Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh nghệ an...

Tài liệu Luận văn quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh nghệ an

.PDF
105
788
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN CÔNG DŨNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN CÔNG DŨNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƢU QUỐC ĐẠT XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TS. LƢU QUỐC ĐẠT GS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Công Dũng LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Nghệ An, Sở Công Thƣơng tỉnh Nghệ An, Chi cục Thống kê, Cục thuế Nghệ An,... đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi đƣợc tham gia khóa đào tạo thạc sĩ và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Khoa Kinh tế chính trị, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và các quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến sỹ Lƣu Quốc Đạt, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình hình thành, triển khai nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và những ngƣời đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu thực tế đề tài khoa học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận đƣợc sự cảm thông, những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tác giả Nguyễn Công Dũng MỤC LỤC DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ ....................... 5 1.1. Tổng quan tài liệu ................................................................................ 5 1.1.1. Tài liệu lý luận công tác bảo vệ môi trường bằng công cụ kinh tế .... 5 1.1.2. Tài liệu các công trình nghiên cứu thực tiễn công tác bảo vệ môi trường bằng công cụ kinh tế: .................................................................. 7 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý môi trƣờng bằng công cụ kinh tế ............... 11 1.2.1. Quản lý nhà nước ........................................................................ 11 1.2.2. Quản lý môi trường .................................................................... 12 1.2.3. Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế ................................. 18 1.3. Thực tiễn áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng ........... 30 1.3.1. Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) ................................................ 30 1.3.2. Kinh nghiệm của các nước phát triển ......................................... 32 1.3.3. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển ................................ 35 1.3.4. Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam ................................................................................................ 36 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 40 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 41 2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ......................................................................... 41 2.2. Phƣơng pháp cụ thể ............................................................................ 42 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 42 2.2.2. Phương pháp thống kê – so sánh ................................................ 43 2.2.3. Phương pháp logic – lịch sử ....................................................... 43 2.2.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp ............................................ 44 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 45 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG VIỆC QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ................................................................................................................... 46 3.1. Tổng quan về tỉnh Nghệ An .............................................................. 46 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 46 3.1.2. Dân cư và sức ép từ việc gia tăng, phân bố dân số .................... 47 3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An .................................. 49 3.2. Hiện trạng môi trƣờng tỉnh Nghệ An ................................................. 53 3.2.1. Môi trường đất ............................................................................ 53 3.2.2. Môi trường nước ......................................................................... 56 3.2.3. Môi trường không khí ................................................................. 57 3.3. Tình hình áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An ...................................................................................... 58 3.3.1. Thuế Tài nguyên .......................................................................... 58 3.3.2. Thuế môi trường .......................................................................... 60 3.3.3. Các loại phí ................................................................................. 62 3.3.4. Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An ......................................... 71 3.4. Đánh giá việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An ......................................................................... 73 3.4.1. Thuận lợi ..................................................................................... 73 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 74 3.4.3. Vai trò của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Thuế trong việc áp dụng công cụ kinh tế để quản lý môi trường ............................ 76 TIỀU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 78 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ............................................................... 80 4.1. Định hƣớng quản lý môi trƣờng của tỉnh Nghệ An giai đoạn năm 2015 – 2020 ............................................................................................... 80 4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An ......................................... 82 4.2.1. Giải pháp về thể chế chính sách. ................................................ 82 4.2.2. Giải pháp giáo dục và truyền thông. .......................................... 84 4.2.3. Một số giải pháp khác. ................................................................ 85 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4.................................................................................. 90 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 93 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu STT 1 2 Nguyên nghĩa BPP Nguyên tắc ngƣời hƣởng lợi phải (Benefil pays principle) trả tiền FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment) 3 Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product) 4 Quỹ Môi trƣờng thế giới GEF (Global Environment Facility) 5 Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) 6 HĐND Hội đồng nhân dân 7 NICs Các nƣớc công nghiệp mới (Newly Industrialized Country) 8 Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA (Official Development Assistance) 9 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển (Organizationfor onomic kinh tế Cooperation and Development) PPP Nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm (Popluterb pays principle) phải trả tiền 11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 12 UBND Ủy ban nhân dân 10 i DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng 1 Bảng 1.1 2 Bảng 3.1 3 Bảng 3.2 4 Bảng 3.3 5 Bảng 3.4 6 Bảng 3.5 7 Bảng 3.6 8 Bảng 3.7 9 Bảng 3.8 10 Bảng 3.9 Nội dung Các công cụ kinh tế đƣợc áp dụng ở các nƣớc OECD Tình hình phát triển dân số của tỉnh Nghệ An đến năm 2014 Tốc độ gia tăng dân số của tỉnh Nghệ An đến năm 2014 Tăng trƣởng và đóng góp trong mức tăng trƣởng GDP tỉnh Nghệ An thời kỳ 2010 - 2013 Số tiền thuế Tài nguyên thu đƣợc từ năm 2011 – 2014 trên địa bàn tỉnh Nghệ An Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị tỉnh Nghệ An (2010 – 2014) Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tỉnh Nghệ An (2010 - 2014) Khối lƣợng chất thải rắn của các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Số tiền phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp năm 2010-2014 Số tiền ký quỹ phục hồi môi trƣờng của các dự án khoáng sản 2010- 2014 ii Trang 32 48 48 50 59 64 65 66 70 72 DANH MỤC HÌNH VẼ Nội dung TT Hình 1 Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An 46 2 Hình 3.2 Tỷ lệ đóng góp của các ngành theo giá trị sản xuất 51 iii Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ba mƣơi năm qua, đặc biệt là từ sau năm 1986, khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử, thay đổi đời sống mọi mặt của ngƣời dân. Sự phát triển của các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ và đặc biệt là công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn xã hội, song cũng chính từ sự phát triển đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trƣờng nghiêm trọng. Có thể nói ở nƣớc ta hiện nay, công tác bảo vệ môi trƣờng vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế, cụ thể: Chất lƣợng môi trƣờng mặc dù đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn chậm; môi trƣờng một số khu vực (nhƣ đô thị, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp...) tiếp tục bị ô nhiễm, sự cố ô nhiễm môi trƣờng vẫn thƣờng xảy ra; vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng với thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp; việc khai thác tài nguyên không hợp lý gây ô nhiễm môi trƣờng còn khá phổ biến... Nguyên nhân chủ yế u dẫn đến tình trạng nêu trên trƣớc hết là do nhận thƣ́c , ý thức trách nhiê ̣m về b ảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân, doanh nghiệp vẫn chƣa cao; tình trạng coi trọng các lợi ích kinh tế trƣớc mắt và xem nhẹ công tác bảo vệ môi trƣờng lâu dài. Bên cạnh đó, nhiều quy định về bảo vệ môi trƣờng còn chồng chéo , việc thực thi pháp luật còn chƣa nghiêm. Mặt khác, yêu cầu bảo vệ về môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức trong các chiến lƣợc, quy hoa ̣ch, kế hoạch, dƣ̣ án, nhất là trong quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp, thủy điện... Việc huy động sức mạnh cô ̣ng đồ ng tham gia bảo vệ môi trƣờng còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhận thức đƣợc vấn đề đó, thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta bằng những biện pháp và chính sách khác nhau đã và đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi 1 trƣờng, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trƣờng. Với mục tiêu phát triển bền vững, cân bằng việc tăng trƣởng kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Quản lý môi trƣờng bằng công cụ kinh tế đƣợc xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng với mục đích điều hòa xung đột giữa tăng trƣởng kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Các công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch bảo vệ môi trƣờng và tuân thủ pháp luật thông qua việc lồng ghép chi phí bảo vệ môi trƣờng với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Điều đó dẫn đến tăng cƣờng ý thức trách nhiệm trƣớc việc gây ra hủy hoại môi trƣờng đồng thời tác động đến hành vi của cá nhân theo hƣớng có lợi cho môi trƣờng. Tỉnh Nghệ An với vị trí và vị thế là trung tâm kinh tế- xã hội vùng Bắc Trung Bộ cũng không tránh đƣợc những hệ quả về suy thoái môi trƣờng nặng nề. Ô nhiễm môi trƣờng ở tỉnh Nghệ An bao gồm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí và môi trƣờng đất, nguyên nhân ban đầu xuất phát từ các hoạt động công nghiệp sản xuất, khai thác chế biến khoáng sản, rác thải sinh hoạt, nƣớc thải bệnh viện… Trong những năm qua, cùng với nhiều địa phƣơng khác trên cả nƣớc, tỉnh Nghệ An đã áp dụng các công cụ kinh tế để quản lý môi trƣờng, bao gồm các công cụ thuế tài nguyên và phí môi trƣờng, ký quỹ phục hồi môi trƣờng… bƣớc đầu việc sử dụng các công cụ đó đã thu đƣợc những thành quả nhất định, tuy nhiên, điều đó vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhiệm vụ cấp bách điều kiện để phát triển bền vững đặt ra. Trƣớc tình hình thực tế đó, tôi lựa chon đề tài: “Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An” nhằm đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao tính hiệu quả đối với việc áp dụng công cụ kinh tế trong công tác bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Nghệ An. 2 Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: “Tỉnh Nghệ An đã và sẽ phải làm gì để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ kinh tế trong công tác bảo vệ môi trường?” 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý môi trƣờng bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trƣờng bằng công cụ kinh tế - Phân tích thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý môi trƣờng bằng công cụ kinh tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: việc áp dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý môi trƣờng. - Phạm vi nghiên cứu: địa bàn tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay (thời điểm hoạt động Chi cục Bảo vệ môi trƣờng tỉnh Nghệ An đi vào hoạt động). 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày trong bốn chƣơng: CHƢƠNG 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trƣờng bằng công cụ kinh tế. CHƢƠNG 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. CHƢƠNG 3: Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong việc quản lý 3 môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. CHƢƠNG 4: Định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ quản lý kinh tế trong quản lý môi trƣờng. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ 1.1. Tổng quan tài liệu Trong những năm qua, đã có nhiều công trình, bài viết về việc áp dụng các nhóm công cụ trong công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung và công cụ kinh tế nói riêng ở các góc độ, khía cạnh khác nhau. Thông qua các kênh thông tin nhƣ tra cứu trên mạng internet, tra cứu công báo và danh mục các tài liệu đã đƣợc công bố trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trong một số các thƣ viện nhƣ: Thƣ viện của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, thƣ viện tỉnh Nghệ An, Trung tâm lƣu trữ tỉnh Nghệ An… tác giả đã khảo cứu đƣợc một số các văn bản Luật, văn bản pháp quy và các công trình nghiên cứu có liên quan nhƣ sau: 1.1.1. Tài liệu lý luận công tác bảo vệ môi trường bằng công cụ kinh tế Nguyễn Thế Chinh “Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường” (2003), NXB Thống kê, Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế học môi trƣờng, quản lý môi trƣờng xem xét trên góc độ kinh tế. Để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa kinh tế và môi trƣờng, từ đó có một cách ứng xử hợp lý cho các nhà kinh tế và quản trị kinh doanh trong hoạt động thực tiễn đối với những vấn đề liên quan đến môi trƣờng. Bên cạnh đó, giáo trình đã phân tích mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển; những vấn đề cơ bản về kinh tế học chất lƣợng môi trƣờng; đánh giá tác động môi trƣờng và phân tích kinh tế của những tác động môi trƣờng; những vấn đề liên quan giữa khan hiếm tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trƣờng và những nội dung kiến thức cơ bản của quản lý môi trƣờng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và xu hƣớng biến đổi môi trƣờng toàn cầu. 5 Trần Thanh Lâm “Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế” (2006), NXB Lao Động, cuốn sách đã hệ thống các công cụ kinh tế ứng dụng trong quản lý môi trƣờng nhằm giúp các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý môi trƣờng hoạch định chính sách và quản lý môi trƣờng, cũng nhƣ những ai quan tâm về lĩnh vực này có cái nhìn tổng quan về một công cụ quản lý đƣợc đánh giá là mềm dẻo, dễ lựa chọn và hiệu quả trong quản lý môi trƣờng trên nền kinh tế thị trƣờng. Cuốn sách đã tập hợp, chọn lọc những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn để biên soạn, chỉ rõ ra những điều kiện để các doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch văn bản môi trƣờng và tuân thủ pháp luật thông qua việc lồng ghép chi phí bảo vệ môi trƣờng với chi phí sản xuất, kinh doanh và giá thành sản phẩm. Phan Nhƣ Thúc “Quản lý môi trường” (2002), Giáo trình Đại học bách khoa Đà Nẵng, cuốn sách cung cấp những khái niệm cơ bản về môi trƣờng và phát triển bền vững, trong đó chỉ rõ hệ thống quản lý môi trƣờng là thiết yếu, không thể thiếu đƣợc để tổchức có khả năng nhìn thấy trƣớc sự tiến triển thực thi môi trƣờng sẽ diễn ra và bảo đảm sự tuân thủ các yêu cầu quốc gia và quốc tế về bảo vệ môi trƣờng. Hệ thống quản lý môi trƣờng thu đƣợc kết quả tốt khi mà công việc quản lý môi trƣờng đƣợc tiến hành cùng với các ƣu tiên hàng đầu khác của tổ chức. Ngoài ra, cuốn sách cũng đã chỉ rõ những nguyên tắc chung của quản lý môi trƣờng gồm: Kết hợp các mục tiêu quốc tế- quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cƣ trong việc quản lý môi trƣờng; Hƣớng tới sự phát triển bền vững; Quản lý môi trƣờng xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần đƣợc thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp; Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trƣờng cần đƣợc ƣu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trƣờng nếu để xảy ra ô nhiễm; Ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền. 6 Lƣu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững” (2001), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu giúp có một cái nhìn khái quát về lý thuyết phát triển bền vững, định lƣợng hóa sự phát triển bền vững, các nhóm mục tiêu của phát triển bền vững và định hƣớng phát triển bền vững ở Việt Nam. 1.1.2. Tài liệu các công trình nghiên cứu thực tiễn công tác bảo vệ môi trường bằng công cụ kinh tế: “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam” (2015), Bài tham luận hội nghị môi trƣờng toàn quốc lần thứ 4, bài viết đã đánh giá những việc đã làm đƣợc trong thời gian qua đối với công tác bảo vệ môi trƣờng, đó là hệ thống chính sách, pháp luật có bƣớc phát triển vƣợt bậc; Nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc quan tâm hơn; các công cụ kinh tế bƣớc đầu đã phát huy đƣợc vai trò điều phối lợi ích giữa kinh tế và môi trƣờng. Tuy nhiên, bên cạnh đó tham luận cũng đã chỉ rõ đƣa ra một số khuyết điểm tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới. Trƣớc hết, về quan điểm và nhận thức, có lúc và có nơi, ngay cả ở những cơ quan trung ƣơng, chúng ta chƣa thực sự coi môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng phải gắn kết hữu cơ, không thể tách rời với phát triển kinh tế - xã hội; còn coi nhẹ, thậm chí bỏ qua lợi ích môi trƣờng trong các hoạt động kinh tế; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; mặc dù đã có những bƣớc tiến lớn nhƣng vẫn còn những chồng chéo, chƣa rõ ràng trong phân công, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học; về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, mặc dù đã có những bƣớc tiến lớn nhƣng vẫn còn những chồng chéo, chƣa rõ ràng trong phân công, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học. Vẫn còn những quy định chƣa thực sự phù hợp; nguồn lực và các điều kiện đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trƣờng còn hạn chế. 7 Nguyễn Ngọc Anh Đào “Luận án tiến sỹ pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” (2013), Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Luận án nêu Nghị quyết 24-NQ/TW khẳng định “Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và các lĩnh vực có liên quan nhƣ đầu tƣ, thuế, xử lý vi phạm hành chính, dân sự. theo hƣớng bổ sung, kết hợp khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Sửa đổi, bổ sung các chế tài hành chính, kinh tế, hình sự. về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm đủ sức răn đe. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật”. Bằng những nỗ lực của mình, Việt Nam đang dần dần hình thành một hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng với sự ra đời của hàng loạt văn bản pháp luật quy định nhiều biện pháp bảo vệ môi trƣờng nhƣ: biện pháp hành chính (đây là biện pháp áp dụng chủ yếu), biện pháp hình sự, biện pháp dân sự và bƣớc đầu sử dụng một số công cụ kinh tế. Nguyễn Lệ Quyên “Luận văn thạc sỹ quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Đà Nẵng” (2012), Trƣờng Đại Học Đà Nẵng, luận văn đã phân tích với vị thế là một trong số các độ thị loại I của Việt Nam, là thành phố động lực của vùng kinh tế Miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng đã có bƣớc phát triển khá nhanh về KT-XH. Diện mạo thành phố đã khang trang, văn minh, sạch đẹp và đầy sức sống, thể hiện rõ bản chất của một thành phố trẻ năng động. Các đề án về xây dựng và phát triển môi trƣờng đặc biệt là đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trƣờng” đã tạo nên những hƣớng phát triển sáng tạo của thành phố, với mục đích lớn nhất là phát triển KT-XH bền vững và phấn đấu đạt thành phố thân thiện môi trƣờng, đảm bảo các yêu cầu về chất lƣợng môi trƣờng. 8 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng của thành phố Đà Nẵng đã đƣợc hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Về cơ chế quản lý môi trƣờng và tổ chức bộ máy quản lý đã có những thay đổi rõ rệt, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý môi trƣờng. Công tác ñào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý môi trƣờng đã đƣợc chú trọng thông qua việc mở các lớp đào tạo, tập huấn các kỹ năng chuyên môn… Bên cạnh việc chỉ đạo sát sao thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, thành phố còn ban hành các văn bản dƣới luật, ñặc biệt sự lồng ghép chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng với chiến lƣợc phát triển KT-XH. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng của Tp.Đà Nẵng vẫn còn một số hạn chế nhƣ tình trạng ban hành các văn bản dƣới luật chƣa kịp thời, chƣa sát với tình hình thực tiễn. Trần Thị Hòa “Luận văn thạc sỹ thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội” (2008), Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, tài liệu nêu thành phố Hà Nội với vị thế là thủ đô của cả nƣớc cũng không tránh đƣợc những hệ quả về suy thoái môi trƣờng do các hoạt động sinh sống, hoạt động sản xuất công nghiệp,…Do đó cần thiết phải tiến hành quản lý môi trƣờng bằng các biện pháp kinh tế bởi các công cụ kinh tế tiếp cận môi trƣờng linh hoạt, hiệu quả và kinh tế, nó cho phép các doanh nghiệp lựa chọn phƣơng án tối ƣu đáp ứng các yêu cầu về môi trƣờng. Công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng đƣợc áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm phí thu gom rác thải, phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải và phí xăng dầu, quỹ môi trƣờng, đây là những công cụ kinh tế cơ bản đƣợc sử dụng. Việc áp dụng các công cụ vừa thực hiện đƣợc mục tiêu bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu ô nhiễm, vừa tạo đƣợc nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, đặc biệt là nó đƣợc sự đồng tình chấp nhận của cộng đồng dân 9 cƣ và doanh nghiệp. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức, trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, hệ thống thiết bị còn thiếu và lạc hậu,… nên hiệu quả đạt đƣợc thấp hơn yêu cầu đặt ra. Trần Nhật Nguyên “Đề tài thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại TP Hồ Chí Minh – Đề xuất các giải pháp” (2013), Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài đã thực hiện tổng quan các loại công cụ kinh tế đang áp dụng tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng. Qua đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn một số công cụ kinh tế tiêu biểu đang áp dụng tại TP với thời gian áp dụng khá dài để đánh giá. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 3 loại công cụ: phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp, phí bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải rắn và thuế tài nguyên nƣớc. Qua đó, khảo sát thực tế các đơn vị trực tiếp quản lý thu phí và các doanh nghiệp là đối tƣợng đang đƣợc áp dụng các công cụ kinh tế trên. Từ kết quả khảo sát, rút ra những nhận định chung về những mặt đạt đƣợc, những mặt hạn chế của các công cụ trên. Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng, cơ chế chính sách và tham khảo kinh nghiệm của nƣớc ngoài, đề tài đã đề xuất một số giải pháp đối với mỗi loại công cụ nhóm nghiên cứu đã đánh giá nhƣ sau: - Đối với phí BVMT đối với nƣớc thải công nghiệp: thay đổi mức phí, cơ sở tính phí, các chất ô nhiễm tính phí, bổ sung đối tƣợng nộp phí và các giải pháp quản lý về quy trình thu phí, công tác kiểm tra giám sát, các biện pháp xử lý và sử dụng nguồn thu phí. - Đối với phí BVMT đối với chất thải rắn: Điều chỉnh phù hợp các lỗ hổng trong nội dung QĐ số 88/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề: phân nhóm chủ nguồn thải, mức phí thu gom, tỷ lệ trích nộp phí của các nhóm đối tƣợng ngoài hộ gia đình; Cải tiến công tác tổ chức thực hiện, đặc biệt là tổ chức tuyên truyền rộng rãi chủ trƣơng của Nhà 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng