viên trong quá trình viết luận văn. Trong bài viết “Vốn ODA trong điều kiện mới”, tác giả Nguyễn Quang Thái và Trần Thị Hồng Thuỷ đã chỉ ra những khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn ODA trong điều kiện nƣớc ta đã trở thành nƣớc đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp; đồng thời, đề xuất 7 giải pháp để sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả cao và có tác động lan tỏa trong nền kinh tế. Các giải pháp này chủ yếu liên quan đến khâu sử dụng nguồn vốn ODA chứ không trực tiếp liên quan đến vấn đề quản lý. Liên quan đến góc độ quản lý nguồn vốn ODA, đáng chú ý là đề xuất của hai tác giả về việc sửa đổi Nghị định 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ, khi quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc viện trợ ODA đã thay đổi: từ nƣớc nhận viện trợ, nƣớc ta đã chuyển sang quan hệ đối tác phát triển. Nhìn chung, cả hai bài báo khoa học nói trên đã cung cấp một số thông tin bổ ích cho học viên trong quá trình triển khai đề tài luận văn, nhất là những thông tin về hạn chế trong quản lý nguồn vốn ODA và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn ODA ở Việt Nam. Tuy nhiên, phạm vi bàn luận của hai bài báo ở tầm quốc gia, không phải là ở một bộ chức năng cụ thể nào, nhất là không bàn về quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH. 6 1.1.2. Về phía các công trình nghiên cứu sau đại học, Đáng chú ý là một số luận văn Thạc sĩ, nhƣ: “Một số giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn ODA của ADB cho Việt Nam (2008) của Nguyễn Thị Ngọc Thọ, Đại học Ngoại thƣơng; “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (2006) của Hoàng Kim Tú, Đại học Ngoại thƣơng; “Quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” (2005) của Vũ Thị Thu Hằng, Đại học Ngoại thƣơng; “Một số giải pháp quản lý dự án sử dụng vốn ODA đầu tư cho xây dựng công trình giao thông đường bộ Việt Nam” (2004) của Lê Thị Hồng Hạnh, Đại học Ngoại thƣơng; “Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn ODA tại Việt Nam” (2009) của Lê Thanh Nghĩa, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; “Quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA ở Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp” (2006) của Nguyễn Bảo Ngọc, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Các luận văn nói trên đã đề cập ở các góc độ khác nhau về nguồn gốc, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung, ở một địa phƣơng cụ thể nói riêng. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thọ tập trung bàn vấn đề giải pháp thu hút ODA, nên vấn đề quản lý nguồn vốn này không phải là trọng tâm của luận văn. Tác giả Vũ Thị Thu Hằng đã phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về nguồn vốn ODA trên phạm vi quốc gia; đồng thời, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công việc này mà học viên có thể tham khảo. Đó là vấn đề thƣờng xuyên quan tâm đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ODA; phân cấp rõ hơn trách nhiệm của các cấp (Chính phủ, các bộ) và các Ban QLDA trong quản lý nguồn vốn này; chăm lo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý theo hƣớng chuyên nghiệp đi đôi với bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức trong sáng, v.v. Còn các tác giả: Hoàng Kim Tú, Lê Thị Hồng Hạnh, Lê 7 Thanh Nghĩa và Nguyễn Bảo Ngọc trong luận văn của mình đều chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý nguồn vốn ODA trên phạm vi cả nƣớc, hay trong một ngành (giao thông đƣờng bộ), một địa phƣơng cụ thể (thành phố Hồ Chí Minh) là do sự chồng chéo về thủ tục hành chính; năng lực, trình độ và phẩm chất của cán bộ trực tiếp quản lý dự án chƣa đáp ứng nhu cầu; năng lực và kinh nghiệm của các Ban QLDA tại Trung ƣơng và địa phƣơng, ngành còn nhiều hạn chế, nhất là về đấu thầu và quản lý hợp đồng, v,v. Trên cơ sở đó, các luận văn này đề xuất các giải pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA theo phạm vi nghiên cứu của từng luận văn. Tuy nhiên, các luận văn đã dẫn ở trên đều không đề cập đến việc quản lý nguồn vốn ODA ở một bộ cụ thể, nhất là ở Bộ LĐTB&XH. 1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Hầu hết các công trình nghiên cứu cũng nhƣ các bài báo khoa học và các luận văn nói trên đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích để học viên có thể nghiên cứu, tham khảo; song chƣa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu vấn đề Quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH. Do đó, đề tài nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của học viên không trùng lặp với các công trình đã công bố. Vấn đề đặt ra đối với học viên trong quá trình triển khai nghiên cứu luận văn này là trả lời câu hỏi tại sao phải tăng cƣờng quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH; đặc điểm nguồn vốn ODA tại Bộ LĐTB&XH là gì; quy trình quản lý nguồn vốn này ở Bộ ra sao; quá trình quản lý có thuận lợi, khó khăn gì; đâu là những hạn chế chính và giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH trong thời gian tới ? 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất