Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh hà giang...

Tài liệu Luận văn phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh hà giang

.PDF
101
1159
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ THÚY PHÁT TRIỂN TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ THÚY PHÁT TRIỂN TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN LƢƠNG THANH HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa bao giờ sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết với tất cả sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Lƣơng Thanh, Thầy đã hƣớng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội và các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh tế chính trị đã tham gia quá trình giảng dạy trong khóa học vừa qua lời cảm ơn chân thành nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tác giả của các tài liệu đã sử dụng trong quá trình giảng dạy của nhà trƣờng, sách báo, tài liệu, các trang Web, Internet mà tôi đã sử dụng trong quá trình học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Thạc sỹ Quản lý kinh tế khoá 2012- lớp QH-2012 E.CH (QLKT), đã đồng hành cùng tôi suốt trong quá trình học lớp Thạc sỹ vừa qua. TÓM TẮT LUẬN VĂN Hà Giang là tỉnh có diện tích chè lớn thứ ba cả nƣớc, chỉ sau Lâm Đồng và Thái Nguyên. Đến năm 2013 toàn tỉnh có 20.239,8 ha, trong đó có 16.004,9 ha cho thu hoạch. Tuy có ƣu thế về mặt sản xuất, nhƣng trong thời gian gần đây có những bất cập, yếu kém trong khâu tiêu thụ nên không chỉ ảnh hƣởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cũng nhƣ đời sống của nhân dân. Những hạn chế trong việc tiêu thụ đã tác động tiêu cực đến sản xuất, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia sản xuất chế biến chè còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Để phát triển ngành chè của tỉnh Hà Giang thì chính quyền địa phƣơng cần phải làm gì? Bên cạnh phát triển sản xuất thì cần phải phát triển tiêu thụ để giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang” làm luận văn cao học của mình. Qua đề tài tác giả đã: Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Phân tích, đánh giá thực trạng của việc tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua. Đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tới. MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu viết tắt ..................................................................................... i Danh mục các bảng .................................................................................................... ii Danh mục các sơ đồ .................................................................................................. iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................2 2.1. Mục đích...............................................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ ..............................................................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 3.2.1. Phạm vi về thời gian ....................................................................... 3 3.2.2. Phạm vi về không gian ................................................................... 3 3.2.3. Phạm vi về nội dung ....................................................................... 3 4. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4 Chƣơng 1 .....................................................................................................................5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................5 VỀ PHÁT TRIỂN TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHÈ .....................................................5 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..............................................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm chè5 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang ........................................................................................... 7 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát triển tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang ............................................................................ 10 1.1.4. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về phát triển tiêu thụ chè ......................... 13 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển tiêu thụ sản phẩm ....................................................15 1.2.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ ........................ 15 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của tiêu thụ sản phẩm ............. 35 Chƣơng 2 ...................................................................................................................42 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................42 2.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu ......................................................................42 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................43 2.2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 43 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu ........................................ 43 2.2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin......................................................... 44 2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin .................................................. 44 Chƣơng 3 ...................................................................................................................46 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHÈ ...............................46 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG .......................................................................46 3.1. Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của Hà Giang tác động đến việc phát triển tiêu thụ sản phẩm chè ................................................................................................46 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 46 3.1.2. Về nguồn lao động ....................................................................... 46 3.1.3. Diện tích trồng chè trên địa bàn tỉnh................................................. 47 3.1.4. Sản lƣợng và cơ cấu sản phẩm chè Hà Giang ............................... 48 3.2. Thực trạng việc tiêu thụ chè sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang gia đoạn 2009-2013..................................................................................................................55 3.2.1. Về quy mô tiêu thụ ....................................................................... 55 3.2.2. Thị trƣờng tiêu thụ ....................................................................... 55 3.2.3. Hình thức tiêu thụ ......................................................................... 61 3.3. Đánh giá chung về phát triển tiêu thụ chè ở tỉnh Hà Giang trong thời gian vừa qua .............................................................................................................................67 3.3.1. Kết quả đạt đƣợc .......................................................................... 67 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 68 Chƣơng 4 ...................................................................................................................73 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHÈ ........................73 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG .......................................................................73 4.1. Quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển tiêu thụ chè Hà Giang trong thời gian tới .......................................................................................................................73 4.1.1. Quan điểm ........................................................................................... 73 4.1.2. Mục tiêu ....................................................................................... 73 4.1.3. Phƣơng hƣớng .............................................................................. 74 4.2. Các giải pháp thúc đẩy phát triển tiêu thụ chè Hà Giang đến năm 2020 ......75 4.2.1 Thực hiện các chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè .................................................................................... 76 4.2.2. Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật .................... 78 4.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến tiêu thụ chè ................................................................................................... 79 4.2.4 Phát huy sức mạnh của mối liên kết 4 nhà trong việc tiêu thụ sản phẩm chè ................................................................................................ 80 4.2.5. Sản xuất sản phẩm chè sạch, an toàn ............................................ 81 4.2.6. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại .............................. 82 4.2.7. Tổ chức hợp lý hệ thống kênh tiêu thụ các sản phẩm chè.............. 84 KẾT LUẬN ...............................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestric Product) H-T Hàng sang tiền HTX Hợp tác xã KHTT Kế hoạch tiêu thụ KT-XH Kinh tế - xã hội Nxb Nhà xuất bản TTSP Tiêu thụ sản phẩm i DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Diện tích trồng chè ở Hà Giang từ 2009 - 2013 47 2 Bảng 3.2 Diện tích chè thu hoạch từ năm 2009-2013 48 3 Bảng 3.3 Sản lƣợng chè búp tƣơi từ năm 2009-2013 48 4 Bảng 3.4 Sản lƣợng chè sau chế biến từ năm 2009-2013 52 5 Bảng 3.5 Thực trạng tiêu thụ chè Hà Giang qua các năm 55 6 Bảng 3.6 Sản lƣợng chè tiêu thụ nội địa giai đoạn 20092013 57 7 Bảng 3.7 Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu chè của Hà Giang từ năm 2009-2013 ii 59 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Stt Bảng Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm 28 2 Sơ đồ 1.2 Mô hình hệ thống tiêu thụ sản phẩm 31 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiêu thụ sản phẩm là đƣa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của một quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trƣờng, phát triển tiêu thụ sản phẩm bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trƣờng, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào quy mô đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất và hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp nhƣ nghiên cứu thị trƣờng, kế hoạch hoá tiêu thụ, tổ chức hoạt động tiêu thụ…Trong nền kinh tế thị trƣờng, địa phƣơng, doanh nghiệp phải tự giải quyết ba vấn đề trung tâm của nền kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất nhƣ thế nào? sản xuất cho ai? Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bất kể doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thƣơng mại thì tiêu thụ sản phẩm thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lƣợng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu ngƣời tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Muốn thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp, địa phƣơng phải áp dụng các biện pháp gì, tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Hà Giang hiện nay ra sao cần sự hỗ trợ nào từ phía các cơ quan nhà nƣớc của tỉnh? Có thể khẳng định, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cũng nhƣ trên bình diện địa phƣơng. Khi sản phẩm của doanh nghiệp đƣợc tiêu thụ, thì doanh nghiệp có điều kiện để tồn tại và phát triển, ngƣợc lại khi sản phẩm không tiêu thụ đƣợc thì doanh nghiệp sẽ không có các nguồn lực cần thiết để thực hiện quá trình 1 tái sản xuất tiếp theo. Ảnh hƣởng của tiêu thụ sản phẩm không chỉ trực tiếp đến doanh nghiệp mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển của một quốc gia hay một địa phƣơng. Sản phẩm chè là một loại đồ uống có giá trị dinh dƣỡng và dƣợc liệu cao cấp, đƣợc ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và nhiều nƣớc trên thế giới ƣa chuộng. Chè Việt Nam là một sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, hiện nay sản phẩm chè Việt Nam đang có mặt tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Theo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (2013), nƣớc ta đang xếp hạng ở vị trí thứ 5 trong top 10 nƣớc có diện tích trồng và xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Hà Giang là tỉnh có diện tích chè lớn thứ ba cả nƣớc, chỉ sau Lâm Đồng và Thái Nguyên. Đến năm 2013 toàn tỉnh có 20.239,8 ha, trong đó có 16.004,9 ha cho thu hoạch. Tuy có ƣu thế về mặt sản xuất, nhƣng trong thời gian gần đây có những bất cập, yếu kém trong khâu tiêu thụ nên không chỉ ảnh hƣởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cũng nhƣ đời sống của nhân dân. Những hạn chế trong việc tiêu thụ đã tác động tiêu cực đến sản xuất, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia sản xuất chế biến chè còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Để phát triển ngành chè của tỉnh Hà Giang thì chính quyền địa phƣơng cần phải làm gì? Bên cạnh phát triển sản xuất thì cần phải phát triển tiêu thụ để giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang” làm luận văn cao học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: 2 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Phân tích, đánh giá thực trạng của việc tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua. Đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vấn đề phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về thời gian Các số liệu, tƣ liệu dùng để nghiên cứu phân tích đánh giá từ năm 2009 đến nay. Đề xuất giải pháp phát triển tiêu thụ sản phẩm chè đƣợc sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2015 - 2020. 3.2.2. Phạm vi về không gian Luận văn nghiên cứu vấn đề phát triển tiêu thụ sản phẩm chè đƣợc sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 3.2.3. Phạm vi về nội dung Luận văn chủ yếu nghiên cứu phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang bao gồm: Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Phân tích, đánh giá thực trạng của việc tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua. Đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tới. 3 4. Kết cấu của luận văn Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển tiêu thụ sản phẩm chè. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2009-2013. Chƣơng 4: Giải pháp nhằm phát triển tiêu thụ sản phẩm chè trong thời gian tới. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHÈ 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm chè (1). “Giáo trình công tác tiêu thụ sản phẩm và một số yêu cầu của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường” (2010) của tác giả Vƣơng Văn Đạo, Trƣờng đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, đã đề cập đến một số vấn đề lý luận quan trọng về tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, một số nội dung quan trọng liên quan đến tiêu thụ là: Mối quan hệ giữa công tác tiêu thụ sản phẩm với duy trì và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất mở rộng trong các doanh nghiệp, là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ tốt sẽ góp phần phát triển thị trƣờng hiện có, tìm kiếm thị trƣờng mới và ngƣợc lại. Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trƣờng. Vì vậy phát triển và mở rộng thị trƣờng với tốc độ tiêu thụ sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên thực tế thị trƣờng, không phải tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm là sẽ mở rộng đƣợc thị trƣờng. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm từ việc xác định nhu cầu, tìm kiếm thị trƣờng, xây dựng chiến lƣợc sản phẩm cho đến việc lựa chọn phƣơng thức tiêu thụ cho thích hợp với từng loại thị trƣờng, từng loại sản phẩm và hỗ trợ tiêu thụ. Lựa chọn phƣơng thức tiêu thụ thích hợp với từng loại sản phẩm - một nội dung giữ vai trò quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Chiến lƣợc sản phẩm là những quan điểm, phƣơng hƣớng và những chính sách lớn, phƣơng thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu thị trƣờng và thị hiếu của 5 khách hàng trong từng thời gian nhất định. Xây dựng chiến lƣợc sản phẩm phải phù hợp với thị trƣờng về cơ cấu, số lƣợng chất lƣợng và thời gian. Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp, địa phƣơng cần tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ, các hoạt động này đƣợc thực hiện trƣớc và trong suốt quá trình sản xuất. Tác dụng của các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ là duy trì và tạo ra các yêu cầu mới có thể tăng dung lƣợng thị trƣờng, tăng doanh số bán và lợi nhuận thu đƣợc, giảm bớt những khó khăn khi đƣa sản phẩm vào thị trƣờng, củng cố vị trí uy tín sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác thông qua biện pháp hỗ trợ tiêu thụ có hiệu quả doanh nghiệp có thể giúp ngƣời tiêu dùng định hƣớng và sử dụng thu nhập của mình vào việc mua sắm những sản phẩm phù hợp. (2). “Giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER” (2012) của Trƣờng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, trong giáo trình đã trình bày một cách khá chi tiết về: Khái niệm tiêu thụ sản phẩm; vai trò của hoạt động tiêu thụ hàng hóa đối với doanh nghiệp, đối với xã hội; Thị trƣờng và chức năng chủ yếu của thị trƣờng tiêu thụ hóa; Chiến lƣợc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa… Tất cả các nội dung đề cập đến trong giáo trình này là tƣ liệu quá giá giúp cho việc nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tiêu thụ sản phẩm nói chung và sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng. (3). “Giáo trình cây chè” (2012) của tác giả Đỗ Ngọc Quý, Lê Tất Khƣơng, trong đã nêu lên cơ sở lý luận cho quá trình nghiên cứu về quá trình tiêu thụ cây chè nƣớc ta. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích chuỗi giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ chè trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra những hạn chế của các khâu tiêu thụ sản phẩm chè. (4). Ngoài các nghiên cứu nói trên còn có các nghiên cứu khác liên quan đến tiêu thụ sản phẩm nói chung và tiêu thụ chè nói riêng. Trong đó, đáng chú ý là các báo cáo của các bộ ngành, chính phủ và các nghiên cứu khác. 6 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009, Tài liệu hội nghị Đánh giá kết quả sản xuất chế biến và tiêu thụ chè 2005 - 2009, bàn giải pháp phát triển chè theo hƣớng an toàn, Phú Thọ. Các tài liệu này đánh giá vai trò và tầm quan trọng của phát triển cây chè trong quá trình phát triển KTXH và xoá đói giảm nghèo. 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang (1). Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Sầm Thị Thu Hiền (2014), trong “Chiến lược tiếp thị cho sản phẩm chè của công ty Hùng Cường tại tỉnh Hà Giang”, bảo vệ tại Trƣờng Đại Học Điện Lực. Nghiên cứu này tập trung vào tiếp thị hỗn hợp - chiến lƣợc tiếp thị của Công ty Hùng Cƣờng, một trong những nhà sản xuất chè lớn nhất ở tỉnh Hà Giang để giúp công ty đạt đƣợc thị phần chi phối trong ngành công nghiệp cũng nhƣ xây dựng một cơ sở hạ tầng tốt để phát triển trong tƣơng lai. Tuy nhiên, đề tài cũng chỉ đề cập nên phƣơng diện sản lƣợng của riêng công ty, và chú trọng đến thị trƣờng xuất khẩu sang các thị trƣờng khó tính nhƣ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. (2). Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Ngọc Hiệu (2014), trong “Phát triển chiến lược đẩy mạnh ngành công nghiệp chè tại tỉnh Hà Giang”, bảo vệ tại Trƣờng Đại Học Điện Lực đã khẳng định: Chè là giống cây nông nghiệp mũi nhọn để giúp ngƣời dân xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế. Do đó, Một mối quan tâm lớn đƣợc đặt ra là tìm chiến lƣợc hiệu quả để nâng cao và thúc đẩy ngành công nghiệp chè ở Hà Giang. Đề tài xác định hƣớng đi đứng đắn về phát triển cây chè ở Hà Giang, đây là tiền đề quan trọng trong việc mở rộng phát triển cây chè về chiều rộng và chiều sâu. Về khía cạnh tiêu thụ đề tài đã đề cập, song chƣa nhiều chủ yếu phân tích, chứng minh yếu tố kỹ thuật trong trồng và chế biến chè. (3). Văn Nguyễn, 2014, trong nghiên cứu “Thị trường tiêu thụ chè trong nước có bị bỏ ngỏ ?”, đã cho biết: Việc tiêu thụ chè còn nặng về xuất 7 khẩu mà quên mất thị trƣờng nội địa cũng nhƣ giá trị gia tăng của chè. Bài toán cần lời giải là làm thế nào để nâng cao giá trị chè xuất khẩu và lấp đầy thị trƣờng trong nƣớc khi chè nội tiêu đang trong tình trạng bỏ ngỏ ? Theo lãnh đạo Hiệp hội Chè Việt Nam, nƣớc ta hiện có gần 90 triệu dân nhƣng mức tiêu thụ chè trong nƣớc chỉ đạt 30.000 tấn chè/năm, nếu tính bình quân theo đầu ngƣời chỉ đạt 300gr chè/ngƣời/năm. Con số này quá thấp so với tiềm năng của thị trƣờng trong nƣớc. Trong khi đó, mức tiêu thụ chè bình quân theo đầu ngƣời ở Trung Quốc đạt hơn 1kg chè/ngƣời/năm, ở Nhật Bản đạt 2kg/ngƣời/năm, ở các nƣớc Trung Đông đạt hơn 2kg/ngƣời/năm, ở Nga, Anh đều đạt trên 2,5kg/ngƣời/năm, gấp gần 10 lần mức tiêu thụ chè của Việt Nam. Con số này khiến không ít ngƣời phải giật mình. Theo đánh giá của Hiệp hội Chè Việt Nam, giá chè xuất khẩu hiện nay thấp hơn so với giá chè bán trong nƣớc, giá trị kinh tế cũng thấp hơn so với nội tiêu. Giá chè xuất khẩu hiện nay trung bình chƣa đạt 1,5USD/kg, trong khi đó giá chè bán trong nƣớc hiện nay, trung bình đạt từ 110 - 220.000đ/kg chè (tƣơng đƣơng 5 - 10USD/kg). Ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết: Tại sao chúng ta cứ phải “bơi” ở thị trƣờng nƣớc ngoài, sức cạnh tranh cao mà lại bỏ trống thị trƣờng ở “sân nhà”? Chúng ta vẫn thƣờng báo cáo thành tích năm nay diện tích trồng chè, sản lƣợng xuất khẩu tăng hơn năm trƣớc, nhƣng vấn đề ở chỗ cũng trên diện tích đó, năm nay thu nhập có cao hơn năm ngoái không?. Bán chè trong nƣớc với số lƣợng nhiều sẽ có lợi hơn so với xuất khẩu nhiều, cái quan trọng là giá trị gia tăng. Tôi nghĩ, nếu quá nặng tập trung số lƣợng xuất khẩu thì giá thành sẽ giảm xuống, trong khi đó lại mất nhiều công lao động, chi phí cao hơn, nhƣng giá trị thu về lại không tăng. Quan trọng nhất là tƣ duy của ngành, của doanh nghiệp, ngƣời dân… Không nên tăng diện tích trồng chè mà cần quan tâm đến tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị cây chè. Đề tài đề cập đến thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc, đây là tài liệu có giá trị tham khảo quan trọng, song xét trên 8 thực tế phát triển tiêu thụ chè Hà Giang thì chƣa đề cập, đề tài đánh giá trên số liệu chung của cả nƣớc. (4). Ngoài các nghiên cứu trên còn có các nghiên cứu sau: - Các tạp chí chuyên ngành trong nƣớc thời gian qua đã nghiên cứu đề cập đến triển vọng về phát triển cây chè cũng nhƣ tìm giải pháp mang tính chiến lƣợc cho đầu ra của sản phẩm chè, nhằm nâng cao vị thế, phát huy thế mạnh về xuất khẩu sản phảm chè ra thế giới. Các báo cáo về vấn đề phát triển cây chè, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang các năm, từ 2000 - 2014. Chẳng hạn nhƣ: Sở Công thƣơng tỉnh Hà Giang (2009), Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ năm 2008. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang (2005, 2008), Báo cáo kết quả thực hiện phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Giang 5 năm 2001 2005; 3 năm 2006-2008, Hà Giang. Các đánh giá của đề tài trên là xác thực, tuy nhiên dựa trên quan điểm toàn diện, hệ thống về tiêu thụ chè Hà Giang thì còn hạn chế. Chè Shan Hà Giang chinh phục thị trƣờng thế giới trong Http://hagiangtv.vn/hagiang. “Chè Shan Hà Giang chinh phục thị trƣờng thế giới” trong Http://www.vietnamplus.vn. “Chè Shan Hà Giang đến Bắc Mỹ” trong Http://baophapluat.vn/ kinh-tế. Tác giả chủ yếu đề cập đến một giống chè duy nhất có ở Hà Giang, và giống chè này có tiềm năng xuất khẩu lớn. Sách “Cây chè Sản xuất - chế biến - tiêu thụ” của tác giả Đỗ Ngọc Quý, Nxb Nghệ An, năm 2003. Phân tích chuỗi giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ chè trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra những hạn chế của các khâu, các yếu tố vận dụng trong xử lý các sản phẩm chè. Đề tài về Những giải pháp tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng chè trọng điểm tỉnh Thái Nguyên. Đây là tài liệu quan trọng trong quá trình so sánh, đánh giá, tìm những điểm tƣơng đồng để có thể áp dụng, vận dụng những điểm phù hợp với đặc thù tỉnh Hà Giang. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất