Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn nghiên cứu sự sinh trưởng và khả năng sử dụng một số loài rong biển nuô...

Tài liệu Luận văn nghiên cứu sự sinh trưởng và khả năng sử dụng một số loài rong biển nuôi bào ngư

.PDF
51
467
67

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGÔ THÀNH TRÍ NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN NUÔI BÀO NGƯ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2010 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGÔ THÀNH TRÍ NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN NUÔI BÀO NGƯ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. NGÔ THỊ THU THẢO 2010 2 LỜI CẢM TẠ Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giảng dạy những kiến thức bổ ích cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ. Cảm ơn quý thầy cô Khoa Thủy sản đã truyền thụ những kiến thức chuyên ngành, những kinh nghiệm thực tế cho chúng tôi và giúp chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình. Xin tỏ lòng biết ơn đến cô Ts.Ngô Thị Thu Thảo – Người hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Đại học này, cảm ơn cô đã theo sát suốt quá trình làm đề tài cũng như hướng dẫn tận tình trong quá trình viết bài và sửa bài. Cảm ơn các bạn trong Trại thực nghiệm Động vật thân mềm đã giúp đở tôi trong suốt quá trình làm thí nghiệm. Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn các bạn lớp Nuôi trồng Thủy sản K32 đã cùng tôi đoàn kết, gắn bó, vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình dài 4 năm học tập, rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt cảm ơn những bạn đã phụ giúp tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài tốt nghiệp và viết báo cáo… Chân thành cảm ơn!!! 3 TÓM TẮT Thí nghiệm “Nghiên cứu sự sinh trưởng và khả năng sử dụng một số loài rong biển nuôi bào ngư” được thực hiện tại Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ từ tháng 05-08/2009. Hai thí nghiệm được thực hiện: Thí nghiệm 1 về sinh trưởng và thành phần sinh hóa của 3 loài rong biển tương ứng với 3 nghiệm thức: rong xà lách Ulva sp., rong chỉ vàng Gracilaria tenuistipitata, rong câu thắt Gracilaria blodgettii, mỗi nghiệm thức có 15 lần lặp lại và được thực hiện trong 90 ngày. Độ mặn nuôi rong là 25‰, thể tích bể là 0,5m3. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của rong xà lách là cao nhất (1,46%/ngày), đến rong chỉ vàng (1,30%/ngày) và thấp nhất là rong câu thắt (0,56%/ngày). Tốc độ tăng trưởng của 3 loài rong thí nghiệm là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Về thành phần sinh hóa, lipid có sự biến động nhiều giữa trước và sau thí nghiệm, protein của rong xà lách có sự biến động nhiều giữa trước, trong và sau thí nghiệm, trong khí đó rong chỉ vàng và rong câu thắt ít có sự biến động hơn. Thí nghiệm 2 nghiên cứu về khả năng tiêu thụ rong của bào ngư với 3 loài rong ở thí nghiệm 1 tương ướng với 3 nghiệm thức: NT1 ăn rong xà lách, NT2 ăn rong chỉ vàng và NT3 ăn rong câu thắt, thời gian thí nghiệm là 3 tháng. Kết quả cho thấy bào ngư ăn nhiều nhất là rong câu thắt (1,17% trọng lượng thân/ngày), kế đến là rong chỉ vàng (1,05% trọng lượng thân/ngày) và thấp nhất là rong xà lách (0,91% trọng lượng thân/ngày). Giữa NT1 với NT2 và NT2 với NT3 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng NT1 có khác biệt có ý nghĩa thống kê với NT3 (p<0,05). Về tỷ lệ sống của bào ngư thì NT2 có tỷ lệ bào ngư sống cao nhất (98%), kế đến là NT3 (84%) và thấp nhất NT1 (70%). 4 MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ ---------------------------------------------------------------------------------- i Tóm tắt ------------------------------------------------------------------------------------- ii Mục lục ------------------------------------------------------------------------------------ iii Danh sách bảng --------------------------------------------------------------------------- v Danh sách hình --------------------------------------------------------------------------- vi Phần 1: ĐẶC VẤN ĐỀ ------------------------------------------------------------------- 1 1.1 Giới thiệu ---------------------------------------------------------------------------- 1 1.2 Mục tiêu đề tài ---------------------------------------------------------------------- 2 1.3 Nội dung đề tài---------------------------------------------------------------------- 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ------------------------------------------------------ 3 2.1 Rong biển ---------------------------------------------------------------------------- 3 2.1.1 Đặc điểm chung --------------------------------------------------------------- 3 2.1.2 Đặc điểm của rong câu thắt Gracilaria blodgettii ------------------------- 4 2.1.2.1 Phân loại ------------------------------------------------------------------- 4 2.1.2.2 Đặc điểm sinh học -------------------------------------------------------- 4 2.1.3 Đặc điểm của rong câu chỉ vàng Gracilaria tenuistipitata --------------- 4 2.1.3.1 Phân loại ------------------------------------------------------------------- 4 2.1.3.2 Đặc điểm sinh học -------------------------------------------------------- 4 2.1.4 Đặc điểm của rong xà lách Ulva sp. ---------------------------------------- 5 2.1.4.1 Phân loại ------------------------------------------------------------------- 5 2.1.4.2 Đặc điểm sinh học ------------------------------------------------------- 5 2.1.5 Một số nghiên cứu về rong biển --------------------------------------------- 6 2.2 Bào ngư vành tai (Haliotis asinine) --------------------------------------------- 7 2.2.1 Đặc điểm phân loại bào ngư vành tai (Haliotis asinina) ----------------- 7 2.2.2 Đặc điểm sinh học của bào ngư vành tai (Haliotis asinina) ------------- 8 2.2.2.1 Phân bố --------------------------------------------------------------------- 8 2.2.2.2 Phương thức sống --------------------------------------------------------- 8 2.2.2.3 Thức ăn --------------------------------------------------------------------- 8 2.2.2.4 Sinh trưởng ---------------------------------------------------------------- 9 2.2.3 Một số nghiên cứu về bào ngư ---------------------------------------------- 9 Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -----------------------11 3.1 Thời gian và địa điểm ------------------------------------------------------------11 3.2 Vật liệu nghiên cứu ---------------------------------------------------------------11 3.2.1 Vật liệu nuôi rong (Thí nghiệm 1) -----------------------------------------11 3.2.2 Vật liệu nuôi bào ngư (Thí nghiệm 2) -------------------------------------11 3.2.3 Vật liệu theo dõi môi trường ------------------------------------------------11 3.2.4 Vật liệu khác ------------------------------------------------------------------12 5 3.3 Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------12 3.3.1 Thí nghiệm 1: Nuôi rong ----------------------------------------------------12 3.3.1.1 Phương pháp chuẩn bị dụng cụ ----------------------------------------12 3.3.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm -----------------------------------------12 3.3.1.3 Phương pháp quản lý, chăm sóc ---------------------------------------13 3.3.1.4 Phương pháp thu số liệu ------------------------------------------------13 3.3.2 Thí nghiệm 2: Nuôi bào ngư vành tai -------------------------------------14 3.3.2.1 Phương pháp chuẩn bị dụng cụ ----------------------------------------14 3.3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm -----------------------------------------14 3.3.2.3 Phương pháp quản lý, chăm sóc ---------------------------------------15 3.3.2.4 Phương pháp thu số liệu ------------------------------------------------15 3.4 Phương pháp thu số liệu môi trường ----------------------------------------------15 3.5 Phương pháp xử lý số liệu ----------------------------------------------------------16 Phần 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN -----------------------------------------------------17 4.1 Thí nghiệm 1: Nuôi rong ---------------------------------------------------------17 4.1.1 Các yếu tố môi trường--------------------------------------------------------17 4.1.1.1 Nhiệt độ -------------------------------------------------------------------17 4.1.1.2 pH và độ kiềm KH môi trường nước ----------------------------------18 4.1.1.3 NH4+ và NO3---------------------------------------------------------------19 4.1.2 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của rong ------------------------------------19 4.1.3 Tốc độ tăng trưởng tương đối của rong -----------------------------------21 4.1.4 Thành phần sinh hóa của 3 loài rong --------------------------------------21 4.2 Thí nghiệm 2: Nuôi bào ngư -----------------------------------------------------22 4.2.1 Các yếu tố môi trường -------------------------------------------------------22 4.2.1.1 Nhiệt độ -------------------------------------------------------------------22 4.2.1.2 pH và độ kiềm KH môi trường nước ----------------------------------23 4.2.1.3 NH4+, NO2- và NO3- ------------------------------------------------------24 4.2.2 Khả năng tiêu thụ 3 loài rong của bào ngư -------------------------------24 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT --------------------------------------------------27 5.1 Kết luận ----------------------------------------------------------------------------27 5.2 Đề xuất -----------------------------------------------------------------------------27 TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------28 PHỤ LỤC ---------------------------------------------------------------------------------30 6 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Phân nhóm bào ngư theo trọng lượng ------------------------------------15 Bảng 3.2: Thu các số liệu môi trường của 2 thí nghiệm ----------------------------15 Bảng 4.1: Trung bình pH và độ kiềm KH môi trường bể nuôi rong --------------18 Bảng 4.2: Hàm lượng NH4+ và NO3- của các bể nuôi rong -------------------------19 Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của rong -----------------------------------20 Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng tương đối của rong ----------------------------------21 Bảng 4.5: Thành phần sinh hóa của rong biển ---------------------------------------22 Bảng 4.6: Trung bình pH và độ kiềm KH bể nuôi bào ngư ------------------------23 Bảng 4.7: Trung bình NH4+, NO2- và NO3- bể nuôi bào ngư ----------------------24 Bảng 4.8: Khả năng tiêu thụ rong của bào ngư --------------------------------------25 7 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Rong câu thắt ------------------------------------------------------------------ 4 Hình 2.2: Rong chỉ vàng ----------------------------------------------------------------- 4 Hình 2.3: Rong xà lách ------------------------------------------------------------------ 5 Hình 2.4: Bào ngư vành tai -------------------------------------------------------------- 7 Hình 3.1: Bể thí nghiệm nuôi rong-----------------------------------------------------12 Hình 3.2: Bể nuôi bào ngư -------------------------------------------------------------14 Hình 4.1 Biến động nhiệt độ bể nuôi rong theo thời gian --------------------------17 Hình 4.2 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của các loài rong theo thời gian----------20 Hình 4.3: Biến động nhiệt độ bể nuôi bào ngư theo thời gian ---------------------23 8 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Rong biển hay còn gọi là tảo biển (marine algae, seaweed) là loài tảo có cấu tạo đơn bào hay đa bào, phân bố ở vùng cửa sông, vùng nước lợ, vùng triều hay biển sâu. Nhiều loại rong có giá trị dinh dưỡng cao, chúng chứa nhiều khoáng vi lượng, vitamin, protein… Đặc biệt, trong protein có nhiều acid amin thiết yếu (Trần Ngọc Hải, 2000 và Báo phụ nữ truy cập ngày 06/12/2009). Theo Trần Ngọc Hải (2000) thì rong biển từ lâu chỉ được khai thác tự nhiên như một nghề truyền thống của người dân vùng biển, tuy nhiên nguồn lợi này ngày càng suy giảm do nhu cầu về rong biển và sản phẩm rong biển tăng trung bình 10% mỗi năm. Những năm gần đây nghề trồng rong biển mới phát triển do có những tiến bộ trong kỹ thuật trồng. Có 3 nhóm rong biển lớn là rong đỏ, rong nâu và rong lục là có giá trị. Nước ta khai thác và trồng chủ yếu là rong câu để làm nguyên liệu chế biến agar. Rong biển chủ yếu được trồng để làm thức ăn cho người, dùng trong y học, thức ăn gia súc và trong công nghiệp. Trong nuôi trồng thủy sản rong biển được dùng để cải thiện môi trường nước và làm thức ăn cho bào ngư (Lê Đức Minh, 2000). Do đó phải cần thiết tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng và giá trị dinh dưỡng của một số loại rong dùng làm thức ăn nuôi bào ngư để có thể vừa chủ động được nguồn thức ăn, vừa tăng hiệu quả kinh tế. Bào ngư là động vật thân mềm biển có giá trị kinh tế lớn. Thịt bào ngư mềm, mùi vị thơm ngon, có hàm lượng protein cao, có tới 19 loại acid amin thiết yếu cần cho cơ thể. Theo đông y Trung Quốc, bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu. Trong bào ngư còn có các chất diệt khuẩn Paolin I và Paolin II, chất kháng khuẩn (Nguyễn Văn Thông, 2007). Vỏ bào ngư dùng để chữa trị bệnh mắt mờ và gan, vỏ còn được sử dụng làm đồ trang sức, đồ kỹ nghệ và làm nguyên liệu nuôi cấy ngọc trai (Lê Đức Minh, 2000). Với giá trị kinh tế lớn của bào ngư nên việc khai thác quá mức đã làm nguồn bào ngư tự nhiên ở nước ta và trên thế giới suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay nghề nuôi bào ngư cũng đã phát triển cùng với việc đã sản xuất giống bào ngư nhân tạo thành công (Lê Đức Minh, 2000). Bào ngư ăn thực vật và ăn các loài rong biển do đó phụ thuộc nhiều vào thức ăn trong tự nhiên. Do ăn nhiều loài rong biển khác nhau nên việc tìm hiểu loài rong biển nào bào ngư tiêu thụ tốt cũng được đặt ra. 9 Với những vấn đề trên thì đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng và giá trị dinh dưỡng của một số loài rong biển” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu của đề tài – Xác định mức tăng trưởng và giá trị dinh dưỡng của các loại rong khác nhau trong môi trường nuôi nhân tạo từ đó góp phần vào việc chủ động nuôi rong làm thức ăn cho bào ngư nói riêng và nghề trồng rong biển nói chung. – Xác định được loại rong bào ngư tiêu thụ tốt nhất để có những khuyến cáo trong việc nuôi bào ngư thương phẩm. 1.3 Nội dung đề tài – Thí nghiệm 1: Tìm hiểu sinh trưởng và giá trị dinh dưỡng của 3 loài rong: rong câu thắt Gracilaria blodgettii, rong chỉ vàng Gracilaria tenuistipitata và rong xà lách Ulva sp.. – Thí nghiệm 2: Tìm hiểu khả năng tiêu thụ của bào ngư vành tai (Haliotis asinina) đối với 3 loài rong khác nhau ở thí nghiệm 1. 10 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Rong biển 2.1.1 Đặc điểm chung Rong biển là những loài thực vật sống trong môi trường nước lợ mặn. Rong biển có thể sống cố định hoặc phù du và thường phân bố ở nhiều tầng nước khác nhau. Nền đáy có thể cứng (như san hô, đá tảng, đá cuội…) hoặc đáy mềm (như bùn, bùn cát, cát bùn, cơ thể thực vật khác…). Rong chỉ hấp thu dinh dưỡng từ môi trường nước chứ không phải từ nền đáy bám. Tùy vào điều kiện ở địa bàn bám mà rong có sự hình thành cơ quan bám khác nhau. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh lý và sinh sản của rong biển, nhiệt độ quá thấp (<10oC) hoặc quá cao (>35oC) sẽ làm giảm quang hợp, nhiệt độ cao (2840oC) rong bị tàn lụi (Trần Ngọc Hải, 2000). Ánh sáng, độ mặn, muối dinh dưỡng, khí hòa tan, pH, thủy triều, sóng gió đều ảnh hưởng đến sự phát triển của rong. Căn cứ vào hình dạng, cấu tạo, thành phần sắc tố và đặc điểm sinh sản của rong biển mà người ta chia rong biển làm các ngành khác nhau. Có loại chưa có hạch tế bào chính thức (tảo lam) đến các loại có nhiều hạch. Sự khác nhau về thành phần và hàm lượng sắc tố đã ảnh hưởng đến màu sắc của rong, phần lớn các ngành đều có sắc tố chính là Chlorophyl a (Trần Ngọc Hải, 2000). Sản phẩm đồng hóa của các loài rong cũng khác nhau. Rong biển có nhiều hình thức sinh sản như sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, sinh sản dinh dưỡng. Chu kỳ sinh sản của những loài rong khác nhau thì cũng khác nhau, dựa vào khoảng thời gian của một chu kỳ sinh sản người ta chia chu kỳ sinh sản thành các loại: Loại chu kỳ sinh sản một năm, loại chu kỳ sinh sản nhiều năm. Trong chu kỳ sinh sản của rong có thể xuất hiện cây bào tử hoặc cây giao tử hoặc có cả hai. Ngoài ra còn có thể xuất hiện một loại cây nữa là cây bào tử quả hay cây bào tử bốn. Tùy từng ngành tảo mà chúng có các loại cây khác nhau trong chu kỳ sinh sản. Thành phần sinh hoá của rong biển biến đổi theo điều kiện môi trường. Hàm lượng protein và lipid biến động nhiều trong quá trình thí nghiệm ở các điều kiện môi trường khác nhau và giữa trước và sau thí nghiệm. Hàm lượng protein và lipid trong rong chỉ vàng biến động trong khoàng 15,6-17,2±0,25% và 1,6-1,8±0,72 (Ngô Thị Thu Thảo, 2009), rong câu thắt khoảng 15% và 5,5%, rong xà lách khoảng 21% và 3,8%. 11 2.1.2 Đặc điểm của rong câu thắt Gracilaria blodgettii 2.1.2.1 Phân loại Theo Trần Ngọc Hải (2000) rong câu thắt Gracilaria blodgettii có hệ thống phân loại như sau: Ngành: Rhodophyta Lớp: Floridae Bộ: Gigartinales Họ: Gracilariaceae Giống: Gracilaria Hình 2.1. Rong câu thắt 2.2.2.2 Đặc điểm sinh học Rong câu thắt (Gracilaria blodgettii) còn có tên là rong câu rễ khoai (Nguyễn Khắc Hường, 2007) phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung ở các vùng nước lợ mặn ven biển. Chúng có thân tương đối to, màu đỏ đậm, nhánh mọc không đều, chúng thường sống bám vào các vật bám như đá, san hô… Rong câu thắt có khả năng chịu đựng và thích nghi cao với môi trường. Độ mặn thích hợp cho sự phát triển của rong là 4-35‰, độ sâu 20-60 cm. 2.2.3 Đặc điểm của rong chỉ vàng Gracilaria tenuistipitata 2.2.3.1 Phân loại Theo Trần Ngọc Hải (2000) rong chỉ vàng Gracilaria tenuistipitata có hệ thống phân loại như sau: Ngành: Rhodophyta Lớp: Floridae Bộ: Gigartinales Họ: Gracilariaceae Giống Gracilaria Hình 2.2. Rong chỉ vàng Rong chỉ vàng phân bố rộng, nhưng tập trung ở vùng nước lợ mặn ven biển, độ mặn 4-35‰, độ sâu 20-60 cm. Mùa vụ sinh trưởng của rong phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu của từng vùng, đặc biệt là nhiệt độ và độ muối. Rong chỉ vàng có dạng sợi, nhánh mọc không đều, có màu từ vàng nhạt đến nâu sẫm. 2.2.3.2 Đặc điểm sinh học 12 Theo Trần Ngọc Hải (2000) thì tháng 11-4, nhiệt độ 16-26 oC rong sinh trưởng nhanh và sẽ tàn lụi vào mùa hè (tháng 5-9 ở miền Bắc, tháng 4-8 ở miền Nam) khi nhiệt độ trung bình là 25-30oC hay cao hơn. Cường độ quang hợp mạnh nhất là 20-25oC. Nhưng theo Nguyễn Khắc Hường (2007) thì rong thích nghi ở 10-20oC. Khi nhiệt độ nước trên 16-20 oC thì rong lớn chậm, màu sắc biến vàng. Nhiệt độ xuống đến 14oC thì sinh trưởng của rong sẽ nhanh, màu sắc rong biến thành đậm, tỉ lệ tăng trưởng trung bình là trên 1cm/ngày. Rong chỉ vàng ở Việt Nam chết không phải vì nhiệt độ thấp (<6 oC) mà chết vì do nhiệt độ cao (Trần Ngọc Hải, 2000). Rong chỉ vàng phân bố ở độ sâu 20-60cm, cường độ ánh sáng 1000-10000 lux. Trong điều kiện thiếu ánh sáng (<200 lux) rong sẽ không nảy mầm. Ở vùng có độ mặn 0-25‰ (các đầm ven sông) rong có dạng sống bám tự do, cài quấn lẫn nhau. Ở vùng có độ mặn cao 10-32‰ (vùng triều ven biển) rong sống bám. Ở Việt Nam rong không chết do độ mặn cao (>35-37‰) mà chết do độ mặn thấp dưới 4‰ (Trần Ngọc Hải, 2000). Rong chỉ vàng sống bám sau 4 tháng kể từ khi cây nảy mầm chúng đạt thành thục (30-50 cm, 2-5 g). Rong sinh trưởng mạnh nhất vào tháng thứ nhất và hai, giảm mạnh ở 3-4 tháng tuổi. Tốc độ sinh trưởng theo trọng lượng 2-6%/ngày, theo chiều dài 0,6-3%/ngày. Rong sống tự do thì sinh trưởng chậm hơn (Trần Ngọc Hải, 2000). 2.2.4 Đặc điểm của rong xà lách Ulva sp. 2.2.4.1 Phân loại Theo Trần Ngọc Hải (2000) thì rong xà lách Ulva sp. có hệ thống phân loại như sau: Ngành: Chlorophyta Lớp: Chlorophyceae Bộ: Ulvales Họ: Ulvaceae Giống: Ulva Hình 2.3. Rong xà lách 2.2.4.2 Đặc điểm sinh học Giống Ulva có phiến dày, hai lớp tế bào. Tản thường có màu lục tươi, dạng phiến, dợn sóng, bìa có thùy (Trần Ngọc Hải, 2000). Rong xà lách Ulva sp. dạng phiến rộng, mềm mại, mọc xòe, xé thùy, mép nhăn gấp, màu lục thẫm hoặc lục nhạt, cao 10-25cm, rộng 4-10cm, trông giống như cây Rau diếp hay 13 xà lách. Tế bào có dạng góc tròn, mặt cắt ngang hình chữ nhật ngang, trong thể sắc tố có 2 hạt tạo bột. Phân bố ở nhiều biển vùng nhiệt đới và Trung Quốc. Ở nước ta, rong bám trên đá, vỏ động vật thân mềm, gỗ mục, trong các ruộng muối vào mùa xuân và đầu mùa hè, tìm thấy ở một số nơi ven bờ biển như Quảng Nam, Hà Tĩnh, Bình Ðịnh (Theo http://www.vho.vn. Truy cập ngày 16/12/2009) 2.2.5. Một số nghiên cứu về rong biển Trước đây có một số nghiên cứu về rong biển tại Khoa Thủy sản – Trường đại học Cần Thơ như: Nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc giảm độ mặn đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của rong câu (Gracillaria tenuistipitata) và rong sụn (Kapaphycus alvarezii)” năm 2008 của Ngô Thị Thu Thảo và Huỳnh Hàn Châu. Kết quả cho thấy khối lượng của rong giảm dần theo thời gian (Trọng lượng ban đầu là 200g). Sau 60 ngày nuôi, khối lượng rong câu ở 30‰ tuy giảm (65,6g) nhưng vẫn duy trì cao hơn so với 20‰ (41,6g) và 10‰ (39,6g). Nhưng tỷ lệ hao hụt của rong câu theo thời gian không có khác biệt (p>0,05). Đến 90 ngày thì độ mặn 30‰ có tỷ lệ giảm hao hụt ít nhất, kế đến là 20% và ở 10‰ rong hao hụt nhiều nhất nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ngược lại thì rong sụn có khối lượng tăng trong tháng thứ nhất ở cả 3 độ mặn. Tháng thứ 2 và 3 thì rong sụn ở nghiệm thức 20‰ có biểu hiện giảm sinh trưởng, trong khi đó 2 nghiệm thức còn lại khối lượng vẫn duy trì. So sánh trong cùng thí nghiệm cho thấy rong sụn tỏ ra có sức chịu đựng tốt hơn rong câu. Về thành phần sinh hóa thì hàm lượng đạm của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) cao gấp 2 lần hàm lượng đạm của rong sụn (Kapaphycus alvarezii). Các tác giả có nhận định rằng thành phần sinh hóa của rong biển biến đổi theo điều kiện môi trường. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của rong sụn (Kapaphycus alvarezii) trong hệ thống nuôi kết hợp tôm sú – cá rô phi” của Trần Hữu Hiếu năm 2008. Kết quả cho thấy, tôm sú ở nghiệm thức nuôi ghép nhiều rong lớn nhanh hơn các nghiệm thức khác mặc dù tỷ lệ sống thấp hơn. Việc nuôi ghép rong sụn đã làm giảm bớt hàm lượng PO43- và tổng đạm qua đó hạn chế sự phát triển của phiêu sinh thực vật trong bể nuôi. Việc nuôi ghép rong sụn đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của rong sụn (Kapaphycus alvarezii) trong hệ thống nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Penaeus vanamei)” của Lê Văn Bình năm 2009. Kết quả cho thấy hàm lượng tổng đạm và PO43- ở 2 nghiệm thức nuôi ghép rong đều thấp hơn nghiệm thức không nuôi rong. Phiêu sinh thực 14 vật và vi sinh ở nghiệm thức nuôi ghép rong cũng thấp hơn nghiệm thức không nuôi rong. Tôm chân trắng ở cả 3 nghiệm thức đều có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống tương đương nhau. Nuôi ghép rong sụn góp phần nâng cao chất lượng tôm. Nghiên cứu “nghiên cứu sử dụng rong biển nhằm cải thiện chất lượng nước trong hệ thống nuôi thủy sản thâm canh” của Ngô Thị Thu Thảo năm 2009. Kết quả cho thấy, rong sụn sinh trưởng tốt hơn và thành phần sinh hóa ít bị tác động của điều kiện độ mặn giảm theo thời gian. Rong sụn (Kapaphycus alvarezii) tỏ ra thích ứng hơn rong câu (Gracilaria tenuistipitata). Ảnh hưởng của rong sụn với mật độ tôm sú thả nuôi thấp và lượng rong sụn nuôi kết hợp ít hơn dường như không ảnh hưởng rõ ràng đến hàm lượng dinh dưỡng như NH4+, NO2-, NO3-, PO43-… nhưng ảnh hưởng rõ hơn đến mật độ tảo và sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là nhóm Vibrio. Khi tăng mật độ tôm thả nuôi và lượng rong thả đã cho ra kết quả rõ ràng về khả năng cải thiện chất lượng nước trong bể nuôi tôm. Thí nghiệm cũng cho thấy nuôi kết hợp rong sụn không ảnh hưởng rõ ràng đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất nuôi tôm, tuy nhiên chất lượng tôm sau thu hoạch ở nghiệm thức nuôi ghép rong sụn với tôm chân trắng có tỷ lệ sống và khả năng chịu đựng NH4Cl liều cao hơn hẳn so với tôm từ nghiệm thức nuôi đơn. Kết quả đề tài cho thấy rằng, nuôi kết hợp tôm – rong sụn không những làm cho chất lượng nước tốt hơn, không tốn nhiều chi phí thuốc và hóa chất, không gây ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi mà còn góp phần làm cho sản phẩm tôm thương phẩm sạch hơn và chất lượng hơn. 2.2 Bào ngư vành tai (Haliotis asinina) 2.2.1 Đặc điểm phân loại bào ngư vành tai (Haliotis asinina) Bào ngư vành tai (Haliotis asinina Linne, 1758), thuộc: Ngành: Mollusca (Động vật thân mềm) Lớp: Gastropoda (Chân bụng) Bộ: Archaeogastropoda (Chân bụng nguyên thủy) Họ: Haliotidae (Bào ngư) Giống: Haliotis (Bào ngư) Bào ngư vành tai có vỏ dạng vành tai, mặt ngoài láng nhẵn và thường có 3 tầng xoắn ốc. Vị trí đỉnh vỏ nằm sát mép ngoài vỏ. Mặt ngoài vỏ có 6-7 lỗ mở hô hấp. Vòng sinh trưởng rõ nét ở mặt 15 Hình 2.4. Bào ngư vành tai ngoài và mặt trong vỏ. Lớp xà cừ mặt trong vỏ óng ánh. Cá thể lớn nhất có chiều dài vỏ 112 mm (Lê Đức Minh, 1998). 2.2.2 Đặc điểm sinh học của bào ngư vành tai (Haliotis asinina) 2.2.2.1 Phân bố Bào ngư vành tai (H. asinina) phân bố rộng khắp thế giới nhưng chúng phát triển phong phú về số lượng ở vùng ôn đới, nơi vùng biển sạch, có độ trong cao và môi trường nước xáo động mạnh. Chúng sống ở nơi có nền đáy cứng, hàm lượng muối từ 25-35‰ (Ngô Thị Thu Thảo và Trương Quốc Phú, 2009). Ở Việt Nam bào ngư vành tai phân bố ở vùng biển miền Trung, kéo dài đến Côn Đảo, Phú Quốc và quần đảo Trường Sa (Lê Đức Minh, 2000). 2.2.2.2 Phương thức sống Bào ngư dùng chân bò từ nơi này đến nơi khác. Chân bào ngư không thích hợp để bò hoặc bám trên cát mà chỉ thích hợp trên nền đáy cứng như đá, san hô chết,… Bào ngư sợ ánh sáng nên ban ngày thường ẩn nấp trong các hốc đá, ban đêm mới bò ra ngoài để tìm mồi (Ngô Thị Thu Thảo và Trương Quốc Phú, 2009). Bào ngư vận động chậm chạp, phạm vi hoạt động hẹp và ít di chuyển ra khỏi nơi cư trú. 2.2.2.3 Thức ăn Bào ngư là loài ăn thực vật. Lúc mới ăn ngoài bào ngư ăn các loài khuê tảo đơn bào sống đáy như Navicula spp., Nitzschia spp…. có kích thước nhỏ thường bám trên bề mặt san hô, đá cục, đá tảng hoặc các giá bám khác. Khi chiều dài của vỏ đạt khoảng 5mm, bào ngư bắt đầu ăn các loại rong biển như rong câu (Gracilaria), rong nâu (Laminaria), rong lục (Ulva), rong mơ (Sargassum) (Lê Đức Minh, 2000). Đặc biệt bào ngư ăn nhiều rong bẹ (Laminaria) (53%) (Ngô Thị Thu Thảo và Trương Quốc Phú, 2009). Bào ngư thường bám vào giá thể (đá hoặc thành bể) dùng xúc tu ở đầu để đón bắt các mảnh vụn rong trôi lơ lửng. Theo Lê Đức Minh (2000) thì nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến lượng thức ăn bào ngư ăn: “Ở nhiệt độ nước biển 8oC, bào ngư ít ăn. Khi nhiệt độ nước biển tăng lên 12oC bào ngư ăn lượng thức ăn bằng 6% trọng lượng cơ thể và khi nhiệt độ 20oC, ăn bằng 15% trọng lượng cơ thể. Bào ngư duy trì hoạt động sống khi ăn lượng thức ăn bằng 0,61% trọng lượng cơ thể”. Bào ngư ăn tích cực về đêm, đặc biệt là lúc mặt trời sắp lặn và sắp mọc (Ngô Thị Thu Thảo và Trương Quốc Phú, 2009). 16 2.2.2.4 Sinh trưởng Bào ngư vành tai là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số khoảng 100 loài bào ngư. Tốc độ sinh trưởng của bào ngư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, điều kiện môi trường, nhiệt độ nước, thức ăn và hoạt động sinh sản. Kết quả nghiên cứu ở Thái Lan về bào ngư vành tai cho thấy, nếu bào ngư chỉ ăn một loại rong câu (Gracilaria salicornia) thì tốc độ sinh trưởng sẽ chậm lại sau 5 tháng nuôi (Lê Đức Minh, 2000). Nhiệt độ nước, một mặt làm tăng khả năng sinh trưởng, một mặt làm giảm sinh trưởng của bào ngư. “Một nghiên cứu của Sakai về bào ngư Nhật Bản (Haliotis discus hannai) cho thấy tốc sinh trưởng giảm hẳn khi bào ngư sinh sản vào các tháng mùa hè. Trong khi đó, nghiên cứu của Mc Namara về bào ngư vành tai ở Australia chỉ ra tốc độ sinh trưởng của chúng tăng cao về mùa đông – là mùa không sinh sản” (Lê Đức Minh, 2000). 2.2.3 Một số nghiên cứu về bào ngư Trước đây cũng đã có nhiều nghiên cứu về bào ngư nói chung và bào ngư vành tai nói riêng: Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sinh sản của Lê Đức Minh ở Viện nuôi trồng Thủy sản III (Nha Trang) từ những năm 90 của thế kỷ trước tới những năm gần đây. Kết quả cho thấy có thể cho sinh sản nhân tạo bào ngư vành tai bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Sốc nhiệt lạnh, sốc nhiệt khô, dùng tia hồng ngoại kết hợp với làm giàu oxy và xáo nước mạnh. Nghiên cứu về sinh học và kỹ thuật nuôi của Nguyễn Văn Chung & ctv năm 1996. Kết quả cho thấy bào ngư phát triển tốt trong môi trường nước sạch và giàu oxy. Bào ngư có thể nuôi trên bể, trong lồng bè hoặc trên các nền đáy cứng ven biển. Nghiên cứu “thử nghiệm nuôi bào ngư vành tai Haliotis asinina bằng các loại thức ăn khác nhau và nuôi ghép bào ngư với hải sâm Holothuria scabra” của Mai Duy Minh và Hoàng Thị Ngọc năm 2007. Kết quả cho thấy, sau 70 ngày được nuôi bằng 3 loại thức ăn, bào ngư ăn thức ăn công nghiệp F1 lớn nhanh nhất và cho tổng khối lượng cao nhất. Tăng trưởng của bào ngư ăn rong câu chỉ vàng Gracilaria asiatica và thức ăn công nghiệp F2 tương tự nhau nhưng bào ngư ăn mẫu F2 cho tỉ lệ sống và tổng khối lượng thấp hơn. Khi nuôi ghép bào ngư với hải sâm, tăng trưởng của bào ngư trong bể nuôi ghép không sai khác nhiều so với trong nuôi đơn nhưng tỉ lệ sống của bào ngư ở bể nuôi ghép cao hơn so với bể nuôi đơn. Kết quả thí nghiệm cũng khẳng định khả năng 17 nuôi ghép hải sâm với bào ngư sẽ tận dụng chất thải của bào ngư làm cơ sở thức ăn cho hải sâm. Nghiên cứu “thử nghiệm nuôi kết hợp tôm hùm (Panulirus ornatus) với bào ngư (Haliotis asinina), rong sụn (Kapaphycus alvarezii) và vẹm xanh (Perna viridis)” của Nguyễn Hữu Khánh và Thái Ngọc Chiến năm 2005. Thí nghiệm được tiến hành ở hai lồng nuôi tôm hùm 25 m2/lồng, mật độ thả 100 con/lồng, kích thước tôm ban đầu >100 g/con. Một lồng nuôi đơn, một lồng nuôi ghép thêm các đối tượng bào ngư, vẹm xanh, rong sụn. Tỷ lệ ghép giữa tôm hùm: vẹm xanh: rong sụn là 2:25:30 theo khối lượng. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường ở hai lồng nuôi có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng trung bình về khối lượng của tôm hùm ở lồng nuôi đơn là 0,48%/ngày và 0,57%/ngày ở lồng nuôi ghép, sinh trưởng của bào ngư là 1,47%/ngày, vẹm xanh là 0,57%/ngày và của rong sụn là 3,91%/ngày. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ghép cao hơn nuôi đơn, lợi nhuận thu được tăng 42,44% trong khi chi phí đầu tư chỉ tăng thêm 16,42%. 18 Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm Thời gian: Đề tài được thực hiện trong 5 tháng, từ tháng 03/2009 đến tháng 08/2009. Địa điểm: Trại thực nghiệm Động vật thâm mềm – Bộ môn kỹ thuật nuôi Hải sản – Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. 3.2 Vật liệu nghiên cứu 3.2.1 Vật liệu nuôi rong (Thí nghiệm 1) Nguồn gốc rong biển: Rong xà lách từ Ninh Thuận Rong chỉ vàng từ Thừa Thiên – Huế Rong câu thắt từ Hà Tiên – Kiên Giang Trang thiết bị nuôi rong: Bể composite hình chữ nhật (240x80x50 cm), rổ nhựa loại 25x18x10 cm và loại 34x25x13 cm, nước mặn 25‰, sục khí, túi lọc nước. Hóa chất sử dụng: Chlorine, thuốc tím, EDTA. Phân bón dinh dưỡng: DAP, Na2HPO4, silicat. 3.2.2 Vật liệu nuôi bào ngư (Thí nghiệm 2) Nguồn gốc bào ngư: Nha Trang – Khánh Hòa. Trang thiết bị nuôi bào ngư: Bể composite tròn 1 m3, rổ nhựa có nắp đậy loại 34x25x13 cm, nước mặn 32‰, sục khí, bạt che tối, túi lọc nước, đá lớn. Hóa chất sử dụng: Chlorine, thuốc tím, EDTA, formol 10%. Hệ thống lọc tuần hoàn: thùng 20L, cát, đá, than, bông gòn, ống PVC, sục khí, máy bơm chìm. Thức ăn: 3 loại rong của thí nghiệm 1: Rong xà lách, rong chỉ vàng và rong câu thắt. 3.2.3 Vật liệu theo dõi môi trường Khúc xạ kế Nhiệt kế thủy ngân Máy đo pH hiệu HANNA 19 Các bộ test: NH4+/NH3, NO3-, NO2-, kiềm KH của Germany 3.2.4 Vật liệu khác Cân điện tử 2 số lẻ Satorius, máy bơm chìm loại lớn, máy sục khí và một số dụng cụ hỗ trợ khác. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Thí nghiệm 1: Tìm hiểu sinh trưởng và giá trị dinh dưỡng của 3 loài rong: rong câu thắt Gracilaria blodgettii, rong chỉ vàng Gracilaria tenuistipitata và rong xà lách Ulva sp. 3.3.1.1 Phương pháp chuẩn bị dụng cụ Bể: Rửa sạch bằng xà phòng, sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời cho khô Chuẩn bị nước 25‰: Nước ót sau khi đem về thì xử lý bằng Chhlorine 30 ppm, sau đó sục khí đến khi hết Chlorine, nếu nước chưa trong thì tiếp tục xử lý bằng thuốc tím 2 ppm sau đó sục khí đến khi hết thuốc tím rồi dùng EDTA trung hòa kim loại nặng (khoảng 10g/m3). Pha nước 25‰ theo công thức C1V1=C2V2, nguồn nước ngọt từ nước máy. Sau khi pha xong thì tiếp tục sục khí cho đến khi hết chlorine rồi mới xử dụng. Rong: Sau khi đem về thì được trữ trong bể 1m 3 1-3 ngày trong nước 25‰ sau đó tiến hành bố trí thí nghiệm. 3.3.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm có 3 nghiệm thức với 3 loài rong: Nghiệm thức I (NTI) rong xà lách Ulva sp., nghiệm thức II (NTII) rong chỉ vàng Gracilaria tenuistipitata và nghiệm thức III (NTIII) rong câu thắt Gracilaria blodgettii, mỗi nghiệm thức có 15 lần lặp lại. Thí nghiệm được tiến hành trong 90 ngày, độ mặn 25‰. Hình 3.1. Bể thí nghiệm nuôi rong Bể hình chữ nhật (240x80x50 cm) nuôi rong được đặt trong nhà có tôn sáng (cường độ ánh sáng 1000-10000 lux). Mỗi nghiệm thức được bố trí riêng từng bể, mỗi bể 15 rổ (25x18x10cm) rong tương ứng với 15 lần lặp lại và được đánh ký hiệu từ số 1 đến số 15. Lượng rong bố trí: 100 g/rổ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng