Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý đầu tư công tại tỉnh hòa bìn...

Tài liệu Luận văn quản lý đầu tư công tại tỉnh hòa bìn

.PDF
104
2613
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------o0o--------- NGUYỄN MẠNH HẢI QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG TẠI TỈNH HÕA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------o0o--------- NGUYỄN MẠNH HẢI QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG TẠI TỈNH HÕA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI ĐẠI DŨNG HÀ NỘI - 2015 CAM KẾT Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập. Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các trang web, … Tôi xin cam đoan các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sỹ “QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ về mặt tài chính cũng như những hướng dẫn chu đáo từ các đơn vị và cá nhân trong suốt cả quá trình thành lập ý tưởng cho đến lúc có bản thảo cuối cùng. Xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới: Thầy Bùi Đại Dũng, Giảng viên hướng dẫn trực tiếp để tôi có những bước hiểu và cách thức tốt để làm luận văn. Ban lãnh đạo và toàn thể giảng viên Khoa Kinh tế chính trị – Trường đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, đã truyền đạt đầy đủ những kiến thức cơ bản về môn học, những kiến thức nền tảng và chuyên sâu để tôi có cơ sở tốt để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn các cô chú, cán bộ làm công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cụ thể là 30 khách thể nghiên cứu làm việc tại văn phòng UBND tỉnh và các Sở, Ban trực thuộc UBND tỉnh Hòa Bình bao gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng (Quy hoạch và Kiến trúc) đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về trình độ, kiến thức cũng như hình thức trình bày, rất mong nhận được sự góp ý, hỗ trợ từ phía quý thầy cô. Em xin chân thành cám ơn! TÓM TẮT Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của quản lý đầu tư công và nhìn nhận thực tế khách quan trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong những năm qua, tác giả đã xây dựng đề tài luận văn thạc sĩ “QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH” với bốn chương chính. Chương 1 của luận văn sẽ đi vào hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến quản lý đầu tư công. Chương 2 tập trung mô tả và phân tích các phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng trong đề tài. Dựa vào nội dung chương 1, 2, chương 3 sẽ đi vào khai thác, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn vừa qua thông qua 11 nội dung chính: (1) Thiết lập cơ chế chính sách và các quy định pháp luật, (2) Hoạch định đầu tư, (3) Công tác quy hoạch, (4) Công tác thẩm định và phê duyệt dự án, duyệt tổng dự toán, (5) Công tác đấu thầu và chỉ định thầu, (6) Quản lý vốn đầu tư, (7) Công tác chuẩn bị đầu tư, (8) Công tác quản lý thực hiện đầu tư, (9) Công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đầu tư, (10) Công tác nghiệm thu và thanh quyết toán công trình, (11) Công tác đánh giá hiệu quả sử dụng công trình. Theo đó, dựa vào những đánh giá chung về thực trạng quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, chương 4 của luận văn xây dựng 12 nhóm giải pháp tương ứng với 11 nội dung trên và giải pháp cuối cùng về nâng cao chất lượng nhân sự nhằm nâng cao chất lượng đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Nguyên nghĩa 1 B/C Tỷ số lợi ích/chi phí 2 CCKT Cơ cấu kinh tế 3 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 QĐ - TTG Quyết định – Thủ tướng 7 QL Quốc lộ 8 UBND Ủy ban nhân dân 9 VQG Vườn quốc gia i DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2014 của tỉnh Hòa Bình .................................................................................................. 61 Bảng 3.2. Kết quả thực hiện đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2014 ................................................................................................................. 64 Bảng 3.3. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về chất lượng quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ..................................................................... 71 ii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Quan điểm lý thuyết về đầu tư công ................................................. 9 Hình 1.2. Các nội dung quản lý đầu tư công................................................... 11 Hình 1.3. Vai trò của đầu tư công ................................................................... 18 Hình 1.4. Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công( ........... 24 Nguồn: Tác giả tổng hợp) ............................................................................... 24 Hình 2.1. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.......... 51 Hình 2.2. Các chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư dự án 54 Hình 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hòa Bình từ năm 2003 đến nay .. 63 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư công được coi là hoạt động không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Vì vậy, việc quản lý các hoạt động đầu tư công lại càng hiệu quả hơn, giúp cho các dự án đầu tư công đem lại hiệu quả cao nhất. Quản lý đầu tư công được hiểu như là một hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi, và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể. Các hoạt động quản lý đầu tư công giúp đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động, dự án đầu tư công, từ đó đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế một cách nhanh và hiệu quả nhất. Hòa Bình là tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, dân số trên 80 vạn người, và người dân tộc thiểu số chiếm trên 72% với nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Cơ sở hạ tầng nền kinh tế còn thiếu thốn, đòi hỏi phải có nhiều hơn nữa các dự án đầu tư công để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, giúp nâng cao đời sống người dân, từ đó thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển của tỉnh. Thực tiễn tại tỉnh Hòa Bình cho thấy, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các dự án, hoạt động đầu tư công nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Theo kết quả thống kê từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình, xét riêng về năm 2013, đầu đến giữa năm 2014, số lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản đạt con số gần 70 dự án 1 bao gồm các dự án chuyển tiếp và các dự án mới, dự án cấp bách tập trung ở nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giáo dục, đào tạo, quản lý nhà nước…. Theo dự kiến, có gần 20 dự án đầu tư công xác định hoàn thành sau năm 2013 và nhiều dự án mới sẽ được triển khai trong giai đoạn 2014 – 2020.. Về cơ bản, bước đầu, hoạt động quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả đáng mừng, giúp hoạt động, dự án đầu tư công trên địa bàn diễn ra hiệu quả hơn, giúp tỉnh đạt được những mục tiêu tăng trưởng và phát triển một cách nhanh hơn. Mặc dù vậy, bên cạnh đó, hoạt động quản lý đầu tư công trên địa bàn Hòa Bình vẫn còn tồn tại những hạn chế xuay quanh các vấn đề về định hướng quản lý, hiệu quả các hoạt động thẩm định, lựa chọn ngân sách, thực thi triển khai quản lý và đánh giá kết quả thực hiện của các hoạt động quản lý các dự án đầu tư công trên địa bàn tình. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư công, quản lý đầu tư công, cũng như nhìn nhận thực tiễn khách quan tại địa bàn tỉnh Hòa Bình, mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công trên địa bàn, tác giả lựa chọn đề tài “QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp thạc sĩ. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Công tác quản ý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình đang thực hiện như thế nào và giải pháp nào để hoàn thiện quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình? 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu tổng quát Dựa trên những phân tích, đánh giá về hoạt động quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đề tài xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần thực hiện 2 mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hòa Bình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên tác giả đề ra các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về quản lý đầu tư công. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay, tập trung vào giai đoạn 2011 – 2014. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn tới. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình. * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Hoạt động quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình. - Về thời gian Hoạt động quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2003 – nay, tập trung giai đoạn 2011 - 2014 và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn tới (đến năm 2020). - Về không gian Địa bàn tỉnh Hòa Bình. 4. Những đóng góp của đề tài 4.1. Về mặt lý luận 3 Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận về đầu tư công, quản lý đầu tư công. 4.2. Về mặt thực tiễn - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay, tập trung vào giai đoạn 2011 – 2014. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn tới. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và mục lục, đề tài được bố cục thành bốn chương chính: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2014. Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn tới. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các nghiên cứu trước đây Liên quan đến vấn đề đầu tư công và vai trò của Nhà nước đối với đầu tư công, đã có khá nhiều cấp, ngành và các đơn vị nghiên cứu cũng như các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm, phân tích đánh giá. Cụ thể, đó là: Sách “Quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của GS.TSKH Lương Xuân Quỳ, nhà xuất bản Lý luận chính trị năm 2006. Cuốn sách đưa ra cái nhìn tổng thể về vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung; Sách “Quản lý tài chính công” của PGS.TS Trần Đình Ty, nhà xuất bản lao động năm 2003, cung cấp một cách có hệ thống cơ sở lý luận về tài chính công và quản lý tài chính công; Sách “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp của tác giả Dương Bình Minh, nhà xuất bản Tài chính năm 2005; Báo cáo “Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo” của Ngân hàng thế giới năm 2005. Ngoài ra cũng có thể kể đến một số nghiên cứu khác như: Thông tin chuyên đề “Nâng cao hiệu quả đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước” của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - tập trung phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước và những sai sót trong công tác đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước; 5 Luận văn thạc sỹ “Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh: Vấn đề và giải đáp” của tác giả Nguyễn Hoàng Anh - Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tập trung phân tích việc quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh- những điểm được và chưa được trong thời gian qua; Bài báo “Chống lạm phát, nâng cao hiệu quả đầu tư công” của ThS. Nguyễn Thị Mỹ Dung, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh – chủ yếu phân tích đầu tư công tại các Doanh nghiệp nhà nước trên khía cạnh chống lạm phát. Phân tích chưa sâu và chưa nêu lên được những cái được của công tác đầu tư công; Bài báo “Một số vấn đề về đầu tư công” của TSKH Nguyễn Quang Thái - chủ yếu phân tích về những yếu kém và hạn chế của công tác đầu tư công tại các doanh nghiệp Nhà nước; Luận văn tiến sỹ “Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư công cộng ở Việt Nam” của tác giả Phan Tất Thứ - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2005: Đưa ra một số phươnz pháp đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư công cộng ở Việt Nam. 1.1.2. Nhận xét chung về các nghiên cứu trước đây Có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu đã có đều chỉ nghiên cứu đầu tư công như một bộ phận trong tổng thể các hoạt động của Chính phủ hoặc chỉ đề cập đến vấn đề đầu tư công tại một địa phương hoặc là chỉ phân tích ở một khía cạnh của công tác quản lý đầu tư như vấn đề chống lạm phát hoặc một đối tượng của quản lý đầu tư công. Nhìn chung, chưa có một nghiên cứu nào mang tính bao quát, nêu được cơ sở lý luận, tình hình đầu tư công nói chung và công tác quản lý đầu tư công nói riêng ở Việt Nam đã được ở điểm nào, chưa được ở điểm nào, nguyên nhân, bản chất của công tác này, chưa có những tiếp cận theo hướng kinh tế chính trị. 6 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý đầu tƣ công 1.2.1. Khái niệm về đầu tư công Khái niệm đầu tư công được xây dựng theo các tính chất của quan hệ sở hữu vốn, khu vực đầu tư, hiệu quả đầu tư và đối tượng đầu tư. Cách thứ nhất: Theo đối tượng sở hữu vốn, hoạt động đầu tư sử dụng vốn thuộc sở hữu nhà nước được gọi là đầu tư công, thuộc sở hữu tư nhân gọi là đầu tư tư nhân. Đây cũng chính là cách tiếp cận đầu tư công của Luật đầu tư công (6/2014) thì “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. [5] Như vậy, định nghĩa này tiếp cận đầu tư công theo góc độ chủ thể quản lý Nhà nước, nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm cùa nhà nước đối với hoạt động đầu tư công. Cách thứ hai: Theo khu vực đầu tư, nền kinh tế bao gồm hai khu vực là Công cộng và tư nhân. Hoạt động đầu tư thuộc khu vực công cộng gọi là đầu tư công cộng, hoạt động đầu tư thuộc khu vực tư nhân gọi là đầu tư tư nhân. Cách thứ ba: Nhìn từ góc độ hiệu quả của đầu tư, kinh tế học vĩ mô cho rằng: đầu tư làm gia tăng tư bản xã hội gọi là đầu tư công cộng hay còn gọi là đầu tư công. Cách tiếp cận trên nhìn từ góc độ quy mô tác động, hiệu quả của đầu tư. Cách thứ tư: Xét theo đối tượng thụ hưởng đầu tư và đầu ra của đầu tư, các hoạt động sản xuất ra hàng hóa công cộng gọi là đầu tư công, các hoạt động sản xuất ra hàng hóa tư nhân gọi là đầu tư tư nhân. Tiếp cận theo góc độ này, kinh tế công cộng cho rằng: đặc trưng chủ yếu của hàng hóa, dịch vụ công là hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, cộng đồng, việc tiến hành hoạt động cung cấp hàng hóa ấy có thể do nhà nước trực tiếp 7 đảm nhận, trao quyền cung cấp hàng hóa công cho các cá nhân hoặc Nhà nước tài trợ công cho khu vực tư để cung cấp hàng hóa công. Theo cách tiếp cận này, hoạt động đầu tư công là hoạt động đầu tư cung cấp hàng hóa công, có thể do chủ thể Nhà nước hoặc tư nhân đàm nhiệm dưới sự quản lý, hỗ trợ và định hướng của Nhà nước nhằm mục đích phục vụ lợi ích chung của xã hội, cộng đồng. Có thể thấy rằng, dù tiếp cận ở góc độ khác nhau thì đầu tư công đều hướng đến mục tiêu chung là đầu tư phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội, của cộng đồng. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo, quản lý, điều tiết và giám sát các hoạt động đầu tư này. Trong đề tài này, khái niệm đầu tư công được nhìn nhận theo phương thức thứ tư. Như vậy, đầu tư công có thể hiểu như sau: đầu tư công là những hoạt động đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện. 1.2.2. Các lý thuyết về đầu tư công Hệ thống lý thuyết về đầu tư công bao gồm: 8 Quan điểm lý thuyết về đầu tư công Quan điểm của Quan điểm ủng Quan điểm về trường phái tân hộ sự can thiệp sự phát triển cân cổ điển của nhà nước đối hay không cân đối Thuyết tăng Thuyết tăng trưởng cân đối trưởng không cân đối Hình 1.1. Quan điểm lý thuyết về đầu tư công ( Nguồn: Tác giả tổng hợp) Theo đó, các quan điểm lý thuyết về đầu tư công bao gồm: 1.2.2.1. Quan điểm của trường phái tân cổ điển Quan điểm của trường phái này cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực như vốn và lao động...mà sự vận động của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò này. Trường phái này khẳng định là một trong các ưu điểm kinh tế thị trường đó là sự phân bổ nguồn lực một cách tự động hay qua bàn tay vô hình của thị trường. Đầu tư là một hình thức phân bổ nguồn lực trong các hình thức đó - phân bố vốn trong nền kinh tế. Theo lý thuyết này, các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế trong quá trình tìm đến điểm tối đa hoá lợi nhuận sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất cho chính mình, và như vậy nhà nước không cần can thiệp để tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp lý cho doanh nghiệp vì bản thân doanh nghiệp biết rõ hơn ai hết là cần 9 phải làm gì để đạt lợi ích tốt nhất cho chính doanh nghiệp. Cộng tất cả các đơn vị sản xuất này trong nền kinh tế sẽ hình thành một cơ cấu đầu tư của một nền kinh tế và theo lập luận trên, và cơ cấu đó là hợp lý. Vai trò của nhà nước trong trường hợp này chỉ dừng lại ở mức là cung cấp các hàng hoá công cộng cần thiết cho nền kinh tế như kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội mà nếu để thị trường tự vận động thì không thể đáp ứng được. Giả định của trường phái tân cổ điển là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Đây là thị trường mà người bán và người mua có khả năng kiếm soát giá vá họ có đầy đủ thông tin về thị trường không những trong hiện tại mà cả ở tương lai, 1.2.2.2. Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của nhà nước Quan điểm này cho rằng do sự không hoàn hảo của thị trường, nhất là các nước đang phát triển, nên sự tự thân vận động của thị trường sẽ không mang lại kết quả tối ưu. Thông tin không hoàn hảo có thể sẽ dẫn đến sản xuất và đầu tư quá mức. Trong trường hợp này, nhà nước phải là người tổ chức cung cấp thông tin tốt để thị trường hoạt động tốt hơn. Mặt khác, ở hầu hết các nước đang phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, nếu để thị trường tự thân vận động thì sẽ không thể tạo ra sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ được mà chuyển dịch cơ cấu là nội dung của tiến trình công nghiệp hoá, Nhà nước cần phải tạo ra sự khởi động ban đầu để các thành phần kinh tế phát triển, tránh những rủi ro, mất cân đối trong nền kinh tế, và sự can thiệp của nhà nước, nhất là trong việc phân bồ các nguồn lực trong nền kinh tế là rất cần thiết. 1.2.2.3. Quan điểm về sự phát triển cân đối hay không cân đối * Thuyết tăng trưởng cân đối Theo Rosenstain - Rodan, khái niệm tăng trưởng cân đối được đưa ra nhằm mô tả sự tăng trưởng cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế. Ông đề xuất đầu tư nên hướng cùng lúc vào nhiều ngành để tăng cung cũng như cầu 10 cho nhiều sản phẩm bằng cách tăng thu nhập của lao động trong những ngành này. Sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi lượng đầu tư lớn trong một thời gian dài. Từ đó phát sinh nhu cầu phát triển song song cả hàng hoá phục vụ sản xuất lẫn phục vụ tiêu dùng. Ý tưởng về “cú huých” lập luận rằng, một sự gia tăng đột ngột về đầu tư có thể làm cho mức tiết kiệm tăng lên bởi vì sự gia tăng đột ngột của thu nhập. “Cú huých” này biểu hiện thông qua các hoạt động của chính phủ và mục tiêu của viện trợ nước ngoài. Cũng theo Rosenstain-Rodan, mục đích của viện trợ nước ngoài cho các nước kém phát triển là đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đến một điểm mà ở đó tốc độ tăng trưởng kinh tế mong muốn có thể đạt được trên nền tảng tự duy trì, không phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài. * Thuyết tăng trưởng không cân đối Hirchman (1958) đưa ra một mô hình trái ngược với thuyết tăng trưởng cân đối, ông cho rằng sự mất cân đối giữa cung và cầu tạo ra động lực cho nhiều dự án mới. Theo đó, cách tiếp cận này yêu cầu phần lớn vốn đầu tư được phân phối bởi nhà nước cho những ngành công nghiệp trọng điểm, nhằm tạo ra những cơ hội ở những ngành khác trong nền kinh tế, từ đó khuyển khích làn sóng đầu tư thứ hai. Những ngành được chọn ra để đầu tư nên được đánh giá theo mối liên hệ giữa ngành đó với các ngành liên quan theo “chuỗi giá trị”, điều này nói đến khả năng tạo ra những ngành mới làm đầu ra hay cung cấp đầu vào cho những ngành được chọn đế đầu tư. Hirchman chấp nhận có sự can thiệp của nhà nước nhưng ông cho rằng ý tưởng “cú huých” là không khả thi mà thay vào đó, sự phát triển tốt nhất là được tạo ra từ những mất cân đối như thế. Do nguồn vốn có hạn, chính phủ không thể bảo đảm đầu tự một cách rải đều cho tất cả các ngành khác để đảm bảo phát triển ngành này cũng là tạo điều kiện để ngành khác phát triển. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng