Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã, thành phố vinh, nghệ an...

Tài liệu Luận văn quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã, thành phố vinh, nghệ an

.PDF
91
1514
151

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- THÁI VĂN HÙNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP PHƯỜNG, XÃ THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TR̀ÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- THÁI VĂN HÙNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP PHƯỜNG, XÃ THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ Mă số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TR̀NH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH THỊ HOA MAI XÁC NHẬN CỦA GVHD XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ PGS. TS. Trịnh Thị Hoa Mai PGS.TS. Lê Danh Tốn HÀ NỘI – 2015 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG, XÃ................................................................................... 7 1.1. Những vấn đề chung về ngân sách phường, xã ........................................ 7 1.1.1. Khái niệm, nội dung ............................................................................. 7 1.1.2. Nội dung thu, chi của ngân sách phường, xã......................................... 8 1.1.3. Vai trò của Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nước............ 12 1.2. Quản lý Ngân sách phường, xã .............................................................. 14 1.2.1. Khái niệm, nội dung ........................................................................... 14 1.2.2. Quy trình quản lý Ngân sách phường, xã ........................................... 16 1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu chi ngân sách phường, xã .. 24 1.2.4. Vị trí của chính quyền Nhà nước cấp xã và sự cần thiết phải tăng cường quản lý ngân sách phường, xã ...................................................................... 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG, XÃ TẠI THÀNH PHỐ VINH TRONG THỜI GIAN QUA ....................................... 29 2.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Vinh ................................................ 29 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 29 2.1.2. Sự phát triển kinh tế............................................................................ 30 2.2. Thực trạng quản lý ngân sách phường, xã ở thành phố Vinh ................. 32 2.2.1. Quản lý thu ngân sách phường, xã ...................................................... 33 2.2.2 Quản lý chi ngân sách phường, xã ...................................................... 42 2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý ngân sách phường, xã hiện nay ....... 47 2.3.1. Những mặt tích cực trong hoạt động quản lý ngân sách phường, xã .. 47 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 51 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG, XÃ Ở THÀNH PHỐ VINH ............. 61 3.1. Định hướng và nhiệm vụ quản lý ngân sách phường, xã ....................... 61 3.1.1. Định hướng chung .............................................................................. 61 3.1.2. Nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới .................................................... 61 3.2. Một số giải pháp cơ bản........................................................................ 62 3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển, khai thác nguồn thu .................................. 62 3.2.2. Nhóm giải pháp quản lý chi và cân đối ngân sách phường, xã ............ 64 3.2.3. Nhóm giải pháp khác .......................................................................... 73 KẾT LUẬN.................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1. CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2. DN Doanh nghiệp 3. GPMB Giải phóng mặt bằng 4. GTGT Giá trị gia tăng 5. HĐND Hội đồng nhân dân 6. HTX Hợp tác xã 7. KT – XH Kinh tế - Xã hội 8. NN Nhà nước 9. NS Ngân sách 10. NSNN Ngân sách nhà nước 11. NSX Ngân sách xã 12. QLNN Quản lý nhà nước 13. TNCN Thu nhập cá nhân 14. TNDN Thu nhập doanh nghiệp 15. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 16. UBND Ủy ban nhân dân 17. XDCB Xây dựng cơ bản 18. XDHT Xây dựng hạ tầng i DANH MỤC BẢNG 1. Bảng 2.1. Tổng hợp thu, chi ngân sách xã từ năm 2010 đến 2012 .......... 32 2. Bảng 2.2. Tổng hợp thu ngân sách phường, xã từ năm 2010 đến 2012 ... 34 3. Bảng 2.3. Một số phường, xã có số thu tiền sử dụng đất lớn .................. 40 4. Bảng 2.4. Chi ngân sách xã trên địa bàn TP Vinh từ 2010 đến 2012...... 43 5. Bảng 2.5 . Tổng hợp thu, chi ngân sách 2013 (bổ sung sau khi bảo vệ) ii MỞ ĐẦU 1. Tình cấp thiết của đề tài Chính quyền cấp xã là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chính quyền địa phương; là nơi trực tiếp liên hệ với dân, giải quyết công việc của dân, gắn bó với đời sống của dân, do dân và vì dân nên chính quyền cấp xã phải sử dụng ngân sách như một công cụ, phương tiện để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Quy định của nhà nước về quản lý ngân sách xã - Điều lệ ngân sách xã lần đầu được ban hành theo Nghị định số 64-CP ngày 08/4/1972 của Hội đồng Chính phủ, tiếp theo đó là Nghị định số 138/HĐBT ngày 19/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng khẳng định thêm sự quan trọng của ngân sách xã ngân sách xã được coi là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, bao gồm 4 cấp ngân sách: Trung ương, tỉnh, huyện (thành, thị) thuộc tỉnh. Ngày 20/3/1996 Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội khóa X thông qua, ngày 16/12/2002 Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 đã sửa đổi Luật ngân sách đã ban hành năm 1996. Tóm lại, từ khi có Điều lệ ngân sách xã theo Nghị định số 64-CP ngày 08/4/1972 của Chính phủ đến nay, đã có nhiều thay đổi và ngày càng được hoàn thiện hơn. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội. Nhà nước sử dụng công cụ Ngân sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Luật Ngân sách nhà nước năm và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý điều hành ngân sách, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Hiện nay, tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế về cả chiều rộng lẫn chiều sâu đã có những tác động sâu sắc đến hoạt động quản lý ngân sách của nhà nước và đặc biệt là ngân sách phường, xã (gọi chung là ngân sách xã - NSX). Sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển, mức sống của 1 người dân ngày càng cao, do đó số thu - chi của ngân sách phường, xã cũng không ngừng phát triển. Điều này đòi hỏi công tác quản lý ngân sách phường, xã phải có sự vận động đi lên. Từ yêu cầu của thực tiễn trên, công tác quản lý ngân sách xã đã được các cấp chính quyền xem đây là nhiệm vụ then chốt để giúp cho công tác quản lý điều hành nói chung và quản lý Tài chính ngân sách nói riêng ở địa phương ngày càng đi vào nề nếp. Là học viên cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế, nhận thấy sự cần thiết và tính cấp thiết của việc tăng cường quản lý ngân sách xã trong điều kiện hiện nay, với lí do đó, tôi chọn đề tài “Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã thành phố Vinh, Nghệ An” cho luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu Những năm gần đây Nhà nước rất quan tâm tới công tác quản lý ngân sách xã nhất là từ khi Luật Ngân sách ra đời, nhiều văn bản đã được ban hành, sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Bên cạnh đó có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách ở cấp độ địa phương như: Luận án tiến sĩ kinh tế “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước” của tác giả Nguyễn Việt Cường, trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2001. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” của tác giả Phạm Đức Hồng, trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2007 của tác giả Hà Việt Hoàng, “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn đã nghiên cứu một số kết quả đã đạt được và những tồn tại trong công tác quản lý ngân sách huyện trên địa bàn 2 tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2007 của tác giả Lê Trung Kiên, “Đánh giá công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ”. Luận văn đã phân tích những bất cập còn tồn tại trong việc thực hiện quản lý ngân sách xã của huyện Đoan Hùng từ việc xây dựng dự toán đến quản lý thu, chi và quyết toán ngân sách xã … chưa đáp ứng được công tác quản lý ngân sách xã từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã trên địa bàn. Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2012 của tác giả Vũ Minh Thông về "Quản lý thu chi ngân sách nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách xã và quản lý ngân sách xã. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thu chi ngân sách nhà nước tại chính quyền cơ sở cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Đề xuất một số giải pháp để đổi mới công tác quản lý ngân sách xã nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước tại cấp xã. Đây không phải là một đề tài mới, song cùng với quá trình phát triển kinh tế, công tác quản lý Ngân sách xã cũng không ngừng thay đổi để phù hợp với thực tiến hiện nay. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và kiến thức cho nên chuyên đề không thể đi sâu vào từng khía cạnh mà chỉ nêu tổng quan thực trạng hoạt động quản lý ngân sách xã trên địa bàn. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: - Thực trạng công tác quản lý Ngân sách phường, xã tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An như thế nào, còn những mặt nào cần tiếp tục hoàn thiện ? 3 - Làm thế nào để khai thác tốt nguồn thu ngân sách, quản lý chi tiêu ngân sách xã tiết kiệm, đúng quy định và cân đối ngân sách tiên tiến, khoa học, sát với thực tế ? 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Xem xét thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn TP Vinh trong thời gian gần đây (2010 - 2013). - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý ngân sách xã ở thành phố Vinh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Kết hợp lý luận với thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu chi ngân sách phường, xã ở thành phố Vinh trong thời gian vừa qua; phân tích những mặt đã đạt được, hạn chế bất cập; nguyên nhân, kết quả và tồn tại. - Nghiên cứu tình hình quản lý thu chi ngân sách xã trên địa bàn trong thời gian gần đây để đưa ra những ý kiến đóng góp cho công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn thành phố Vinh ngày càng hoàn thiện hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình thu chi ngân sách phường, xã ở thành phố Vinh từ năm 2010 đến 2012, hệ thống chính sách quản lý ngân sách đối với các phường, xã trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tình hình sau khi có Luật ngân sách nhà nước (NSNN) 2002 là chủ yếu, có tham khảo một số văn bản liên quan đến quản lý ngân sách xã của thời kỳ trước. Phạm vi tiếp cận: Tiếp cận từ vị trí của người học viên, đồng thời cũng là người quản lý của cơ quan Tài chính ở địa phương để nhìn nhận lại hệ thống 4 chính sách đã ban hành, theo các quan điểm phát triển, quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội và thực tiễn thực thi các chính sách thuộc lĩnh vực này. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp như: Tập hợp thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh, suy diễn, khái quát hoá … Phương pháp thống kê - so sánh: được sử dụng phổ biến trong chương 2. Tác giả sử dụng các số liệu được thống kê từ các báo cáo của Sở Tài chính Nghệ An, của UBND tỉnh Nghệ An, phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố Vinh ... đã được thống kê nhằm cung cấp số liệu cho việc đánh giá kết quả của hoạt động quản lý NN đối với NSX; phân tích, so sánh trong các nội dung của hoạt động QLNN đối với NSX. Với những tài liệu được thống kê, luận văn sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tính hiệu quả của QLNN đối với NSX. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Với mục đích phân tích và đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý NSX trên địa bàn thành phố Vinh. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích các nội dung và đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động quản lý NSX trên địa bàn thành phố Vinh.Tác giả thu thập số liệu từ các nguồn cung cấp như: phòng Tài chính- Kế hoạch TP Vinh, Kho bạc nhà nước TP Vinh từ năm 2010 đến nay để từ đó tổng hợp, tính toán và phân tích các số liệu có liên quan. 5. Những đóng góp của luận văn 5.1. Về mặt lý luận Đề tài đã hệ thống cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước. 5.2. Về mặt thực tiễn 5 - Tác giả đã đánh giá được thực trạng quản lý ngân sách cấp xã tại Thành phố Vinh, Nghệ An - Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã tại Thành phố Vinh, Nghệ An. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách phường, xã - Chương 2. Thực trạng quản lý ngân sách phường, xã tại Thành phố Vinh trong thời gian qua - Chương 3. Định hướng và một số giải pháp tăng cường quản lý ngân sách phường, xã ở Thành phố Vinh. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 1.1. Những vấn đề chung về ngân sách nhà nước và ngân sách phường, xã 1.1.1. Khái niệm, nội dung Từ xưa, ở nước ta đã có quỹ xã mà bây giờ gọi là ngân sách xã, cơ chế hình thành và sự quản lý ngân sách xã là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia. Cấp xã ở mỗi thời kỳ khác nhau, cơ cấu kinh tế địa phương khác nhau có thể có tên gọi khác nhau (xã, phường, thị trấn, …) nhưng nhiệm vụ, chức năng không khác nhau lắm và ngân sách xã phục vụ cho chính quyền cấp xã thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Một là, quản lý nhân khẩu, đất đai, thu thuế, ... - Hai là, giữ gìn phép nước - Ba là, chăm lo lợi ích công cộng, đảm bảo xã hội. Hiện nay, xã là đơn vị hành chính cơ sở có tính đặc thù riêng. Nguồn thu được khai thác trực tiếp trên địa bàn và nhiệm vụ chi được bố trí để phục vụ cho mục đích trực tiếp của cộng đồng dân cư trong xã. Xã là một cấp chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý nhà nước, trực tiếp giải quyết mỗi quan hệ giữa nhà nước với người dân, từ đó phản ánh chính sách, chế độ của nhà nước được thực thi tới mức độ nào, mọi quan tâm của nhà nước cho đến tâm tư, nguyện vọng của người dân ra sao đều được thể hiện ở đây. - Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 7 - Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống Ngân sách nhà nước (NSNN), đảm bảo điều kiện tài chính để chính quyền xã chủ động khai thác các thế mạnh tạo dựng nguồn thu tốt cho ngân sách và dùng chính nguồn thu đó phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của xã. - Ngân sách xã là: hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý; NSX là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp cơ sở. Hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai phương diện: Huy động nguồn thu vào quỹ (gọi tắt là thu NSX) và phân phối, sử dụng các khoản vốn quỹ đó (gọi tắt là chi NSX). Tóm lại: Ngân sách xã là tổng thể các hoạt động thu, chi của nhà nước cấp xã được dự toán và thực hiện trong một năm. Tuy nhiên, đằng sau hoạt động thu - chi đó là các quan hệ kinh tế. 1.1.2. Nội dung thu, chi của ngân sách xã Nội dung thu, chi của ngân sách xã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách xã. Nguồn thu của Ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được hình thành trên cơ sở tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương kết hợp với các nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội mà chính quyền xã được phân công, phân cấp thực hiện. Đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phân cấp quản lý về kinh tế, xã hội với sự phân cấp về quản lý tài chính, ngân sách. Và trên một 8 phương diện nhất định, căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được phân giao, người ta có thể coi đó là nội dung của NSX. Theo quy định hiện hành, nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được quy định như sau: 1.1.2.1 Nguồn thu của Ngân sách xã - Các khoản thu 100%: Các khoản thu NSX hưởng một trăm phần trăm là các khoản thu dành cho cấp xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi, gồm các khoản thu: Phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định; Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã; Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, ; Thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý; các khoản đóng góp tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định; Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức ở ngoài nước trực tiếp cho NSX theo chế độ quy định; Thu kết dư Ngân sách xã năm trước; Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên: Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước thì các khoản này gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng đất (nay gọi là thuế Thu nhập cá nhân); Thuế nhà đất; Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí trước bạ nhà đất. - Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã gồm: + Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (gồm các khoản thu 9 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ). Số bổ sung cân đối này được xác định từ đầu thời kỳ ổn định ngân sách và được giao từ 3 đền 5 năm. + Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể. 1.1.2.2. Nhiệm vụ chi của Ngân sách xã Chi của Ngân sách gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX. Căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý Kinh tế – Xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã khi phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX, Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét giao cho NSX thực hiện các nhiệm vụ thu chi dưới đây. - Chi thường xuyên: Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã, gồm: + Tiền lương, tiền công của cán bộ công chức cấp xã. + Sinh hoạt phí đại biểu hội đồng nhân dân. + Các khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước. + Công tác phí. + Chi về các hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết… + Chi mua sắm sữa, chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc. + Chi khác theo chế độ quy định. + Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã. + Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã - hội ở xã( Mặt trân tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam). Sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác( nếu có). 10 + Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định. + Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NSX theo quy định của pháp lệnh về dân quân tự vệ. + Chi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của NSX theo quy định của pháp luật. + Chi tuyên truyền, vận động tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. + Các khoản chi khác theo chế độ quy định. + Chi cho công tác xã hội và các hoạt động văn hoá, thông tin , thể dục thể thao do xã quản lý: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã việc theo chế độ quy định (không kể cả trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi), chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác. + Chi cho hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do xã quản lý. + Chi sự nghiệp giáo dục: hỗ trợ các lớp học bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên và cô nuôi dạy trẻ do xã quản lý. + Chi cho sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thuờng xuyên phục vụ cho việc tiêu trùng, phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh của trạm y tế xã. + Chi sữa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý như: Trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp thoát nước công cộng… 11 + Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: Khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định. +Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật. - Chi đầu tư phát triển: + Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh. + Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT- XH của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý. + Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. Hoạt động thu, chi của Ngân sách xã luôn gắn chặt với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đã được phân công, phân cấp; đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã. Chính vì vậy, các chỉ tiêu thu, chi của Ngân sách xã luôn mang tính pháp lý. Các quan hệ thu, chi Ngân sách xã rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Số thu hoặc chi theo từng hình thức chỉ có thể được thực thi khi đã được ghi vào dự toán và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 1.1.3. Vai trò của Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nước Ngân sách xã là một bộ phận hữu cơ của ngân sách nhà nước, là phương tiện vật chất để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo luật định, là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy chính quyền cấp xã - một đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống phân cấp quản lý hành chính nước ta. Do vậy việc hình thành ngân sách cấp xã thuộc ngân sách nhà nước là hoàn toàn cần thiết, để đảm bảo chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi và trách nhiệm được phân công. 12 Thông qua Ngân sách xã để giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người dân với nhà nước. Thông qua hoạt động thu ngân sách, không chỉ đạt mục đích là tạo Lập dự toán ngân sách - quỹ tiền tệ ngân sách (NS) mà còn thể hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác trên địa bàn tuân thủ theo đúng quy định. Trong tình hình hiện nay, đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế càng có nhiều chuyển biến sâu sắc và chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. Ngân sách xã đã và đang là công cụ quan trọng để chính quyền xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội tại địa phương. Từ đó, có hướng điều tiết, tác động, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển theo hướng tích cực, góp phần ngăn chặn những việc hành vi làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trên địa bàn. Đồng thời, qua việc thu ngân sách, góp phần thực hiện các chính sách xã hội như: đảm bảo công bằng giữa những người có nghĩa vụ với ngân sách…trợ giúp cho những đối tượng khó khăn, bằng chính sách miễn, giảm thu ngân sách. Ngoài ra, chính sách thưởng, phạt về kinh tế cũng là biện phát bắt buộc để mọi người dân thực hiện tốt nghĩa vụ đối với cộng đồng. Thông qua chi ngân sách, các hoạt động của Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội được duy trì và phát triển không ngừng, ổn định qua đó nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước ở cơ sở. Với các khoản chi cho sự nghiệp giáo giục, sự nghiệp y tế đã thiết thực nâng cao dân trí, sức khoẻ cho mọi người và cộng đồng xã hội. Các khoản chi xây dựng cơ bản của Ngân sách xã ngày càng làm cho bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển của đất nước nói chung, tỉnh Nghệ An cũng như thành phố Vinh nói riêng, vai trò của Ngân sách xã ngày càng khẳng định trong việc xây dựng nông thôn mới. Ngân sách xã không những tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước mà còn hướng cho các doanh 13 nghiệp tư nhân, hộ kinh tế gia đình trên địa bàn có hướng phát triển mới để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Xét trong hệ thống ngân sách nhà nước thì Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở và nắm giữ một vị trí rất quan trọng trong hệ thống ngân sách. Ngân sách xã, hoạt động quản lý Tài chính ở cấp xã đi vào nề nếp, có hiệu quả là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã vững mạnh. Luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội thông qua đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn về ngân sách của mỗi cấp chính quyền, trong đó có HĐND và UBND xã. Qua các yếu tố trên, thấy rằng: Ngân sách xã chiếm giữ vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà phát triển đi lên trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ lý luận và thực tiễn, thấy rằng phải tăng cường hoạt động quản lý Ngân sách phường, xã là việc làm quan trọng và cần thiết để phát huy vai trò của chính quyền cấp xã, trong việc chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thực hiện tốt các chính sách, chế độ của Nhà nước. 1.2. Quản lý Ngân sách xã 1.2.1. Khái niệm, nội dung - Khái niệm Nhà nước thực hiện chức năng quản lý: Quản lý xã hội, quản lý hành chính và quản lý kinh tế, trong quản lý kinh tế bao gồm cả ngân sách. Để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của bộ máy quản lý và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội như: Đảm bảo an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế. Nhà nước huy động nguồn lực trong xã hội để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung, đó chính là quỹ ngân sách Nhà nước. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng