Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ th...

Tài liệu Luận văn quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam

.PDF
96
838
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- TRẦN THỊ HỒNG LƢƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- TRẦN THỊ HỒNG LƢƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRÚC LÊ Hà Nội – 2014 MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii Danh mục các biểu ........................................................................................... iii Danh mục các sơ đồ ......................................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................ 6 1.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng ..................... 6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân loại thẻ ................................. 6 1.1.2. Các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán Thẻ ngân hàng ................................................................................................... 9 1.1.3. Những tiện ích của Thẻ .................................................................. 12 1.1.4. Rủi ro thường gặp trong phát hành và thanh toán thẻ .................. 17 1.2. Quản lý hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng ..................................... 19 1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng .... 19 1.2.2. Nội dung quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại ............................................................................................... 20 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng ................................................................................................ 29 1.3 Nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng . 32 1.3.1.Các nhân tố nội bộ ngân hàng ........................................................ 32 1.3.2. Các nhân tố từ bên ngoài ............................................................... 36 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM............. 39 2.1 Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần kỹ thƣơng Việt Nam ..... 39 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 39 2.1.2. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức ..................................................................... 41 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................ 43 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần kỹ thƣơng Việt Nam ....................................................................... 45 2.2.1. Hoạt động phát hành thẻ tại Techcombank ................................... 45 2.2.2 Hoạt động thanh toán thẻ tại Techcombank ................................... 50 2.3 Đánh giá công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP kỹ thƣơng Việt Nam ........................................................................ 53 2.3.1 Những kết quả đạt được trong quản lý hoạt động kinh doanh thẻ . 54 2.3.5. Hạn chế trong quản lý hoạt động kinh doanh thẻ .......................... 62 2.3.6 Nguyên nhân các hạn chế trong quản lý hoạt động kinh doanh thẻ..... 64 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ................................................................................... 69 3.1. Triển vọng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam trong những năm tới .............................................................................................. 69 3.2. Định hƣớng quản lý nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam trong những năm tới ............. 70 3.3. Giải pháp tăng cƣờng quản lý hoạt động doanh thẻ tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam................................................ 71 3.3.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. .. 72 3.3.2 Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực............................ 73 3.3.3 Đầu tư đổi mới và ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực nghiệp vụ thẻ. ........................................................................................... 74 3.3.4. Đẩy mạnh việc mở tài khoản cá nhân ............................................ 75 3.3.5. Đa dạng hóa chủng loại thẻ phát hành .......................................... 75 3.3.6. Mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ................................................. 77 3.3.7. Triển khai tốt hoạt động marketing về kinh doanh thẻ .................. 78 3.4. Kiến nghị............................................................................................... 79 3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................ 79 3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước............................................... 82 3.4.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội thẻ ....................................................... 84 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 87 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ATM Automated Teller Machine 2 ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ 3 EDC Electric Data Capturer - Máy thanh toán thẻ tự động 4 NHPH Ngân hàng phát hành thẻ 5 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 6 NHTT Ngân hàng thanh toán thẻ 7 PIN Personal Identification Number 8 TCB Ngân hàng TMCP kỹ thƣơng Việt Nam 9 TCTQT Tổ chức thẻ Quốc tế 10 TMCP Thƣơng mại cổ phần i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Những chỉ tiêu tài chính chủ yếu 41 2 Bảng 2.2 Số lƣợng ATM và POS tăng luỹ kế qua các năm 48 3 Bảng 2.3 Doanh số giao dịch qua POS Techcombank 49 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 Tình hình giao dịch thẻ của Techcombank qua các năm Mức phí thƣờng niên của một số loại thẻ tại ngân hàngTechcombank ii 50 65 DANH MỤC CÁC BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Biểu 2.1 Vốn điều lệ của Techcombank lũy kế qua các năm 40 2 Biểu 2.2 Số lƣợng thẻ phát hành tại Techcombank 46 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Bảng Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1 Quy trình phát hành thẻ 21 2 Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán thẻ 23 3 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ phát hành thẻ tại Techcombank 43 4 Sơ đồ 2.2 Quy trình thanh toán thẻ tại Techcombank 47 iii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghệ thông tin đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại. Sự tiến bộ của nó ảnh hƣởng ngày càng sâu sắc đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh thẻ đã mang đến cho các ngân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới. Ngoài việc xây dựng đƣợc hình ảnh thân thiện với từng khách hàng, triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng. Với các sản phẩm dịch vụ thẻ mang tính chuẩn hóa quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phát triển. Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang đƣợc các ngân hàng thƣơng mại nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng. Mặt khác, nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu thanh toán của mọi đối tƣợng ngày càng phong phú. Bên cạnh đó, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào hoạt động kinh tế thế giới song tình hình thực tế hoạt động thanh toán nói chung và hoạt động thanh toán thẻ nói riêng tại các Ngân hàng thuơng mại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và chƣa theo kịp tốc độ phát triển chung của quốc tế. Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý và kinh doanh thẻ của các Ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam là:  Động lực nào khiến các Ngân hàng thương mại Việt Nam lựa chọn phát triển hoạt động kinh doanh thẻ?  Làm thế nào để hạn chế tối đa tổn thất do những rủi ro từ hoạt động kinh doanh thẻ gây ra?  Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam là gì và định hướng phát triển trong thời gian tới? 1 Việc tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam” cũng chính là để trả lời những câu hỏi đó. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề Quản lý hoạt động kinh doanh thẻ là vấn đề đang đƣợc nhiều Ngân hàng thƣơng mại quan tâm. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này đăng trên các tạp chí Thời báo Ngân hàng, tạp chí Kinh tế, các báo cáo nghiên cứu khoa học nhƣ: - “Thanh toán không dùng tiền mặt thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của tác giả Văn Tạo - đăng trên Tạp chí Ngân hàng (số 19/2009). - TS. Trần Minh Ngọc, ThS. Phan Thuý Nga: “Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam” - Tạp chí Ngân hàng số 13- 2006. - PGS.,TS. Lê Đình Hợp: “ Phương hướng và giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư ở Việt Nam đến năm 2020” - Kỷ yếu các công trình khoa học ngành Ngân hàng, NXB Thống kê năm 2004. Nội dung chính của các bài viết này đề cập đến thực trạng thanh toán bằng tiền mặt ở nƣớc ta, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chƣa thuận tiện, nguyên nhân của thực trạng này và một số kiến nghị góp phần mở rộng phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt, cải thiện tình trạng thanh toán bằng tiền mặt hiện đang rất phổ biến ở nƣớc ta hiện nay. Ở phạm vi hẹp hơn, bài viết “Nhận dạng và phòng chống rủi ro về sử dụng thẻ ngân hàng” của tác giả Lê Thị Kim Thu- Giám đốc Trung tâm thẻ BIDV- đăng trên trang web của Hiệp hội ngân hàng – 2013 đã đề cập đến việc nhận dạng các rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ. Trên cơ sở đó bài viết đƣa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất do rủi ro gây ra trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ. Ta thấy rằng, cách công trình nghiên cứu khoa học trên chủ yếu nghiên cứu về lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có một phần 2 nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào chính thức nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ cụ thể tại các ngân hàng thƣơng mại. Mặc dù vậy, công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ chƣa đƣợc nghiên cứu toàn diện nhƣ đã nêu ở trên, song vấn đề này cũng đã đƣợc đề cập đến nhƣ một bài nghiên cứu chuyên khảo, hoặc là một phần trong một số công trình, đề tài nghiên cứu, dƣới dạng là một đề tài nghiên cứu khoa học hoặc một đề án ứng dụng. Trong báo cáo nghiên cứu khoa học” Đẩy mạnh hoạt động marketing thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Biên Hòa” của tác giả Nguyễn Ngọc Phƣơng Thanh đã nêu đƣợc lên một số lý luận cơ bản về hoạt động phát hành và thanh toán thẻ cũng nhƣ đƣa ra đƣợc chiến lƣợc Marketing hợp lí trong kinh doanh , thu hút đƣợc khách hàng đến với sản phẩ m thẻ . Tuy nhiên, luận văn mới chỉ đề cập đến sự phát triển của dịch vụ thẻ chứ chƣa nhấn mạnh đến vai trò của việc quản lý hoạt động này. Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, tất cả các công trình nghiên cứu nói trên chỉ là những lát cắt từ nhiều góc độ về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và hoạt động thanh toán thẻ nói riêng. Chúng chƣa phải là một nghiên cứu toàn diện về công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy tác giả chọn nghiên cứu đề tài này với hi vọng làm rõ thêm về công tác quản lý thẻ, cụ thể tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam, nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn cho bản thân và tìm ra giải pháp giúp cho việc quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn đồng thời qua đó góp phần thúc đẩy và từng bƣớc hoàn thiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại, cũng nhƣ nền kinh tế, tạo tiền đề đẩy nhanh tiến trình thanh toán qua ngân hàng, giúp giảm tỷ trọng tiền mặt trong lƣu thông, góp phần kiềm chế lạm phát và tiêu cực xã hội. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa lý luận về thẻ thanh toán của ngân hàng thƣơng mại, phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP kỹ thƣơng Việt Nam trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Làm rõ vai trò và lợi ích của công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam nó riêng; (2) Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng chủ quan, khách quan đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam nhằm chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn đối với công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng. (3) Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam trong thời gian qua, từ đó chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; (4) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng chính của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý và kinh doanh thẻ, sử dụng thẻ của ngân hàng thƣơng mại, trong đó chú trọng nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ, sử dụng thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. 4 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: trong hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam. - Thời gian: Số liê ̣u nghiên cƣ́u giới ha ̣n trong giai đoa ̣n 2009 đến 2013. - Nội dung: công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ, sử dụng thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Những phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng trong luận văn bao gồm: - Phƣơng pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ internet, các bản báo cáo của Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2009 đến năm 2013, các bài báo liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. - Phƣơng pháp phân tích thống kê và tổng hợp: từ việc thu thập số liệu, dữ liệu về công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ cuả Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam cũng nhƣ các thông tin về định hƣớng chiến lƣợc và các chính sách liên quan của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc để phân tích nhằm đƣa ra những kiến giải. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân loại thẻ * Khái niệm hoạt động kinh doanh thẻ: Thông thƣờng, kinh doanh đƣợc hiểu là hoạt động của cá nhân hay tổ chức nhằm mục đích lợi nhuận thông qua một loạt các hoạt động nhƣ:Quản trị, Tiếp thị, Tài chính, Kế toán, Sản xuất,..Còn trong hoạt động ngân hàng, kinh doanh thẻ đƣợc hiểu là toàn bộ các hoạt động từ khâu nghiên cứu thị trƣờng nhằm phát hiện nhu cầu,trên cơ sở đó xây dựng các quy trình, quy định, đặc điểm của sản phẩm thẻ cho phù hợp, từ đó triển khai thực hiện, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trƣờng nhằm thu về lợi nhuận tối ƣu cho ngân hàng. * Khái niệm thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán đƣợc cung cấp bởi Ngân hàng hoặc các công ty lớn. Thẻ đƣợc dùng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ mà không dùng tiền mặt. Thẻ cũng đƣợc dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hoạc các máy rút tiền tự động. Số tiền thanh toán hay rút ra phải nằm trong phạm vi số dƣ tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng đƣợc ngân hàng cấp. * Đặc điểm cấu tạo của thẻ: Thẻ đƣợc làm bằng nhựa cứng, hình chữ nhật với kích thƣớc 9,6 cm x 5,4 cm x 0,076 cm. Mặt trƣớc của thẻ có tên của tổ chức phát hành thẻ (ví dụ: Techcombank), số thẻ, ngày hiệu lực và hết hiệu lực của thẻ, họ và tên chủ thẻ, số mật mã của ngày phát hành. Ngoài ra con một đặc điểm không thể thiếu đó là biểu tƣợng riêng của tổ chức thẻ quốc tế. Riêng số thẻ, ngày hiệu lực và hết hiệu lực của thẻ, tên trên thẻ đƣợc in nổi. Mặt sau thẻ là dải băng từ 6 có khả năng lƣu giữ thông tin cần thiết, phía dƣới băng từ là dải ô chữ ký của chủ thẻ. * Phân loại: - Phân loại thẻ theo công nghệ Thẻ khắc chữ nổi: Các thông tin cần thiết đƣợc khắc nổi lên bề mặt của thẻ. Tấm thẻ đầu tiên đã đƣợc sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay ngƣời ta không sử dụng thẻ loại này nữa vì kỹ thuật sản xuất quá thô sơ, dễ bị làm giả. Thẻ băng từ: Đƣợc sản xuất dựa trên kĩ thuật từ tính với một băng từ chứa hai rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này đƣợc sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm nay. Tuy nhiên, do thẻ mang tính thông tin cố định, khu vực chứa thông tin hẹp không áp dụng đƣợc các kĩ thuật mã bảo đảm an toàn, thông tin trong thẻ không tự mã hoá đƣợc, ngƣời ta có thể đọc thẻ dễ dàng bằng thiết bị đọc gắn với máy vi tính nên có thể bị lợi dụng để lấy cắp tiền. Thẻ điện tử có bộ vi xử lí chip (thẻ thông minh): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, dựa trên kĩ thuật vi xử lí tin học. Thẻ đƣợc gắn một chip điện tử có cấu trúc giống nhƣ một máy tính hoàn hảo. Thẻ thông minh có nhiều nhóm với dung lƣợng nhớ của chip điện tử khác nhau, có tính an toàn và bảo mật rất cao. Nhƣng do giá thành cao, hệ thống máy móc chấp nhận thẻ đắt nên việc sử dụng thẻ này còn chƣa phổ biến nhƣ thẻ từ. Việc phát hành và chấp nhận thẻ thông minh mới chỉ phổ biến ở các nƣớc phát triển dù các tổ chức thẻ vẫn đang khuyến khích các ngân hàng thành viên đầu tƣ để phát hành và chấp nhận loại thẻ này nhằm giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ. - Phân loại thẻ theo tính chất thanh toán Thẻ tín dụng: Là loại thẻ đƣợc sử dụng phổ biến nhất, theo đó ngƣời chủ thẻ đƣợc phép sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng thƣờng do 7 ngân hàng phát hành và thƣờng đƣợc quy định một hạn mức tín dụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ đƣợc phép chi tiêu trong phạm vi hạn mức đã cho và phải thanh toán cho ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng, lãi suất tín dụng tuỳ thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng phát hành. Thẻ tín dụng đƣợc coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Thẻ ghi nợ: Có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi của chủ thẻ. Chủ thẻ cũng có thể đƣợc ngân hàng cấp cho một mức thấu chi theo sự thoả thuận giữa hai bên. Những giao dịch thực hiện bằng thẻ này sẽ đƣợc khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ và ghi có vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT). Thẻ ghi nợ có hai loại cơ bản là thẻ on-line và thẻ offline. Thẻ on-line là thẻ ghi nợ mà những thông tin về giao dịch đƣợc kết nối trực tiếp từ thiết bị điện tử đặt tại CSCNT hoặc điểm rút tiền mặt tới ngân hàng phát hành. Giá trị những giao dịch đƣợc khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ. Thẻ off-line là thẻ mà thông tin giao dịch đƣợc lƣu tại máy điện tử của CSCNT và đƣợc chuyển đến ngân hàng phát hành muộn hơn (không có kết nối trực tiếp với điểm thanh toán). Giá trị những giao dịch sẽ đƣợc khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày. Thẻ rút tiền mặt: Về bản chất, đây cũng là một loại của thẻ ghi nợ nhƣng thẻ này chỉ đƣợc dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng, các máy rút tiền tự động (ATM) và sử dụng các dịch vụ khác do máy ATM cung cấp nhƣ kiểm tra số dƣ, chuyển khoản, chi trả các khoản vay,... Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, số tiền rút ra mỗi lần sẽ đƣợc trừ dần vào số tiền kí quĩ. Thẻ rút tiền mặt có hai loại. Một loại chỉ đƣợc dùng để rút tiền mặt tại những máy rút tiền tự động của ngân hàng phát hành, còn loại kia ngoài địa điểm trên còn đƣợc sử dụng để rút tiền ở các ngân hàng cùng tham gia tổ hợp thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ. 8 - Phân loại thẻ theo phạm vi lãnh thổ Thẻ thanh toán nội địa: Chỉ đƣợc sử dụng trong phạm vi quốc gia mà nó đƣợc phát hành, do đó đồng tiền đƣợc sử dụng và thanh toán là đồng bản tệ. Loại thẻ này chỉ do một tổ chức hoặc một ngân hàng điều hành và có hai loại. Một loại do tổ chức tài chính hoặc ngân hàng trong nƣớc phát hành và chỉ đƣợc sử dụng trong nội bộ hệ thống tổ chức đó. Loại thứ hai là thẻ mang thƣơng hiệu của tổ chức thẻ quốc tế nhƣng đƣợc phát hành để sử dụng trong nƣớc. Thẻ thanh toán quốc tế: Là loại thẻ đƣợc sử dụng trên phạm vi quốc tế, dùng ngoại tệ mạnh làm đồng tiền thanh toán. Thẻ quốc tế đƣợc hỗ trợ và quản lý trên toàn thế giới bởi những tổ chức tài chính lớn nhƣ Visa, Master hoặc công ty điều hành hoạt động thống nhất và đồng bộ. Thẻ quốc tế đƣợc ƣa chuộng bởi tính an toàn, tiện lợi của nó. 1.1.2. Các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán Thẻ ngân hàng Các đối tƣợng tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán thẻ đƣợc quy định trong quyết định 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19 tháng 10 năm 1999 của thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán Thẻ ngân hàng bao gồm: * Tổ chức thẻ quốc tế là tổ chức đứng ra liên kết với các thành viên, đặt ra các qui định bắt buộc đối với các thành viên phải áp dụng và tuân theo thống nhất thành một hệ thống toàn cầu. Bất cứ ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thẻ thanh toán quốc tế đều phải gia nhập vào ít nhất là một tổ chức thẻ quốc tế. Tổ chức thẻ đƣợc tổ chức dƣới hai hình thức: hiệp hội và ngân hàng (hay công ty). Hình thức hiệp hội: do một nhóm ngân hàng liên kết với nhau thành lập ra. Hiệp hội soạn thảo các quy định riêng về cách tổ chức, cấp phép, bù trừ, thanh toán áp dụng cho tất cả các thành viên của hiệp hội, đồng thời tổ chức 9 về vấn đề cạnh tranh trên thị trƣờng và vấn đề pháp lý. Hiệp hội không trực tiếp phát hành thẻ mà giao việc này cho các ngân hàng thành viên và thu phí thƣờng niên. Điển hình của loại hình này là các tổ chức Visa và Master. Hình thức ngân hàng (hay công ty): do một hoặc hai ngân hàng hay công ty đứng ra tổ chức và độc quyền phát hành loại thẻ của họ. Họ trực tiếp phát hành thẻ và đứng ra quản lý chủ thẻ. Việc mở rộng thị trƣờng đƣợc thực hiện bằng cách lập ra các chi nhánh hay văn phòng đại diện phát hành thẻ, do vậy phạm vi hoạt động thƣờng nhỏ hơn so với hình thức hiệp hội. JCB và American Express là điển hình của hình thức tổ chức này. * Ngân hàng phát hành thẻ: là thành viên chính thức của tổ chức thẻ và đƣợc phép phát hành thẻ. Ngân hàng này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp thẻ, thiết kế các tiêu chuẩn kĩ thuật, mật mã, kí hiệu,.. cho các loại thẻ để bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng thẻ, sau đó phát hành thẻ cho khách hàng, mở và quản lí tài khoản thẻ, chịu trách nhiệm việc thanh toán số tiền mà khách hàng trả cho ngƣời bán bằng thẻ. * Ngân hàng thanh toán thẻ (NHTTT): là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết của tổ chức thẻ và/ hoặc các ngân hàng đƣợc ngân hàng phát hành thẻ uỷ quyền thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ. * Ngân hàng đại lí thanh toán thẻ: là ngân hàng đƣợc NHTTT uỷ quyền thực hiện một số dịch vụ thanh toán thẻ thông qua hợp đồng ngân hàng đại lí. Ngân hàng đại lí có nhiệm vụ trả tiền cho cơ sở chấp nhận thẻ khi nhận đƣợc biên lai thanh toán, trả tiền mặt theo yêu cầu của chủ sở hữu thẻ, nhận chuyển tiếp số tiền thanh toán bằng thẻ đến bên bán. Ngân hàng đại lí là ngân hàng trực tiếp kí hợp đồng với các cơ sở chấp nhận thẻ để tiếp nhận và xử lí các giao dịch về thẻ tại cơ sở chấp nhận thẻ, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho cơ sở chấp nhận thẻ. * Chủ thẻ: là ngƣời có tên trên thẻ và đƣợc quyền sử dụng thẻ. Chủ thẻ có thể là một cá nhân riêng lẻ, hoặc đại diện cho một công ty hay tổ chức nào 10 đó có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán. Chỉ chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình. Một chủ thẻ có thể yêu cầu cấp thêm thẻ phụ cho ngƣời thân, có thể sở hữu một hoặc nhiều thẻ. Chủ thẻ phải trả phí cho ngân hàng phát hành thẻ. * Ngƣời chịu trách nhiệm thanh toán thẻ: Là chủ thẻ chính (đối với thẻ cá nhân) hoặc/ và tổ chức, công ty xin cấp thẻ (đối với thẻ công ty). * Cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT): Là đơn vị bán hàng hoá- dịch vụ hoặc ứng tiền mặt, có kí hợp đồng với NHTTT để chấp nhận thanh toán thẻ nhƣ: cửa hàng, khách sạn, nhà hàng,... Các đơn vị này đƣợc NHTTT trang bị máy móc kĩ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán thay tiền mặt và sử dụng máy đọc do ngân hàng đại lí trang bị để kiểm tra thẻ và biên lai thanh toán. Thông thƣờng CSCNT phải trả một khoản phí về việc sử dụng tiện ích này. * Hệ thống máy ATM: Các ngân hàng, các chi nhánh, các điểm bán hàng đƣợc đặt những máy rút tiền tự động, những máy này đã đƣợc nối mạng với trung tâm thanh toán. Khách hàng có thể dùng thẻ rút tiền do ngân hàng phát hành để rút tiền mặt ở các máy trên, mà không phải trực tiếp đến ngân hàng hoặc chi nhánh. Khi có nhu cầu khách hàng đƣa thẻ vào máy và bấm số trên bàn phím, thông qua thông tin lƣu trữ trên dải từ tính hoặc con chíp điện tử, máy tính có thể “tra cứu” tài khoản của khách hàng và đƣa ra số tiền mặt mà khách hàng cần rút với giới hạn cho phép. Máy còn thông báo ngƣời cầm thẻ biết số dƣ trong tài khoản của khách hàng hoặc thực hiện một lệnh thanh toán chuyển khoản với điều kiện phải biết chi tiết về ngân hàng của ngƣời đƣợc thanh toán.Máy ATM đã trải qua nhiều thế hệ, từ chỗ chỉ là máy rút tiền tự động ngày nay các máy ATM thế hệ mới thực sự hoạt động nhƣ một ngân hàng nhỏ với đầy đủ các chức năng nhƣ rút tiền, gửi tiền, thanh toán... Do đó, việc đặt các máy ATM thế hệ mới ngoài trụ sở chi nhánh ngân hàng thực chất là việc mở rộng mạng lƣới hoạt động về mặt địa lý. 11 1.1.3. Những tiện ích của Thẻ 1.1.3.1. Đối với người sử dụng thẻ. Tiện lợi, linh hoạt và nhanh chóng trong thanh toán ở trong và ngoài nƣớc: Tiện ích nổi bật cho ngƣời sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính linh hoạt hơn hẳn các phƣơng tiện thanh toán khác của thẻ. Chủ thẻ có thể thực sự cảm nhận thấy điều này khi di du lịch hay công tác ở nƣớc ngoài. Thẻ thanh toán nhƣ Visa, Master và trong phạm vi hẹp hơn là Amex, Diners Club đƣợc chấp nhận trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là khi dự định ra nƣớc ngoài, thay vì phải chuẩn bị trƣớc một lƣợng ngoại tệ hay sec du lịch, chủ thẻ có thể mang theo thẻ để thanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu của mình. Chủ thẻ cũng có thể thấy điều này khi sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thông qua một mạng lƣới rộng rãi các CSCNT trong và ngoài nƣớc hay rút tiền mặt khi cần thiết tại các tổ chức tài chính hay ngân hàng trên thế giới hoặc tại các máy rút tiền tự động ATM với loại tiền phù hợp của nƣớc sở tại. Với kích thƣớc gọn nhẹ của thẻ, chủ thẻ có thể dễ dàng mang theo ngƣời, tạo cảm giác thoải mái khi đi mua sắm, đặc biệt với khối lƣợng chi trả lớn. Khi mua sắm hàng hoá, dịch vụ, khách hàng chỉ cần xuất trình thẻ và ký vào hoá đơn thanh toán thì việc mua bán hàng hoá coi nhƣ đã hoàn thành. Với việc sử dụng thẻ, một cách gián tiếp khách hàng đã tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển và kiểm đếm tiền. Với việc sử dụng thẻ, khách hàng có thể thực hiện giao dịch bằng bất cứ loại tiền tệ nào trên thế giới nhƣng chỉ phải thanh toán cho ngân hàng phát hành thẻ bằng đồng bản tệ. Bên cạnh đó, với một tấm thẻ trong tay, chủ thẻ không còn gặp tình trạng phải chạy đến ngân hàng trƣớc giờ đóng cửa để rút tiền mặt mà họ có thể rút tiền mặt tại các máy ATM đƣợc trang bị ở nhiều nơi công cộng ở trong và ngoài nƣớc. Thẻ làm giảm đến mức tối thiểu nhu cầu giữ tiền mặt, cho phép ngƣời sử dụng hoãn việc chi trả các hàng hoá và dịch vụ trong một thời 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng