Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉ...

Tài liệu Luận văn quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà giang

.PDF
122
675
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------o0o--------- HÀ THỊ MINH HẠNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------o0o--------- HÀ THỊ MINH HẠNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS. TS NGUYỄN NGỌC THANH HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc hết, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình tới giảng viên hƣớng dẫn, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh, đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Những ngƣời vô cùng quan trọng với tôi là bố mẹ, gia đình tôi, họ đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin đƣợc dành những lời cảm ơn sâu sắc về những hy sinh và san sẻ của họ để tôi có thể hoàn thành khóa học của mình. Với sự hỗ trợ rất nhiệt tình của nhiều bạn bè và đồng nghiệp, bằng cách trực tiếp và gián tiếp, mặc dù không đƣợc kể đến ở đây nhƣng tôi vẫn xin đƣợc bày tỏ sự biết ơn thực sự tới họ. Còn lại những sai sót và khiếm khuyết trong bài là những yếu điểm của tôi. Xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc. TÓM TẮT LUẬN VĂN Công tác quản lý các dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn ngân sách hiện nay là một vấn đề bức xúc và liên quan đến nhiều các chủ thể. Việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn ngân sách, nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động đầu tƣ và xây dựng ở tỉnh Hà Giang khi nền kinh tế hội nhập là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Trong luận văn này tôi tập trung hoàn thành một số công việc sau: 1. Đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản liên quan đến dự án đầu tƣ, hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ, và công tác quản lý vốn đầu tƣ phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc. Tham khảo kinh nghiệm quản lý của một số địa phƣơng và bài học rút ra cho tỉnh Hà Giang đối với công tác quản lý dự án đầu tƣ. 2. Đã đƣa ra các câu hỏi nghiên cứu chính, phƣơng pháp nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. 3. Đã mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án sử dụng vốn ngân sách tại tỉnh Hà Giang một cách trung thực, khách quan. Rút ra những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại thiếu sót cần khắc phục. Đây là những vấn đề quan trọng làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp, nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án sử dụng vốn ngân sách. 4. Đề xuất phƣơng hƣớng, chiến lƣợc đầu tƣ phát triển, về một số giải pháp chủ yếu có tính thiết thực nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn ngân sách nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Trƣớc mắt cần tập trung điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ, đổi mới công tác kế hoạch hoá, hết sức quan tâm đến việc lập và thẩm định dự toán đầu tƣ, đổi mới công tác cán bộ quản lý dự án, thực hiện nghiêm túc Luật xây dựng, Luật đấu thầu; đẩy nhanh tốc độ giải ngân, làm tốt công tác quyết toán, tăng cƣờng công tác quản lý chất lƣợng công trình, thực hiện tích cực và hiệu quả việc chống thất thoát lãng phí trong đầu tƣ xây dựng, hoàn chỉnh cơ chế chính sách quản lý và nâng cao trình độ cán bộ quản lý vốn đầu tƣ. Trong các giải pháp trên thì giải pháp lập và thẩm định dự án đầu tƣ giữ vai trò quyết định. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC .................................... 4 1.1. Khái niệm về đầu tƣ ................................................................................... 4 1.2. Khái niệm dự án đầu tƣ: ............................................................................. 5 1.2.1. Khái niệm dự án đầu tƣ: .......................................................................... 5 1.2.2. Thành phần của dự án đầu tƣ: ................................................................. 5 1.2.3. Vai trò của dự án đầu tƣ: ......................................................................... 6 1.2.4. Đặc điểm của dự án đầu tƣ:..................................................................... 6 1.2.5. Phân loại dự án đầu tƣ ............................................................................. 7 1.2.6. Chu kỳ dự án ........................................................................................... 8 1.3. Quản lý dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn NSNN: .............................. 16 1.3.1 Vốn ngân sách Nhà nƣớc ....................................................................... 16 1.3.2 Phạm vi đầu tƣ phát triển từ ngân sách Nhà nƣớc ................................. 19 1.3.3. Quản lý dự án ........................................................................................ 20 1.3.4. Nội dung quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc: .................. 21 1.3.5. Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tƣ: .......................................... 25 1.4. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .......................................... 30 1.4.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý dự án đầu tƣ của các nƣớc phát triển.................................................................................................................. 30 1.4.2. Các nghiên cứu trong nƣớc về quản lý đầu tƣ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc. ................................................................................................. 31 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 33 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu chính .................................................................. 33 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 33 2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................ 33 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 34 2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 34 2.2.4. Phƣơng pháp sử lý số liệu điều tra ........................................................ 34 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ..................................................................................................... 36 3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang ........................... 36 3.1.1. Các đặc điểm tự nhiên xã hội của tỉnh Hà Giang ................................. 36 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian 2008-2013 .......... 42 3.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua. .............................. 48 3.2.1. Kết quả đầu tƣ phát triển từ ngân sách nhà nƣớc trong những năm qua .. 48 3.2.2. Vai trò của các dự án đầu tƣ đối với phát triển kinh tế xã hội .............. 52 3.2.4. Tình hình quản lý các dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn từ ngân sách nhà nƣớc .......................................................................................................... 60 3.3. Những nhân tố tác động đến công tác quản lý ......................................... 73 3.3.1. Năng lực Ban quản lý và chủ đầu tƣ ..................................................... 73 3.4. Đánh giá công tác quản lý ........................................................................ 75 3.4.1. Đánh giá chung về quản lý dự án đầu tƣ sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2008- 2013 ........................................................ 75 3.4.2. Một số tồn tại trong quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các chủ đầu tƣ ............................................................................................................... 77 3.4.3. Năng lực quản lý dự án đầu tƣ của các chủ đầu tƣ ............................... 78 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ SỬ DỤNG VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ............................................................. 80 4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2015-2020:.............................................................................................. 80 4.2. Xác định đúng chiến lƣợc đầu tƣ phát triển ............................................. 82 4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang .............................................................................. 84 4.3.1. Đổi mới công tác kế hoạch hoá đầu tƣ: ................................................. 85 4.3.2. Nâng cao chất lƣợng lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ:.......... 88 4.3.3. Đổi mới và nâng cao trình độ, năng lực đạo đức cho chủ đầu tƣ và cán bộ quản lý dự án : ............................................................................................ 92 4.3.4. Thực hiện nghiêm túc Luật đấu thầu .................................................... 93 4.3.5. Chấn chỉnh và nâng cao kỷ luật, chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ ..... 94 4.3.7. Hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng công trình. ............................. 97 4.3.8. Chống thất thoát vốn Nhà nƣớc trong đầu tƣ và xây dựng: ................ 100 4.3.9. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý ....................................................... 105 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 109 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BCH Ban Chấp hành 2 BTV Ban Thƣờng vụ 3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 KT-XH Kinh tế - Xã hội 7 MTQG Mục tiêu quốc gia 8 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 9 TB-XH Thƣơng binh xã hội 10 TT Thị trấn 11 UNDP Chƣơng trình phát triển liên hiệp quốc 12 XDCB Xây dựng cơ bản i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chu kỳ của dự án đầu tƣ ................................................................... 9 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh Hà Giang ............. 43 Bảng 3.2. Cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển thời kỳ 2008 – 2013 ......................... 49 phân theo ngành kinh tế .................................................................................. 49 Bảng 3.3. GDP và tốc độ tăng trƣởng GDP thời kỳ 2008 - 2013 ................... 52 Bảng 3.4. Tỷ lệ lực lƣợng lao động giữa các khu vực trong các ngành kinh tế thời kỳ 2008- 2013 .......................................................................................... 54 Biểu 3.5. Số việc làm tăng thêm ..................................................................... 54 Bảng 3.6. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh phân theo ba khu vực kinh tế ...................................................................................................................... 55 Bảng 3.7. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tƣ XDCB qua các năm ............. 61 ii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tƣ phát triển là nhiệm vụ chiến lƣợc, một giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng tăng trƣởng cao, ổn định và bền vững cho một đất nƣớc cũng nhƣ trong từng địa phƣơng. Vốn ngân sách là một nguồn vốn chủ đạo của quốc gia trong phát triển hạ tầng cơ sở dƣới hình thức tài trợ trực tiếp nhƣ các chƣơng trình dự án đầu tƣ phát triển, chƣơng trình mục tiêu quốc gia. Vấn đề quản lý hiệu quả dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn NSNN đang là vấn đề đƣợc toàn xã hội quan tâm. Thời gian vừa qua cùng với cả nƣớc, tỉnh Hà Giang đã có nhiều cố gắng và thu đƣợc một số kết quả trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển. Việc quản lý dự án theo Luật đầu tƣ, Luật đấu thầu đã có tiến bộ. Nhiều dự án đầu tƣ đã hoàn thành và từng bƣớc phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện từng bƣớc đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song đến nay so với mặt bằng chung của cả nƣớc, Hà Giang vẫn là tỉnh có điểm xuất phát và tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thấp. Tổng ngân sách dành cho đầu tƣ phát triển rất nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ còn hạn chế. Bởi vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển luôn thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành. Do đặc thù các công trình hạ tầng cơ sở KT - XH đòi hỏi vốn lớn, khả năng thu hồi vốn thấp, ít hấp dẫn các thành phần kinh tế khác hoặc các thành phần kinh khác không đƣợc phép đầu tƣ nhƣng là các dự án có ảnh hƣởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế nên nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc luôn giữ vai trò tiên phong, sẽ có ngày một nhiều hơn nữa các dự án đầu tƣ sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc trong tƣơng lai gần trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn 1 NSNN, nhiệm vụ đặt ra không chỉ chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án mà trong tất cả các khâu, các giai đoạn của dự án từ nghiên cứu cơ hội dự án cho đến khi dự án kết thúc xây lắp đi vào hoạt động. Dự án đầu tƣ vốn NSNN là công cụ cho việc thực hiện mục tiêu tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, thu hút đƣợc các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, tận dụng mọi cơ hội từ bên ngoài cho phát triển kinh tế của tỉnh. Vì thế, việc làm thế nào để hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tƣ sử dụng vốn đầu tƣ phát triển bằng vốn ngân sách Nhà nƣớc là vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, học viên đã chọn vấn đề: “Quản lý các dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Giang” làm luận văn tốt nghiệp khóa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục đích nghiên cứu: Đƣa ra một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao hiệu quả các dự án sử dụng vốn đầu tƣ phát triển từ ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc. - Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn NSNN trong thời gian qua tại Hà Giang. - Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn NSNN trong giai đoạn tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Đối tượng nghiên cứu: 2 Công tác quản lý các dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu:: - Về không gian: Chỉ tập trung vào công tác quản lý các dự án đầu tƣ phát triển sử dụng vốn NSNN do tỉnh quản lý . - Về thời gian: Nghiên cứu giai đoạn từ 2008 đến nay, đề xuất giải pháp cho giai đoạn tiếp theo. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng. Chương 1: Những vấn lý luận chung và tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Chương 4: Định hướng và Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ nay đến năm 2020. 3 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Khái niệm về đầu tƣ 1.1.1. Khái niệm đầu tư: Đầu tư là việc bỏ vốn nhằm đạt đƣợc một hoặc một số mục đích cụ thể nào đó của ngƣời sở hữu vốn (hoặc ngƣời đƣợc cấp có thẩm quyền giao quản lý vốn) với những yêu cầu nhất định. Đầu tư phát triển là việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. 1.1.2. Vai trò của đầu tư trong nền kinh tế: Đầu tƣ xây dựng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của bất kỳ hình thức kinh tế nào, nó tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật, những nền tảng vững chắc ban đầu cho sự phát triển của xã hội. Đầu tƣ xây dựng cơ bản hình thành các công trình mới với thiết bị công nghệ hiện đại; tạo ra những cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc và đóng vai trò quan trọng trên mọi mặt kinh tế; chính trị - xã hội; an ninh - quốc phòng. Đối với một nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta hiện nay, quản lý hiệu quả các dự án xây dựng là cực kỳ quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phí thất thoát những nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp. 4 1.2. Khái niệm dự án đầu tƣ: 1.2.1. Khái niệm dự án đầu tƣ: Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dƣới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt đƣợc mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ. Theo Luật đầu tư: Dự án đầu tƣ là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành đầu tƣ, kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Theo Luật xây dựng: Dự án đầu tƣ xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tƣ xây dựng, dự án đƣợc thể hiện thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tƣ xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tƣ xây dựng hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tƣ xây dựng. 1.2.2. Thành phần của dự án đầu tƣ: - Mục tiêu của dự án: Mục tiêu đƣợc thể hiện ở hai mức: + Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án mang lại. + Mục tiêu trƣớc mắt là các mục đích cụ thể cần đạt đƣợc của việc thực hiện dự án. - Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lƣợng, đƣợc tạo ra từ những các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện đƣợc các mục tiêu của dự án. - Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động đƣợc thực hiện 5 trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. - Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con ngƣời cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Gía trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tƣ cần cho các dự án. 1.2.3. Vai trò của dự án đầu tƣ: - Dự án đầu tƣ là phƣơng tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế. - Dự án đầu tƣ giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển. - Dự án đầu tƣ góp phần xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật ,nguồn lực mới cho phát triển. - Dự án đầu tƣ giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hoá trên thị trƣờng, cân đối mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. - Dự án đầu tƣ góp phần không ngừng nâng cao đời sống ,vật chất và tinh thần cho nhân dân ,cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội của đất nƣớc. 1.2.4. Đặc điểm của dự án đầu tƣ: Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tƣ phải mang các đặc tính sau: - Tính khoa học: Thể hiện ngƣời soạn thảo dự án đầu tƣ phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung về công nghệ kỹ thuật. Tính khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tƣ cần có sự tƣ vấn của cơ quan chuyên môn. - Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án đầu tƣ phải đƣợc nghiên cứu ,xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động 6 đầu tƣ. - Tính pháp lý: Dự án đầu tƣ có cơ sở pháp lý vững chắc phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nƣớc. Nên phải nghiên cứu kỹ chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc, văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tƣ. - Tính đồng nhất: Các dự án đầu tƣ phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tƣ, kể cả quy định về thủ tục đầu tƣ. Với các dự án đầu tƣ quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế. 1.2.5. Phân loại dự án đầu tƣ a. Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư: Đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc: Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, tuỳ theo tính chất của dự án và quy mô đầu tƣ, các dự án trong nƣớc đƣợc chia ra làm 3 nhóm A,B và C. Đặc trƣng của mỗi nhóm đƣợc quy định trong quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình. Có 2 tiêu thức dùng để phân nhóm: - Dự án thuộc ngành kinh tế nào? - Dự án có tổng mức đầu tƣ lớn hay nhỏ? Trong các nhóm thì nhóm A là nhóm quan trọng nhất, phức tạp nhất, còn nhóm C là nhóm ít quan trọng, ít phức tạp hơn cả. 7 b. Theo nguồn vốn: - Dự án đầu tƣ trong nƣớc: vốn cấp phát, tín dụng, các hình thức huy động khác. - Dự án đầu tƣ bằng vốn nƣớc ngoài: nguồn viện trợ nƣớc ngoài ODA và vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài FDI. 1.2.6. Chu kỳ dự án a. Khái niệm chu kì dự án: Chu kỳ dự án là các công việc, các giai đoạn mà một dự án phải trải qua kể từ khi hình thành ý đồ cho đến khi kết thúc dự án. Có nhiều góc độ tiếp cận vấn đề chu kỳ dự án, nếu tiếp cận từ góc độ các công việc mà một dự án phải trải qua thì chu kỳ dự án bao gồm các công việc sau: xác định dự án, đánh giá và thúc đẩy dự án. Nếu tiếp cận từ góc độ đầu tƣ ngƣời xem chu kỳ dự án nhƣ là các giai đoạn đầu tƣ mà mỗi dự án phải trải qua đó là giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, giai đoạn thực hiện đầu tƣ và giai đoạn vận hành kết quả đầu tƣ. Dƣới đây chúng ta sẽ nghiên cứu sâu từng nội dung của chu kỳ dự án theo góc độ này. Chu kì dự án mà kéo dài khiến cho công tác thanh toán vốn đầu tƣ gặp nhiều khó khăn, nếu đặt trong chế độ chờ thì các doanh nhiệp không có vốn để hoạt động do vậy mà đòi hỏi cơ quan nhà nƣớc phải có giải pháp thanh toán thích hợp tránh rủi ro cho các doanh nghiệp theo thời gian: thời tiết, lãi xuất, tỷ suất...Điều đó đòi hỏi công tác quản lý chú ý đến vấn đề thời gian hoàn thành dự án, kiên quyết hoàn thành dự án đúng tiến độ, nhanh chóng đƣa công trình vào sử dụng. Đó là lý do cần xác định một chu kỳ dự án hợp lý. b. Sơ đồ chu kỳ dự án gồm 3 giai đoạn: Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tƣ trải qua 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và vận hành các kết quả đầu tƣ. 8 Nội dung các bƣớc công việc của mỗi giai đoạn của các dự án không giống nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tƣ (sản xuất kinh doanh hay kết cấu hạ tầng, sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp …), vào tính chất tái sản xuất (đầu tƣ chiều rộng hay chiều sâu), đầu tƣ dài hạn hay ngắn hạn, … LË LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƢ Nghiên cứu cơ hội (Nhận dạng dự án) Nghiên cứu Tiền khả thi Nghiªn cøu c¬ héi Nghiªn cøu cứu (NhËn d¹ngNghiên dù kh¶ thi khả thi ¸n) THỰC HIỆN DỰ ÁN Vận hành, khai thác KHAI THÁC, VẬN HÀNH Đánh giá sau dự án Kết thúc dự án Bảng 1.1. Chu kỳ của dự án đầu tƣ 9 Thiết kế Xây dựng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất