Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý kinh tế trang trại ở huyện quốc oai, hà nội...

Tài liệu Luận văn quản lý kinh tế trang trại ở huyện quốc oai, hà nội

.PDF
127
690
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN VĂN LUYẾN QUẢN LÝ KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN VĂN LUYẾN QUẢN LÝ KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân của bản thân tôi (ngoài phần đã trích dẫn). LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hƣớng dẫn luận văn của tôi GSTS Đỗ Kim Chung - GV học viện Nông nghiệp Việt Nam, ngƣời đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy đã kiên nhẫn hƣớng dẫn, trợ giúp và động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng nhƣ kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt đƣợc những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Xin trân trọng cám ơn Ban giám đốc Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Kinh tế chính trị, Phòng Đào tạo, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành hoàn thành tốt luận văn. UBND Huyện Quốc Oai, Phòng kinh tế, phòng TNMT, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng công thƣơng, Chi cục thống kê huyện, UBND các xã, cán bộ, công chức và các chủ trang trại nơi tôi trực tiếp điều tra. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồ ng nghiê ̣p, gia đình, anh em đã ủng hộ, cổ vũ và động viên tôi trong thời gian nghiên cứu, và những lúc khó khăn giúp và hỗ trơ ̣ tôi để có thể vƣợt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ iii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ TRANG TRẠI .....................................7 1.1. Tổng quan tài tình hình nghiên cứu ..................................................................7 1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................................................7 1.1.2. Luận văn, luận án ......................................................................................8 1.1.3. Các công trình đăng tải tạp chí, báo, mạng ..............................................9 1.2. Cơ sơ lý luận về công tác quản lý kinh tế trang trại .......................................10 1.2.1. Khái niệm về quản lý kinh tế trang trại ..................................................10 1.2.2. Bản chất của kinh tế trang trại ................................................................12 1.2.3. Nội dung của quản lý kinh tế trang trại ...................................................14 1.2.4. Vị trí, vai trò của công tác quản lý kinh tế trang trại ..............................20 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế trang trại ............................................................................................................22 1.2.6. Phân loại các mô hình kinh tế trang trại .................................................23 1.2.7. Các tiêu chí xác định kinh tế trang trại ...................................................24 1.3. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam ...................25 1.3.1. Tình hình quản lý kinh tế trang trại ở Việt Nam qua các giai đoạn ........25 1.3.2. Tình hình quản lý phát triển kinh tế trang trại một số huyện trong nước ......27 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................31 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu. ...............................................................................31 2.1.1. Phương pháp tiếp cận ..............................................................................31 2.1.2. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .......................................................31 2.1.3. Phương pháp thu thập thông tin: .............................................................32 2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................32 2.1.5. Phương pháp phân tích............................................................................32 2.1.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................34 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI.............................................................................35 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu tại huyện Quốc Oai, Hà Nội ...........................35 3.1.1. Đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của huyện ...............35 3.1.2. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................35 3.1.3. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội .......................................................................38 3.2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế trang trại, huyện Quốc Oai, Hà Nội ............................................................................................................45 3.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế trang trại tại huyện Quốc Oai, Hà Nội ...................................................................................45 3.2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về trang trại ở huyện Quốc Oai. ....48 3.3. Đánh giá chung trong công tác quản lý kinh tế trang trại tại huyện Quốc Oai, Hà Nội .......................................................................................................................81 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ TRANG TRẠI ....................................88 Ở HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI.............................................................................88 4.1. Quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai, Hà Nội. .............................................................................88 4.1.1. Quan điểm về quản lý kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai. ..................88 4.1.2. Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý phát triển kinh tế trang trại ............................................................................................................89 KẾT LUẬN ...........................................................................................................96 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................103 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2 GSGC Gia súc gia cầm. 3 HGĐ, TW, CP Hộ gia đình, Trung ƣơng, Chính phủ 4 KH-CN Khoa học - Công nghệ. 5 KH-KT Khoa học - Kỹ thuật. 6 KTTT, HU Kinh tế trang trại, Huyện ủy 7 NĐ, NQ, TT Nghị định, Nghị quyết, Thông tƣ 8 NTM Nông thôn mới 9 PTNT Phát triển nông thôn 10 QĐ, KH, CV Quyết định, Kế hoạch, Công văn 11 SXKD Sản xuất kinh doanh. 12 TAGS Thức ăn gia súc. 13 TC-KH Tài chính - kế hoạch 14 TN-MT Tài nguyên - Môi trƣờng 15 UBND, HĐND Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân 16 VNĐ, ĐVT Việt Nam đồng, Đơn vị tính. i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Nội dung Tổng hợp thực trạng phát triển kinh tế huyện Diện tích và số lƣợng trang trại theo quy hoạch qua các năm (2012 - 2014) tại huyện Quốc Oai Số trang trại vi phạm trong thực hiện quy hoạch tại Quốc Oai từ năm 2012 - 2014 Đánh giá của chủ trang trại về công tác quy hoạch phát triển kinh tế trang trại của huyện Quốc Oai Trang 44 53 56 57 Kết quả thực hiện tuyên truyền và hƣớng dẫn thực 5 Bảng 3.5 hiện các văn bản pháp quy về phát triển kinh tế 61 trang trại giai đoạn 2012 - 2014 ở huyện Quốc Oai Đánh giá của chủ trang trại về công tác tuyên 6 Bảng 3.6 truyền và hƣớng dẫn thực hiện các văn bản pháp 63 quy về phát triển kinh tế trang trại 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3.10 11 Bảng 3.11 Công tác đăng ký xây dựng trang trại, thẩm định và phê duyệt dự án của các chủ trang trại Thời gian đăng ký xây dựng trang trại, thẩm định và phê duyệt dự án của các chủ trang trại Đánh giá của chủ trang trại về công tác đăng ký xây dựng trang trại, thẩm định và phê duyệt dự án Yêu cầu vệ sinh nƣớc thải chăn nuôi lợn Yêu cầu tiêu chuẩn nƣớc thải chăn nuôi gia cầm ii 66 67 69 72 72 Đánh giá của chủ trang trại về công tác theo 12 Bảng 3.12 dõi, đôn đốc, kiểm tra và nghiệm thu trang trại 74 của các cơ quan quản lý 13 14 Bảng 3.13 Tình hình thực hiện chính sách đất đai tại các trang trại đƣợc điều tra Bảng 3.14 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ theo loại trang trại 76 78 Đánh giá của chủ trang trại về công tác kiểm 15 Bảng 3.15 tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện chính sách của cơ 81 quan quản lý DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ 1 Sơ đồ 3.1 Nội dung Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc về phát triển kinh tế trang trại tại huyện Quốc Oai, Hà Nội. iii Trang 48 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế trang trại là mô hình sản xuất kinh tế đã có từ lâu đời trải qua các thời kỳ mang tính phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, thực tiễn cho thấy khả năng phát triển và đạt đƣợc hiệu quả về kinh tế nó góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn nhân lực có ở nông thôn, đem lại sản lƣợng nông sản, thủy sản, gia súc, gia cầm ngày một tăng lên theo hàng năm, cung cấp một lƣợng lƣơng thực thực phẩm cho thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp trên thế giới, tạo ra cơ hội và khả năng để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm tăng năng xuất giá trị lao động trong sản xuất nông nghiệp nông thôn, đem lại phát triển kinh tế bền vững thu nhập ngày càng cao của kinh tế nông nghiệp nông thôn. Ở Việt Nam, phát triển kinh tế trang trại là một trong những chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc ta từ trƣớc cho đến nay, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, trong đó Nghị quyết 10/NQ/TW tháng 4 năm 1988 của Bộ chính trị về khoán đến hộ xã viên đã tạo động lực mới thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển; Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về phát triển kinh tế trang trại; Theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Kinh tế trang trại đã đóng góp về tăng trƣởng kinh tế quốc dân, góp phần nâng cao thu nhập cho nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi địa phƣơng, từng khu vùng miền việc phát triển các mô hình kinh tế trang trại lại có sự khác nhau. Kinh tế trang trại hiện nay chƣa phát triển rộng và chƣa tƣơng xứng với 1 những tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trong cả nƣớc, chƣa tạo ra bƣớc đột phá trong việc đầu tƣ khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc, vùng trũng, mặt nƣớc hoang hóa ở các khu vực trung du, miền núi, ven biển để phát triển sản xuất nông lâm, ngƣ nghiệp. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nƣớc trong phát triển kinh tế trang trại đã bộc lộ những bất cập nhƣ một số chính sách của Nhà nƣớc chƣa hoặc rất khó áp dụng trong thực tiễn; đất đai cho sản xuất nông nghiệp còn manh mún, rất khó để tích tụ, chƣa đƣợc giao hoặc cho thuê ổn định lâu dài để chủ trang trại yên tâm sản xuất kinh doanh; một số chính sách về đầu tƣ, tín dụng, lao động, cung cấp thông tin thị trƣờng, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, công nghệ, môi trƣờng, giúp trang trại định hƣớng sản xuất kinh doanh, còn gặp nhiều rào cản, ngƣời dân rất khó tiếp cận, Nhà nƣớc chƣa có biện pháp hỗ trợ kịp thời...Trình độ năng lực quản lý của chủ trang trại còn nhiều hạn chế về kiến thức cơ bản, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó một số thủ tục hành chính đối với trang trại còn rƣờm rà, chồng chéo, đội ngũ cán bộ quản lý chƣa thật nhiệt tình tâm huyết với công việc. Tất cả những bất cập trên cần phải đƣợc quan tâm giải quyết. Quốc Oai là huyện thuần nông thu nhập kinh tế hộ nông dân vấn chủ yếu dựa vào nền sản xuất kinh tế nông nghiệp nông thôn là chính, việc phát triển kinh tế trang trại đã và đang đƣợc các cấp, các ngành quan tâm và phát triển trên toàn huyện, trong những năm gần đây nhờ sự phát triển kinh tế trang trại đã làm cho cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ, diện tích đất chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sang làm kinh tế trang trại ngày càng tăng đạt đƣợc những hiệu quả nhất định, từ các mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình nhỏ lẻ, cho đến nay đã có nhiều các mô hình kinh tế trang trại lớn đƣợc đầu tƣ với quy mô lớn đƣợc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo đƣợc nhiều 2 công ăn việc làm cho lao động của địa phƣơng. Với tinh thần cần cù lao động, đất đai màu mỡ, cơ sở hạ tầng nông thôn đã và đang đƣợc xây dựng giao thông nội đồng, từ các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện, xã, thôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để quản lý phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc công tác quản lý nhà nƣớc về trang trại trong những năm qua vẫn còn gặp nhiều hạn chế nhƣ việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại chƣa sát với thực tế, số lƣợng trang trại đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn khá ít, bất cập về thủ tục hành chính, yếu kém trong quản lý đất đai, xây dựng, vật tƣ nông nghiệp, quản lý môi trƣờng, lao động, tiền vốn và thị trƣờng, nguồn lực để xây dựng trang trại còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế trang trại phát triển không đều giữa các địa phƣơng, các chủ trang trại còn thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, thị trƣờng, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, thiếu vốn cho sản xuất và kinh doanh ở các trang trại, các vấn đề trên đã và đang đƣợc quan tâm, học viên đặt ra một số câu hỏi để nghiên cứu và giải quyết trong đề tài.  Câu hỏi nghiên cứu: Vấn đề đƣợc đặt ra từ thực trạng trong công tác quản lý kinh tế trang trại ở Quốc Oai, do vậy việc quản lý kinh tế trang trại của huyện cần thiết phải có sự quản lý, điều hành và chỉ đạo của HU, HĐND, UBND huyện về phát triển KTTT, trong quá trình thực hiện nghiên cứu học viên sử dụng phƣơng pháp quản lý kinh tế vĩ mô của UBND huyện tức là quản lý nhà nƣớc về kinh tế trang trại để nghiên cứu cho đề tài, học viên đặt ra câu hỏi để nghiên cứu sau: - Công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế trạng trại trên địa bàn huyện trong những năm qua diễn ra nhƣ thế nào? Cần phải có những giải pháp gì 3 nhằm hoàn thiện trong công tác quản lý kinh tế trang trại ở huyện trong thời gian tới, và những năm tiếp theo? Xuất phát từ những yêu cầu đặt ra trên, để trả lời những câu hỏi này học viên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai, Hà Nội" nhằm phân tích đánh giá thực trạng và tìm ra những nguyên nhân và hạn chế có những giải pháp nhằm hoàn thiện trong công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế trang trại của huyện Quốc Oai. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên cơ sở đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai, nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản trong công tác quản lý kinh tế trang trại, từ đó xác định các mục tiêu và yêu cầu cụ thể, xác định đƣợc phƣơng hƣớng và các giải pháp thiết thực có hiệu quả nhất trong công tác quản lý kinh tế trang trại trong thời gian tới và những năm tiếp theo trên địa bàn huyện. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và những nội dung cơ bản trong công tác quản lý kinh tế trang của huyện Quốc Oai. - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế trang trại của huyện Quốc Oai giai đoạn 2012-2014, từ đó đánh giá đƣợc những thành công và hạn chế, tìm đƣợc những nguyên nhân tồn tại hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế trang trại trong thời gian tới của huyện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các vấn đề trong công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế trang trại của huyện Quốc Oai, Hà Nội. 4 Đối tƣợng nghiên cứu điều tra khảo sát là các Phòng ban cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Quốc Oai nhƣ: Phòng kinh tế, Phòng TN-MT, Phòng TC-KH, phòng Công thƣơng, UBND các xã thị trấn, các trang trại, và các vấn đề trong công tác quản lý kinh tế trang trại cuả huyện Quốc Oai. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu đánh giá tình hình công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế trang trại thông qua công tác quản lý kinh tế vĩ mô, trong đó chủ thể là UBND huyện, các phòng ban chuyên môn phối hợp thực thiện việc quản lý nhà nƣớc về kinh tế trang trại tại huyện; Xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch, các chính sách phát triển kinh tế trang trại; Tổ chức thực hiện các chính sách và tuyên truyền chính sách; Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế trang trại của huyện; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện trong công tác quản lý Nhà nƣớc về phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quốc Oai. - Về thời gian: Số liệu thu thập nghiên cứu về công tác quản lý kinh tế trang trại trong khoảng thời gian từ năm 2012-2014, số liệu điều tra thực trạng năm 2014 của huyện Quốc Oai 4. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn nghiên cứu những nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế trang trại, góp phần hoàn thiện lý luận về công tác quản lý kinh tế trang trại đối với các trang trại, từ đó có đƣợc cơ sở để đánh giá thực trạng trong công tác quản lý kinh tế trang trại của huyện Quốc Oai, nhằm tìm ra những mặt thành công, những hạn chế, những nguyên nhân, để có những giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ các trang trại nhằm hoàn thiện trong công tác quản lý kinh tế nhà nƣớc đối với kinh tế trang trại trên địa bàn 5 huyện Quốc Oai, góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cần thiết giúp các chủ trang trại phát huy đƣợc tiềm năng và khai thác những lợi thế của địa phƣơng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung của toàn huyện. 5. Kết cấu luận văn Phần mở đầu: Đặt vấn đề: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận về quản lý kinh tế đối với các trang trại. Chương 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng về công tác quản lý kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai, Hà Nội. Chương 4: Một số quan điểm và các giải pháp cơ bản nhắm hoàn thiện công tác quản lý kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai, Hà Nội trong thời gian tới. Phần cuối: Kết luận và kiến nghị. 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Tổng quan tài tình hình nghiên cứu Trong quá trình chuẩn bị cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Quản lý kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai, Hà Nội”, học viên tìm hiểu, một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề cần giải quyết qua một số bài nghiên cứu, sách báo, tạp chí, luận văn, báo cáo, các công trình nghiên cứu về quản lý kinh tế trang trại. 1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài - Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nƣớc (2006) “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các chính sách, giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt Nam” chủ nhiệm đề tài: TS Lê Văn Thăng - Trung tâm tài nguyên, môi trƣờng và công nghệ sinh học - Đại học Huế, đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các chính sách, giải pháp bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt Nam, đề tài đã nêu lên đƣợc thực trạng và xu hƣớng diễn biến của các mô hình kinh tế trang trại của Việt Nam trong thời gian qua, đã đi sâu nghiên cứu về các chính sách nhằm phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đây là những cơ sở quan trọng giúp học viên có định hƣớng nghiên cứu phù hợp với các vấn đề đặt ra, đáp ứng với tình hình thực tiễn ở địa phƣơng. - Bùi Thanh Tuấn (2013), đề tài “Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về nông nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16/2013. Mặc dù là bệ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong nƣớc và thế giới những năm gần đây, song nông nghiệp nƣớc ta đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình trạng nông dân bỏ ruộng. Vì vậy, 7 ngoài những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp… thì yêu cầu về việc nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nƣớc ngày càng trở nên cấp thiết. - Đào Hữu Hòa (Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng), đề tài “Vai trò của trang trại gia đình trong quá trình phát triển một nền nông nghiệp bền vững”. Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là bƣớc đi tất yếu, phổ biến của tất cả các nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Ở Việt Nam, phong trào phát triển trang trại đã và đang đƣợc đẩy mạnh tại tất cả các địa phƣơng trong toàn quốc. Vấn đề đặt ra là cần định hƣớng phát triển trang trại theo hƣớng nào: quy mô lớn hay nhỏ, sản xuất chuyên canh hay đa canh? Bài báo này dựa trên kinh nghiệm phát triển KTTT tại các nƣớc trên thế giới để đƣa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển một nền nông nghiệp bền vững, thực tế phát triển trang trại tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy chính các trang trại gia đình quy mô nhỏ mới thực sự là chìa khóa để phát triển một nền nông nghiệp bền vững. 1.1.2. Luận văn, luận án - Vũ Thị Hoa, 2008. ĐHKHTN - ĐHQGHN “Nghiên cứu thực trạng phát triển mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Quốc Oai” đề tài đã nghiên cứu đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của huyện, qua đó phân tích và đánh giá đƣợc hiện trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của huyện và đề xuất các định hƣớng phát triển, các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trƣờng, xử lý chất thải trong chăn nuôi nhằm xây dựng đƣợc mô hình kinh tế trang trại điển hình cho huyện, tuy nhiên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong mô hình chăn nuôi của huyện, chƣa nghiên cứu tổng thể các loại hình kinh tế trang trại của huyện, nghiên cứu này giúp học viên có thêm đƣợc những cơ sở lý luận và thực tiễn. - Lý Văn Toàn (2007) “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát 8 triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” luận văn đã nghiên cứu và đánh giá đƣợc thực trạng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh, từ đó có các giải pháp phù hợp đối với các mô hình kinh tế của địa phƣơng, đề tài đã nêu lên đƣợc sự so sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình, các vùng với nhau, từ đó có thể đánh giá đƣợc các yếu tố bên ngoài, và yếu tố bên trong tác động đến phát triển kinh tế trang trại, qua đề tài nghiên cứu này giúp học viên có cách nhìn tổng quan và đánh giá đúng thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, từ đó đƣa ra đƣợc những cơ sở lý luận hợp lý cho các vấn đề cần giải quyết trong công tác điều hành và quản lý. 1.1.3. Các công trình đăng tải tạp chí, báo, mạng - Theo Bộ Lao động - Thƣơng binh xã hội (29/3/2015), đăng bài “Kinh tế trang trại - một mô hình phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp” http://www.molisa.gov.vn/_layouts/NCS.Webpart.Tintuc/Intrangweb.aspx?IdNe ws=19555. mô hình kinh tế trang trại ở nƣớc ta đã hình thành và không ngừng đƣợc mở rộng, phát triển trong thời gian qua. cũng đƣa ra đƣợc các chính sách khuyến khích để phát triển các mô hình kinh tế trang trại phù hợp với từng vùng miền nhƣ: chính sách về đất đai, chính sách về thuế, chính sách đầu tƣ, tín dụng, chính sách lao động, chính sách về khoa học, công nghệ và chính sách về thị trƣờng giá cả. đây là đề tài có tính thực tiễn cao ở nông thôn ở nƣớc ta hiện nay các vấn đề trên giúp học viên có đƣợc kiến thức và cơ sở thực tiễn quan trọng để nghiên cứu từ đó có những giải phát thực tế sát với địa bàn nghiên cứu hơn, làm rõ đƣợc lý luận về công tác quản lý kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay. - Đinh Phi Hổ, S. 08 (2010), Tạp chí Phát triển và Hội nhập. Kinh tế trang trại " lực lượng đột phá" Thúc đẩy phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững. http://www.vjol.info/index.php/kttc/article/view/11880 Bài viết nêu lên Đảng và Nhà nƣớc ta đã có chủ trƣơng về phát triển kinh tế trang trại (KTTT), song, trên thực tế vẫn còn tồn tại những bất cập nhƣ: cơ chế quản lý, môi trƣờng pháp lý, chất lƣợng sản phẩm, trình độ 9 công nghệ, khoa học kỹ thuật và chất lƣợng nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng v.v.. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất cho phát triển KTTT ở VN hiện nay lại là sự nhận thức còn khác nhau về vai trò của phát triển trang trại đối với phát triển nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập. -Tuệ Văn (25/9/2015), có bài viết đang trên báo điện tử của chính phủ, “Nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại” http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/Nhieu-chinh-sach-khuyen-khich-phattrien-kinh-te-trang-trai/237073.vgp. bài viết đã nêu tại dự thảo Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ trang trại nhƣ: Hỗ trợ quy hoạch và thành lập khu trang trại, hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ xây dựng hạ tầng, hỗ trợ về 100% chi phí về cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, chi phí áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). - Trên cổng thông tin điện tử TP Hà Nội (19/5/2015), tác giả H. Hải, có bài viết Phát triển chăn nuôi theo hƣớng kinh tế trang trại: Hiệu quả, thiết thực.http://hanoi.gov.vn/30/-/hn/ZVOm7e3VDMRM/7320/2757636/phattrien-chan-nuoi-theo-huong-kinh-te-trang-trai-hieu-qua-thietthuc.html;jsessionid=GhvcPj6cbpD15rpSsEKqQWgv.app2. Bài viết nêu lên Kinh tế trang trại đang chứng tỏ sức hấp dẫn và có những đóng góp trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên cũng phát sinh hàng loạt khó khăn, rào cản khiến nhiều chủ trang trại gặp khó khăn. Vấn đề đặt ra, cần cánh tay trợ giúp đắc lực của nhà nƣớc, nhà khoa học và doanh nghiệp. 1.2. Cơ sơ lý luận về công tác quản lý kinh tế trang trại 1.2.1. Khái niệm về quản lý kinh tế trang trại 1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất 10 các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trƣờng luôn biến động. Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của ngƣời quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt đƣợc một mục đích của ngƣời quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý (Nguyễn Danh Long, 2013). Theo Giáo trình Quản lý hành chính nhà nƣớc: “Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Giáo trình Quản lý hành chính nhà nƣớc, tập 1, trang 407). Theo giáo trình Quản lý nhà nƣớc về kinh tế (PGSTS Phan Huy Đƣờng) (chủ biên) có quan niệm về quản lý nhà nƣớc về kinh tế nhƣ sau: - Quản lý nhà nƣớc về kinh tế là quản lý các quá trình kinh tế, trong đó chủ yếu là quản lý kinh tế vĩ mô. - Quản lý nhà nƣớc về kinh tế bao gồm kế hoạch, tổ chức thực hiện, động viên và kiểm tra. - Quản lý nhà nƣớc về kinh tế là sự kết hợp giáo dục với khuyến khích lợi ích vật chất, kết hợp giáo dục với biện pháp hành chính. - Quản lý nhà nƣớc về kinh tế bao gồm xác định mục tiêu, phân bổ nguồn lực, tạo điều kiện thực hiện mục tiêu. 1.2.1.2. Khái niệm về kinh tế trang trại: Theo Nghị quyết số 03/2000/QĐ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại đã ghi rõ „„Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất