Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước...

Tài liệu Luận văn quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước

.PDF
96
845
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ THÚY NHÀN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ THÚY NHÀN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG Hà Nội - 2015 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KT KTNN BCTC BCKT Kiểm toán Nhà nước Báo chính Báo cáo cáo tài kiểm toán BGĐ Ban Giám đốc BTC Bộ Tài chính CĐKT& Chế độ kế toán và Kiểm toán CL Chất lượng CLKT CM CMKiT Chất lượng kiểm toán Chuẩn mực Chuẩn mực kiểm toán CMKT Chuẩn mực kế toán CTNY Công ty niêm yết DAHT DN Dự án hoàn thành Doanh nghiệp DNKT DNNN Doanh nghiệp kiểm toán Doanh nghiệp nhà nước HSKT KTĐL Hồ sơ kiểm toán Kiểm toán độc lập KTV TCPH Kiểm toán viên Tổ chức phát hành TCTD Tổ chức tín dụng TTCK Thị trường chứng khoán UBCK Ủy ban chứng khoán VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề VĐT Vốn đầu tư Việt Nam VN Việt Nam 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chƣơng 1 1.1 1.1.1. 1.1.2. 1.2 1.3 1.3.1. 1.3.2. Chƣơng 2 Chƣơng 3 3.1. 3.1.1. 3.1.2. 3.1.3. 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC Chất lượng kiểm toán và quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Chất lượng, chất lượng kiểm toán Quản lý chất lượng kiểm toán Tiêu chí quản lý chất lượng kiểm toán Kinh nghiệm quản lý chất lượng kiểm toán của một số nước và bài học cho Kiểm toán nhà nước Việt Nam Kinh nghiệm quản lý chất lượng kiểm toán của một số Những bài học kinh nghiệm cho KTNN Việt Nam PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC VIỆT NAM Khái quát về Kiểm toán nhà nước Việt Nam Chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước Đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà nước Nguyên tắc và cơ chế hoạt động kiểm toán 3.1.4. 3.2. Tổ chức công tác kiểm toán Phân tích thực trạng quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam 3.2.1. Về hoạt động lập kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam 3.2.2. 3.3.1. Đánh giá chung thực trạng quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam Những kết quả đạt được 3.3.2. 3.3.3. Những tồn tại, hạn chế Nguyên nhân của những tồn tại Chƣơng 4 4.1. 4.2. 4.2.1. 4.2.2. 16 18 22 23 26 26 27 28 30 32 34 Hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam 3.3. 8 9 Tổ chức thực hiện quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam 3.2.3. 8 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC VIỆT NAM Định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán Quan điểm hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán ở Việt Nam Hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán độc lập đặc biệt là kiểm toán BCTC phải nhằm nâng cao CLKT Hoàn thiện quản lý chất lượng KT của KTĐL ở Việt Nam trên cơ sở tham khảo có chọn lọc nội dung các quy định về quản lý chất lượng 37 40 44 50 55 63 63 63 63 66 2 4.3. 4.3.1. đối với dịch vụ kiểm toán của các nước trong khu vực và trên thế giới Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng KT của kiểm toán nhà nước Việt Nam Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch quản lý chất lượng kiểm 66 toán 66 4.3.2. Hoàn thiện chính sách quản lý chất lượng kiểm toán 73 4.3.3. Hoàn thiện tổ chức và tăng cường năng lực bộ máy quản lý chất lượng kiểm toán 4.3.4. 4.3.5. Hoàn thiện quy trình quản lý hồ sơ sau khi cuộc kiểm toán kết thúc Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với chính sách, thủ tục quản lý chất lượng kiểm toán KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 86 87 92 93 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm toán nói chung là hoạt động dịch vụ tư vấn có tính chuyên môn nghề nghiệp cao. Kết quả kiểm toán xác nhận độ tin cậy, trung thực của các thông tin được kiểm toán và là cơ sở để đưa ra các kiến nghị, ý kiến tư vấn hoàn thiện công tác quản lý. Vì vậy, chất lượng kiểm toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự tin cậy của người sử dụng kết quả kiểm toán. Hoạt động của KTNN nhằm cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan nhà nước sự xác nhận, đánh giá về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả kinh tế của các thông tin được kiểm toán, là căn cứ tin cậy để đề ra những quyết sách của Nhà nước. Chất lượng kiểm toán có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định vị thế, uy tín và hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTNN. Do đó, KTNN phải bảo đảm kết quả kiểm toán đáp ứng yêu cầu chất lượng, đáng tin cậy và đã được quản lý chất lượng đầy đủ, thích hợp. Chính vì lẽ đó, quản lý chất lượng kiểm toán được Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) thừa nhận như một định chế bắt buộc và là trách nhiệm được quy định rõ trong chuẩn mực kiểm toán. Các cơ quan Kiểm toán Nhà nước của các quốc gia trên thế giới đều coi quản lý chất lượng kiểm toán là hoạt động có tính bắt buộc cần phải được coi trọng. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (KTNN) được thành lập ngày 11/7/1994 theo Nghị định số 70/CP để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. KTNN thực hiện kiểm toán theo chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cung cấp kết quả kiểm toán cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác theo quy định của Chính phủ. Từ 01/01/2006, hoạt động KTNN tuân theo Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 24/6/2005. Theo đó, KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh 4 vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Mục đích hoạt động KTNN nhằm phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Hoạt động KTNN theo nguyên tắc: độc lập, khách quan và chỉ tuân theo pháp luật. Tổng KTNN quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm, và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện. Từ khi ra đời, đi vào hoạt động, KTNN đã dần khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ kiểm tra, quản lý tài chính nhà nước. Nâng cao địa vị pháp lý và chất lượng hoạt động của KTNN đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã ghi rõ: “Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lượng kiểm toán nhà nước như một công cụ mạnh của Nhà nước”. Xác định đúng tầm quan trọng của chất lượng kiểm toán, trong những năm qua KTNN luôn coi trọng việc thiết lập, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng kiểm toán. Năm 2010, sau 15 năm thành lập, Tổng KTNN đã ký Quyết định số 06/2010/QĐ-KTNN ngày 09/11/2010 ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước, gồm 21 chuẩn mực, trong đó có chuẩn mực số 08 “Quản lý chất lượng kiểm toán”. Hệ thống bộ máy chuyên trách về quản lý chất lượng kiểm toán cũng dần được thiết lập và củng cố, hoàn thiện. Từ năm 2014, KTNN đã thành lập 3 đơn vị tham mưu, giúp việc chuyên trách về quản lý chất lượng kiểm toán, đó là: Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế. Mặc dù đã xây dựng được hệ thống các quy định, chính sách trong quản lý, quản lý chất lượng kiểm toán, cũng như các đơn vị quản lý chuyên trách; tuy nhiên, quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN hiện nay còn những hạn chế, bất 5 cập cả về chính sách và thực tế vận hành, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết đối với KTNN, nhằm tạo cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động quản lý chất lượng kiểm toán, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm toán nhà nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu nhằm thực hiện các mục đích sau: - Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN; kinh nghiệm về quản lý chất lượng kiểm toán của cơ quan KTNN của một số nước trên thế giới. - Đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam, chỉ rõ những kết quả đạt được, xác định những hạn chế, bất cập cần bổ sung, hoàn thiện và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. - Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán KTNN Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn việc nghiên cứu trong phạm vi quản lý chất lượng kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính do KTNN Việt Nam thực hiện. Thời kỳ nghiên cứu để đánh giá thực trạng quản lý chất lượng kiểm toán là từ khi KTNN Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động (1994), trong đó tập trung nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2014. 4.Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Chương 2: Phương pháp nghiên cứu 6 - Chương 3: Thực trạng quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC 1.1. Chất lƣợng kiểm toán và quản lý chất lƣợng kiểm toán của Kiểm toán nhà nƣớc 1.1.1. Chất lượng, chất lượng kiểm toán. 1.1.1.1. Chất lượng Chất lượng là một khái niệm còn nhiều tranh cãi vì có rất nhiều quan điểm khác nhau.Tùy từng lĩnh vực khác nhau lại có những cách hiểu khác nhau về chất lượng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, thế giới bước vào khôi phục kinh tế và thời điểm đó quan niệm chất lượng là “sự phù hợp với lợi ích” hay “sự phù hợp với mục đích”. Tuy nhiên, không có một tiêu chí cụ thể nào chỉ ra các thông số đo lường về việc thế nào là “sự phù hợp”. Với những nghiên cứu sau đó, các tài tiệu chỉ ra quan điểm chất lượng có liên quan mật thiết tới các số liệu thống kê và cho rằng: chất lượng được đo bằng hai tiêu chí chính, đó là tính phù hợp và tính chính xác. 1.1.1.2. Chất lượng kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán số 220 “quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán” (ban hành theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) đã đưa ra khái niệm về chất lượng kiểm toán như sau: “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý” [3, tr. 2]. Qua nghiên cứu “chất lượng” nói chung và “chất lượng hoạt động kiểm toán” nói riêng, có thể đưa ra khái niệm về chất lượng kiểm toán nhà nước như sau: Chất lượng kiểm toán của KTNN là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan, trung thực và độ tin cậyvào các kết 8 luận, đánh giá và nhận xét của KTNN, đồng thời thoả mãn về các kiến nghị, giải pháp do KTNN đưa ra, với chi phí hoạt động kiểm toán hợp lý. 1.1.2. Quản lý chất lượng kiểm toán 1.1.2.1. Kiểm toán Nhà nước * Khái niệm kiểm toán Từ thời Trung cổ, kiểm toán đã được sử dụng để thẩm tra về tính trung thực của các thông tin tài chính. Đến những năm 30 của thế kỷ XX, kiểm toán với nghĩa là “kiểm tra độc lập và bày tỏ ý kiến” mới được phát triển ở các nước Bắc Mỹ và Tây Âu. Mặc dù kiểm toán đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm này. Có thể khái quát một số cách hiểu chủ yếu về kiểm toán như sau: Tại Anh, người ta bày tỏ khái niệm kiểm toán như sau: “Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất kỳ nghĩa vụ pháp định có liên quan” [8, tr. 34]. Theo khái niệm này, kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và bày tỏ ý kiến về bản khai tài chính của kiểm toán viên (KTV) theo nghĩa vụ pháp định. Các khái niệm trên đã phản ánh những đặc trưng cơ bản của kiểm toán truyền thống. Đó là: (1) Kiểm toán là sự kiểm tra và bày tỏ ý kiến về bản khai tài chính hoặc các tài khoản của một tổ chức, cơ quan, đơn vị; (2) Hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi những KTV có chuyên môn nghiệp vụ, tiến hành độc lập; (3) Hoạt động kiểm toán nhằm đánh giá tính trung thực, phù hợp của các thông tin so với những tiêu chuẩn đã được thiết lập; (4) Thông tin kiểm toán được trình bày theo một hình thức nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của hoạt động kiểm toán, sự đa dạng của các loại hình kiểm toán, khái niệm kiểm toán đã được mở rộng, vượt ra khỏi khuôn khổ quan niệm truyền thống, đó là: không chỉ kiểm toán đối với các bản 9 khai tài chính, các tài khoản mà còn bao gồm kiểm toán việc tuân thủ pháp luật và kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của một tổ chức, cơ quan, đơn vị. ở một số quốc gia, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) còn bao gồm kiểm toán môi trường, kiểm toán nhân sự, kiểm toán trách nhiệm kinh tế .v.v... Từ đó có thể thấy, đối tượng và nội dung kiểm toán ngày càng phát triển sâu, rộng tuỳ theo yêu cầu quản lý và nhu cầu thông tin được kiểm tra, xác nhận. Ở Việt Nam, thuật ngữ “kiểm toán” mới xuất hiện và được sử dụng vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Vì ra đời muộn hơn so với đa số các nước khác trên thế giới, nên ở Việt Nam kiểm toán nói chung và khái niệm kiểm toán nói riêng đã kế thừa sự phát triển của kiểm toán trên thế giới. Dẫu vậy, ở Việt Nam xung quanh khái niệm kiểm toán vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Luật Kiểm toán nhà nước của Việt Nam đưa ra khái niệm về kiểm toán như sau: Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Từ nghiên cứu sự phát triển của các hoạt động kiểm toán và từ các khái niệm nêu trên, có thể hiểu khái niệm về kiểm toán như sau: Kiểm toán là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin; kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ pháp luật và tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng các nguồn lực do một chủ thể độc lập, có năng lực chuyên môn phù hợp (kiểm toán viên, tổ chức kiểm toán) thực hiện trên cơ sở các quy định nghề nghiệp. 1.1.2.2. Khái niệm, nội dung quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Quản lý chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng."Quản lý được hiểu là tổng hợp những phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý" [8, tr.12]. Quản lý có thể theo nhiều chiều: cấp trên quản lý cấp dưới 10 bằng chính sách hoặc biện pháp, đơn vị này quản lý đơn vị khác thông qua việc chi phối về quyền sở hữu và lợi ích; nội bộ trong đơn vị quản lý lẫn nhau qua quy chế, quy định và thủ tục quản lý ... Trong hoạt động kiểm toán nhà nước, “quản lý chất lượng là thuật ngữ hàm chứa các chính sách và thủ tục được cơ quan KTNN sử dụng nhằm bảo đảm công việc kiểm toán được thực hiện với chất lượng cao” [57, tr.7]. Như vậy, quản lý chất lượng kiểm toán trong nội bộ cơ quan KTNN là các chính sách, thủ tục điều chỉnh, hướng hoạt động kiểm toán tới chất lượng và hiệu quả; đồng thời gắn liền và thuộc cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động kiểm toán của KTNN. Do đó, trong hoạt động kiểm toán nhà nước có thể hiểu: “Quản lý chất lượng kiểm toán là thuật ngữ hàm chứa các chính sách và thủ tục được sử dụng để quản lý, điều hành hoạt động kiểm toán tuân thủ đúng các nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành và các tiêu chí chất lượng theo quy định của KTNN”. Từ khái niệm trên, quản lý chất lượng kiểm toán có những nội dung sau: * Lập kế hoạch quản lý chất lƣợng kiểm toán Để hoạt động quản lý chất lượng kiểm toán đạt kết quả cao, bước đầu tiên là phải xây dựng được kế hoạch quản lý chi tiết ngay từ đầu mỗi chu kỳ. Các vấn đề chính trong xây dựng được kế hoạch quản lý bao gồm: - Lập chiến lược, kế hoạch hoạt động trung hạn, ngắn hạn và hàng năm của quản lý chất lượng kiểm toán; - Quy định về lập, xét duyệt, phát hành kế hoạch kiểm toán năm, kế hoạch cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán chi tiết, chương trình kiểm toán; - Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Xây dựng kế hoạch nhu cầu KTV cho từng đơn vị; Kế hoạch nhân sự kiểm toán phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện. * Tổ chức thực hiện quản lý chất lƣợng kiểm toán Đây là giai đoạn quan trọng trong nội dung quản lý chất lượng kiểm toán, kết quả thực hiện quản lý chất lượng kiểm toán có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng kiểm toán. Trong giai đoạn này, quản lý chất lượng kiểm toán phải 11 được tiến hành đồng thời, phù hợp theo từng bước công việc và từng thủ tục kiểm toán. Các vấn đề chính cần quản lý chất lượng kiểm toán là: - Việc xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách, thủ tục quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN và các KTNN chuyên ngành (khu vực); - Tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống bộ máy quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN và KTNN chuyên ngành (khu vực). - Quy định các hình thức quản lý chất lượng kiểm toán Các chính sách và thủ tục mà KTNN phải thiết kế và thực hiện thường là: Thứ nhất, kỹ năng và năng lực chuyên môn, gồm các chính sách và thủ tục chủ yếu sau: - Tuyển dụng (cơ cấu ngành nghề, yêu cầu trình độ, năng lực); - Đào tạo chuyên môn (đào tạo theo ngạch, bậc, chức danh, thiết lập chương trình đào tạo, kiểm tra định kỳ, đào tạo chuyên gia...); - Đề bạt (thiết lập tiêu chuẩn từng cấp: Kiểm toán trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng; ngạch bậc: KTV dự bị, KTV, KTV chính, KTV cao cấp); - Khuyến khích phát triển nghề nghiệp; - Đánh giá kết quả công tác của cán bộ, KTV theo định kỳ. Thứ hai, tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp: - Quy định cụ thể về các nguyên tắc nghề nghiệp; các ví dụ thực tiễn có liên quan; - Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện những chính sách và thủ tục liên quan đến việc tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp; - Thiết lập cơ chế quan hệ, thông tin với đơn vị được kiểm toán, với các cơ quan hữu quan, với công chúng để thu nhận phản hồi về hành vi của KTV. Thứ ba, Giao việc: - Bố trí nhân lực, phân công nhiệm vụ cho KTV phải phù hợp với số lượng KTV hiện có; quy mô và tính phức tạp của cuộc kiểm toán; trình độ, năng 12 lực, kinh nghiệm, sở trường của KTV; không có xung đột lợi ích hoặc những yếu tố khác có thể cản trở KTV thực hiện nhiệm vụ...; - Đảm bảo tính liên tục, luân phiên theo định kỳ và đào tạo cán bộ; - Đảm bảo tính độc lập, như: không phân công những KTV có quan hệ kinh tế hoặc họ hàng với ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán; Thứ tư, chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát: - Phân cấp trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát; - Hướng dẫn về quy trình, thủ tục kiểm toán, mẫu biểu hồ sơ kiểm toán; - Ban hành các sổ tay hướng dẫn, cẩm nang; - Hướng dẫn kế hoạch kiểm toán và các vấn đề chuyên môn trước khi kiểm toán; - Thực hiện giám sát ở mọi cấp; thủ tục bảo lưu ý kiến, giải quyết ý kiến bảo lưu của KTV; - Khuyến khích trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong các đơn vị, đoàn, tổ kiểm toán. Thứ năm, tham khảo ý kiến chuyên gia: - Quy định về những lĩnh vực, tình huống, trình tự, thủ tục tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia hoặc người có thẩm quyền, hội đồng tư vấn; - Phân công cán bộ theo dõi, cập nhật kiến thức, thông tin về từng ngành, nghề; - Lưu trữ tài liệu về kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia; - Hội thảo chuyên môn có sự tham gia của các chuyên gia. Thứ sáu, Bồi dưỡng kiến thức cho KTV: - Bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên về kiến thức, các chính sách, chế độ... cho KTV; - Giao trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức cho một bộ phận; - Tập huấn, phổ biến những văn bản chế độ, chính sách mới, đặc thù liên quan đến cuộc kiểm toán. Thứ bảy, Sử dụng tài liệu của KTV khác: - Quy định về các trường hợp và trách nhiệm khi sử dụng tài liệu, kết quả 13 làm việc của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khác; - Lưu trữ tài liệu tham khảo của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khác. Thứ tám, Tài liệu hoá công việc và lưu trữ: - Chuẩn hoá và mẫu biểu hoá các tài liệu liên quan - Quy định về tài liệu lưu trữ. Các hình thức quản lý chất lượng kiểm toán gồm Phân loại theo chủ thể quản lý: Theo chủ thể quản lý, có quản lý từ bên trong và quản lý từ bên ngoài. + Quản lý từ bên trong là hình thức tự quản lý chất lượng kiểm toán do chủ thể của hoạt động kiểm toán (đơn vị kiểm toán: KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực; đơn vị lập báo cáo kiểm toán năm...) thực hiện. Việc quản lý chất lượng kiểm toán là trách nhiệm mà các đơn vị này phải thực hiện để bảo đảm hoạt động kiểm toán được tiến hành đúng theo các nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình và các quy định của KTNN. + Quản lý từ bên ngoài là hình thức quản lý chất lượng kiểm toán do một đơn vị khác, độc lập với chủ thể của hoạt động kiểm toán thực hiện. Đơn vị khác ở đây có thể là đơn vị chuyên trách của KTNN (độc lập với các KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực) hay là một tổ chức khác ngoài KTNN (cơ quan KTNN khác, công ty kiểm toán độc lập, hội nghề nghiệp...). Nếu nhìn nhận cơ quan KTNN là một chủ thể thì quản lý do đơn vị kiểm toán hay do đơn vị độc lập với đơn vị kiểm toán, nhưng thuộc bộ máy KTNN thực hiện đều cùng là nội kiểm; còn ngoại kiểm là quản lý do đơn vị độc lập với KTNN tiến hành. Phân loại theo thời điểm quản lý, có 2 loại: quản lý trong quá trình và quản lý hồ sơ. + Quản lý trong quá trình là hình thức quản lý chất lượng kiểm toán trong khi thực hiện hoạt động kiểm toán (quản lý các giai đoạn của quy trình kiểm toán). Hình thức quản lý này còn có các tên gọi khác như: quản lý “nóng”, quản lý đồng thời, quản lý trực tiếp. 14 + Quản lý hồ sơ là hình thức quản lý chất lượng kiểm toán sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành, dựa trên hồ sơ kiểm toán. Hình thức này thường được thực hiện sau khi cuộc kiểm toán kết thúc có mục đích chủ yếu là đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán đã hoàn thành, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng kiểm toán, rút ra các bài học kinh nghiệm, từ đó xây dựng các biện pháp để củng cố, tăng cường, hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng kiểm toán. * Kiểm tra, giám sát chất lƣợng kiểm toán Quản lý chất lượng kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình quản lý chất lượng kiểm toán, nhằm bảo đảm kết quả của cuộc kiểm toán có tác dụng và hiệu lực trong thực tiễn; đồng thời cũng qua đó xác định lại tính đúng đắn, khả thi của những kết luận, kiến nghị kiểm toán và nguyên nhân của những sai sót có thể có trong kết luận kiểm toán, từ đó có giải pháp sửa chữa, khắc phục. Nội dung chính cần quản lý giai đoạn này là: - Quy định trách nhiệm kiểm tra, quản lý của các cấp đối với quá trình thực hiện công việc của cấp dưới; - Trình tự thông qua kế hoạch kiểm toán, biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán; - Thiết lập hệ thống và nội dung kiểm tra, quản lý chất lượng kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp KTV; - Yêu cầu về trình độ, năng lực chuyên môn của người kiểm tra, quản lý. - Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán: - Các nguyên tắc, yêu cầu, tiêu chí của biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán; - Mẫu biểu biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán. Ngoài việc thiết kế và vận hành, để đánh giá sự phù hợp và hiệu lực, hiệu quả của các chính sách, thủ tục quản lý chất lượng kiểm toán KTNN phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trên thực tế thông qua hình thức quản lý 15 trực tiếp thực tế hoạt động (đang tiến hành) hoặc quản lý gián tiếp qua hồ sơ kiểm toán (sau khi hoạt động kết thúc). Đồng thời, định kỳ tiến hành rà soát, đánh giá lại các chính sách, thủ tục và biện pháp quản lý chất lượng kiểm toán, nhằm phát hiện kịp thời khoảng cách giữa thực tế với chính sách (tức là các hạn chế, thiếu sót, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách), xác định các nhân tố tạo ra khoảng cách này (tức là nguyên nhân của hạn chế bất cập), từ đó có giải pháp điều chỉnh phù hợp. - Việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán có thực hiện đầy đủ các nội dung và phù hợp với quy trình, chuẩn mực kiểm toán của KTNN; - Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán có đầy đủ những nội dung kiến nghị kiểm toán và tình hình thực hiện của đơn vị được kiểm toán; nguyên nhân chưa thực hiện (nếu có); những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; - Các ý kiến trình bày trong báo cáo kiểm tra có dựa trên các bằng chứng đầy đủ, thích hợp; - Các kiến nghị xử lý những tồn tại trong thực hiện các kiến nghị kiểm toán có thoả đáng và có tính thực tiễn. 1.2. Tiêu chí quản lý chất lƣợng kiểm toán Để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động KTNN- yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, nhóm yếu tố bên ngoài KTNN (khách quan đối với KTNN), như: địa vị pháp lý, ngân sách và cơ chế bổ nhiệm Lãnh đạo KTNN, cần phải được quản lý bởi Hiến pháp và hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Sự độc lập về địa vị pháp lý của KTNN, ngân sách hoạt động của KTNN và cơ chế bổ nhiệm Lãnh đạo KTNN là tiêu chí quản lý then chốt và toàn diện đối với nhóm yếu tố bên ngoài KTNN nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động KTNN nói chung. Đối với nhóm yếu tố bên trong KTNN (thuộc về chủ quan của cơ quan KTNN), mỗi cơ quan KTNN, tùy theo đặc điểm hoạt động mà có những tiêu chí quản lý chất lượng kiểm toán cụ thể khác nhau. Các tiêu chí quản lý chất lượng kiểm toán của cơ quan KTNN được biểu hiện cụ thể ở các chính sách và thủ tục 16 quản lý chất lượng kiểm toán và các nội dung quản lý theo từng giai đoạn của cuộc kiểm toán. Qua nghiên cứu cho thấy, các cơ quan KTNN thường áp dụng các tiêu chí quản lý chất lượng kiểm toán sau: - Kỹ năng và năng lực chuyên môn: KTV được giao nhiệm vụ phải có đủ trình độ nghiệp vụ, năng lực để đáp ứng được yêu cầu công việc và hoàn thành được trách nhiệm của mình. - Tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp: KTV phải luôn có ý thức trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc nghề nghiệp, như: chính trực, độc lập, khách quan, thận trọng, bảo mật và chuẩn mực, quy trình chuyên môn, các quy định của KTNN. - Giao việc: Công việc kiểm toán chỉ được phân công cho những KTV được đào tạo, có đủ năng lực thực hiện, bảo đảm sự thích hợp giữa yêu cầu công việc và khả năng thực hiện của KTV. - Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát: Cần có sự hướng dẫn chu đáo, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ ở mọi cấp độ để bảo đảm các công việc được thực hiện trôi chảy, đúng kế hoạch và chất lượng, phù hợp với chuẩn mực, quy trình chuyên môn và các quy định của KTNN. Kế hoạch kiểm toán của đoàn kiểm toán, kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán và chương trình kiểm toán là cơ sở để cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý KTV thực hiện công việc- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trong quá trình kiểm toán có thể gặp phải những vấn đề khó khăn, gây tranh cãi, khi đó cần phải lấy ý kiến tư vấn từ trong nội bộ (tổ, đoàn kiểm toán, KTNN) và chuyên gia. - Bồi dưỡng kiến thức cho KTV: KTV phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và chính sách pháp luật phù hợp, cũng như những vấn đề đặc thù của đối tượng kiểm toán trước khi thực hiện cuộc kiểm toán. - Kế hoạch hóa công việc: các công việc của cuộc kiểm toán đều phải được kế hoạch hoá một cách chặt chẽ về mọi mặt, như: thời gian, nhân sự, chi phí… bao gồm cả kế hoạch tổng thể, chi tiết, kế hoạch cá nhân, tập thể. - Sử dụng tài liệu của KTV khác: KTV nhà nước phải chịu trách nhiệm về 17 việc sử dụng tài liệu của KTV khác, như: KTV nội bộ, KTV độc lập… đồng thời phải bảo đảm độ tin cậy khi sử dụng các tài liệu đó. - Tài liệu hoá công việc và lưu trữ: Mọi công việc đều phải được chuẩn hoá thành các tài liệu chuyên môn và được công khai, phổ biến đến các KTV, được lưu trữ khoa học nhằm mục đích thuận tiện cho thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, quản lý và tổng hợp thông tin, hạn chế rủi ro. - Kiểm tra, quản lý: các bước công việc của quy trình kiểm toán, các công việc phải thường xuyên được kiểm tra, quản lý theo các quy chế và thủ tục quản lý chất lượng kiểm toán. Các thành viên đoàn kiểm toán phải tự kiểm tra, soát xét công việc mình làm; Tổ trưởng tổ kiểm toán phải kiểm tra, soát xét công việc của các thành viên; Trưởng Đoàn kiểm toán phải kiểm tra, soát xét công việc của các tổ kiểm toán; Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) phải kiểm tra, soát xét công việc của các đoàn kiểm toán. - Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán: biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán phải bảo đảm các chuẩn mực về báo cáo kiểm toán có hiệu lực và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến. 1.3. Kinh nghiệm quản lý chất lƣợng kiểm toán của một số nƣớc và bài học cho KTNN ở VN 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chất lượng kiểm toán của một số nước * Kinh nghiệm Cộng hoà Liên bang Đức Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán nói chung và quản lý chất lượng kiểm toán nói riêng của KTNN cộng hoà liên bang Đức là nguyên tắc quyết định tập thể. Nguyên tắc này có nghĩa là tất cả các vấn đề nghiệp vụ kiểm toán đều do những uỷ viên kiểm toán (Chủ tịch, Phó chủ tịch, các Vụ trưởng và các Trưởng phòng kiểm toán; các uỷ viên kiểm toán có quyền độc lập như thẩm phán, được Hiến pháp đảm bảo) cùng nhau quyết định theo đa số hoặc 100%. Hội đồng phòng hai người là hội đồng bao gồm Trưởng phòng và Vụ trưởng. Nếu Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch KTNN liên bang tham gia vào thành phần của Hội đồng phòng hai người thì sẽ trở thành Hội đồng phòng ba người. Những hội đồng này ra quyết định theonguyên tắc đồng thuận (100% đồng ý). Trường hợp 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng