Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý ngân sách nhà nước tại sở giao thông vận tải tỉnh phú th...

Tài liệu Luận văn quản lý ngân sách nhà nước tại sở giao thông vận tải tỉnh phú th

.PDF
98
654
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------- NGUYỄN VĂN DANH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số : 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG SƠN HÀ NỘI - 2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4 6. Những đóng góp của Luận văn .................................................................. 5 7. Kết cấu Luận văn ........................................................................................ 6 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH Ự VC GIAO THÔNG VẬN TẢI................7 1.1. Ngân sách Nhà nƣớc ................................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước (NSNN) ............................................ 7 1.1.2. Đặc điểm cơ bản của NSNN .................................................................. 8 1.1.3. Bản chất và chức năng của NSNN ....................................................... 9 1.1.4.Vai trò của NSNN ................................................................................. 11 1.1.5. Hệ thống NSNN ................................................................................... 14 1.2. Quản lý NSNN ........................................................................................ 16 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý NSNN ............................................ 16 1.2.2. Nội dung của quản lý NSNN ............................................................... 17 1.2.2.1. Quản lý thu NSNN .............................................................................. 17 1.2.2.2. Quản lý chi NSNN .............................................................................. 21 1.2.3 Phân cấ p quản lý NSNN...................................................................... 25 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoaṭ đôṇ g quản lý NSNN ................. 28 1.3. Quản lý ngân sách trong lĩnh vực Giao thông Vận tải....................... 29 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚCTẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈ NH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN2010 -2012 ...........35 2.1. Đặc điểm của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ (GTVT)............. 35 2.1.1. Chức năng , nhiê ̣m vụ và cơ cấu tổ chức của Sở GGTVT tỉnh Phú Thọ .................................................................................................................. 35 2.1.1.1. Chức năng .......................................................................................... 35 2.1.1.2. Nhiê ̣m vụ............................................................................................. 35 2.1.1.3. Cơ cấ u tổ chức ................................................................................... 36 2.1.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, những thuận lợi và khó khăn của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2010 - 2012 ........................................ 38 2.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Sở GTVT tỉnh Phú Thọ........ 44 2.2.1. Cơ quan quản lý NSNN cấp cho Sở GTVT tỉnh Phú Thọ ................. 44 2.2.2. Quy mô NSNN cho GTVT ................................................................... 45 2.2.3. Quản lý NSNN ...................................................................................... 45 2.2.3.1.Quản lý hoạt động thu ......................................................................... 45 2.2.3.2.Quản lý hoạt động chi ......................................................................... 46 2.2.4. Quy trình thực hiện quản lý NSNN tại Sở GTVT tỉnh Phú Thọ ....... 48 2.2.4.1. Công tác lập dự toán NSNN ............................................................... 48 2.2.4.2. Công tác chấp hành dự toán NSNN ................................................... 51 2.2.4.3. Công tác quyết toán NSNN ................................................................ 52 2.2.5 Công tác công khai, thanh tra, kiểm tra Quản lý NSNN của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ................................................................................................... 52 2.2.5.1 Hoạt động công khai tài chính, NSNN ................................................ 52 2.2.5.2. Công tác thanh tra, kiểm tra NSNN ................................................... 54 2.2.6. Đánh giá những kết quả đạt được....................................................... 55 2.2.7. Những haṇ chế và nguyên nhân ......................................................... 57 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀ N THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈ NH PHÚ THỌ ..................61 3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý NSNN tại Sở GTVT tỉnh Phú Thọ .......................................................................................................... 61 3.1.1. Mục tiêu ................................................................................................ 61 3.1.2. Phương hướng ..................................................................................... 61 3.1.3. Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quản lý NSNN tại Sở GTVT tỉnh Phú Thọ................................................................................................... 62 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại Sở GTVT tỉnh Phú Thọ ...................................................................................... 64 3.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bô ̣ công chức .................................................. 64 3.2.2. Đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ thông tin .................................... 67 3.2.3. Phân đinh ̣ trách nhiê ̣m và quyền haṇ của từng cán bô,̣ cơ quan trong chu trình quản lý ngân sách nhà nước tại Sở GTVT tỉnh Phú Thọ ........... 68 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng NSNN tại Sở GTVT tỉnh Phú Thọ ....................................................... 70 3.2.5. Các giải pháp ki ểm soát chi và sử dụng NSNN hợp lý t ại Sở GTVT tỉnh Phú Thọ................................................................................................... 73 3.2.5.1. Đổi mới việc lập và phân bổ dự toán chi ngân sách ......................... 73 3.2.5.2. Hướng tới lập dự toán ngân sách trung hạn , quản lý ngân sách theo đầ u ra .............................................................................................................. 76 3.2.5.3. Cải tiến hình thức thanh toán các khoản chi ..................................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 90 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 NSNN 2 BTC 3 KBNN Kho bạc Nhà nước 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 UBND Ủy ban nhân dân 6 GTVT Giao thông vận tải Ngân sách Nhà nước Bộ tài chính i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số liệu 1 2.1 2 2.2. Nội dung Quy mô NSNN đầu tư cho GTVT giai đoạn 2010 2012 NSNN đầu tư cho lĩnh vực bảo trì đường (GTVT) bộ giai đoạn 2010 – 2012 ii Trang 45 51 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Số liệu Nội dung Trang 1 1.1 Hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam 26 2 2.1 Cơ cấu tổ chức Sở GTVT tải tỉnh Phú Thọ 37 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hô ̣i hiê ̣n đa ̣i , Nhà nước luôn nắm giữ các chức năng quan trọng như quản lý hành chính , kinh tế , và các nhiệm vụ chính trị cũng như x ã hô ̣i của quố c gia . Để thực hiê ̣n đươ ̣c các chức năng nhiê ̣m vu ̣ trên Nhà nước cầ n xây dựng và nắ m giữ mô ̣t hê ̣ thố ng ngân sách vững ma ̣nh , hơ ̣p lý và hiê ̣u quả. Ngân sách nhà nước (NSNN) chính là một trong những hạt nhân quan trọng ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô , điề u tiế t thi ̣trường , cân bằ ng tầ ng lớp xã hội… Do đó, viê ̣c quản lý ngân sách có trách nhiê ̣m và hiê ̣u quả nhằ m đảm bảo xã hội phát triển ổn định và bền vững là một trong những vấ n đề luôn đươ ̣c đặt lên hàng đầ u. Đặc biệt , từ khi Luâ ̣t NSNN đươ ̣c Quố c hô ̣i khóa XI kỳ ho ̣p thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004, tố c đô ̣ thu NSNN hàng năm tăng khá , NSNN tăng 4.87 lầ n so với năm 2003. Cơ cấ u chi NSNN đã đảm bảo bố trí ưu tiên cho chi đầ u tư phát triể n. Bên ca ̣nh đó, Luâ ̣t đang hoàn thiê ̣n sự chủ đô ̣ng trong quản lý điề u hành ngân sách giữa các cấ p trung ương và các cấ p điạ phương để đa ̣ t đươ ̣c hiể u quả cao nhất. Những năm qua, tỉnh Phú Thọ nói chung và Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ (GTVT) nói riêng đã đạt được những chuyển biến tích cực và từng bước hoàn thiê ̣n hê ̣ thố ng quản lý thu chi ngân sách. Tuy nhiên, viê ̣c quản lý NSNN còn nhiề u bấ t câ ̣p về công tác lâ ̣p dự toa,́ n phân bổ ngân sách, thực hiện giải ngân và quyế t toán ngân sách . Trong đó có những địa phương, mô ̣t số lĩnh vực sử du ̣ng ngân sách chưa đúng mu ̣c đích gây thấ t thoat́ lañ g phi.́ Đặc biệt trong lúc nền kinh tế đang trải qua những giai đoạn khó khăn tích tụ từ năm 2008 để lại, áp lực thu và gánh nặng chi NSNN ngày càng cao, dẫn đế n ngân sách điạ phương cũng không tránh khỏi những hoa ̣t đôg ̣n chưa hiê ̣u quả. Chính vì vậy, viê ̣c tăng cường quản lý NSNN là mô ̣t vấ n đề hế t 1 sức cấ p thiế t. Xuấ t phát từ lý do này tôi lựa cho ̣n đề tài “Quản lý Ngân sách Nhà nƣớc ta ̣i Sở Giao thông Vâ ̣n tải tin ̉ h Phú Tho ̣” làm đề tài nghiê n cứu Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế theo định hướng thực hành. Luâ ̣n văn đươ ̣c nghiên cứu để tim ̀ ra hướng giải quyế t cho câu hỏi : Hoạt động qu ản lý thu , chi NSNN của Sở GTVT tin̉ h Phú Tho ̣ 2010 - 2012 như thế nào? Có những vấn đề nào cần nghiên cứu giải quyết? Cần có những giải pháp tối ưu nào để hoàn hiê ̣n công tác quản lý NSNN ta ̣i cơ quan này là có tính khả thi cao nhấ t? 2. Tình hình nghiên cứu Cho đế n nay đã có nhiề u công triǹ h trong nước và quố c tế nghiên cứ u về quản lý NSNN từ Trung ương tới các cấ p điạ phương . Sau đây là mô ̣t số tác giả và những nghiên cứu tiêu biểu: - Phạm Văn Thịnh (2011) Hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Phù Cát. Luâ ̣n văn tha ̣c si,̃ Đa ̣i ho ̣c Đà Nẵng. Trong nghiên cứu này tác giả tâ ̣p trung nghiên cứu sâu thực tra ̣ng pháp luâ ̣t về phân cấ p quản lý NSNN và phân tích phương pháp quản lý hiê ̣u quả cho cấ p huyê ̣n. Thêm vào đó tác giả đưa ra những kiế n nghi ̣đố i với cấ p tỉnh . Tuy nhiên luâ ̣n văn ha ̣n chế trong viê ̣c đưa ra các biê ̣n pháp để cải thiê ̣n mô hình quản lý hiện hành của huyện nói riêng. - Nguyễn Thái Hà (2007), Quản lý chi NSNN Việt Nam trong hội nhập kinh tế toàn cầu; Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn này nói về quản lý chi NSNN trong hội nhập kinh tế toàn cầu nhưng chưa nêu được một cách cụ thể về kết quả đạt được khi đất nước chúng ta hội nhập toàn cầu, ví dụ cụ thể một tỉnh nào đó. - Huỳnh Thị Cẩm Liêm (2011), Hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Đức Phổ; Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn, người viết luận văn này đã đưa ra một số kết luận có tính thuyết phục. Đồng thời đề xuất được một số giải pháp khoa học, hợp lý 2 nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại một đơn vị cụ thể là huyện Đức Phổ. Từ đó giúp các nhà quản lý hoạch định được chính sách phù hợp thực tế trong việc quản lý NSNN tại huyện Đức Phổ. - Lương Ngọc Tuyền (2005), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN; Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Với luận văn này, Nguyễn Ngọc Tuyền đã nhấn mạnh về công tác kiểm soát chi NSNN qua kho bạc đối với chi thường xuyên nhưng không nói đến việc kiểm soát chi những khoản chi lớn qua kho bạc như: chi xây dựng cơ bản, sắm trang thiệt bị, xe ....... - Nguyễn Thi ̣Hải Hà ( 2013) Nhận diê ̣n một số bấ t cập trong phân cấ p quản lý ngân sách nhà nước . Tạp chí tài chính số 5 -2013. Bài báo phân tích và nhấn mạnh rất rõ và o quan điể m trao quyề n cho các cấ p điạ phương phân cấ p thu, chi và xây dựng hê ̣ thố ng đinh ̣ mức phân bổ ngân sách sao cho phù hơ ̣p với đă ̣c thù của đơn vi ̣các cấ p . Bài viết hỗ trợ người đọc hiểu sâu và nhìn nhâ ̣n ra tin ́ h khả t hi trong những điề u luâ ̣t của luâ ̣t NSNN đươ ̣c thông qua năm 2002, đă ̣c biê ̣t trong viê ̣c phân cấ p quản lý nhưng chưa giải quyế t đươ ̣c vấn đề bài nghiên cứu này đưa ra. Có thể nói đề tài NSNN là không xa lạ nhưng để đi sâu vào việc q uản lý và sử dụng của một cơ quan , đơn vị hoặc một địa phương cu ̣ thể thì số lươ ̣ng còn rấ t ha ̣n chế . Hơn nữa , với đă ̣c thù riêng của tỉnh Phú Tho ̣ cũng như Sở GTVT đang hoa ̣t đô ̣ng quản lý và sử du ̣ng ngân sách cũng có rấ t nhiều đặc điể m riêng . Dựa trên những thông số thực tiễn qua các báo cáo quyế t toán báo cáo tài chính của Sở cũng như các văn b , ản pháp luật: Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hô ̣i đồ ng nhân dân tỉnh và các quyết định, quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Luâ ̣n văn sẽ đưa ra những đánh giá khách quan về tình tra ̣ng quản lý và sử dụng NSNN tại Sở và những kiến nghị giải pháp để đạt hiệu quả cao nhấ t. Đồng thời, có thể khẳng định đây là đề tài không có đối tượng và phạm vi nghiên cứu trùng lắ p với các đề tài trước đó. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Vâ ̣n du ̣ng cơ sở lý luâ ̣n về quản lý NSNN để phân tić h , đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN của Sở GTVT tỉn h Phú Tho .̣ Theo đó , đề xuất mô ̣t số quan điể m , giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN của Sở trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát hóa cơ sở lý luận về về NSNN, về quản lý NSNN trong lĩnh vực GTVT. - Phân tić h và đánh giá thực tra ̣ng quản lý và sử du ̣ng ngân sách điạ phương ta ̣i Sở GTVT tin ̉ h Phú Tho ̣ từ năm 2010 đến nay. - Đưa ra đinh ̣ hướng và đề xuấ t mô ̣t số giải pháp nhằ m hoàn thiê ̣n công tác quản lý NSNN của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý NSNN tại Sở GTVTỉnh t Phú Thọ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Quản lý NSNN của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng ngân sách cho các công tác đầu tư bảo trì đường bộ. - Phạm vi thời gian: Giai đoa ̣n 2010 - 2012. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luâ ̣n văn đươ ̣c thực hiê ̣n trên cơ sở và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm duy vật lịch sử được vận dụng để nhìn nhận, đánh giá hoạt động quản lý NSNN ta ̣i Sở GTVT tỉnh Phú Thọ. Với cơ sở và phương pháp luâ ̣n này cho phép viê ̣c nghiên cứu đố i tươ ̣ng của luâ ̣n văn đươ ̣c đă ̣t trong mố i liên hê ̣ tác đô ̣ng qua la ̣ 4 i lẫn nhau , thường xuyên vâ ̣n đô ̣ng , phát triển không ngừng phát triển từ thấp tới cao , từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Bên ca ̣nh đó , Luâ ̣n văn còn sử du ̣ng kế t hơ ̣p phương pháp tổ ng hơ ̣p , so sánh, phân tić h, thố ng kê, phương pháp logic biê ̣n chứng và sử du ̣ng các bảng biể u để làm tăng thêm tin ́ h trực quan và sức thuyế t phu ̣c của Luâ ̣n văn. Thêm vào đó là phương pháp thu thâ ̣p khảo sát thông tin thực tế trực tiế p từ các đơn vi ̣nhằ m tim ̀ ra tiǹ h t rạng, những ha ̣n chế và giải pháp hơ ̣p lý cho vấ n đề nghiên cứu. Số liê ̣u sử du ̣ng đươ ̣c thu thâ ̣p từ các số liê ̣u thố ng ,kê báo cáo tài chính các năm của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ; các Nghi ̣quyế t, quyết định của tin̉ h và các số liê ̣u từ những tài liê ̣u tham khả.o 6. Những đóng góp của Luận văn - Tạo điều kiện chủ động cho mỗi đơn vị trực thuộc Sở trong việc sử dụng nguồn NSNN nhằm phục vụ thiết thực hoạt động thực thi nhiệm vụ được. Đồng thời phát huy có hiệu quả nguồn kết dư của đơn vị (nếu có) để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách của Sở. - Các đơn vị sử dụng ngân sách của Sở phải quán triệt tinh thần triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc quản lý NSNN phải dựa trên nguyên tắc tập trung thống nhất đi đôi với phân cấp, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, - Các đơn vị sử dụng NSNN của Sở cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của cấp trên và đồng cấp, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính kinh tế theo đúng quy định của pháp luật. - Thực hiện tốt việc khen thương, kỷ luật về công tác tài chính công, quan lý NSNN tại cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc. 5 7. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kế t luâ ̣n, mục lục và tài liệu tham khảo, Luận này văn gồ m 3 chương: Chƣơng 1: Một số vấ n đề lý luâ ̣n cơ bản về quản lý NSNN trong lĩnh ực v GTVT. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý NSNN ta ̣i Sở G TVT tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2010 - 2012. Chƣơng 3: Mô ̣t số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN ta ̣i Sở GTVT tỉnh Phú Thọ. 6 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI 1.1. Ngân sách Nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước (NSNN) Thuật ngữ “ngân sách” được bắt nguồn từ thuật ngữ “budget” một từ tiếng Anh thời trung cổ, dùng để mô tả chiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những khoản tiền cần thiết cho những khoản chi tiêu công cộng. Dưới chế độ phong kiến, chi tiêu của nhà vua cho những mục đích công cộng như: đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng đường xá và chi tiêu cho bản thân hoàng gia không có sự tách biệt nhau. Khi giai cấp Tư sản lớn mạnh từng bước khống chế nghị viện và đòi hỏi tách bạch hai khoản chi tiêu này, từ đó xuất hiện khái niệm “Ngân sách Nhà nước”. Cho đến nay, thuật ngữ “Ngân sách Nhà nước” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song, quan niệm về ngân sách nhà nước thì lại chưa thống nhất. Người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về NSNN tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu: Các nhà kinh tế Nga cho rằng: NSNN là bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của đất nước. Một cách hiểu tương tự, người Pháp cho rằng: NSNN là toàn bộ tài liệu kế toán mô tả và trình bày các khoản thu và kinh phí của Nhà nước nước trong một năm. Theo quan điểm của những nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, NSNN là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi của chính phủ, được thiết lập hàng năm. Điều 1 của Luật NSNN được Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ hai, năm 2002 cũng quy định: 7 “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” Trong một chừng mực nào đó, các định nghĩa trên có những sự khác biệt nhất định. Nhưng về bản chất của NSNN, đằng sau những con số thu, chi đó là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách. 1.1.2. Đặc điểm cơ bản của NSNN Theo quy định của Luật Ngân sách 2002: NSNN là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Về hình thức biểu hiện bên ngoài: NSNN là một bảng kê các khoản thu, chi bằng tiền của Nhà nước được dự kiến và được phép thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Về cơ cấu: NSNN bao gồm toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước. Về mặt pháp lý: NSNN được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định NSNN về tổng mức và cơ cấu phân bổ. Theo đó, mọi hoạt động thu, chi của NSNN đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật do Nhà nước ban hành. Về thời gian: Ngân sách được thực hiện trong 1 năm (còn gọi là năm tài khóa). NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước vừa là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội nên có những đặc điểm chính sau: - Các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước do pháp luật quy định; 8 - Các hoạt động thu, chi NSNN đều được tiến hành trên cơ sở pháp lý do Nhà nước quy định; - Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên NSNN là từ giá trị thặng dư của xã hội và được hình thành chủ yếu qua quá trình phân phối lại mà trong đó thuế là hình thức thu phổ biến nhất. 1.1.3. Bản chất và chức năng của NSNN Như trên đã trình bày, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, là công cụ vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Cho nên có thể nói chức năng và nhiệm vụ cơ bản của NSNN là động viên hợp lý các nguồn thu (đặc biệt là thuế, phí, lệ phí). Đồng thời tổ chức và quản lý chi tiêu NSNN, thực cân đối thu - chi. Tóm lại, NSNN có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau đây: Một là, chức năng phân phối NSNN. Bộ máy Nhà nước muốn thực hiện được sự hoạt động của mình một cách bình thường và ổn định để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ là quản lý mọi mặt của đời sống xã hội của một quốc gia thì nhất thiết phải có nguồn NSNN đảm bảo. Với quyền lực tối cao của mình, Nhà nước sử dụng các công cụ, các biện pháp bắt buộc các thành viên trong xã hội cung cấp cho mình các nguồn lực tài chính cần thiết. Nhưng cơ sở để hình thành nguồn lực tài chính đó là từ sự phát triển kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, muốn động viên được nguồn thu NSNN ngày càng tăng và có hiệu quả thì nền kinh tế nói chung, sản xuất kinh doanh nói riêng phải được phát triển với tốc độ nhanh, bền vững và có hiệu quả cao. Vì vậy, Nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội phải nắm được quy luật kinh tế và tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan. Đồng thời phải bảo đảm hài hoà các quan hệ lợi ích của các chủ thể của nền kinh tế. 9 Một NSNN vững mạnh là một ngân sách mà cơ chế phân phối của nó đảm bảo được sự cân đối trên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh nuôi dưỡng nguồn thu, trên cơ sở đó tăng được thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ngày càng tăng lên. Mặt khác, một NSNN vững mạnh còn phải thể hiện việc phân phối và quản lý chi đúng đắn, hợp lý và hiệu quả. Nhà nước sử dụng khối lượng tài chính từ nguồn NSNN để chi tiêu vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội và chi tiêu cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Như vậy, chức năng của NSNN, ngoài việc động viên nguồn thu thì còn phải thực hiện quản lý và phân phối chi tiêu sao cho có hiệu quả. Đó cũng là một tất yếu khách quan. Từ sự phân tích trên đây, ta có thể hiểu được bản chất của NSNN, đó là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các thành viên trong xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện trong các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội của Nhà nước. Hoạt động của NSNN luôn luôn gắn liền với thực hiện các chức năng của Nhà nước. Hai là, chức năng giám đốc quá trình huy động các nguồn thu và thực hiện các khoản chi tiêu. Thực hiện chức năng này, Nhà nước thông qua NSNN để biết được nguồn thu - chi nào là cơ bản của từng thời kỳ, từng giai đoạn và do đó có những giải pháp để làm tốt thu - chi. Nhà nước định ra cơ cấu thu - chi hợp lý; theo dõi các phát sinh và những nhân tố ảnh hưởng đến thu - chi... Tóm lại, NSNN có hai chức năng cơ bản - chức năng phân phối và chức năng giám đốc. NSNN không thể cân đối được nếu như không thực hiện đầy đủ hai chức năng đó, bởi vì: nếu không có sự giám đốc trong việc động viên khai thác hợp lý các nguồn thu và do đó sẽ dẫn đến tình trạng thất thu dưới nhiều hình thức. Nếu không thực hiện tốt chức năng phân phối thì cũng không thể động viên được nguồn thu cho NSNN. 10 Chức năng phân phối và chức năng giám đốc của NSNN đều có vị trí và tầm quan trọng của nó. Do đó, cần phải coi trọng cả hai chức năng đó và tổ chức chỉ đạo để các cơ quan chức năng thực hiện tốt hai chức năng đó của NSNN. 1.1.4.Vai trò của NSNN Vai trò của NSNN ở mọi thời đại và trong mọi mô hinh kinh tế là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội và đó được xem la vai trò quan tr ọng bậc nhất của NSNN. Vai trò này , về mặt chi tiết chung ta co thể đề cập đến ở những nội dung và những biểu hiện đa dạng khác nhau, song trên góc độ tổng quát vai trò của NSNN qua 3 khía cạnh sau: Thứ nhất, NSNN là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, sự đơn điệu về chế độ sở hữu với 2 hình thức sở hữu (quốc doanh và tập thể) đã dẫn đến sự phát triển yếu ớt của các quan hệ thị trường. Không những thế, cơ chế kinh tế chỉ huy với việc nhà nước quyết định giá cả của các hàng hóa dịch vụ…cũng đã làm cho các quan hệ thị trường kém phát triển. Trong cơ chế đó, sự vận động của giá cả, chi phí tách khỏi quan hệ cung - cầu của thị trường, sự biến động của chung được che giấu bởi sự bao cấp của NSNN. Trong điều kiện đó, vai trò của NSNN đối với kinh tế - xã hội ngày càng trở nên lu mờ và tẻ nhạt. Trong nền kinh tế thị trường với đặc điểm nổi bật là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm đạt lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của cac doanh nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương nay sang địa phương khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế dẫn đến nền kinh tế phát triển không cân đối. Do đó, để ổn định giá cả, Chính phủ có thể chủ động tác động vào cung hoặc 11 cầu hàng hóa trên thị trường. Sự tác động này không chỉ được thực hiện thông qua thuế mà còn được thực hiện thông qua chính sách chi tiêu của NSNN bằng nguồn cấp phát của chi tiêu NSNN hằng năm, các quỹ dự trữ nhà nước về hàng hóa và tài chính được hình thành. Trong trường hợp thị trường có nhiều biến động, giá cả lên quá cao hoặc xuống qúa thấp, nhờ lực lượng dự trữ hàng hóa và dự trữ tiền tệ nhà nước có thể điều hòa quan hệ cung - cầu hàng hóa vật tư để bình ổn giá trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định sản xuất. Đồng thời, trong quá trình điều tiết thị trường NSNN còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát. Nhà nước cũng có thể sử dụng ngân sách nhằm khống chế và đẩy lùi nạn lạm phát một cách có hiệu quả thông qua việc thực hiện các chính sách thắt chặt ngân sách, nghĩa là cắt giảm các khoản chi tiêu ngân sách, chống tình trạng bao cấp, lãng phí trong chi tiêu, đồng thời có thể tăng thuế tiêu dùng để hạn chế cầu, mặt khác có thể giảm thuế với đầu tư, kích thích sản xuất phát triển kinh tế. Thứ hai, NSNN góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, cùng với việc Nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vai trò của NSNN trong việc điều chỉnh các hoạt động trở nên hết sức thụ động. NSNN dường như chỉ là một cái túi đựng số thu để rồi thực hiện việc bao cấp tràn lan cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua cấp vốn cố định, vốn lưu động, cấp bù lỗ, bù giá, bù lương….Trong điều kiện đó, hiệu quả của các khoản thu, chi NSNN không được coi trọng và dĩ nhiên tác động của NSNN đến các hoạt động kinh tế nhằm điều chỉnh các hoạt động đó và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế là hết sức mờ nhạt. 12 Chuyển sang cơ chế thị trường Nhà nước định hướng việc hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền, điều đó được thực hiện thông qua các chính sách thuế và chính sách chi tiêu của NSNN vừa kích thích vừa gây sức ép với các doanh nghiệp nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, NSNN góp phần giải quyết các vấn đề xã hội Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tính chất bao cấp tràn lan cho mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội đã hạn chế đáng kể vai trò của NSNN trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trong thời kỳ này, mọi sự ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước đều được dành cho việc cấp về nhà ở, cung cấp lương thực…. Chế độ bao cấp thực phẩm, hàng tiêu dùng với giá thấp đã gây ra tâm lý tìm chỗ đứng trong biên chế nhà nước, tâm lý trông chờ, ỷ nại vào Nhà nước. Điều đó một mặt làm giảm hiệu quả công tác, hiệu quả tiền vốn, mặt khác vừa tác động ngược chiều với việc đảm bảo công bằng xã hội. Bên cạnh đó việc bao cấp tràn lan cho các hoạt động có tính chất xã hội song lại thiếu tính toán hợp lý về phạm vi, mức độ và hiệu quả, dẫn đến việc hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu về mặt xã hội. Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước, lực lượng quân đội, công an, sự phát triển của các hoat động xã hội, y tế, văn hóa có ý nghĩa quyết định. Việc thực hiện nhiệm vụ này về cơ bản thuộc về nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận. Việc sử dụng những dịch vụ kể trên được phân chia giữa những người tiêu dùng, những nguồn tài trợ để thực hiện các nhiệm vụ đó lại được cấp phát từ NSNN. Như vậy, trong việc thực hiện các nhiệm vụ có tính chung toàn xã hội, NSNN có vai trò quan trọng hàng đầu. Các vai trò trên của NSNN cho thấy tính chất quan trọng của NNSNN, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối với toàn bộ 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất