Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn phát triển công nghiệp tỉnh hà giang...

Tài liệu Luận văn phát triển công nghiệp tỉnh hà giang

.PDF
149
668
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------o0o-------- LÊ THỊ THU HẰNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------o0o-------- LÊ THỊ THU HẰNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG VINH HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang”, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, các khoa, phòng của Trƣờng Đại học Kinh tế ĐHQGHN đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn TS. Phạm Quang Vinh Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN . Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Sở Công thƣơng tỉnh Hà Giang, các bạn bè, đồng nghiệp, và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chƣa đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào và nó xuất phát từ tình hình thực tế đòi hỏi cấp bách của phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đề đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc./. TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tên luận văn: “Phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang” 2. Tác giả: Lê Thị Thu Hằng 3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế 4. Bảo vệ năm: 2014 5. Giáo viên hƣớng dẫn: Tiến sĩ Phạm Quang Vinh 6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang từ năm 2010 - 2013. Từ đó đề ra định hƣớng và những giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020. 7. Những đóng góp mới của luận văn: nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lƣợc phát triển công nghiệp là động lực quyết định phát triển kinh tế - xã hội trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá của Đảng và Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang. MỤC LỤC DANH MỤC CHƢ̃ VIẾT TẮT.......................................................................... i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................. ii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ............................................................................................................ 4 1.1. Khái niệm về công nghiệp và phát triển công nghiệp................................ 4 1.2. Vị trí, vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế .............................. 5 1.2.1. Vị trí của công nghiệp trong phát triển kinh tế ....................................... 5 1.2.2. Vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế .................................... 6 1.3. Những đặc trƣng chủ yếu của công nghiệp................................................ 8 1.3.1. Đặc trƣng về kỹ thuật sản xuất công nghiệp ........................................... 8 1.3.2. Đặc trƣng về kinh tế - xã hội của sản xuất công nghiệp ....................... 10 1.4. Phân loại công nghiệp .............................................................................. 11 1.4.1. Phân loại theo công dụng kinh tế của sản phẩm công nghiệp .............. 11 1.4.2. Phân loại theo phƣơng thức tác động đến đối tƣợng lao động ............. 12 1.4.3. Phân loại theo sự tƣơng đồng về kinh tế - kỹ thuật .............................. 13 1.4.4. Phân loại theo hình thức sở hữu ............................................................ 13 1.4.5. Phân loại theo trình độ trang bị kỹ thuật ............................................... 14 1.5. Phát triển công nghiệp cấp tỉnh ................................................................ 14 1.5.1. Nguyên tắc phát triển công nghiệp của một địa phƣơng cấp tỉnh .............. 14 1.5.2 Những yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của công nghiệp địa phƣơng ......................................................................................................................... 16 1.6. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam ......................................................................................................... 20 1.6.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số nƣớc trên thế giới ..... 20 1.6.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của các địa phƣơng ở Việt Nam25 1.6.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho nghiên cứu phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang ...................................................................................... 28 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 30 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 30 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 30 2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 30 2.2.2. Thu thập số liệu ..................................................................................... 32 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích .......................................................................... 35 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 38 2.3.1. Chỉ tiêu về kết quả sản xuất công nghiệp ............................................. 38 2.3.3. Kết quả kinh doanh công nghiệp........................................................... 40 2.3.4. Phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trƣờng, xã hội ........................... 41 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG ............................................................................................................ 43 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến sự phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang ...................................................................................... 43 3.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Giang .......................................................... 43 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang ............................................... 51 3.1.3. Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang ................ 57 3.1.4. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang .................................... 59 3.1.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang ..................................................................................... 65 3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang ............... 67 3.2.1. Quy mô và tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Giang............... 68 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ............................................... 69 3.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành công nghiệp của tỉnh Hà Giang ..... 71 3.2.4. Năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp của tỉnh Hà Giang .... 74 3.2.5. Hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành công nghiệp của tỉnh Hà Giang ......................................................................................................................... 75 3.2.6. Thực trạng một số chuyên ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang ............................................................................................................... 76 3.14 Bảng một số sản phẩm chủ yếu. .............................................................. 77 3.2.7. Thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Hà Giang ...... 84 3.2.8. Ý kiến về phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang qua phiếu điều tra ... 89 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang ..................... 93 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 93 3.3.2. Những hạn chế, tồn tại .......................................................................... 96 3.3.3. Những nguyên nhân của tồn tại ............................................................ 97 3.3.4 Bài học kinh nghiệm .............................................................................. 98 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG ....................................................................................................................... 101 4.1. Các quan điểm, căn cứ phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang .............. 101 4.1.1. Các quan điểm phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang ................... 101 4.1.2. Căn cứ phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang .................................... 101 4.2. Định hƣớng, mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang ................ 102 4.2.1. Định hƣớng chung ............................................................................. 102 4.2.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang .................................. 103 4.3.Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang .................................... 104 4.3.1. Đổi mới thể chế phát triển công nghiệp .............................................. 104 4.3.2 Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang................................ 108 4.3.3 Xây dựng môi trƣờng và nâng cao hiệu quả cho phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang ................................................................................................ 113 4.3.4 Các giải pháp về đầu tƣ, thu hút vốn đầu tƣ và xúc tiến thƣơng mại để phát triển công nghiệp Hà Giang. ................................................................. 115 4.3.5. Các giải pháp về khoa học công nghệ để phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang. ............................................................................................................ 117 4.3.6. Giải pháp về phát triển thị trƣờng và phát triển vùng nguyên liệu để phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang ........................................................... 120 4.3.7. Các giải pháp về bảo vệ môi trƣờng ................................................... 122 4.3.8. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực để phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang ............................................................................................................. 124 4.4. Kiến nghị ................................................................................................ 125 KẾT LUẬN ................................................................................................... 126 DANH MỤC CHƢ̃ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 CN Công nghiệp 2 CCN Cụm công nghiệp 3 CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 4 DN Doanh nghiệp 5 KCN Khu công nghiệp 6 KCNC Khu công nghệ cao 7 KCX Khu chế xuất 8 KT-XH Kinh tế - Xã hội 9 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 10 TW Trung ƣơng 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 VH – XH Văn hóa – Xã hôi 13 VLXD Vật liệu xây dựng 14 VĐTNN Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 15 XHCN Xã hội chủ nghĩa 16 SXCN Sản xuất công nghiệp 17 SXKD Sản xuất kinh doanh i DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Quy mô mẫu chọn theo tổ............................................................... 35 Bảng 3.1. Tổng hợp một số đặc trƣng về khí hậu của Hà Giang năm 2012 ... 44 Bảng 3.2. Thực trạng cơ cấu đất đai tỉnh Hà Giang năm 2010 - 2013 ........... 46 Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Hà Giang năm 2010-2013 ...... 47 Bảng 3.4. Diện tích, dân số, nguồn nhân lực tỉnh Hà Giang .......................... 52 Bảng 3.5. Thực trạng về Giáo dục tỉnh Hà Giang........................................... 55 Bảng 3.6. Thực trạng về Y tế tỉnh Hà Giang .................................................. 56 Bảng 3.7. Thực trạng về Văn hóa tỉnh Hà Giang........................................... 56 Bảng 3.8. Tổng sản phẩm, GDP) trên địa bàn tỉnh Hà Giang phân theo khu vực kinh tế ....................................................................................................... 61 Bảng 3.9. Thu, chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh Hà Giang .................................. 63 Bảng 3.10. Tổng hợp tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa 2011-2013 ........... 63 Bảng 3.11. Vốn đầu tƣ thực hiện năm 2011 - 2013, Giá thực tế) .................. 64 Bảng 3.12. Số lƣợng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của tỉnh Hà Giang ....................................................................... 72 Bảng 3.13. Lực lƣợng lao động công nghiệp phân theo ngành kinh tế của tỉnh Hà Giang ......................................................................................................... 73 3.14 Bảng một số sản phẩm chủ yếu. .............................................................. 77 Bảng 3.15. Thực trạng một số chuyên ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013 ............................................................................................. 84 Bảng 3.16. Tổng hợp ý kiến của các cơ sở công nghiệp về các chính sách cho sản xuất của cơ sở SX công nghiệp tỉnh Hà Giang năm 2013(n=218) ........... 89 Bảng 3.17. Tổng hợp ý kiến của các cơ sở sản xuất công nghiệp về khả năng tiếp cận các nguồn lực cho sản xuất của DN tỉnh Hà Giang năm 2013(n=218) ......................................................................................................................... 91 ii Bảng 3.18. Tổng hợp ý kiến của các cơ sở sản xuất công nghiệp về các yếu tố đầu ra đối với hoạt động SXKD của DN CN tỉnh Hà Giang năm 2013(n=218) ......................................................................................................................... 92 Bảng 4.1. Dự kiến phát triển các nhóm ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang . 109 Bảng 4.2. Dự kiến các khu công nghiệp tỉnh Hà Giang ............................... 110 iii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản phẩm, theo giá thực tế) và tốc độ tăng trƣởng trên địa bàn tỉnh Hà Giang .................................................................. 62 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Giang ....... 62 Hình 3.3. Biểu đồ giá trị SXCN, theo giá so sánh 2010) và tốc độ tăng trƣởng công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang ......................................................... 68 Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP CN theo TPKT tỉnh Hà Giang ........ 70 Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP CN theo ngành KT tỉnh Hà Giang .. 71 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các mô hình công nghiệp hoá đƣợc ra đời nhằm đƣa các quốc gia đang phát triển rút ngắn khoảng cách với các nƣớc phát triển. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, mọi quốc gia phải không ngừng đổi mới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Nƣớc ta xuất phát từ nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đạt đƣợc mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc phải có chiến lƣợc và chính sách phát triển kinh tế phù hợp, thực hiện từng bƣớc CNH-HĐH đất nƣớc một cách vững chắc. Đảng ta đã xác định mục tiêu chiến lƣợc phát triển cho đất nƣớc là: đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Công nghiệp đã, đang và sẽ là động lực quyết định phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá. Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc có ngành công nghiệp phát triển khá muộn vào những năm đầu của thập niên 70 thế kỷ trƣớc, thành phố Hà Giang và một số khu vực phụ cận của thành phố nhƣ huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Quang, huyện Bắc Mê đã đƣợc xem nhƣ một trung tâm công nghiệp khá lớn của cả tỉnh. Ngoài ra một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp ở tỉnh là có vị trí địa lý thuận lợi với tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú. Tuy nhiên, hiện nay công nghiệp của tỉnh phát triển chậm hơn so với nhiều địa phƣơng khác và nhất là quy mô còn nhỏ hẹp, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu, tài nguyên sản xuất công nghiệp đa dạng nhƣng phân tán, công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển, hạ tầng cơ sở còn nhiều yếu kém và bất cập. Do vậy cần phải tích cực phát triển ngành công nghiệp 1 với vai trò là nền tảng cho phát triển kinh tế, mà trƣớc hết là phát triển theo hƣớng hợp lý, khai thác các nguồn lực của địa phƣơng. Phát triển công nghiệp tại địa phƣơng là cần thiết và rất quan trọng. Do đó, cần đƣợc quan tâm nghiên cứu đầy đủ hơn cả về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn. Xuất phát từ đó tôi lựa chọn đề tài “Phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang” làm đề tài nghiên cứu luận văn nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lƣợc phát triển công nghiệp là động lực quyết định phát triển kinh tế - xã hội trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá của Đảng và Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu bao trùm của của luận văn là trên cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp, nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang, luận văn đề xuất một số giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV đã đề ra. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang từ năm 2011 - 2013. - Đề ra định hƣớng và những giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quá trình phát triển công nghiệp dƣới góc đọ quản lý nhà nƣớc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Năm 2011 - 2013 - Về không gian: tỉnh Hà Giang 2 - Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung phát triển công nghiệp, đặc điểm, điều kiện và các chỉ tiêu đánh giá phát triển. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp tỉnh Hà Giang xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch dài hạn phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020 có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang và đối với các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu; kết luận; mục lục; phụ lục; danh mục tài liệu tham khảo; Luận văn gồm 4 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp. Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang. Chương 4: Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang. 3 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm về công nghiệp và phát triển công nghiệp - Khái niệm về công nghiệp theo Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Công nghiệp là ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất, có ảnh hƣởng quyết định đến trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất và năng suất lao động xã hội. Tỷ lệ sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội đƣợc xem nhƣ chỉ tiêu phản ảnh trình độ phát triển KT-XH. Công nghiệp gồm hai nhóm lớn: Nhóm A, sản xuất tƣ liệu sản xuất - công nghiệp nặng) và Nhóm B, sản xuất tƣ liệu tiêu dùng - công nghiệp nhẹ)”, Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, 2011). - Khái niệm về công nghiệp của G.A.Cô-Dơ-Lốp: “Công nghiệp là ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp, xí nghiệp, công xƣởng, nhà máy, trạm phát điện, hầm mỏ v.v.... chế tạo ra công cụ lao động, khai thác nguyên vật liệu và nhiên liệu, chế biến các sản phẩm do nông nghiệp và các ngành khác sản xuất ra. Công nghiệp do hai nhóm lớn hợp thành: sản xuất tƣ liệu sản xuất và sản xuất tƣ liệu tiêu dùng. Công nghiệp chia ra; công nghiệp khai thác, khai thác than đá, khoáng sản, khai thác rừng, khai thác hải sản, v.v…) và công nghiệp chế biến, luyện kim, chế tạo cơ khí, dệt, chế biến thực phẩm.v.v…). Trình độ phát triển của công nghiệp quyết định thực lực kinh tế của đất nƣớc, khả năng quốc phòng, trình độ trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân bằng những công cụ lao động hiện đại, mức năng suất lao động và sự phát triển kinh tế của đất nƣớc ”, Trần Thanh Mẫn, 2009). - Khái niệm về công nghiệp của Hiệp hội kỹ sư Pháp: 4 “Công nghiệp là toàn bộ các hoạt động kinh tế tạo ra của cải vật chất thông qua việc biến đổi nguyên vật liệu. Công nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực cơ bản và nhiều lĩnh vực liên kết khác nhƣ thƣơng mại và dịch vụ”, Trần Thanh Mẫn, 2009). - Khái niệm phát triển công nghiệp: “Phát triển công nghiệp là sự phát triển đồng bộ các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp, bao gồm các yếu tố về quản lý nhà nƣớc nhƣ: Đƣờng lối, chủ trƣơng; chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách, cơ sở hạ tầng, tác động của các khu vực kinh tế khác; cũng nhƣ sự phát triển của các yếu tố đầu vào trong sản xuất nhƣ: Vốn đầu tƣ, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, máy móc thiết bị, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, trình độ quản lý và sự phát triển của các yếu tố đầu ra nhƣ: Nhu cầu thị trƣờng, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu chuyên ngành công nghiệp, phân bố sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trƣờng. Phát triển công nghiệp nhằm tăng tỷ trọng giá trị sản lƣợng công nghiệp trong tổng sản phẩm trong nƣớc, GDP. góp phần hoàn thành sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc”, Trần Thanh Mẫn, 2009). 1.2. Vị trí, vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế 1.2.1. Vị trí của công nghiệp trong phát triển kinh tế Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, bởi vì: - Công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ. Trong quá trình phát triển kinh tế đi lên sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó. - Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm, hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp vừa là ngành khai thác tài nguyên, vừa là ngành tiếp tục chế biến các nguyên liệu nguyên thủy đƣợc khai thác và sản xuất từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm 5 trung gian để sản xuất ra vật phẩm cuối cùng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con ngƣời. - Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển kinh tế ở nƣớc ta hiện nay, Đảng ta có chủ trƣơng coi “công nghiệp là mặt trận hàng đầu” giải quyết về cơ bản vấn đề lƣơng thực, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hoá nhằm tạo ra những tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá. 1.2.2. Vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế Công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề có tính chiến lƣợc của nền kinh tế xã hội nhƣ: Tăng thu nhập dân cƣ và ổn định xã hội, giải quyết việc làm, xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi, v v…Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế đi lên sản xuất lớn là một tất yếu khách quan. Bởi trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp là ngành có khả năng tạo ra động lực và định hƣớng sự phát triển các ngành kinh tế khác đi lên nền sản xuất lớn. Theo Nguyễn Xuân, 2011) công nghiệp đƣợc thừa nhận là ngành chủ đạo của nền kinh tế đƣợc thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: 1.2.2.1. Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập quốc gia Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác, mà năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy nhanh tăng trƣởng công nghiệp và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia. Công nghiệp có vai trò quan trọng này là do thƣờng xuyên đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hơn nữa, giá cả sản phẩm công nghiệp thƣờng ổn định và cao hơn so với các sản phẩm khác ở cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Nhƣ vậy, công nghiệp là một trong những ngành đóng góp quan trọng vào việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích lũy vốn để phát triển kinh tế, đóng góp 6 lớn vào thu ngân sách, tăng trƣởng kinh tế, tạo ra các nguồn thu từ xuất khẩu cũng nhƣ thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. 1.2.2.2. Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kĩ thuật cho các ngành kinh tế Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm công nghiệp, một bộ phận sản phẩm công nghiệp sản xuất có chức năng là tƣ liệu sản xuất. Do đó, nó còn là ngành tạo ra tác động hiệu quả dây chuyền đến các ngành kinh tế khác và tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế. 1.2.2.3. Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ bản của con ngƣời. Công nghiệp khác hơn, cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng, ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi, giải trí...). khi thu nhập dân cƣ tăng gắn với quá trình phát triển kinh tế thì nhu cầu con ngƣời lại cao hơn và mới hơn. Chính sự phát triển của công nghiệp mới đáp ứng những nhu cầu thay đổi này và đồng thời nó lại hƣớng dẫn tiêu dùng của con ngƣời. 1.2.2.4. Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội Dƣới tác động của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp đƣợc nâng cao tạo điều kiện dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhƣng không ảnh hƣởng đến sản lƣợng nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp làm mở rộng nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới và cả các ngành dịch vụ đầu vào và đầu ra sản phẩm công nghiệp, và nhƣ vậy thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội. 1.2.2.5. Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển Trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp cho sản xuất nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng nhƣ: phân bón hóa học, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu bệnh, máy móc, phƣơng tiện vận chuyển làm tăng năng suất. Hơn nữa, công nghiệp còn góp phần làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Nhƣ chúng ta đã biết, nếu cứ để các sản phẩm nông nghiệp ở dạng 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất