Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn phát triển kinh tế huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng giai đọan 2005 2...

Tài liệu Luận văn phát triển kinh tế huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng giai đọan 2005 2015

.PDF
136
806
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HOÀI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN VĨNH BẢO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn cao học của tôi với đề tài "Phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo – Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015" là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Hoài LỜI CẢM ƠN Tác giả trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học sư phạm Hà Nội cùng với sự quan tâm của quý Thầy, Cô khoa Địa lý, đặc biệt là Cô GS.TS Đỗ Thị Minh Đức. Cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, luôn cho tác giả những lời góp ý quý báu trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý cơ quan ban ngành của Ủy ban nhân dân TP Hải Phòng, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo, các phòng ban chuyên môn ở huyện, tỉnh đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những tài liệu rất cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tác giả chân thành cảm ơn đến quý lãnh đạo Sở GD - ĐT Hải Phòng, BGH trường THPT Ngô Quyền-TP Hải Phòng, cùng các anh, chị đồng nghiệp trong hội đồng sư phạm của trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn cao học của mình đúng theo kế hoạch. Cảm ơn đến tất cả các thành viên lớp cao học Địa Lý K25, trường đại học sư phạm Hà Nội đã đóng góp ý kiến chân thành để tác giả sớm hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế cũng như cách nhìn nhận vấn đề chưa toàn diện nên không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, tác giả kính mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và các bạn đọc, để luận văn được hoàn thiện với nội dung sâu sắc hơn. Tác giả trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Hoài DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSHT - CSVCKT Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật CCN - TTCN Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ĐTH Đô thị hóa ĐBSH Đồng bằng sông Hồng GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc dân GNI (Gross National Income) Tổng sản phẩm quốc nội GTSX Giá trị sản xuất GTVT Giao thông vận tải HTX Hợp tác xã KT - XH Kinh tế - xã hội KH - CN Khoa học - công nghệ NQ - TW Nghị quyết Trung ương NTTS Nuôi trồng thủy sản TP Thành phố TT. Vĩnh Bảo Thị trấn Vĩnh Bảo UBND Ủy ban nhân dân VTĐL Vị trí địa lí MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 2 3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 4 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 4 3.3. Giới hạn................................................................................................ 4 4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 5 4.1. Quan điểm nghiên cứu ......................................................................... 5 4.1.1. Quan điểm hệ thống ....................................................................... 5 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ........................................................ 6 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh ....................................................... 6 4.1.4. Quan điểm kinh tế.......................................................................... 6 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững ..................................................... 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu, số liệu .................................. 7 4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh .................................... 7 4.2.3. Phương pháp thống kê toán học .................................................... 8 4.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin Địa lí (GIS) ............... 8 4.2.5. Phương pháp thực địa .................................................................... 8 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 9 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ................................................................. 9 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ... 10 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ .............................. 10 1.1.1. Các khái niệm .............................................................................. 10 1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế ............................................................... 10 1.1.1.2. Phát triển kinh tế .................................................................... 11 1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế ........................................................................ 12 1.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................... 13 1.1.2. Các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ......................... 14 1.1.2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ................................................ 14 1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................ 15 1.1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................... 15 1.1.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế vận dụng cho huyện Vĩnh Bảo 18 1.1.3.1. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ............................... 18 1.1.3.2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp .................... 22 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế sử dụng trong đề tài. ..... 23 1.1.4.1. Các tiêu chí đánh giá chung................................................... 23 1.1.4.2. Các tiêu chí đánh giá vận dụng cho cấp huyện ..................... 23 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.......................................................................... 26 1.2.1. Tổng quan về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng..... 26 1.2.1.1. Khái quát chung ..................................................................... 26 1.2.1.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế................................... 27 1.2.1.3. Cơ cấu kinh tế ........................................................................ 27 1.2.1. Tổng quan về phát triển kinh tế TP Hải Phòng giai đoạn 2005-2015. ...... 29 1.2.1.1. Khái quát chung. .................................................................... 29 1.2.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế................................... 32 1.2.2.3. Cơ cấu kinh tế ........................................................................ 33 TIỂU KẾT CHƯƠNG I .................................................................................. 37 CHƯƠNG 2. CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN VĨNH BẢO – TP HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2005-2015............ 38 2.1. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ................................. 38 2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .................................................. 38 2.1.2. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. ...................... 39 2.1.2.1. Địa hình ................................................................................. 39 2.1.2.2. Khí hậu .................................................................................. 39 2.1.2.3. Tài nguyên đất ....................................................................... 39 2.1.2.4. Thủy văn ................................................................................ 42 2.1.2.5. Khoáng sản. ........................................................................... 42 2.1.2.6. Sinh vật .................................................................................. 43 2.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội ............................................................. 43 2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động. .................................................... 43 2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. ............................... 48 2.1.3.3. Vốn đầu tư. ............................................................................ 51 2.1.3.4. Thị trường .............................................................................. 52 2.1.3.5. Chính sách phát triển kinh tế xã hội. ..................................... 53 2.1.3.5. Khoa học công nghệ .............................................................. 54 2.1.4. Đánh giá chung ............................................................................ 54 2.1.4.1. Những lợi thế. ........................................................................ 54 2.1.4.2. Khó khăn................................................................................ 56 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN VĨNH BẢO..... 56 2.2.1. Khái quát chung ........................................................................... 56 2.2.1.1. Qui mô giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế. ............. 56 2.2.1.2. Cơ cấu GTSX theo ngành ...................................................... 58 2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ...................................... 59 2.2.2.1. Ngành nông - lâm - thủy sản ................................................. 59 2.2.2.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản ......... 78 2.2.2.3. Ngành dịch vụ........................................................................ 87 2.2.3. Sự phân hóa lãnh thổ huyện Vĩnh Bảo ........................................ 92 2.2.3.1. Tiểu vùng trung tâm .............................................................. 92 2.2.3.2. Tiểu vùng giữa ....................................................................... 93 2.2.3.3. Tiểu vùng phía Nam .............................................................. 93 2.2.3.4. Tiểu vùng phía Bắc................................................................ 93 2.2.4. Đánh giá chung ............................................................................ 93 2.2 4.1. Thành tựu ............................................................................... 94 2.2.4.2. Những hạn chế chủ yếu ......................................................... 95 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN VĨNH BẢO ĐẾN NĂM 2025........................................................ 97 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế- xã hội huyện Vĩnh Bảo đến năm 2025 ........................................................................... 97 3.1.1. Quan điểm .................................................................................... 97 3.1.2. Mục tiêu phát triển ....................................................................... 98 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................. 98 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................... 98 3.1.3. Định hướng phát triển ................................................................ 100 3.1.3.1. Định hướng phát triển các ngành kinh tế ............................ 100 3.1.3.4. Định hướng phát triển lãnh thổ ........................................... 107 3.2. Các giải pháp cơ bản ........................................................................ 108 3.2.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư ................................................. 108 3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ......................................... 109 3.2.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường ......... 111 3.2.4. Giải pháp về mở rộng và phát triển thị trường .......................... 111 3.2.5. Các giải pháp phát triển các ngành kinh tế ................................ 112 3.2.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách ................................................ 113 3.2.7. Giải pháp về tăng cường cơ sở hạ tầng ..................................... 113 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................ 114 KẾT LUẬN ................................................................................................... 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 116 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH giai đoạn 2005-2012 Bảng 1.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) phân theo khu vực kinh tế TP Hải Phòng giai đoạn 2005-2015 Bảng 1.3. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế TP Hải Phòng giai đoạn 20052015 Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Bảo năm 2005, 2015 Bảng 2.2. Dân số và gia tăng dân số huyện Vĩnh Bảo, giai đoạn 2005 - 2015 Bảng 2.3. Gia tăng cơ học huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2005-2015. Bảng 2.4. Nguồn lao động huyện Vĩnh Bảo, giai đoạn 2005 – 2015 Bảng 2.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện Vĩnh Bảo từ năm 2005 đến 2015 Bảng 2.6. Giá trị sản xuất và giá trị sản xuất bình quân/ người của huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2005-2015 (giá hiện hành) Bảng 2.7. Tổng GTSX và cơ cấu GTXS theo ngànhcủa huyện Vĩnh Bảo, giai đoạn 2005 2015 (giá thực tế) Bảng 2.8. Bảng GTSX và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2005-2015 Bảng 2.9. Sản xuất lương thực ở huyện Vĩnh Bảo, giai đoạn 2005 – 2015 Bảng 2.10. Diện tích (DT), năng suất (NS) và sản lượng (SL) lúa huyện Vĩnh Bảo, giai đoạn 2005 – 2015 Bảng 2.11. Tình hình sản xuất ngô huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2005-2015. Bảng 2.12. Bảng diện tích, năng suất, sản lượng cây màu lương thực huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2005-2015 Bảng 2.13. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp hằng năm ở huyện Vĩnh Bảo, giai đoạn 2005 – 2015 Bảng 2.14. Tình hình chăn nuôi huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2005-2015 Bảng 2.15. GTSX và cơ cấu GTSX ngành công nghiệp - xây dựng của huyện Vĩnh Bảo, giai đoạn 2005 - 2015( Giá hiện hành) Bảng 2.16. GTSX và cơ cấu GTSX các ngành công nghiệp huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2005 - 2015 (theo giá hiện hành) Bảng 2.17. Cơ cấu GTSX công nghiệp theo thành phần kinh tế huyện Vĩnh Bảo năm 2015 Bảng 2.18. GTSX và cơ cấu GTSX các ngành công nghiệp ở huyện Vĩnh Bảo năm 2015 (theo giá hiện hành) Bảng 2.19. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2005 - 2015 Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn 2016-2025 (theo giá hiện hành) DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: GDP và GDP/người của thành phố Hải Phòng từ 2005 - 2015 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Vĩnh Bảo năm 2005 và 2015 Biểu đồ 2.2: Quy mô dân số và gia tăng tự nhiên huyện Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của huyện Vĩnh Bảo năm 2005 và năm 2015 (đơn vị:%) Biểu đồ 2.4: GTSX và GTSX/người huyện Vĩnh Bảo, giai đoạn 2005 - 2015 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu GTSX theo ngành huyện Vĩnh Bảo, giai đoạn 2005 - 2015 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản huyện Vĩnh Bảo, giai đoạn 2005 - 2015 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Bảo, năm 2005 và 2015 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu GTSX công nghiệp huyện Vĩnh Bảo năm 2005 và 2015 DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ: Hành chính huyện Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng Bản đồ: Nguồn lực phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng Bản đồ: Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có nhiều cải cách và đổi mới, đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Chính sách đổi mới cũng đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế xã hội diễn ra không đồng đều giữa các huyện, các tỉnh, thành phố và các khu vực trong cả nước. Điều đó đặt ra vấn đề là phải phát triển các vùng kinh tế động lực ở mỗi huyện, mỗi tỉnh, thành phố; nâng cao đời sống nhân dân tại các địa phương, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Cùng với công cuộc đổi mới, quá trình phát triển kinh tế xã hội của TP Hải Phòng nói chung và huyện Vĩnh Bảo nói riêng đã có những bước tiến bộ quan trọng, phù hợp với xu thế mới và tiến trình CNH-HĐH của đất nước. Huyện Vĩnh Bảo nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, có diện tích đất tự nhiên trên 181 km2, là huyện nằm trên vùng hạ lưu sông Thái Bình, ở phía Đông Bắc đồng bằng sông Hồng; phía Đông Bắc giáp huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), phía Tây Bắc giáp huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương), phía Đông Nam, Tây Nam giáp huyện Quỳnh Phụ, Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), có quốc lộ 10 và quốc lộ 37 đi qua; huyện có 29 xã và 01 thị trấn. Với vị trí địa chính trị quan trọng, huyện Vĩnh Bảo có rất nhiều tiềm năng cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Trong thực tế huyện đã có rất nhiều đóng góp có ý nghĩa đối với việc phát triển KT-XH của TP Hải Phòng. Trong những năm qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, cơ cấu kinh tế đã có nhiều bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, thể hiện rõ rệt trong cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh 1 thổ và cơ cấu lao động của huyện. Sự chuyển dịch này đã làm thay đổi bộ mặt của kinh tế huyện theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập thì Vĩnh Bảo vẫn là một huyện nông nghiệp. Kinh tế huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính chất manh mún, phân tán, việc tiếp cận thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn… Những năm gần đây với sự ra đời của cụm công nghiệp Tân Liên, vấn đề việc làm đã phần nào được giải quyết và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện. Nhưng sự thiếu thốn cơ sở vật chất khiến khu công nghiệp trở nên khó hấp dẫn các nhà đầu tư. Không những vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường từng ngày đang đe dọa đời sống người dân. Bên cạnh đó tỉ trọng các ngành dịch vụ như tài chính, khoa học công nghệ vẫn còn thấp … Đứng trước xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, để duy trì và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế huyện, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao vị trí để ngang tầm với các địa phương khác trong toàn TP Hải Phòng cũng như với các địa phương khác trong cả nước thì việc đánh giá tổng hợp các thế mạnh và hạn chế, cơ hội và thách thức của huyện là một vấn đề quan trọng và cấp thiết. Vì vậy trong quá trình tìm hiểu tác giả đã chọn đề tài "Phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo – Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2015" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Vấn đề phát triển kinh tế huyện đã được nhiều cá nhân, tập thể nghiên cứu ở những góc độ và khía cạnh khác nhau. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học không mới song lại có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi tỉnh, thành phố và mỗi khu vực kinh tế. Trên cơ sở lí luận 2 và thực tiễn đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về phát triển kinh tế, dưới góc độ địa lí học, tiêu biểu như sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận chung về phát triển kinh tế như: Giáo trình kinh tế phát triển, PGS.TS. PhạmNgọc Linh và TS. Nguyễn Thị Kim Dung (chủ biên), NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2013 [8]. Nghiên cứu các nguyên lí phát triển kinh tế, khái quát sự vận động của nền kinh tế trong mối quan hệ tác động qua lại giữa kinh tế và xã hội. Đồng thời cũng phân tích tình hình cụ thể của các nước phát triển và quá trình chuyển một nền kinh tế từ tình trạng trì trệ, tăng trưởng thấp, tỉ lệ đói nghèo lớn và tình trạng mất công bằng xã hội cao, sang một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh với các chỉ tiêu xã hội ngày càng hoàn thiện hơn. Giáo trình Địa lí KT-XH Việt Nam tập 1,2 của GS.TS.Đỗ Thị Minh Đức, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007 [4,5] đã đề cập đến các nguồn lực cũng như hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam một cách cụ thể. Giáo trình Địa lí KT-XH Việt Nam của GS.TS.Lê Thông (chủ biên), NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2011 [12], đã phân tích kĩ các điều kiện cũng như hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Giáo trình Địa lí KT-XH đại cương của PGS.TS.Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2007 [21], đã tổng hợp các khái niệm cơ bản về phát triển kinh tế của một lãnh thổ như: cơ cấu kinh tế, nguồn lực phát triển kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ… Trong các báo cáo “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam” của worlbank - Ngân hàng Thế giới, đã phân tích và cập nhật những số liệu và những xu hướng phát triển kinh tế của kinh tế Việt Nam ở các thời điểm khác nhau. - Nghiên cứu về phát triển kinh tế cấp huyện: Những nghiên cứu về phát triển kinh tế ở huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 3 2005 – 2015 được thể hiện chủ yếu trong một số báo cáo của UBND huyện Vĩnh Bảo, các ban ngành, chi cục thống kê của huyện như: Kế hoạch và báo cáo kết quả phát triển KT - XH 5 năm 2006 – 2010 [26] ; Kế hoạch và báo cáo kết quả phát triển KT - XH 5 năm 2011 – 2015 [27]; Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Vĩnh Bảo đến năm 2025 của UBND huyện Vĩnh Bảo[30]. Các nghiên cứu trên đã cung cấp những vấn đề về phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu của cá nhân. Đây là điều kiện tốt để tác giả nhìn nhận, đánh giá sâu sắc hơn về các nguồn lực và hiện trạng phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo ở giai đoạn 2005 - 2015. Qua đó, đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển cụ thể phù hợp với tiềm năng của huyện trong tương lai. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế để đánh giá các nguồn lực, phân tích hiện trạng phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng từ góc độ của địa lí KTXH, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế. - Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo. - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo trong giai đoạn 2005-2015 dưới góc độ địa lí học. - Định hướng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo. 3.3. Giới hạn 4 - Nội dung: Tập trung phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo dưới góc độ địa lí học, bao gồm theo ngành: nông nghiệp (đối với nông - lâm - ngư); CN và TTCN; GTVT, thương mại và du lịch (đối với dịch vụ) và sự phân hóa theo tiểu vùng kinh tế. Từ đó đưa ra các định hướng và đề xuất những biện pháp phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Bảo - Thành phố Hải Phòng. - Phạm vi lãnh thổ: Huyện Vĩnh Bảo, đối với một số phân tích, sử dụng số liệu, thông tin chi tiết đến cấp xã. - Thời gian: Nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2005 - 2015 và định hướng đến năm 2025. 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Đây là một trong những quan điểm quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài này, là cơ sở để xem xét đối tượng một cách toàn diện, nhiều mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái và phát triển với việc phân tích những điều kiện nhất định để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng. Bản chất của hệ thống là tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động, hỗ trợ lẫn nhau nên mọi hiện tượng địa lí đều có mối quan hệ biện chứng tạo một chỉnh thể gọi là một hệ thống. Khi nghiên cứu đề tài phải đảm bảo được tính hệ thống. Tính hệ thống làm cho đề tài trở nên logic và sâu sắc. Lãnh thổ huyện Vĩnh Bảo được coi là một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, trong đó bao gồm các hệ thống con là thị trấn và các xã, nền kinh tế của huyện gồm 3 nhóm ngành và các ngành cụ thể. Các hệ thống con có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau. Do đó, phải 5 tìm hiểu mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng để đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện, chính xác vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra định hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tối đa và có hiệu quả nhất tiềm năng của huyện. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Mọi sự vật hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trong một không gian nhất định. Các hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng lãnh thổ là tổ hợp của nhiều điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng dân tộc. Vì vậy đề tài này đã dựa trên quan điểm lãnh thổ để tiến hành nghiên cứu các vấn đề tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, đặt vị trí của huyện trong bối cảnh của toàn thành phố và các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tượng địa lí dù lớn hay nhỏ đều phát sinh, phát triển theo quy luật riêng của nó. Vận dụng quan điểm lịch sử vào nghiên cứu để thấy được những biến đổi của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của huyện. Mặt khác, vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh còn giúp dự báo tương lai phát triển của lãnh thổ. 4.1.4. Quan điểm kinh tế Trong nghiên cứu phát triển kinh tế từ cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, hiệu quả kinh tế luôn được chú trọng trong quá trình phân tích và đánh giá. Trong giới hạn đề tài này, các tiêu chí cụ thể như: tốc độ tăng trưởng GTSX, chuyển dịch cơ cấu GTSX của các ngành kinh tế … được chú trọng. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý đến việc không chỉ cần đạt được các mục tiêu kinh tế mà còn phải quan tâm đến các giá trị khác. 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững 6 Phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay đối với bất cứ quốc gia hay địa phương nào. Quan điểm phát triển bền vững dựa trên ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh việc phát triển kinh tế ổn định, đạt hiệu quả cao còn phải chú trọng hiệu quả xóa đói giảm nghèo và bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, đồng thời bảo vệ môi trường, giữ gìn đa dạng sinh học; bảo vệ, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu các nguồn lực, thực trạng và đề ra các các giải pháp phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Bảo nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững, hài hòa để không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Đây cũng là mục tiêu cần hướng tới cho sự phát triển của huyện Vĩnh Bảo trong tương lai. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu, số liệu Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài, được sử dụng để hệ thống các tri thức, tìm ra các nội dung mới về lý luận để vận dụng vào nghiên cứu đề tài. Các tiêu chí đánh giá của huyện Vĩnh Bảo có mối quan hệ với nhau và luôn chịu tác động của nhiều yếu tố như tự nhiên, kinh tế, dân số … Vì vậy các vấn đề đưa ra được tìm hiểu nghiên cứu dựa trên nhiều góc độ khác nhau, tổng hợp từ số liệu thống kê, từ các tài liệu liên quan. Bên cạnh các dữ liệu bằng số (thống kê), bằng văn bản, tác giả còn thu thập những dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác nhau, có sự thống nhất về thời gian (2005 – 2015). Sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích chọn lọc để có những tài liệu đáp ứng yêu cầu của đề tài. 4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Trên cơ sở số liệu đã thu thập, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các mối quan hệ về không gian giữa các xã trong huyện, giữa huyện Vĩnh Bảo với các huyện khác trong thành phố Hải Phòng, về thời gian phát triển theo 7 các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là các mối liên hệ về tự nhiên và nhân văn, các mối quan hệ giữa hình thức và bản chất … Qua đó làm rõ được những thuận lợi và khó khăn của các nguồn lực trong phát triển KT và những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Bảo đồng thời rút ra những nhận định khoa học của đề tài. 4.2.3. Phương pháp thống kê toán học Trên cơ sở tài liệu đã thu thập được từ Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố Hải Phòng, phòng thống kê huyện Vĩnh Bảo, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Bảo, UBND huyện Vĩnh Bảo, UBND một số xã trong huyện … Tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu thập được theo các mục đích, tính toán các chỉ số phát triển, tỉ trọng các ngành so sánh và đánh giá … để thấy được vị trí và sự chuyển biến của nền kinh tế huyện Vĩnh Bảo trong thời gian qua. 4.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin Địa lí (GIS) Bản đồ là nguồn tài liệu tham khảo để triển khai đề tài, đó là các hệ thống bản đồ tự nhiên, kinh tế, hành chính, giao thông của thành phố Hải Phòng, của huyện Vĩnh Bảo. Đề tài còn sử dụng Hệ thống thông tin Địa lí (GIS) và phần mềm Mapinfo để xây dựng các bản đồ có liên quan cũng như thể hiện kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ sự phân hóa và tính địa lí của đối tượng nghiên cứu, đó là: - Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Bảo. - Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo. - Bản đồ thực trạng phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo. 4.2.5. Phương pháp thực địa 8 Để có số liệu bổ sung và cơ sở đánh giá thực chất về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Bảo, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tiễn tại địa bàn, trao đổi với các nhà quản lí, phỏng vấn một số cán bộ địa phương và hộ nông dân, hộ kinh doanh … về những vấn đề liên quan đến đề tài. Từ kết quả thực địa, tác giả kiểm chứng, so sánh, phân tích, tổng hợp hệ thống thông tin và đưa ra những đánh giá quá trình phát triển kinh tế của huyện. 5. Những đóng góp của đề tài - Tổng hợp các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế, các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế. - Nêu bật những hạn chế và thế mạnh của huyện trong quá trình phát triển kinh tế. Phân tích thực trạng và đánh giá quá trình phát triển kinh tế của toàn huyện trong giai đoạn 2005 – 2015. - Đề xuất định hướng phát triển và hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế từ năm nay đến năm 2025. 6. Cấu trúc của luận văn Đề tài "Phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo - Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2015" ngoài phần mở rộng và kết luận, nội dung gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2005 – 2015. Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Bảo đến năm 2025. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan