Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ngành thép việt nam trước thách thức hội nhập afta...

Tài liệu Luận văn ngành thép việt nam trước thách thức hội nhập afta

.PDF
130
321
117

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG -------------------------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRƯỚC THÁCH THỨC HỘI NHẬP AFTA Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Quỳnh Liên Lớp : Anh 6 – K38B Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng HÀ NỘI - 2003 MỤC LỤC Trang Danh mục bảng và biểu đồ Lời nói đầu CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI NHẬP AFTA CỦA VIỆT NAM I. II. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 1 1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN 1 2. Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT và khu vực mậu dịch tự do AFTA 3 2.1 Bối cảnh và sự ra đời của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 3 2.2 Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT 5 Việc tham gia ASEAN/AFTA là tất yếu khách quan đối với Việt Nam 10 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế 10 2. Tính tất yếu khách quan của việc tham gia ASEAN/AFTA 12 3. Quá trình gia nhập ASEAN/AFTA của Việt Nam 14 3.1 Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN 14 3.2 Tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam 14 4. Những tác động của việc tham gia AFTA đối với Việt Nam 16 4.1 Về thương mại 16 4.2 Về đầu tư nước ngoài 18 4.3 Về công nghiệp 20 4.4 Về ngân sách Nhà nước 21 CHƯƠNG II: NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRƯỚC HỘI NHẬP AFTA I. Tổng quan về ngành thép một số nước trong ASEAN II. 22 1. Cơ sở chung về ngành thép ASEAN 22 2. Ngành thép một số nước ASEAN trong những năm gần đây 24 2.1 Indonesia 24 2.2 Malaysia 31 2.3 Philipines 34 2.4 Thái Lan 38 2.5 Singapore 42 Thực trạng ngành thép Việt Nam hiện nay 46 1. Quá trình phát triển và vai trò của ngành thép ở Việt Nam 46 1.1 Quá trình phát triển 46 1.2 Vai trò và tầm quan trọng của ngành thép 48 2. Thực trạng ngành thép Việt Nam hiện nay 51 III. 2.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất thép 51 2.2 Quy mô, năng lực sản xuất, cơ cấu sản phẩm 55 2.3 Trình độ công nghệ 57 2.4 Nguồn nguyên nhiên liệu 59 2.5 Giá thành và chất lượng sản phẩm 63 2.6 Tình hình tiêu thụ thép trong những năm gần đây 64 2.7 Khả năng lập và thực hiện chiến lược kinh doanh của ngành 66 Những thách thức đối với ngành thép Việt Nam khi hội nhập AFTA 68 1. Các cơ hội và lợi ích đối với ngành thép khi tham gia AFTA 1.1 Giúp ngành thép Việt Nam có chỗ đứng trong ngành công 68 68 nghiệp thép trong khu vực 1.2 Có điều kiên thuận lợi hơn để mở rộng thương mại 1.3 Tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư, liên doanh và chuyển giao công nghệ tiên tiến và tiếp cận được phương pháp quản lý hiện đại 2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam với các nước khác trong khu vực 69 69 70 3. Những khó khăn, thách thức đối với ngành thép khi tham gia AFTA 72 3.1 Ngành thép Việt Nam có xuất phát điểm thấp so với ngành thép các nước khác trong khu vực 72 3.2 Tình trang manh mún, rời rạc của việc phân bố và tổ chức sản xuất 75 3.3 Ngành thép được bảo hộ sản xuất khá nhiều 76 3.4 Nguồn lực về vốn, về con người còn nhiều hạn chế 77 CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHO NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRƯỚC THÁCH THỨC HỘI NHẬP AFTA I. Đánh giá các giải pháp đã và đang áp dụng để hội nhập AFTA của ngành thép Việt Nam 80 II. Cơ sở đề xuất giải pháp cho ngành thép Việt Nam trước thách thức hội nhập AFTA 82 1. Mục tiêu của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới 82 2. Định hướng phát triển của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới 83 3. Dự báo cung cầu tiêu thụ các sản phẩm thép trong những năm tới 84 III. Giải pháp cho ngành thép Việt Nam trước thách thức hội nhập AFTA 86 1. Một số kiến nghị đối với các chính sách của Nhà nước 86 1.1 Loại bỏ dần chính sách bảo hộ 1.2 Hoàn thiện chính sách thương mại và công nghiệp 1.3 Chính sách đầu tư 1.4 Một số chính sách hỗ trợ khác 86 87 88 89 2. Đối với các doanh nghiệp ngành thép 90 2.1 Giải pháp về cơ cấu tổ chức 90 2.2 Giải pháp về vốn 91 2.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 92 2.4 Giải pháp về công tác quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 93 2.5 Giải pháp về công tác phát triển thị trường 94 2.6 Hoàn thiện về mạng lưới bán hàng và hình thức bán hàng 96 2.7 Áp dụng chính sách giá linh hoạt 97 2.8 Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong kinh doanh 98 2.9 Đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế 99 Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Danh mục bảng Trang Bảng 1: Thống kê công suất của các công ty sản xuất thép các nước ASEAN 23 Bảng 2: Tình hình sản xuất các sản phẩm thép của Indonesia giai đoạn 1997-2002 25 Bảng 3: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm thép của Indonesia giai đoạn 1997-2002 27 Bảng 4: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm thép của Indonesia giai đoạn 1996-2002 29 Bảng 5: Tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép của Indonesia giai đoạn 1997-2002 30 Bảng 6: Tình hình sản xuất thép của Malaysia giai đoạn 1997-2002 31 Bảng 7: Tình hình xuất khẩu thép của Malaysia giai đoạn 1997-2002 33 Bảng 8: Tình hình nhập khẩu thép của Malaysia giai đoạn 1997-2002 33 Bảng 9: Nhu cầu thép của Philippines 35 Bảng 10: Tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép của Philipines giai đoạn 1997-2002 36 Bảng 11: Cơ cấu sản xuất của ngành công nghiệp thép của Thái Lan 38 Bảng 12: Tổng lượng tiêu thụ thép biểu kiến của Thái Lan 39 Bảng 13: Tiêu thụ thép của Singapore trong giai đoạn 1998-2002 42 Bảng 14: Công suất các công ty thép chủ yếu của Việt Nam (cán sợi nóng) 55 Bảng 15: Năng lực và thực tế sản xuất của ngành thép hiện nay 56 Bảng 16 : So sánh một số chỉ tiêu cơ bản của ngành luyện cán thép 57 Việt Nam và thế giới Bảng 17: Trữ lượng địa chất của các mỏ sắt chính ở Việt Nam 60 Bảng 18: Giá thành thép cán sản xuất trong nước 63 Bảng 19: Cung cầu thép của Việt Nam giai đoạn 1992-2002 65 Bảng 20: So sánh một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cán thép xây dựng 74 Bảng 21: Dự báo nhu cầu chủng loại thép đến năm 2010 85 Bảng 22: Dự báo khả năng cung cấp chủng loại thép đến năm 2010 85 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1: Tình hình tiêu thụ thép của Malaysia giai đoạn 1998-2002 32 Biểu đồ 2: Tiêu thụ thép biểu kiến của Thái Lan đối với sản phẩm dài 40 Biểu đồ 3: Tiêu thụ thép biểu kiến của Thái Lan đối với sản phẩm dẹt 40 Biểu đồ 4: Trình độ công nghệ và thiết bị của ngành công nghiệp thép Việt Nam 58 Biểu đồ 5: Nguồn gốc công nghệ và thiết bị của ngành công nghiệp thép Việt Nam 59 Biều đồ 6: Tình hình nhập khẩu thép phế liệu của Việt Nam 1997-2002 62 Biểu đồ 7: Biến động giá cả thép xây dựng và phôi thép nhập khẩu 73 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành công nghiệp thép của Việt Nam hiện nay đang được phát triển trên cơ sở chính sách bảo hộ của Nhà nước. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia vào ASEAN và AFTA từ năm 1995, đến nay Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn cắt giảm thuế mạnh mẽ để đến năm 2006 có thể hoàn thành chương trình CEPT. Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai gần, ngành thép Việt Nam sẽ không thể được Nhà nước bảo hộ nữa. Do vậy, tham gia vào ASEAN và AFTA sẽ là một thách thức to lớn đối với ngành công nghiệp thép của Việt Nam. Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp do vậy, các ngành công nghiệp bao gồm cả ngành thép Việt Nam có hội nhập thành công hay không đều ảnh hưởng lớn đến mục tiêu này. Cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, ngành thép Việt Nam hiện nay vừa phải đối mặt với những nguy cơ nội tại do được bảo hộ trong thời gian dài lại vừa phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn khi tham gia hội nhập. Trong khi đó các nước trong khu vực có trình độ phát triển kinh tế cũng như trình độ khoa học công nghệ, thiết bị tiên tiến hơn Việt Nam. Do vậy, chúng ta cần phải đánh giá được thực trạng, khả năng cạnh tranh của ngành thép hiện nay để từ đó đưa ra những thách thức mà ngành thép Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập AFTA. Trên cơ sở đó, chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để ngành thép có thể hội nhập thành công với ngành thép các nước khác trong khu vực. Một điều có thể khẳng định là việc tham gia vào xu thế hội nhập trong khu vực đòi hỏi nỗ lực rất lớn không chỉ từ phía Nhà nước mà bản thân doanh nghiệp trong ngành cũng phải năng động tìm ra hướng đi thích hợp cho mình. Với tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài “Ngành thép Việt Nam trước thách thức hội nhập AFTA” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Khoá luận này nghiên cứu kỹ về ngành thép Việt Nam trên nhiều khía cạnh để từ đó thấy được những thách thức mà ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình tham gia AFTA và chỉ ra những cơ hội có thể nắm bắt trong quá trình hội nhập. Đồng thời, khoá luận cũng nghiên cứu về tình hình ngành thép các nước thành viên khác của ASEAN trong những năm gần đây để thấy được toàn cảnh môi trường cạnh tranh của ngành thép Việt Nam. Trên cơ sở những nghiên cứu đó, khoá luận đề xuất một số giải pháp nhằm giúp ngành thép Việt Nam hạn chế được những khó khăn, phát huy được những yếu tố thuận lợi trong việc tham gia AFTA. 3. Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu những khó khăn, thách thức và những cơ hội khi hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề rất phức tạp do liên quan đến mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Xuất phát từ vai trò chiến lược của ASEAN đối với Việt Nam cũng như vị trí quan trọng của ngành thép trong quá trình CNH – HĐH đất nước, trong khoá luận này, tác giả chỉ đi sâu vào vấn đề hội nhập trong ngành thép Việt Nam trong khuôn khổ chương trình CEPT/AFTA mà chưa đề cập đến việc thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc cũng như khi tham gia WTO. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp giữa các kết quả thống kê với vận dụng lý luận để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu. Khoá luận được xây dựng trên cơ sở những quan điểm của người viết kết hợp với việc tham khảo các văn bản, tài liệu, sách báo và ý kiến của một số chuyên gia trong ngành. 5. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của Khoá luận được chia thành 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về hội nhập AFTA của Việt Nam Chương đầu giới thiệu tóm tắt sự hình thành ASEAN, AFTA và quá trình tham gia của Việt Nam vào tổ chức này, đồng thời đánh giá sơ lược một số tác động đối với nền kinh tế khi tham gia AFTA của Việt Nam. Chương II: Những thách thức của ngành thép Việt Nam trước hội nhập AFTA Chương này tóm tắt tình hình phát triển ngành công nghiệp thép các nước ASEAN trong những năm gần đây cũng như triển vọng tương lai của ngành này đối với từng nước. Vấn đề quan trọng trong chương II là đi sâu phân tích hiện trạng ngành thép Việt Nam từ đó thấy được những khó khăn thách thức của ngành khi tham gia AFTA. Chương III: Những giải pháp cho ngành thép khi tham gia AFTA Chương cuối đề xuất một vài kiến nghị đối với các chính sách của Nhà nước và một số giải pháp cho các doanh nghiệp trong ngành để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thép khi tham gia ASEAN. Do trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, đồng thời vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay còn phức tạp nên Khoá luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm để khoá luận này được hoàn thiện hơn. Nhân đây, tác giả xin bày tỏ sự cám ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, đặc biệt là cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong quá trình viết khoá luận. Tác giả xin cảm ơn các bạn bè đã hết sức ủng hộ và giúp đỡ về nhiều mặt trong việc tìm tài liệu tham khảo cho khoá luận. Đồng thời tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Tổng công ty thép Việt Nam, Hiệp hội thép Việt Nam đã giúp đỡ, cung cấp những thông tin cần thiết, những tài liệu bổ ích và những góp ý quý báu để hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 12 năm 2003 Sinh viên Hoàng Thị Quỳnh Liên CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI NHẬP AFTA CỦA VIỆT NAM Chương I – Những vấn đề chung về hội nhập AFTA của Việt Nam I. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Vào đầu những năm 1960, Thái Lan, Malaysia, Philipines đã rất nỗ lực trong việc thành lập Hiệp hội Đông Nam Á gọi tắt là ASA (1961) nhưng do mâu thuẫn giữa Philipines và Malaysia nên ASA đã bị khủng hoảng và tan rã năm 1963. Sau đó Malaysia, Philipines và Indonesia có kế hoạch thành lập một tổ chức khác nhưng cũng không thành công do chính sách đối đầu của Indonesia đối với Malaysia. Tuy nhiên, sau đó đất nước Indonesia đã có những thay đổi kéo theo đó là những thay đổi trong chính sách ngoại giao của quốc gia này. Indonesia đã nhiệt tình hơn đối với việc thành lập một tổ chức hợp tác toàn khu vực. Cũng trong thời kỳ này, chủ nghĩa đế quốc đang tăng cường ảnh hưởng của mình tới khu vực Đông Nam Á và Mỹ đang leo thang trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Các quốc gia đều muốn chống chủ nghĩa đế quốc dưới mọi hình thức và mong muốn duy trì chính sách ngoại giao độc lập, do vậy các nước cho rằng nếu đoàn kết lại, họ sẽ tránh được hiểm họa từ bên ngoài. Mặt khác, các nước còn phải đối phó với các phong trào chống đối trong nước và đều có chung mục tiêu là ổn định để phát triển kinh tế xã hội. Chính vì các lý do trên, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of South East Asian Nations - ASEAN) được thành lập ngày 08/08/1967 sau khi bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (hay được gọi là Tuyên bố Bangkok). Tiếp sau đó, ngày 07/01/1984, ASEAN kết nạp thêm Brunei Darussalam. Ngày 28/07/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN. Đến ngày 23/07/1997, Lào và Myanma gia nhập ASEAN. Và Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN vào ngày 30/04/1999. Còn Đông Timor hiện nay 1 Chương I – Những vấn đề chung về hội nhập AFTA của Việt Nam do chưa thành lập xong Chính phủ nên chưa tham gia vào ASEAN. Như vậy, hiện nay ASEAN bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á với: 1 - Tổng diện tích: gần 4,5 triệu km2 - Tổng dân số: khoảng 500 triệu người - Tổng GDP: khoảng 840 tỷ USD - Tổng kim ngạch xuất khẩu: khoảng 340 tỷ USD Mục tiêu hoạt động của của ASEAN được thể hiện rất rõ trong tuyên bố Bangkok là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá của các nước thành viên, xây dựng hoà bình ổn định ở vùng Đông Nam Á. Đồng thời các nước thành viên cũng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính. Ngoài ra, các nước cũng hợp tác cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực khác. Do bối cảnh ra đời, kể từ khi thành lập ASEAN là một tổ chức chủ yếu mang màu sắc chính trị. Quá trình hợp tác kinh tế chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1975 khi ASEAN tổ chức hội nghị bộ trưởng kinh tế lần thứ nhất. Sau tuyên bố của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất năm 1976, sự hợp tác kinh tế được đẩy mạnh và cho ra đời cơ chế hợp tác và tổ chức bộ máy hợp tác về kinh tế. Cũng tại hội nghị này, chương trình hành động trong đó đề ra 3 chương trình hợp tác kinh tế lớn của khu vực là: Chương trình các dự án công nghiệp ASEAN (AIP); Thoả thuận ưu đãi thương mại ASEAN (PTA) và Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) cũng được thông qua. AICO sau đó được bổ sung thêm chương trình liên doanh công nghiệp (AIJV). Tháng 12/1977, các nước ASEAN đã ký thoả thuận ưu đãi thương mại ASEAN (PTA) bước đầu tự do hoá thương mại nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại nội khối thông qua những hình thức khuyến khích cho hưởng mức thuế ưu đãi thấp (MOP). Cuối những năm 70 đến những năm 90, nền kinh tế ASEAN phát triển nhanh và được coi là khu vực phát triển năng động trên thế giới. Tại hội nghị thượng đỉnh 1 Theo tài liệu tuyên truyền về hội nhập ASEAN – Bộ thương mại, năm 2000 2 Chương I – Những vấn đề chung về hội nhập AFTA của Việt Nam lần thứ 4, Hội nghị đã thông qua các biện pháp được thể hiện trong “Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN” trên các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, khoáng sản và năng lượng, tài chính và ngân hàng, lương thực và nông lâm; giao thông vận tải và bưu điện - viễn thông, trong đó quan trọng nhất là thoả thuận về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đây được coi là bước tiến quan trọng về chất trong lịch sử hợp tác kinh tế của ASEAN. 2. Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 2.1 Bối cảnh và sự ra đời của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Sau gần ba thập kỷ hoạt động của mình, sự hợp tác về kinh tế trong ASEAN còn ở mức độ thấp, hiệu quả chưa cao. Ngoài nguyên nhân là hoạt động của ASEAN trước đây chủ yếu thiên về mặt chính trị còn một số nguyên nhân khác, đó là: Thứ nhất, liên kết ASEAN không phải là liên kết giữa các quốc gia thuần nhất về kinh tế và chính trị mà ngược lại, đây là liên minh của một nhóm các nước rất khác biệt nhau về thể chế chính trị, tôn giáo và trình độ phát triển kinh tế. Hơn nữa, giữa các nước thành viên vẫn còn tồn tại một số mâu thuẫn về tranh chấp lãnh thổ đến nay chưa giải quyết được. Thứ hai, ASEAN là một tập hợp các nước đang phát triển nhỏ và vừa, nền kinh tế các nước ASEAN có tính chất cạnh tranh hơn là bổ sung cho nhau nên trong thời kỳ đầu sự hợp tác kinh tế diễn ra rất mờ nhạt. Hầu hết các nước đều coi trọng thị trường bên ngoài như EU, Mỹ, Nhật, Canada…, coi đây là những thị trường chủ lực giúp họ thực hiện chính sách hướng ngoại nên kim ngạch nội bộ ASEAN chỉ đạt khoảng 25% tổng kim ngoại buôn bán với bên ngoài. Tuy nhiên, vào khoảng cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20, tình hình thế giới có rất nhiều biến động. Vòng đàm phán Uruguay kết thúc thắng lợi mở ra khả năng mở rộng buôn bán trên thế giới, nhiều tổ chức liên kết kinh tế ra đời như tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị trường chung châu Âu, khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thế giới đã đặt ra những 3 Chương I – Những vấn đề chung về hội nhập AFTA của Việt Nam thách thức to lớn với ASEAN trong việc cạnh tranh của hàng hóa ASEAN trên thị trường quốc tế và tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, ASEAN quyết tâm đẩy mạnh và tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, mà quyết tâm này được thể hiện rõ nhất lại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 diễn ra ở Singapore vào ngày 27 - 28/01/1992. Tại hội nghị này, các nguyên thủ quốc gia ASEAN đã thông qua một số quyết định và văn kiện quan trọng sau: - Tuyên bố Singapore năm 1992 khẳng định quyết tâm của ASEAN đưa sự hợp tác chính trị và kinh tế lên tầm cao và mở rộng hợp tác sang lĩnh vực an ninh. - Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN trong đó nêu lên ba nguyên tắc của sự hợp tác hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia của các nước thành viên trong các chương trình, dự án hợp tác, xác định rõ 5 lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể là thương mại, công nghiệp, năng lượng, khoáng sản, nông - lâm - ngư nghiệp, tài chính - ngân hàng, vận tải - liên lạc và du lịch, nhấn mạnh “hoà giải” là phương châm giải quyết các xung đột giữa các nước thành viên trong việc giải thích và thực hiện Hiệp định khung này. - Quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong vòng 15 năm. Mục tiêu của AFTA là loại bỏ hoàn toàn các hàng rào cản thương mại đối với hầu hết các hàng hóa trong nội bộ ASEAN, kể cả thuế quan và các loại hàng rào phi thuế. - Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT quy định các biện pháp cũng như các giai đoạn cho việc từng bước giảm thuế nhập khẩu, tiến tới thực hiện AFTA. Việc hình thành AFTA là ưu tiên hàng đầu trong chương trình hợp tác của ASEAN vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Lúc đầu dự kiến AFTA sẽ được hình thành sau 15 năm thông qua việc thực hiện Chương trình ưu đãi thuế quan 4 Chương I – Những vấn đề chung về hội nhập AFTA của Việt Nam có hiệu lực chung CEPT bắt đầu từ 01/01/1993. Nhưng trước sự thay đổi nhanh chóng và các xu thế phát triển mới của kinh tế thế giới, tại hội nghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 29 tại Chiềng Mai (Thái Lan) tháng 09/1994, các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn hiệu lực thực hiện CEPT xuống còn 10 năm để AFTA được hình thành vào năm 2003. 2.2 Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT 2.2.1 Nội dung loại bỏ hàng rào thuế quan Theo thoả thuận mới, các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện lịch trình cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa của mình xuống 0 - 5% trong thời hạn 10 năm bắt đầu từ 01/01/1993 để tiến tới thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2003 thay vì 15 năm như trước. Đối với các nước thành viên ASEAN mới, thời hạn hoàn thành thực hiện CEPT được điều chỉnh phù hợp với thời gian gia nhập. Cụ thể, Việt Nam sẽ hoàn thành vào năm 2006, Lào và Myanmar bắt đầu thực hiện CEPT vào năm 1998 và sẽ hoàn thành vào năm 2008. Chương trình loại bỏ hàng rào thuế quan bao gồm các nội dung chính sau: Các danh mục sản phẩm và tiến trình giảm thuế theo kế hoạch CEPT a. Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (IL): Các sản phẩm nằm trong danh mục này được cắt giảm thuế quan với lộ trình cắt giảm nhanh (Fast track) và lộ trình cắt giảm bình thường (Normal track) - Lộ trình cắt giảm nhanh: Các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống còn 0 - 5% vào 01/01/2000; các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống còn 0 - 5% vào 01/01/1998. - Lộ trình cắt giảm bình thường: các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống còn 20% vào 01/01/1998 và tiếp tục giảm xuống còn 0 - 5% vào 01/01/2003. Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống còn 0 - 5% vào 01/01/2000. 5 Chương I – Những vấn đề chung về hội nhập AFTA của Việt Nam b. Danh mục loại trừ tạm thời (TEL): Nhận thấy rằng các nước ASEAN còn gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định chính sách tự do thương mại và để tạo thuận lợi cho các nước thành viên có một thời gian nhất định nhằm tiếp tục các chương trình đầu tư trong một số lĩnh vực cụ thể đã được đưa ra trước khi tham gia CEPT hoặc có thời gian chuyển hướng đối với một số sản phẩm tương đối trọng yếu…, Hiệp định CEPT cho phép các nước thành viên được đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực hiện tiến trình giảm thuế theo CEPT. Các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời không được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên. Tuy nhiên, danh mục này chỉ có tính chất tạm thời và sau một khoảng thời gian nhất định các quốc gia phải đưa toàn bộ các sản phẩm này vào Danh mục giảm thuế. Lịch trình chuyển toàn bộ các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời sang Danh mục cắt giảm ngay được quy định phải hoàn tất trong vòng 5 năm, từ 01/01/1996 đến 01/01/2000, mỗi năm chuyển 20% số sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời. c. Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL), còn gọi là Danh mục loại trừ vĩnh viễn: Danh mục này bao gồm những sản phẩm không tham gia Hiệp định CEPT. Các sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống và sức khoẻ con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử… Việc cắt giảm thuế cũng như xoá bỏ các biện pháp phi thuế đối với các mặt hàng này sẽ không được xem xét đến theo Chương trình CEPT. d. Danh mục nhạy cảm (SL): gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến mà từng nước cho là nhạy cảm đối với nền kinh tế nước mình, không đưa vào diện cắt giảm thuế ngay. Các mặt hàng lại được chia thành 2 loại: nhạy cảm và nhạy cảm cao. Việc cắt giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế đối với mặt hàng này được thực hiện theo quy chế đặc biệt: thuế suất cuối cùng cũng sẽ là 0-5%, thời hạn đưa vào cắt giảm thuế sẽ bắt đầu từ 6 Chương I – Những vấn đề chung về hội nhập AFTA của Việt Nam 01/01/2001. Thời hạn hoàn thành giảm thuế xuống còn 0-5% vào 01/01/2010. Cơ chế trao đổi nhượng bộ của CEPT Những nhượng bộ khi thực hiện CEPT của các quốc gia được trao đổi trên nguyên tắc có đi có lại. Muốn được hưởng nhượng bộ về thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa trong khối, một sản phẩm cần phải đáp ứng các điều kiện sau: - Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục giảm thuế của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, và phải có mức thuế nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn 20%. - Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua. - Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thoả mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%. Công thức 40% hàm lượng ASEAN được tính như sau: Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ các nước không Giá trị nguyên vật liệu, + phải là thành viên ASEAN bộ phận các sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất xứ Giá FOB x 100% < 60% Trong công thức trên, giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ các nước không phải thành viên ASEAN là CIF tại thời điểm nhập khẩu. Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận các sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất xứ là giá xác định ban đầu trước khi đưa vào chế biến trên lãnh thổ của nước nhập khẩu là thành viên của ASEAN. Nếu một sản phẩm thoả mãn đủ 3 điều kiện trên thì sẽ được hưởng mọi ưu đãi mà quốc gia nhập khẩu đưa ra (sản phẩm được hưởng ưu đãi hoàn toàn). Nếu sản phẩm thoả mãn các yêu cầu trên trừ việc có mức thuế quan nhập khẩu bằng 7 Chương I – Những vấn đề chung về hội nhập AFTA của Việt Nam hoặc thấp hơn 20% (tức là sản phẩm có thuế suất trên 20%) thì sản phẩm đó chỉ được hưởng CEPT cao hơn 20% trước đó hoặc thuế suất MFN, tuỳ thuộc thuế suất nào thấp hơn. 2.2.2 Nội dung loại bỏ các hạn chế định lượng (QRs) và các rào cản phi thuế khác (NTBs) Bên cạnh việc tiến hành cắt giảm thuế quan, vấn đề loại bỏ các hạn chế định lượng nhập khẩu và các rào cản phi thuế quan khác là hết sức quan trọng để có thể tự do hoá thương mại các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp trong ASEAN Theo định nghĩa của Uỷ ban tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lượng (ACCSQ), ngoài các hạn chế định lượng như hạn ngạch số lượng, hạn ngạch giá trị nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu…, các rào cản phi thuế quan khác được phân thành 5 nhóm chính: - Các khoản thu tương đương thuế quan (para-tariff measures): - Các biện pháp kiểm soát giá (price control measures) - Các biện pháp tài chính (finance measures) - Các biện pháp độc quyền (monopolistic measures) - Các biện pháp kỹ thuật (technical measures) Để dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan nói trên, Hiệp định CEPT quy định: - Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm trong CEPT ngay sau khi các sản phẩm này được hưởng ưu đãi về thuế quan. - Các hàng rào phi thuế khác sẽ được xóa bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi - Các hạn chế ngoại hối mà các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan