Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh công nghệ nissei việt nam...

Tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh công nghệ nissei việt nam

.PDF
142
724
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM VŨ ANH NGỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NISSEI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM VŨ ANH NGỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NISSEI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ HỒNG VIỆT Hà Nội - Năm 2015 LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Bùi Thị Hồng Việt. Các số liệu, tài liệu luận văn nêu ra là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả Phạm Vũ Anh Ngọc LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo nhà trƣờng, lãnh đạo và các thầy cô giáo trong khoa kinh tế chính trị, các thầy cô giáo trong các khoa, các phòng ban của trƣờng đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội; Bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Thị Hồng Việt, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua. Tôi xin cảm ơn các Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sĩ là chủ tịch hội đồng, phản biện và ủy viên hội đồng đã bớt chút thời gian quý báu để đọc, nhận xét và tham gia hội đồng đánh giá luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn nữa. Tác giả Phạm Vũ Anh Ngọc MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... i DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................................................................. 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan............................................ 4 1.1.1. Các tài liệu và công trình nghiên cứu nƣớc ngoài .................................. 4 1.1.2. Các tài liệu nghiên cứu trong nƣớc ......................................................... 5 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ............. 12 1.2.1. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ............... 12 1.2.2. Mục tiêu của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ............... 15 1.2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ......................... ........................................................................................................ 15 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .. 33 1.2.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ........................................................................................................ 37 1.2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ........................................................................................................ 40 1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp và bài học rút ra cho Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam ........................ 44 1.3.1. Kinh nghiệm ở Công ty Cổ phần Woodsland ..................................... 44 1.3.2. Kinh nghiệm ở Công ty Cổ phần thép Việt Nhật ................................ 44 1.3.3. Bài học rút ra cho Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam ........... 46 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................... 48 2.1. Khung nghiên cứu ..................................................................................... 48 2.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 48 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu.............................................. 49 2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................... 49 2.5. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu.................................................................. 50 2.5.1. Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với phƣơng pháp logic lịch sử, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống .......................................................... 50 2.5.2. Phƣơng pháp kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học .................. 51 2.5.3. Phƣơng pháp thống kê kinh tế .............................................................. 51 2.5.4. Phƣơng pháp so sánh............................................................................. 51 2.5.5. Phƣơng pháp tổng hợp .......................................................................... 51 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NISSEI VIỆT NAM.............. 52 3.1. Khái quát về Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam ....................... 52 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ..................................... 52 3.1.2. Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ...................... 53 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty ................................................................... 53 3.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 2014 ........................................................................................................ 54 3.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam ............................................................................................................... 55 3.2.1. Thực trạng số lƣợng nhân lực của Công ty ............................................ 55 3.2.2. Thực trạng cơ cấu nhân lực của Công ty ................................................ 57 3.2.3. Thực trạng chất lƣợng nhân lực của Công ty ......................................... 60 3.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty THNN Công nghệ Nissei Việt Nam .............................................................................................. 69 3.3.1. Thực trạng hoạch định phát triển nguồn nhân lực tại Công ty ............. 69 3.3.2. Thực trạng tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty .............. 71 3.3.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty.................................... 77 3.3.4. Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy tại Công ty ............................ 83 3.4. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam ..................................................................................... 93 3.4.1. Đánh giá chung thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam ............................................................... 93 3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế đối với phát triển nguồn nhân lực tại công ty ............................................................................................................. 97 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NISSEI VIỆT NAM ........................ 99 4.1. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam .............................................................................................. 99 4.1.1. Chiến lƣợc phát triển của Công ty tới năm 2020 ................................. 99 4.1.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của Công ty tới năm 2020 ..... 100 4.1.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Công ty tới năm 2020......... 100 4.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty .................... 101 4.2.1. Cải tiến công tác hoạch định phát triển nguồn nhân sự ..................... 101 4.2.2. Xây dựng quy trình tuyển dụng khoa học và sử dụng lao động hợp lý .. ............................................................................................................. 102 4.2.3. Hoàn thiện công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và nhận thức cho ngƣời lao động ......................................................... 110 4.2.4. Hoàn thiện chế độ khuyến khích và thúc đẩy ngƣời lao động ........... 116 4.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc ....................................................... 116 KẾT LUẬN ................................................................................................... 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 126 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Nội dung Trang 1 Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất năm 2011 3.1 2014 54 2 Bảng Số lƣợng nhân lực của Công ty giai đoạn 2011-2014 3.2 (tính đến ngày 31/12 hằng năm) 56 3 Bảng Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty theo độ tuổi và 3.3 giới tính đến thời điểm 31/12/2014 57 4 Bảng Cơ cấu lao động của Công ty theo độ tuổi và loại 3.4 hợp đồng tính đến thời điểm 31/12/2014 58 5 Bảng Cơ cấu nguồn nhân lực theo bộ phận lao động giai 3.5 đoạn 2012-2014 59 6 Bảng Cơ cấu lao động theo trình độ giai đoạn 2012-2014 3.6 61 7 Bảng Kết quả khảo sát kỹ năng của nhóm lao động gián 3.7 tiếp tại Công ty 62-63 8 Bảng Kết quả khảo sát kỹ năng của nhóm lao động kỹ 3.8 thuật của Công ty 64-65 9 Bảng Kết quả khảo sát kỹ năng của nhóm lao động thông 3.9 thƣờng của Công ty 65-66 10 Bảng Bảng thống kê dữ liệu vi phạm kỷ luật và pháp luật 3.10 của công nhân viên Công ty giai đoạn từ 2010-2015 67 11 Bảng Kết quả khảo sát thái độ tác phong lao động của 3.11 công nhân viên Công ty 68 12 Bảng Bảng kế hoạch nhân lực và thực tế nhân lực của 3.12 Công ty giai đoạn 2010-2014 70-71 13 Bảng Kế hoạch tuyển dụng nhân lực giai đoạn 2010-2014 3.13 71 i STT Tên bảng Nội dung Trang 14 Bảng Kết quả khảo sát công nhân viên Công ty về công 3.14 tác tuyển dụng và sử dụng nhân lực 15 Bảng Các chƣơng trình đào tạo của Công ty 3.15 78-79 16 Bảng Kết quả khảo sát công nhân viên Công ty về hiệu 3.16 quả của công tác đào tạo 82-83 17 Bảng Khảo sát ý kiến về công tác đánh giá thành tích công 3.17 việc và cơ hội thăng tiến 84-85 18 Bảng Số liệu mức lƣơng bình quân của công nhân viên 3.18 Công ty giai đoạn từ 2010-2014 87 19 Bảng Số liệu về mức phụ cấp, trợ cấp bình quân tại Công 3.19 ty năm 2014 88 20 Bảng Số liệu về các mức thƣởng bình quân áp dụng tại 3.20 Công ty trong giai đoạn từ năm 2010-2014 89 21 Bảng Kết quả khảo sát công nhân viên của Công ty về 3.21 mức độ hài lòng về yếu tố tiền lƣơng 90 22 Bảng Kết quả khảo sát công nhân viên Công ty về môi 3.22 trƣờng làm việc 92-93 23 Bảng Dự báo nhu cầu nhân lực của Công ty đến năm 2020 4.1 99 24 Bảng Bản mô tả công việc công nhân thông thƣờng (đề 4.2 xuất) 103-104 25 Bảng Bản tiêu chuẩn công nhân thông thƣờng (đề xuất) 4.3 104-105 26 Bảng Quy trình tuyển dụng công nhân thông thƣờng (đề 4.4 xuất) 106-107 27 Bảng Quy trình tuyển dụng nhân viên và cấp quản lý (đề 4.5 xuất) 107-108 ii 75 DANH MỤC HÌNH VẼ STT Tên Nội dung hình Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Công nghệ Nissei Trang 1 Hình 3.1 2 Hình 3.2 Thay đổi nhân sự giai đoạn 2011-2014 56 3 Hình 3.3 Cơ cấu lao động theo bộ phận lao động năm 2014 60 Việt Nam iii 53 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám và có ƣu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dƣỡng, khai thác và sử dụng hợp lý. Các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy đƣợc tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Việc phát triển con ngƣời trở thành vấn đề chiếm vị trí trọng tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con ngƣời là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp. Đầu tƣ cho con ngƣời là đầu tƣ có cơ sở chắc chắn và mang tính chiến lƣợc. Hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quyết định là nguồn nhân lực. Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực tốt sẽ có khả năng cạnh tranh hơn so với đối thủ. Phát triển nguồn nhân lực là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lƣợng lao động và phát triển tài nguyên nhân lực, đảm bảo khả năng cạnh tranh lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp. Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam đã hình thành và hoạt động tại Việt Nam từ năm 2006 tới nay. Là một trong những Công ty sản xuất tại khu công nghiệp Phúc Điền - tỉnh Hải Dƣơng, Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô và cần nguồn nhân lực không chỉ đông về số lƣợng mà còn đảm bảo về chất lƣợng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh cạnh tranh về thu hút nguồn nhân lực từ các Công ty sản xuất kinh doanh khác trên địa bàn, Công ty thƣờng gặp khó khăn việc tuyển dụng nhân lực hay giữ chân đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Trong những năm gần đây Công ty đã rất chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực và đã đạt đƣợc một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên so với yêu cầu hiện tại, so với các 1 đối thủ cạnh tranh khác, Công ty cần có những giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sự ổn định của công ty. Đề tài " Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam" sẽ góp phần hoàn thiện và đạt đƣợc các mục tiêu đã đƣa ra. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Từ việc hệ thống hóa những lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam để chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu lý luận chung về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014, nêu lên những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, câu hỏi đƣợc đặt ra cho vấn đề nghiên cứu đó là: - Công tác phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam có những ƣu điểm, hạn chế gì và giải pháp nào để phát triển nguồn nhân lực của của Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2 - Đối tượng nghiên cứu: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam. - Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam theo quy trình phát triển nguồn nhân lực bao gồm hoạch định phát triển nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo và tạo động lực thúc đẩy nguồn nhân lực. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam. Về thời gian: Từ năm 2010 đến 2014, số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu, luận văn, luận án và các báo cáo của Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập vào tháng 8 năm 2015. Các giải pháp hoàn thiện đƣợc đề xuất đến năm 2020. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng nhƣ sau: - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. - Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. - Chƣơng 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam. - Chƣơng 4: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Công nghệ Nissei Việt Nam. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan Đề tài về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một trong những đề tài đƣợc nhiều học giả trong nƣớc và quốc tế rất quan tâm và dành thời gian, công sức nghiên cứu. Một số tài liệu và công trình nghiên cứu nổi bật có thể kể đến nhƣ sau: 1.1.1. Các tài liệu và công trình nghiên cứu nước ngoài Một trong những cuốn sách đề cập khá đầy đủ về phát triển nguồn nhân lực đó là của tác giả Leonard Nadler, Sổ tay về phát triển nguồn nhân lực (1984). Cuốn sách đem đến một cái nhìn tổng quát và tích cực về phát triển nguồn nhân lực, đi từ lịch sử phát triển tới quản lý các chức năng của phát triển nguồn nhân lực, thảo luận về các chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực, và nghiên cứu các lĩnh vực liên quan tới phát triển nguồn nhân lực nhƣ quản lý nguồn nhân lực, phát triển tổ chức và phát triển nghề nghiệp. Công trình của tác giả Paul Hersey- Ken Blanc Hard, Quản lý nguồn nhân lực (1997) đã đƣa ra một số khái niệm, nội dung, nguyên tắc quản lý nguồn nhân lực nói chung. Nghiên cứu về các nguyên tắc của phát triển nguồn nhân lực có thể đề cập đến cuốn sách của Jerry Gilley - Steven Eggland - Ann Maycunich, Các nguyên tắc phát triển nguồn nhân lực (2002). Cuốn sách đƣợc các tác giả trình bày một cái nhìn tổng quan chặt chẽ và toàn diện về lý thuyết và thực hành của phát triển nguồn nhân lực. Cuốn sách cung cấp các yếu tố của phát triển nguồn nhân lực và những minh họa cho mối quan hệ giữa các yếu tố này với nhau. Các tác giả đã chỉ ra những vai trò khác nhau và thực tiễn của phát 4 triển nguồn nhân lực, bao gồm cả tổ chức học tập, thiết kế giảng dạy, lập kế hoạch chƣơng trình, đánh giá và tƣ vấn nội bộ, xác định cách thức cụ thể để thực hành phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Cuốn sách của Jim Stewart - Graham Beaver, Phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức quy mô nhỏ-nghiên cứu và thực tiễn (2004) đề cập tới những nghiên cứu về đặc điểm của các tổ chức có quy mô nhỏ và đƣa ra những thiết kế, những nghiên cứu thực tế về phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra cuốn sách còn đƣa ra những kết quả nghiên cứu về cách tiếp cận để phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, các phƣơng pháp phát triển nguồn nhân lực mà các tổ chức quy mô nhỏ thƣờng áp dụng. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Kristine Sydhagen - Peter Cunningham đăng trên tạp chí Human Resource Development International (2007) cũng đƣa ra khái niệm và nội dung của phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, tác giả Abdullah Haslinda chỉ rõ khái niệm, mục đích và chức năng của phát triển nguồn nhân lực trên tạp chí European Journal of Social Sciences (2009). Nhìn chung, các công trình và tài liệu nghiên cứu nƣớc ngoài đã đƣa ra một cách có hệ thống khung lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực và những bài học thực tiễn. Tuy nhiên, cũng chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh doanh nghiệp tại Việt Nam. 1.1.2. Các tài liệu nghiên cứu trong nước Nghiên cứu về cơ sở lý luận cho nguồn nhân lực có Giáo trình quản trị nhân lực của ThS. Nguyễn Văn Điềm - PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2010). Nội dung giáo trình trang bị kiến thức cơ bản về quản trị nguồn nhân lực nhƣ vai trò của quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức, trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức, thiết kế và phân tích công việc, kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực, bố trí nhân lực và thôi 5 việc, tạo động lực trong lao động, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thù lao và các phúc lợi…v.v.v. Cũng với khung lý luận về quản trị nguồn nhân lực, một giáo trình khác sử dụng cho chuyên nghành quản trị kinh doanh là giáo trình Quản trị nhân sự của tác giả Nguyễn Hữu Thân (2008). Cuốn sách cũng cho ngƣời đọc kiến thức chung về quản trị nhân sự: hoạch định, tuyển mộ và tuyển chọn nhân sự, phát triển tài nguyên nhân sự, lƣơng bổng và đãi ngộ, giao tiếp nhân sự. Bên cạnh các tài liệu nêu trên còn kể đến một giáo trình khác nhƣ Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực của PGS.TS Trần Xuân Cầu - PGS.TS Mai Quốc Chánh (2009). Tác giả cung cấp không chỉ cơ sở lý luận mà còn nêu ra thực trạng tại Việt Nam. Giáo trình này là tài liệu bắt buộc đối với tác giả chuyên ngành Kinh tế nguồn nhân lực, do vậy giáo trình cung cấp cho ngƣời học lý luận về nhân tố con ngƣời trong phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hình thành các nguồn nhân lực, phân bố các nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra tác giả còn trang bị cho ngƣời học lý luận về thị trƣờng lao động, đan xen thực trạng thị trƣờng lao động Việt Nam. Trong giáo trình này ngƣời học còn đƣợc cung cấp kiến thức cơ bản về năng suất lao động, lập kế hoạch và quản lý năng suất lao động, tạo việc làm cho ngƣời lao động và phƣơng hƣớng tạo việc làm cho ngƣời lao động tại Việt Nam. Nói đến kinh tế nguồn nhân lực, tác giả còn nghiên cứu lý luận về thu nhập, tiền lƣơng, chính sách và chế độ tiền lƣơng, xây dựng kế hoạch và quản lý quỹ lƣơng trong các cơ quan, doanh nghiệp, an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, thất nghiêp…v.v.v. Bên cạnh những giáo trình về quản trị nguồn nhân lực, có thể đề cập đến cuốn sách Phát triển nguồn nhân lực -kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta của tác giả Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1996). Cuốn sách giới thiệu về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia, trong đó có chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số nƣớc trên thế giới. 6 Một tài liệu khác có thể kể đến nhƣ Chủ doanh nghiệp và chức năng quản lý nguồn nhân lực của Dự án Mê Kông (2002). Cuốn sách này đề cập đến vai trò của quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và các phƣơng thức mà trƣởng phòng nhân sự có thể thực hiện nhằm góp phần vào thành công của công ty. Mục đích cụ thể của cuốn sách là giúp ngƣời đọc nhận ra vai trò của doanh nghiệp - nhà quản lý đồng thời là ngƣời phụ trách quản lý nguồn nhân lực, miêu tả mục đích và các nội dung của công tác quản lý nguồn nhân lực, xác định những lợi ích của công tác quản lý nguồn nhân lực, xác định các chức năng và nhiệm vụ của trƣởng phòng nhân sự, chỉ ra những kiến thức, kỹ năng và năng lực cần có của một ngƣời phụ trách quản lý nguồn nhân lực thành công, nhận ra một số khác biệt trong ứng dụng quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Châu á và doanh nghiệp theo kiểu phƣơng Tây...v.v.v. Cuốn Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - Kinh nghiệm Đông Á của Viện Kinh tế Thế giới (2003) nêu về các thành tựu đạt đƣợc của nhóm nƣớc trong khu vực trong phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Các chính sách thành công về giáo dục và đào tạo của các nƣớc Đông Á là giải pháp quan trọng trong cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa. Đó cũng là bài học cho Việt Nam trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực. Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các Công ty Nhật Bản của các tác giả TS.Trần Thị Nhung và PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng (2005) đã phân tích hiện trạng phát triển nguồn nhân lực, các phƣơng thức đào tạo lao động chủ yếu trong các Công ty Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay. Tác giả đã nêu ra một số gợi ý và kiến nghị về sự phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và trong các Công ty nói riêng trong thời gian tới. 7 Cuốn sách Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam của Nguyễn Lộc cùng cộng sự (2006) đã hệ thống hóa các khái niệm có liên quan đến nội dung phát triển nguồn nhân lực; xác định hiện trạng phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, trên cơ sở đó xác định những định hƣớng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thập kỷ tới. Khi xem xét các tài liệu về vấn đề quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có thể kể đến tác giả Đỗ Văn Phức (2010) với cuốn sách Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Tấn Thịnh (2008) với Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp. Hai cuốn sách này đều đề cập tới những cơ sở lý luận chung đối với vấn đề quản lý nhân lực trong một doanh nghiệp. Tác giả Nguyễn Tấn Thịnh cho ngƣời đọc hiểu về các khái niệm, nội dung cơ bản của hoạt động quản lý nhân lực trong doanh nghiệp từ lúc hình thành nguồn nhân lực đến việc tổ chức sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực đó trong doanh nghiệp. Ngƣời học cũng nắm bắt đƣợc những thách thức đối vói công tác quản lý nhân lực trong một môi trƣờng đầy biến động với các yếu tố khoa học, kỹ thuật, kinh tế và xã hội ngày càng phát triển và hiện đại. Qua việc nắm vững các phƣơng pháp và các công cụ quản lý nhân lực, ngƣời học còn có thể tham khảo đƣợc các kinh nghiệm quý giá của thực tiễn quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp nƣớc ngoài để áp dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị của mình. Tiếp cận với một tài liệu khác với những thông tin cập nhật hơn có thể kể đến cuốn sách Quản trị doanh nghiệp 2012 trong xu thế toàn cầu hóa của Viện sỹ - TSKH Nguyễn Văn Đáng (2012). Cuốn sách cung cấp cho các nhà quản trị những kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Vấn đề toàn cầu hóa không chỉ đem lại cho các doanh nghiệp, các nhà quản trị doanh nghiệp những cơ hội và thách thức mới. Nội dung cuốn sách đề cập tới toàn cầu hóa, 8 vấn đề đổi mới công nghệ quản trị; một số nhiệm vụ cơ bản của quản trị doanh nghiệp, cách xác định mục tiêu, thiết lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng lịch trình quản lý các kế hoạch kinh doanh; một số hình thức sở hữu doanh nghiệp, đƣợc trình bày một cách hệ thống các loại hình sở hữu doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay về cơ chế hoạt động, tính pháp lý cũng nhƣ những ƣu và nhƣợc điểm của chúng; Phát triển nguồn nhân lực và đổi mới tổ chức doanh nghiệp, tranh ngày càng gay gắt trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế; tổ chức và truyền thông doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp; chân dung của nhà quản trị doanh nghiệp thành đạt … v.v.v. Bàn về phát triển nguồn nhân lực có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Luận án tiến sỹ kinh tế « Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế » của Lê Thị Mỹ Linh (2009) nghiên cứu sâu về lý luận phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề cập tới các khái niệm về phát triển nguồn nhân lực, các nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tác giả đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đƣa ra những giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực. Luận án tiến sỹ kinh tế « Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn điện lực Việt Nam đến năm 2015 » của Đinh Văn Toàn (2011) nghiên cứu về lý luận phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp kinh doanh điện năng. Trong đó tác giả chỉ ra yêu cầu phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua nâng cao năng lực, tập trung nâng cao kỹ năng, thái độ và tác phong lao động cho mỗi vị trí công tác của nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất kinh doanh điện, đào tạo cập nhật về công nghệ mới cho đội ngũ kỹ thuật vận hành và bổ sung kỹ năng giao tiếp, dịch vụ khách hàng cho nhân viên kinh doanh điện năng. 9 Luận văn thạc sỹ kinh tế « Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.Cần Thơ đến năm 2020 » của Nguyễn Hoài Bảo (2009) nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phạm vi của một tỉnh thành. Trong đó luận văn cũng đi vào nghiên cứu và đƣa ra khung lý thuyết, đánh giá thực trạng tình hình tuyển dụng và sử dụng lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Cần Thơ, từ đó làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Luận văn thạc sỹ kinh tế « Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty truyền tải điện 4 đến năm 2015 » của Đinh Nguyễn Trƣờng Giang (2009) đƣa ra những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp ngành truyền tải điện. Luận văn phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Công ty truyền tải điện 4, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty tới năm 2015. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh « Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông Bình Định » của Nguyễn Nhật Minh (2012) làm rõ những cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Luận văn đi sâu vào phản ánh thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế giao thông Bình Định, đƣa ra các nguyên nhân của hạn chế và các đề xuất hợp lý để phát triển nguồn nhân lực Công ty với tầm nhìn năm 2020. Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế « Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà Tĩnh » của Đặng Thị Cẩm Hà (2014) làm rõ lý thuyết về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông qua việc đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hà Tĩnh, tác giả đƣa ra những đề xuất phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh này. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất