Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn phân tích và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện việc xây dựng hệ thống...

Tài liệu Luận văn phân tích và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện việc xây dựng hệ thống định mức lao động tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (vnpt) trong giai đoạn mới

.PDF
105
492
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------ĐẶNG GIA KHÁNH PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT) TRONG GIAI ĐOẠN MỚI CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC Hà Nội – Năm 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội; Ban lãnh đạo và Phòng Nghiên cứu Định Mức Kinh tế Kỹ thuật – Viện Kinh tế Bưu điện, các đơn vị thành viên và đặc biệt là VNPT: Hà Nội; Hải Phòng; Nghệ An; Đà Nẵng; TP.HCM; Bình Dương. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn tôi - TS.Trần Thị Bích Ngọc Bộ Môn Quản Trị kinh doanh, Khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do những hạn chế về trình độ và thời gian, bản luận văn này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả giúp bản luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2012 Học viên Đặng Gia Khánh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam BCVT Bưu chính Viễn thông SXKD Sản xuất kinh doanh ĐMLĐ Định mức lao động ĐMTH Định mức tổng hợp KTKT Kinh tế Kỹ thuật MỞ ĐẦU 1/. Sự cần thiết của đề tài Trong thời gian qua, để phục vụ công tác quản lý, tổ chức sản xuất và bố trí lao động, hệ thống các định mức lao động đã được chú trọng xây dựng và đưa vào áp dụng tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn BCVT Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc áp dụng hệ thống định mức này chưa được thực hiện một cách đồng bộ tại các đơn vị cơ sở. Việc chia tách giữa bưu chính và viễn thông đã phần nào tác động làm thay đổi mô hình tổ chức SXKD tại các đơn vị, cùng với những tiến bộ về khoa học công nghệ dẫn đến các thay đổi về thiết bị và có thể là cả những dịch vụ cung cấp... Tất cả những biến đổi đó phần nào làm thay đổi các quy trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị, cung ứng dịch vụ…Do vậy, để hệ thống các định mức lao động trong Tập đoàn được xây dựng, ban hành và sử dụng có hiệu quả, việc đánh giá tổng quan hệ thống định mức lao động hiện hành và đề xuất định hướng trong việc xây dựng, sử dụng các định mức này tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn BCVT Việt Nam là rất cần thiết Tuy nhiên, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, các sản phẩm, dịch vụ mang tính đặc thù cao, quá trình sản xuất luôn gắn liền với quá trình tiêu thụ và đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều đơn vị trong ngành. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu và tăng cường công tác quản lý, xây dựng cũng như áp dụng hệ thống định mức lao động tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện việc xây dựng hệ thống Định mức Lao động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trong giai đoạn mới” làm luận văn của mình 2/. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn - Phân tích và đánh giá về công tác xây dựng và áp dụng Định mức Lao động của VNPT 1 - Nghiên cứu việc xây dựng và áp dụng hệ thống Định mức Lao động tại VNPT trong giai đoạn tới - Xây dựng các giải pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng xây dựng và áp dụng hệ thống Định mức Lao động tại VNPT 3/. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Công tác xây dựng và quản lý hệ thống định mức lao động trong lĩnh vực Viễn thông của Công ty mẹ - Tập đoàn BCVT Việt Nam. - Phạm vi: Nghiên cứu về hệ thống định mức lao động tại Tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT) trong giao đoạn từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2012 4/. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê so sánh 5/. Kết quả của đề tài - Phân tích và đánh giá về công tác xây dựng và áp dụng Định mức Lao động của VNPT - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện việc xay dựng và áp dựng hệ thống định mức lao động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trong giai đoạn tới 6/. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu làm 3 chương chính như sau: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận xây dựng định mức lao động trong sản xuất kinh doanh của VNPT 2 - Chương 2: Thực trạng xây dựng và áp dụng hệ thống định mức lao động tại VNPT - Chương 3: Một số đề xuất điều chỉnh, xây dựng hệ thống định mức lao động trong giai đoạn tới 3 Chương I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA VNPT 1.1 Khái niệm định mức: - Định mức lao động là tiêu chuẩn quy định lượng lao động cần thiết để đưa ra được một sản phẩm lao động nhất định hoặc hoàn thành được một công việc nhất định, là khối lượng công việc người lao động trung bình phải hoàn thành trong điều kiện tổ chức lao động nhất định. Định mức lao động phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Là căn cứ tương đối chính xác để xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý kỹ thuật. - Phù hợp với điều kiện tổ chức, kỹ thuật của từng thời kỳ kế hoạch. - Bảo đảm sự thống nhất giữa các loại định mức và phương pháp xây dựng định mức - Bảo đảm sự quản lý tập trung của Nhà nước, bảo đảm tính quần chúng, quyền làm chủ tập thể của người lao động và quyền tự chịu trách nhiệm của các đơn vị cơ sở. 1.2 Vai trò của định mức lao động 1.2.1. Phân loại mức lao động theo đơn vị tính - Mức thời gian: là số thời gian cần thiết được qui định để một người hoặc một nhóm người có trình độ thành thạo tương ứng với mức độ phức tạp công việc, hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một công việc trong điều kiện tổ chức lao động nhất định. Đơn vị thời gian là giờ, phút, giây,... - Mức sản lượng: là số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc được qui định để một người hoặc một nhóm người có trình độ thành thạo nhất định phải hoàn thành 4 trong một đơn vị thời gian với những điều kiện tổ chức lao động nhất định. Sản lượng có thể dùng các đơn vị đo như: máy, trang fax, phút... - Mức phục vụ: là qui định số lượng đối tượng (số máy móc thiết bị, số nơi làm việc, số mét vuông nhà xưởng,…) mà một người hoặc một nhóm người lao động phải phục vụ trong điều kiện tổ chức lao động nhất định. - Mức biên chế: là số lượng người được qui định để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định tại một địa điểm nhất định trong khoảng thời gian ổn định. 1.2.2. Phân loại theo tính chất và mục tiêu sử dụng - Định mức chi tiết: trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ BC,VT, định mức chi tiết đồng nghĩa với định mức nguyên công – là thời gian lao động tiêu hao qui định để hoàn thành trực tiếp một nguyên công để hoàn thiện một đơn vị bộ phận của một sản phẩm hoặc một bước của nội dung công việc. - Định mức lao động tổng hợp: là tổng lượng thời gian qui định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một công việc hoàn chỉnh. - Như vậy, định mức lao động tổng hợp được xác định bằng tổng các định mức nguyên công hợp thành và các thời gian cho phép tính trong định mức như: thời gian chuẩn kết, thời gian nghỉ ngơi nhu cầu cần thiết, thời gian lãng phí khách quan do công nghệ,... - Ngoài ra theo cấp quản lý còn phân loại ra thành: định mức Nhà nước, định mức Bộ, định mức Tập đoàn, định mức đơn vị cơ sở,… 1.2.3. Khả năng áp dụng của hệ thống định mức lao động trong việc: - Tổ chức sản xuất: Để tổ chức lao động hợp lý trong doanh nghiệp phải sử dụng định mức lao động để tính toán số lao động cần thiết, trên cơ sở đó xác định mặt bằng sản xuất, bố trí nơi làm việc, tổ chức ca kíp, bố trí máy móc thiết bị sản xuất phù hợp với chất lượng và số lượng lao động. 5 - Bố trí lao động: Để phân công lao động hợp lý không những cần nắm được nội dung các bước công việc hợp thành quá trình lao động mà còn phải biết mức hao phí thời gian người lao động hoàn thành bước công việc đó, qua đó mà phân công lao động theo chức năng hợp lý. Do đó, định mức lao động là cơ sở để tiến hành phân công, phân nhiệm hợp lý công việc cho từng người lao động. - Định biên lao động: Với khoa học quản trị hiện đại, cần phải xuất phát từ yêu cầu công việc, mục tiêu, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp để xác định số lao động cần thiết cho một bộ phận sản xuất. Như vậy, dựa vào khối lượng công việc phải hoàn thành, tình hình tổ chức ca kíp và bố trí máy móc thiết bị sản xuất tại đơn vị và căn cứ vào định mức lao động, doanh nghiệp có thể xác định chính xác số lượng lao động cần thiết (lao động định biên) cho từng bộ phận sản xuất của mình. Có như vậy, đơn vị mới có thể tạo điều kiện phân phối tỷ lệ người làm việc ở từng bộ phận hợp lý và tiết kiệm, thực hiện hiệp tác chặt chẽ giữa những người tham gia lao động, giữa các bộ phân sản xuất, công tác về không gian và thời gian, bảo đảm phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, công tác với nhau. Đối với việc khai thác, cung cấp dịch vụ Viễn thông, để hoàn thiện một sản phẩm toàn trình thì vấn đề này hết sức trọng yếu. 1.2.4. Một số nhận xét về công tác định mức lao động của VNPT 1.2.4.1. Ưu điểm - Các hệ thống định mức lao động phần nào đáp ứng yêu cầu cho các đơn vị thành viên trong việc xác định định mức, định biên lao động và làm căn cứ xây dựng đơn giá tiền lương. Một số đơn vị đã căn cứ vào định mức do Tập đoàn ban hành để xây dựng thành định mức lao động tổng hợp cho một số bộ phận sản xuất, một số chức danh lao động như VNPT Hà Nội; VNPT TP HCM... hoặc làm căn cứ xây dựng đơn giá tiền lương như VNPT Đăk Lăk - Đăk Nông ; VNPT Hà Nội... 6 - Định mức lao động được sử dụng làm căn cứ xác định mức độ phức tạp và khối lượng, chất lượng công việc yêu cầu để xây dựng hệ thống phân phối quỹ thu nhập và chức danh lao động tại đơn vị thành viên. - Định mức lao động là căn cứ để sắp xếp lại tổ chức sản xuất và tổ chức lao động khoa học, bố trí ca kíp cho phù hợp với sản xuất của từng đơn vị. Hiện nay, sau quá trình chia tách, các đơn vị thành viên đang trong quá trình bố trí sắp xếp, hoàn thiện bộ máy sản xuất sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở sử dụng hợp lý số lao động hiện có. Như vậy, định mức lao động sẽ là cơ sở để các đơn vị xem xét bố trí lao động, tổ chức ca làm việc cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. 1.2.4.2. Hạn chế - Một số các định mức lao động ban hành dưới dạng nguyên công nên việc áp dụng tại các đơn vị cơ sở hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Lý do: Do đặc thù của định mức nguyên công là bao gồm hết thảy các nguyên công có thể có trong khai thác, cung cấp dịch vụ viễn thông, trong khi đó mỗi đơn vị có đặc thù sản xuất riêng nên có những nguyên công xuất hiện ở đơn vị này nhưng lại không có ở đơn vị khác. Trong khi đó, việc hướng dẫn sử dụng định mức còn mang tính chung chung, chưa cụ thể, gây khó khăn cho người sử dụng. Vì vậy, việc tính định mức định biên lao động theo định mức nguyên công do Tập đoàn ban hành tại các đơn vị thành viên là rất hạn chế. Thực tế, các đơn vị thường chỉ sử dụng bảng nội dung công việc làm quy trình chuẩn để thực hiện hoặc để khoán việc cho các lao động. Nhiều đơn vị chưa biết cách sử dụng các định mức này để xây dựng định mức lao động tổng hợp áp dụng cho đơn vị mình. - Nhiều định mức lao động hiện hành, cụ thể là các định mức nguyên công đến nay không còn phù hợp với thực tế sản xuất tại các đơn vị. 7 Lý do : Do sự thay đổi không ngừng của công nghệ, thiết bị dẫn đến những thay đổi về quy trình, quy phạm, thể lệ, thủ tục,... và do sắp xếp lại tổ chức sản xuất dẫn đến các đơn vị thành viên khó xác định mức lao động tổng hợp và áp dụng trong quản lý cũng như tổ chức lao động khoa học. - Việc xây dựng các định mức mới chưa theo kịp thực tế sản xuất. Hiện nay, có nhiều thiết bị mới đã đi vào hoạt động và nhiều dịch vụ mới ra đời nhưng vẫn chưa có định mức phù hợp. Lý do: Việc thiếu quy trình, quy phạm cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý để có thể tiến hành xây dựng định mức một cách khoa học. - Chưa gắn chặt giữa khâu xây dựng với quản lý định mức. Đội ngũ cán bộ quản lý và xây dựng mức còn yếu, lực lượng còn mỏng. Lý do: Đa số các đơn vị không có cán bộ định mức chuyên trách mà chỉ là lao động kiêm nhiệm nên công tác theo dõi, quản lý, giám sát việc áp dụng định mức tại cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. - Do đặc thù của ngành viễn thông, sản phẩm của quá trình sản xuất viễn thông là các sản phẩm công đoạn và trong quá trình sản xuất sản phẩm có nhiều đơn vị cùng tham gia, trong khi đó các định mức lao động được xây dựng trước đây chưa tính đến đặc điểm này nên các đơn vị gặp nhiều khó khăn khi đưa định mức vào sử dụng. 1.3 Qui trình xây dựng định mức Lao động Trong qui trình xây dựng định mức KTKT phân biệt rõ hai qui trình: qui trình xây dựng mới và qui trình soát xét, sửa đổi, bổ sung định mức. * Qui trình xây dựng mới: xây dựng định mức chưa có. * Qui trình soát xét, sửa đổi, bổ sung: các định mức đã ban hành sau một thời gian sử dụng theo qui định cần phải soát xét như: do thay đổi công nghệ, thiết bị, vật 8 liệu; do thời hạn qui định cần phải soát xét. Trong quá trình soát xét, sửa đổi, bổ sung định mức, thực hiện các nội dung sau: - Xem xét, đánh giá hiệu quả định mức đã ban hành có còn phù hợp với thực tế không: nội dung công việc thừa hay thiếu; chu kỳ dài hay ngắn; trị số mứccaohaythấp. - Lấy ý kiến các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, khảo sát lại những vấn đề cần thay đổi. Với các mức xây dựng bổ sung, quá trình thực hiện tương tự như khi xây dựng mới. - Qui trình xây dựng mới định mức lao động. - Qui trình soát xét, sửa đổi và bổ sung định mức lao động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, do điều kiện tổ chức kỹ thuật, tổ chức công nghệ luôn thay đổi nên ĐMLĐ cũng thay đổi vì vậy cần phải soát xét, sửa đổi và bổ sung ĐMLĐ cho phù hợp với thực tế. Trình tự các bước trong qui trình xây dựng mới và soát xét, sửa đổi, bổ sung ĐMLĐ cơ bản giống nhau. Riêng qui trình soát xét, sửa đổi, bổ sung định mức có thêm nội dung: dựa trên định mức đã ban hành tiến hành rà soát lại xem mức nào cần điều chỉnh, mức nào cần bổ sung trên cơ sở đó lập danh mục định mức cần sửa đổi, bổ sung. Với các mức cần sửa đổi, bổ sung quá trình thực hiện tương tự như khi xây dựng mới. Trong quá trình soát xét, sửa đổi, bổ sung định mức đặc biệt lưu ý việc so sánh phân tích hệ thống mức cũ với hệ thống mới mức soát xét, sửa đổi, bổ sung. Dưới đây là trình tự thực hiện các bước công việc của hai qui trình trên: 1.3.1 Qui trình xây dựng mới định mức lao động Trình tự thực hiện xây dựng định mức nguyên công (hay Định mức chi tiết) Trong quá trình xây dựng định mức nguyên công (hay Định mức chi tiết) đồng thời kết hợp sử dụng phương pháp phân tích khảo sát và một số phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp kinh nghiệm. “Tham khảo chi tiết các phương 9 pháp này tại điểm 5, mục I - Phần phương pháp luận định mức kinh tế kỹ thuật trong SXKD các dịch vụ BC,VT” Bước 1: Nghiên cứu văn phòng - Nghiên cứu, tổng hợp các văn bản liên quan đến xây dựng định mức nguyên công. - Nghiên cứu các tài liệu như: quy trình công nghệ, các qui định về thông số kỹ thuật, chế độ làm việc của thiết bị,... - Lập đề cương xây dựng định mức (chi tiết mẫu đề cương trong phần Phụ lục). - Xác định phạm vi xây dựng định mức. - Xác định các điểm cần khảo sát Bước 2: Hoàn thiện danh mục, trình tự nguyên công cần xây dựng định mức - Nghiên cứu mô hình tổ chức lao động hiện tại của đơn vị. - Phân tích, xác định số lượng các nguyên công để sản xuất ra sản phẩm và trình tự thực hiện các nguyên công. - Khảo sát thực tế, tiến hành chụp ảnh ngày làm việc, ca làm việc nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc, thống nhất hoàn thiện danh mục và trình tự nguyên công. Chụp ảnh ca làm việc, ngày làm việc để thống nhất và hoàn thiện danh mục và trình tự các nguyên công theo nội dung sau: * Chuẩn bị: Để có số liệu chính xác, khi chụp ảnh ngày làm việc, giai đoạn chuẩn bị phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:  Giải thích rõ cho người lao động hiểu rõ để không tìm cách đối phó lại.  Lựa chọn đối tượng chụp ảnh đảm bảo lao động có thái độ làm việc tốt, có năng suất lao động trung bình tiên tiến trong điều kiện tổ chức sản xuất hợp lý, tổ chức lao động khoa học. 10  Chọn thời gian (ngày) chụp ảnh, phổ biến cho đối tượng biết.  Chuẩn bị các phương tiện phục vụ chụp ảnh (như: đồng hồ, các phiếu khảo sát, bút...), các phiếu chụp ảnh.  Cán bộ định mức phải nắm vững tổ chức ngày làm việc, địa điểm làm việc của công nhân, nắm vững phương pháp chụp ảnh. * Khảo sát thực tế chụp ảnh:  Cán bộ định mức phải đến nơi quan sát trước giờ làm việc 15 phút để kiểm tra lại công tác chuẩn bị và khớp đồng hồ của mình với đồng hồ của doanh nghiệp, bộ phận.  Trong quá trình quan sát phải ghi đầy đủ liên tục các nội dung, hao phí thời gian từ lúc bắt đầu đến kết thúc ca làm việc theo trình tự thực hiện của người lao động.  Số ca làm việc chụp ảnh là 3 ca. Chụp ảnh ngày làm việc theo phương pháp trên là phương pháp bấm giờ liên tục kể cả thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt cá nhân trong ca làm việc. Ví dụ : Phiếu chụp ảnh nhận gửi điện hoa như trang sau: Phiếu chụp ảnh ngày làm việc Họ tên công nhân: Chức danh: Trình độ: Bậc lương: Ngày chụp ảnh: Từ……….giờ đến ……..giờ 11 Thời gian STT Nội dung công việc thời gian Bắt đầu 1 1 2 3 4 Độ dài 2 Giao nhận ca Hướng dẫn khách hàng viết yêu cầu điện hoa Vào sổ điện hoa đến Mang yêu cầu đến bộ phận điện báo Kết thúc Ghi chú (phút) 3 4 5 6 6h30 6h45 15 Tck 6h45 7h05 20 Ttn 7h05 7h10 5 Ttn 7h10 7h20 10 Ttn 5 Vào sổ điện báo đi 7h20 7h23 3 Ttn 6 Gọi điện thoại (việc riêng) 7h23 7h30 7 Tlpcq Ví dụ cách ghi: Cột 3 ghi thời gian bắt đầu nguyên công, cột 4 ghi thời gian kết thúc nguyên công, cột 5 ghi thời gian kéo dài nguyên công (cột 4 trừ cột 3). * Tổng hợp phân tích tài liệu chụp ảnh Theo quy trình khai thác dịch vụ điện hoa do Ngành ban hành thì không có nguyên công 4 (Mang yêu cầu đến bộ phận điện báo) nhưng theo thực tế bố trí thực hiện tại đơn vị thì giao dịch viên điện hoa vẫn phải thực hiện nguyên công này. Vì vậy 12 cần bổ sung thêm nguyên công này vào danh mục nguyên công thực hiện tại đơn vị. Qua biểu chụp ảnh trên loại bỏ các thời gian lãng phí chủ quan (nguyên công 6). Lập biểu tổng hợp số liệu chụp ảnh ngày làm việc. Mẫu biểu tổng hợp số liệu chụp ảnh ngày làm việc như sau: Biểu tổng hợp số liệu chụp ảnh ngày làm việc ∑Tkd (phút) Đơn TT Nội dung công việc vị tính 1 2 I Chuẩn bị sản xuất (Tcb) 1 ............. 2 ............ 3 Cộng I II Kết thúc sản xuất (Tkt) 3 ........................ 4 ........................ Cộng II III Các nguyên công (Ttn) 5 ....................... 13 Tkdbq Ngày Ngày Ngày thứ nhất thứ hai thứ ba 4 6 5 (phút) 7 6 ...................... 7 ...................... Cộng III Cách tổng hợp: Căn cứ vào số liệu ghi trong phiếu chụp ảnh mà tập hợp các nội dung quan sát theo từng loại hao phí thời gian :  Tên nội dung công việc ghi vào cột 2.  Ghi đơn vị tính (lần, cái,...) vào cột 3.  Ghi thời gian kéo dài vào các cột 4,5,6  Ghi thời gian kéo dài bình quân (Tkdbq) vào cột 7, Tkdbq được tính theo công thức sau: ∑ cột 4 +cột 5 + cột 6 Tkdbq = ---------------------------Số ngày chụp ảnh - Thống nhất nội dung công việc và trình tự thực hiện các nguyên công. Kết quả nghiên cứu, xác định các nguyên công ghi vào Biểu 1/NC (chi tiết biểu mẫu trong phần Phụ lục). Kết quả nghiên cứu, xác định trình tự thực hiện các nguyên công ghi vào Biểu 2/NC (chi tiết biểu mẫu trong phần Phụ lục). Bước 3: Xác định cấp bậc lao động yêu cầu đối với từng nội dung công việc - Khảo sát thực tế cấp bậc lao động của từng nội dung công việc. 14 - Căn cứ vào các nội dung công việc phải tiến hành, trên cơ sở tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật chức danh nghề sản xuất Bưu điện kết hợp với phân tích kết quả khảo sát cấp bậc lao động thực tế và tham khảo ý kiến chuyên gia để xác định cấp bậc lao động yêu cầu đối với từng nội dung công việc. - Tính cấp bậc lao động yêu cầu bình quân trong trường hợp công việc do nhóm lao động thực hiện. Bước 4: Xây dựng tiêu chuẩn thời gian cho từng nội dung công việc - Bấm giờ thời gian tác nghiệp. - Phân tích kết qủa bấm giờ. - Xác định thời gian cho từng nội dung công việc. Việc xây dựng tiêu chuẩn thời gian cho từng nội dung công việc theo trình tự sau: * Chuẩn bị: để xây dựng định mức đạt được kết quả tốt nhất, thì bước chuẩn bị phải thực hiện các nội dung sau:  Phổ biến cho công nhân nắm vững các nguyên công, trình tự các nội dung công việc phải thực hiện trong các nguyên công, nắm vững thông số kỹ thuật, quy trình công nghệ, chế độ làm việc của máy móc thiết bị.  Lựa chọn đối tượng bấm giờ đảm bảo các điều kiện: có thái độ lao động tốt, có năng suất lao động trung bình tiên tiến.  Tổ chức làm việc theo trình tự lao động quy định cho các nguyên công do toàn thể công nhân, đặc biệt là các đối tượng sẽ tiến hành bấm giờ.  Giúp các đối tượng tổ chức ngày làm việc hợp lý kể từ lúc chuẩn bị sản xuất đến lúc kết thúc ngày làm việc.  Chọn thời gian (ngày) bấm giờ, phổ biến cho đối tượng biết. 15  Chuẩn bị phiếu bấm giờ.  Cán bộ định mức phải nắm vững các nguyên công thực hiện trong ngày bấm giờ, nắm vững tổ chức ngày làm việc, địa điểm làm việc của công nhân, nắm vững phương pháp bấm giờ. * Khảo sát thực tế bấm giờ:  Số ca làm việc bấm giờ là 3 ca.  Số lần bấm giờ cho 1 nguyên công từ 10 lần trở lên.  Phương pháp bấm giờ là bấm giờ liên tục, tức là ghi thời gian tức thời bắt đầu tiến hành nguyên công (ghi thời điểm bắt đầu làm công việc thứ nhất theo trình tự lao động của nguyên công). Mẫu phiếu bấm giờ như sau: Phiếu Bấm giờ Họ tên công nhân: Chức danh: Trình độ: Bậc lương: Ngày bấm giờ: Từ……….giờ đến ……..giờ TT Số lần bấm giờ Nội dung công việc Lần 1 Lần 2 1 2 3 4 1 A ........ Lần 10 5 6 16 Tổng Thời gian số thời trung bình gian 1 lần 7 8 Ghi chú 9 2 B 3 C * Tổng hợp phân tích tài liệu bấm giờ: trình tự tổng hợp phân tích như sau:  Tính thời gian kéo dài của nội dung công việc.  Loại bỏ những nội dung công việc có thời gian kéo dài quá hệ số ổn định. Tmax Kôđ = Tmin Trong đó: Kôđ : Hệ số ổn định Tmax là thời gian kéo dài lớn nhất Tmin là thời gian kéo dài nhỏ nhất Kôđ nói lên độ chính xác của mức, Kôđ càng nhỏ độ chính xác càng cao. Để đảm bảo chất lượng định mức hệ số ổn định được qui định như sau: Bảng qui định hệ số ổn định Loại sản phẩm hay công việc Khối lượng lớn Hệ số ổn định Thời gian tác nghiệp Làm thủ công Làm bằng máy - Đến 5 phút 1,8 1,5 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan