Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ngành bán lẻ thực phẩm của việt nam trong thời kỳ hội nhập...

Tài liệu Luận văn ngành bán lẻ thực phẩm của việt nam trong thời kỳ hội nhập

.DOCX
98
380
130

Mô tả:

Luận văn ngành bán lẻ thực phẩm của việt nam trong thời kỳ hội nhập
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** TU U KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại NGÀNH BÁN LẺ THỰC PHẨM TƢƠI SỐNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ TOÀN CẦU HÓA Họ và tên sinh viên : Đặng Hồng Nhung Mã sinh viên : 1111110005 Lớp : Anh 17 – Khối 5 KT Khóa 50 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Hà Nội, tháng 6/2015 : PGS.TS Bùi Ngọc Sơn i MỤC LỤC DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG BIỂU.........................................................................v DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vi LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ TOÀN CẦU HÓA................................................................4 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trƣờng bán lẻ.......................................................4 1.1.1. Khái niệm bán lẻ......................................................................................................4 1.1.2. Đặc điểm của bán lẻ................................................................................................5 1.1.3. Phân loại các hình thức bán lẻ................................................................................5 1.1.4. Vai trò của thị trường bán lẻ................................................................................... 8 1.1.5. Xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ...........................................................10 1.2. Thị trƣờng bán lẻ thực phẩm tƣơi sống..........................................................13 1.2.1. Định nghĩa và đặc điểm........................................................................................ 13 1.2.2. Phân loại các hình thức bán lẻ thực phẩm tươi sống...........................................14 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh phân phối thực phẩm tươi sống của người tiêu dùng......................................................................................................... 14 1.2.4. Vai trò của thị trường bán lẻ thực phẩm tươi sống...............................................16 1.3. Những yếu tố tác động đến thị trƣờng bán lẻ thực phẩm tƣơi sống............17 1.3.1. Nhóm các yếu tố xã hội:........................................................................................17 1.3.2. Nhóm các yếu tố kinh tế........................................................................................ 18 1.3.3. Nhóm yếu tố khoa học – kĩ thuật...........................................................................19 1.4. Tác động của toàn cầu hóa đến ngành bán lẻ thực phẩm tƣơi sống.............20 1.4.1. Sự thay thế dần hệ thống bán lẻ truyền thống bằng những hình thức bán lẻ hiện đại 20 1.4.2. Sự đa dạng hóa các mặt hàng...............................................................................20 1.4.3. Sự quốc tế hóa hoạt động bán lẻ...........................................................................20 1.4.4. Chú trọng xuất xứ, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm.........................21 1.4.5. Các nhà bán lẻ hiện đại ngày càng nắm nhiều sức mạnh thị trường...................21 ii CHƢƠNG II: TÌNH HÌNH NGÀNH BÁN LẺ THỰC PHẨM TƢƠI SỐNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ TOÀN CẦU HÓA...................................................22 2.1. Vài nét về thị trƣờng bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO.....................22 2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng.............................................................................. 22 2.1.2. Những hình thức phân phối bán lẻ chính..............................................................24 2.1.3. Vai trò của thị trường bán lẻ Việt Nam................................................................. 25 2.1.4. Xu hướng phát triển...............................................................................................26 2.2. Tình hình ngành bán lẻ thực phẩm tƣơi sống Việt Nam................................29 2.2.1. Đặc điểm của ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống của Việt Nam.........................29 2.2.2. Cấu trúc kênh bán lẻ thực phẩm tươi sống tại Việt Nam......................................31 2.2.3. Tình hình bán lẻ thực phẩm tươi sống tại Việt Nam phân chia theo các mặt hàng ..............................................................................................................................32 2.2.4. Tình hình hoạt động của các nhà bán lẻ thực phẩm tươi sống chính tại Việt Nam ..............................................................................................................................36 2.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh phân phối thực phẩm tươi sống tại Việt Nam......................................................................................................................38 2.2.6. Vai trò của thị trường bán lẻ thực phẩm tươi sống tại Việt Nam.........................41 2.2.7. Khung pháp lý và đường lối chính sách của Nhà nước điều chỉnh thị trường bán lẻ thực phẩm tươi sống.................................................................................................... 42 2.3. Những yếu tố tác động đến thị trƣờng bán lẻ thực phẩm tƣơi sống tại Việt Nam 46 2.3.1. Nhóm các yếu tố xã hội......................................................................................... 46 2.3.2. Nhóm các yếu tố kinh tế........................................................................................ 47 2.3.3. Yếu tố mùa vụ, thiên nhiên, thiên tai.....................................................................49 2.4. Tác động của toàn cầu hóa đến ngành bán lẻ thực phẩm tƣơi sống của Việt Nam 50 2.4.1. Sự xuất hiện và phát triển của các nhà bán lẻ hiện đại........................................50 2.4.2. Thay đổi trong thói quen tiêu dùng.......................................................................50 3 2.4.3. Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ và chất lượng dịch vụ..........................................................................................50 2.4.4. Bán lẻ trực tuyến bắt đầu xuất hiện......................................................................51 2.5. Đánh giá thực trạng ngành bán lẻ thực phẩm tƣơi sống của Việt Nam trong thời kì toàn cầu hóa....................................................................................................... 51 2.5.1. Ưu điểm của ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống Việt Nam..................................51 2.5.2. Hạn chế của ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống Việt Nam..................................52 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGÀNH BÁN LẺ THỰC PHẨM TƢƠI SỐNG TẠI VIỆT NAM....................................................................................54 3.1. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng bán lẻ thực phẩm tƣơi sống tại Việt Nam 54 3.1.1. Hệ thống bán lẻ hiện đại ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn nhưng kênh bán lẻ truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng nhất.................................................................54 3.1.2. Thói quen mua sắm thực phẩm tươi sống thay đổi...............................................55 3.1.3. Chú trọng xuất xứ, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm.........................55 3.1.4. Sự mở rộng của chuỗi những cửa hàng chuyên về thực phẩm tươi sống thuộc sở hữu của những nhà bán lẻ lớn.........................................................................................55 3.2. Định hƣớng hoàn thiện ngành bán lẻ thực phẩm tƣơi sống tại Việt Nam. .56 3.2.1. Về phía Nhà nước..................................................................................................56 3.2.2. Về phía các nhà bán lẻ hiện đại............................................................................58 3.3. Giải pháp hoàn thiện ngành bán lẻ thực phẩm tƣơi sống tại Việt Nam dành cho các doanh nghiệp.................................................................................................... 60 3.3.1. Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm tươi sống hiệu quả....................................60 3.3.2. Xây dựng lợi thế cạnh tranh..................................................................................63 3.3.3. Xây dựng các hình thức bán lẻ linh hoạt..............................................................66 3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện ngành bán lẻ thực phẩm tƣơi sống tại Việt Nam......................................................................................................................... 68 3.4.1. Đầu tư quy hoạch và nâng cấp cơ sở vật chất chợ truyền thống.........................68 3.4.2. Tăng cường hiệu quả quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm....................................70 3.4.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường bán lẻ...................................72 3.4.4. Tăng cường hiệu quả quản lý liên ngành với bán lẻ............................................74 3.4.5. Khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ kết nối với người nông dân....................77 KẾT LUẬN................................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 81 PHỤ LỤC 1................................................................................................................. 85 PHỤ LỤC 2................................................................................................................. 87 DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG BIỂU Hình 2.1 Tổng mức bán lẻ và tốc độ tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam 2007-2013.................................................................................22 Hình 2.2 Tổng mức bán lẻ phân theo hình thức bán lẻ 2005-2010................................23 Hình 2.3 Lực lượng lao động trong ngành bán lẻ 2005-2010........................................24 Hình 2.4 Tốc độ gia tăng số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại (2008-2012) .25 Hình 2.5 Cấu trúc thị trường bán lẻ thực phẩm tươi sống tại Việt Nam........................32 Hình 2.6 Phân chia chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam.......................................................32 Hình 2.7 Kênh phân phối sản phẩm thịt lợn tại đồng bằng sông Cửu Long.................33 Hình 2.8 Kênh phân phối rau tổng quát của Việt Nam..................................................36 Hình 2.9 Tăng trưởng GDP và chỉ số lạm phát Việt Nam giai đoạn 2004-2015...........47 Hình 2.10 Thu nhập trên đầu người trung bình năm......................................................48 Hình 2.11 Chi tiêu tiêu dùng đầu người trung bình năm................................................48 Bảng 1.1 Các hình thức bán lẻ TPTS..............................................................................14 Bảng 2.1 Các loại hình bán lẻ chính tại Việt Nam......................................................... 24 Bảng 2.2 Dự báo cung cầu nguyên liệu thủy hải sản trong nước đến năm 2020...........34 Bảng 2.3 Phân chia tiêu dùng cho các sản phẩm rau và hoa quả tươi (2009)...............35 Bảng 2.4 Số lượng chợ trên địa bàn cả nước giai đoạn 2005-2014...............................38 Bảng 2.5 Kênh bán lẻ người tiêu dùng lựa chọn cho mặt hàng thực phẩm tươi sống ..39 Bảng 3.1 Doanh thu bán lẻ theo kênh phân phối của Việt Nam 2008-2012..................54 Bảng 3.2 Số lượng cơ sở bán lẻ theo kênh phân phối của Việt Nam 2008-2012..........54 Bảng 3.3 Tính chất xây dựng theo hạng chợ..................................................................57 DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm ENT Kiểm tra nhu cầu kinh tế F&B Ngành hàng thực phẩm và đồ uống (Food and Beverage) GDP Tổng sản phẩm nội địa TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TPTS Thực phẩm tươi sống UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO và kèm theo đó, Việt Nam phải cam kết thực hiện theo những quy định của tổ chức này, trong đó bao gồm mở cửa phần lớn các thị trường trong nước với thế giới. Một trong số những ngành thương mại chịu nhiều ảnh hưởng của việc này là ngành bán lẻ. Từ đầu năm 2015, thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa hoàn toàn. Bởi lẽ thị trường bán lẻ Việt Nam vốn được coi là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, hàng loạt các nhà bán lẻ lớn trên thế giới bắt đầu xây dựng kế hoạch và tấn công thị trường Việt Nam. Sự kiện này có tác động không nhỏ tới không chỉ các nhà bán lẻ trong nước và người tiêu dùng mà còn có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ các mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam. Tại Việt Nam, ngành bán lẻ thực phẩm luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong ngành bán lẻ. Không chỉ giữ vai trò là ngành bán lẻ chiếm khối lượng tiêu thụ lớn nhất, ngành bán lẻ thực phẩm còn giành được sự quan tâm từ nhiều phía vì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Tại Việt Nam, do nhiều nguyên nhân trong đó có thói quen đi mua thực phẩm hàng ngày, sự yêu thích các mặt hàng tươi sống và thiếu nơi lưu trữ thực phẩm đông lạnh, ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống chiếm một khối lượng lớn trong cơ cấu bán lẻ thực phẩm. Có thể nói, ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống giải quyết nhu cầu lương thực hàng ngày cho phần lớn người dân Việt Nam. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của ngành bán lẻ, ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống của Việt Nam cũng có sự tăng trưởng tốt về quy mô, khối lượng hàng hóa trao đổi cũng như diện mạo chung. Tuy nhiên, do xuất phát điểm là chế độ phân phối hàng hóa tập trung do Nhà nước nắm toàn quyền kiểm soát, ngành bán lẻ của Việt Nam nói chung và ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống nói riêng vẫn tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng cần có hướng giải quyết. Từ hệ thống chợ truyền thống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển mang tính tự phát, cho tới năng lực yếu kém của các nhà bán lẻ trong nước nay lại chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những tên tuổi lớn của nước ngoài… Hơn bao giờ hết, cần phải có giải pháp, định hướng hoàn thiện ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống để đảm bảo cung cấp thực phẩm hàng ngày đầy đủ, sạch và có quy hoạch cho người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng như đảm bảo an ninh thực phẩm. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống của Việt Nam trong thời kì toàn cầu hóa” được thực hiện nhằm mục đích tìm ra giải pháp hoàn thiện ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống tại Việt Nam. Nhằm đạt được mục đích này, đề tài đặt ra các mục tiêu sau: - Nghiên cứu thực trạng thị trường bán lẻ thực phẩm tươi sống, từ đó dự báo xu hướng phát triển của ngành hàng, xu hướng tiêu dùng và hành vi tiêu dùng của người mua khi mua sắm thực phẩm tươi sống; - Nghiên cứu khung pháp lý và hệ thống chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm tươi sống, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu cần hoàn thiện và đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm thực hiện chức năng điều tiết thị trường bán lẻ thực phẩm tươi sống hiệu quả; - Nghiên cứu tình hình kinh doanh của các nhà bán lẻ có tham gia vào thị trường thực phẩm tươi sống, nguyên nhân thành công, thất bại cũng như điểm cần đổi mới trong hoạt động của các nhà kinh doanh bán lẻ nhằm hướng tới một hệ thống bán lẻ thực phẩm tươi sống thực hiện tốt những chức năng của mình. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về bán lẻ, thực trạng của thị trường bán lẻ thực phẩm tươi sống của Việt Nam, khung pháp lý và hệ thống chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực này, cũng như tình hình hoạt động của những nhà bán lẻ thực phẩm tươi sống tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Thị trường bán lẻ thực phẩm tươi sống tại Việt Nam; - Về thời gian: Do hạn chế về tài liệu và thời gian nên đề tài chỉ tập trung vào khoảng thời gian từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO (2007) đến nay; - Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào tình hình bán lẻ của 4 mặt hàng chính, chiếm khối lượng lớn là thịt sống, hải sản tươi sống, rau tươi và hoa quả tươi cũng như khung pháp lý của Nhà nước điều chỉnh 4 mặt hàng này và tình hình của những nhà bán lẻ kinh doanh chúng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài, em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu. Đầu tiên là phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp thống kê nhằm có được số liệu và phân tích cụ thể tình hình ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO. Phương pháp phân tích-tổng hợp nhằm đưa ra đánh giá cá nhân và phương pháp lý luận logic để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường bán lẻ thực phẩm tươi sống của Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp điều tra xã hội học để tìm hiểu về sự lựa chọn kênh phân phối bán lẻ của người tiêu dùng đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống. 5. Kết cấu của khóa luận: Khóa luận được chia làm ba chương không kể phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo: Chương I: Một số vấn đề lý luận về thị trường bán lẻ Việt nam trong thời kì toàn cầu hóa; Chương II: Tình hình ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống của Việt Nam trong thời kì toàn cầu hóa; Chương III: Giải pháp hoàn thiện ngành bán lẻ thực phẩm tươi sống tại Việt Nam. CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ TOÀN CẦU HÓA 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trƣờng bán lẻ 1.1.1. Khái niệm bán lẻ 1.1.1.1. Khái niệm bán lẻ Có nhiều định nghĩa về bán lẻ được đưa ra như sau: Theo cuốn “Những nguyên lý của Marketing” của Philip Kotler, “bán lẻ” được định nghĩa là “mọi hoạt đồng nhằm bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho mục đích cá nhân không mang tính thương mại.” Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, điều 3, khoản 8 định nghĩa: “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.” Nghị định này chưa đưa bán lẻ dịch vụ trở thành một nội dung của hoạt động bán lẻ. Như vậy, ta có thể đưa ra ba vấn đề chủ yếu của bán lẻ: - Về nội dung: Bán lẻ là bán trực tiếp sản phẩm là hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng; - Về đối tượng: Đối tượng của bán lẻ là người tiêu dùng cuối cùng; - Về mục đích: Bán lẻ là để đáp ứng nhu cầu cho cá nhân hoặc gia đình, không nhằm mục đích thương mại hay kinh doanh. Như vậy, ta có thể rút ra khái niệm về bán lẻ: “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng cá nhân và không mang tính thương mại.” 1.1.1.2. Khái niệm nhà bán lẻ Cũng theo Philip Kotler: “Nhà bán lẻ là một đơn vị kinh doanh mà phần lớn doanh thu đạt được là từ hoạt động bán lẻ.” Nghị định 23/2007/NĐ-CP định nghĩa: “Cơ sở bán lẻ là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ.” Như vậy, theo định nghĩa này, chỉ có những đơn vị bán lẻ thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có đăng kí kinh doanh mới được coi là cơ sở bán lẻ. Như vậy, nhà bán lẻ là người thực hiện việc kinh doanh bán lẻ và coi đây là hoạt động chính của mình. 1.1.2. Đặc điểm của bán lẻ Hoạt động bán lẻ có 4 đặc điểm cơ bản: - Hàng hóa trong thị trường bán lẻ được bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng cuối cùng để tiêu dùng; - Người mua hàng là người tiêu dùng cuối cùng. Sau khi được tiêu thụ, hàng hóa sẽ không quay trở lại thị trường nữa; - Thị trường bán lẻ cung cấp hàng hóa đa dạng về chủng loại, phục vụ đông đảo các đối tượng khách hàng khác nhau; - Nhà bán lẻ có thể kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau hoặc chỉ cung cấp chuyên về một hay một số mặt hàng nhất định để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 1.1.3. Phân loại các hình thức bán lẻ Để phân loại các hình thức bán lẻ có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Phân chia theo phương thức phục vụ, chúng ta có: 1.1.3.1. Bán lẻ tại cửa hàng  Chợ: Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ: "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội". Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ: "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư".  Siêu thị: Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam – nay là Bộ Công thương ban hành năm 2004: “Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng; đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kĩ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có phương thức tự phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.”  Trung tâm thương mại: Theo quy chế siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam – nay là Bộ Công thương ban hành năm 2004: “Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ, hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê… được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang thiết bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức văn minh, hiện đại đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng.”  Cửa hàng bán lẻ độc lập: Thường là gia đình, cá nhân tự kinh doanh. Những cửa hàng bán lẻ độc lập xuất hiện với mật độ dày đặc tại các thành phố lớn, có quy mô nhỏ, cung cấp những hàng hóa tiêu dùng phục vụ nhu cầu hàng ngày.  Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: Được hình thành do một nhóm người bán lẻ liên kết với nhau để phân phối và buôn bán hàng hóa trên cơ sở tự nguyện, tự do gia nhập và tách khỏi hợp tác xã và có khả năng tự cung ứng hàng hóa từ bên ngoài hợp tác xã.  Cửa hàng bách hóa: Có quy mô và số lượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân tại các khu dân cư tập trung đông đúc. Khác với siêu thị, cửa hàng bách hóa chỉ cung cấp một số loại hàng hóa như: quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ gia dụng và đồ đạc trang bị nội thất và không áp dụng tự phục vụ.  Cửa hàng đại lý: Là trung gian tiêu thụ của người sản xuất hoặc người phân phối trên cơ sở hợp đồng đại lý. Cửa hàng đại lý hoạt động độc lập và được hưởng một khoản hoa hồng nhất định.  Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Cửa hàng cung cấp một loại hàng hóa hay dịch vụ nhất định trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền từ nhà sản xuất. Các cửa hàng nhượng quyền kinh doanh dựa trên thương hiệu, bí quyết từ bên nhượng quyền; nhưng tự chịu trách nhiệm quản lý, thuê địa điểm, nhân lực… Cửa hàng nhượng quyền cam kết chi trả một khoản phí nhất định cho bên nhượng quyền.  Cửa hàng chuyên doanh: Tập trung bán lẻ một hay một số loại mặt hàng nhất định, chẳng hạn như giày dép, thủy hải sản, đồ thể thao…  Cửa hàng giảm giá, hạ giá: Bán những sản phẩm không phải là sản phẩm kém chất lượng thường xuyên với giá thấp hơn nhờ khối lượng lớn, chi phí thuê địa điểm rẻ.  Cửa hàng kho: Có cấu trúc giống như một kho hàng, để tận dụng chi phí cửa hàng kho không trưng bày hàng hóa, không quảng cáo. Thường là cửa hàng của nhà máy thuộc quyền sở hữu của người sản xuất, bán các sản phẩm dư thừa, đã chấm dứt sản xuất hay sai quy cách.  Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Là đơn vị bán lẻ của người sản xuất, bán sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng. 1.1.3.2. Bán lẻ không qua cửa hàng  Bán lẻ qua đơn đặt hàng qua bưu điện hay điện thoại: Theo hình thức này, người tiêu dùng sẽ gửi yêu cầu mua hàng tới cho người bán lẻ thông qua bưu điện, điện thoại; người bán sẽ gửi hàng hóa tới cho người mua và nhận thanh toán.  Máy bán hàng tự động: Loại hình bán lẻ này có nhiều ưu điểm như tiện lợi, thời gian phục vụ 24/24, tiết kiệm chi phí bán hàng… nhưng chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam.  Bán hàng lưu động: Là hình thức bán hàng mà người bán đến tận nhà người bán lẻ để chào hàng. Tại Việt Nam, hình thức bán hàng rong cũng có thể coi là bán hàng lưu động. Người bán hàng rong đưa hàng hóa đi rao đến từng phố, ngõ, hẻm để bán.  Kinh doanh đa cấp: Người bán hàng sẽ bán trực tiếp hàng hóa cho người mua. Giữa hai người bán – mua thường là mối quan hệ quen biết, người bán thuyết phục người mua mua hàng dựa trên mối quan hệ giữa hai người. Tại Việt Nam, hình thức bán hàng này bị biến tướng và gây nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng.  Bán lẻ điện tử: Việc bán lẻ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, mạng viễn thông và Internet. Người mua sẽ đánh giá hàng hóa thông qua các trang web, đặt mua và nhận hàng hóa tại nhà. Phương thức thanh toán đa dạng từ thanh toán khi nhận hàng, thanh toán trực tuyến, sử dụng thẻ cào, tích điểm…  TV Home Shopping: Một kênh truyền hình chuyên giới thiệu các sản phẩm đến người xem TV. Người xem TV khi thấy thích một sản phẩm nào đó có thể đặt hàng, nhận hàng và thanh toán một cách rất tiện lợi. Các kênh truyền hình mua sắm thường là kênh truyền hình cáp, chi phí cao nên các sản phẩm được bán thường là sản phẩm có giá trị. 1.1.3.3. Bán lẻ dịch vụ Sản phẩm trong hình thức bán lẻ này là dịch vụ, ví dụ như dịch vụ cho thuê xe ô tô, dịch vụ giặt là, dịch vụ du lịch, giải trí… Sản phẩm của bán lẻ dịch vụ là vô hình, thước đo giá trị của nó là độ thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ được cung cấp. Cùng với sự phát triển của xã hội và mức thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về dịch vụ của người tiêu dùng ngày một đa dạng và yêu cầu ngày một cao, đòi hỏi người bán lẻ dịch vụ phải liên tục có sự thay đổi phù hợp. 1.1.4. Vai trò của thị trường bán lẻ  Thị trường bán lẻ là cầu nối từ sản xuất đến tiêu dùng: Thị trường bán lẻ đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Có một sự mâu thuẫn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng: trong khi nhà sản xuất luôn cố gắng áp dụng tính kinh tế của quy mô bằng cách áp dụng sản xuất công nghiệp hàng loạt với khối lượng lớn nhằm thu được lợi nhuận cao, chuyên môn hóa sản xuất thì người tiêu dùng lại có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa đa dạng, số lượng ít. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua hàng hóa trực tiếp từ người sản xuất, tuy nhiên người sản xuất không có lợi thế trong vấn đề phân phối hàng hóa, chia nhỏ các đơn vị hàng lớn (ví dụ như container), lưu giữ hàng hóa trong kho, cung cấp dịch vụ, tăng giá trị cho sản phẩm và thỏa mãn người tiêu dùng mua lẻ bằng người bán lẻ. Khi nhiệm vụ bán lẻ được giao cho nhà bán lẻ, người sản xuất có điều kiện tập trung hoàn toàn vào quá trình sản xuất, cải tiến kĩ thuật, quy trình, cách quản lý để đạt được hiệu quả tốt nhất, còn quá trình phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng đã được người bán lẻ thực hiện tốt. Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ cũng giải quyết sự khác biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Việc sản xuất là tập trung và theo chu kì sản xuất; trong khi việc tiêu dùng là tại khắp mọi nơi và theo chu kì tiêu dùng, hoặc diễn ra quanh năm. Khi đó, đòi hỏi hàng hóa từ người sản xuất phải được phân phối tới nhiều địa điểm, với số lượng nhỏ hơn và có mặt tại các kệ hàng vào thời điểm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Thị trường bán lẻ thực hiện nhiệm vụ này, đảm bảo hàng hóa được đưa đến tay người tiêu dùng tại địa điểm và thời gian thích hợp.  Thị trường bán lẻ cung cấp thông tin từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng và ngược lại: Với vai trò là trung gian trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, nhà bán lẻ, một mặt, do tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trong quá trình mua sắm, có khả năng nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, thói quen mua sắm từ khách hàng. Họ có thể cung cấp thông tin này cho nhà sản xuất để cải tiến sản phẩm, dịch vụ nhằm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hơn. Mặt khác, nhà bán lẻ cũng cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng, và trong nhiều trường hợp, họ có khả năng thuyết phục người mua hàng sử dụng một sản phẩm, dịch vụ của một nhà sản xuất nhất định bằng các chiến thuật giá hay marketing tại điểm bán…  Thị trường bán lẻ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh và mức sống của người dân Thị trường bán lẻ giải quyết đầu ra cho hàng hóa được sản xuất, do vậy, thị trường bán lẻ đóng góp vai trò quan trọng trong GDP và cơ cấu lao động của các quốc gia. Báo cáo về thị trường bán lẻ thế giới năm 2011 của Euromonitor cho thấy, tại Việt Nam, số lượng lao động trong ngành bán lẻ chiếm 11,71% lực lượng lao động quốc gia, tổng mức doanh thu bán lẻ chiếm 25,28% tổng sản phẩm quốc dân, và cũng chiếm 36,1% tổng mức tiêu dùng. Sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ đồng thời thể hiện năng lực sản xuất hàng hóa đa dạng phong phú phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, mạng lưới phân phối rộng khắp tới từng khu dân cư, đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm mới. Thị trường bán lẻ phản ánh mức tiêu dùng của người dân. Bởi lẽ hầu hết các quyết định tiêu dùng của người dân được thực hiện tại thị trường bán lẻ, sức mua trên thị trường bán lẻ sẽ phản ánh mức sống của người dân. Tại Việt Nam, doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong giai đoạn 2005-2011 tăng bình quân 27%/năm, điều này cho thấy chi tiêu tiêu dùng của người dân tăng trưởng mạnh, phản ánh mức sống đang ngày càng được nâng cao.  Thị trường bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội Thị trường bán lẻ đảm bảo khâu tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất (quá trình tái sản xuất bao gồm bốn khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng). Do là trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, các quyết định sản xuất, phân phối hàng hóa của nhà bán lẻ sẽ có tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Ngược lại, diễn biến trên thị trường bán lẻ sẽ cung cấp thông tin cho nhà bán lẻ để họ đưa ra cách thức sản xuất, phân phối, quản lý phù hợp nhất để hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ và đem lại lợi nhuận lớn nhất.  Thông qua thị trường bán lẻ, Nhà nước sẽ xây dựng những chính sách phù hợp để phát triển kinh tế và định hướng tiêu dùng Vai trò định hướng tiêu dùng của Nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả nhất trên thị trường bán lẻ. Nhà nước nắm trong tay công cụ để điều chỉnh mạng lưới bán lẻ, ổn định giá bán lẻ, cung cấp hàng hóa thiết yếu ổn định giá vào những thời điểm cần thiết, khuyến khích các mặt hàng sản xuất trong nước. Ngoài ra, đối với sản xuất, Nhà nước có thể khuyến khích sản xuất bằng cách thay đổi các chính sách đối với thị trường bán lẻ, khuyến khích các nhà sản xuất vào nhu cầu thị trường và những ngành sản xuất chủ lực. Thêm vào đó, Nhà nước có thể tạo ra những hành lang pháp lý phù hợp để điều chỉnh các mối quan hệ trên thị trường bán lẻ, đảm bảo thị trường phát triển ổn định, thực hiện công bằng xã hội. 1.1.5. Xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ Theo Kotler (2011, tr.389-395), trong thời gian tới, thị trường bán lẻ toàn cầu sẽ chứng kiến những xu hướng phát triển sau:  Nền kinh tế chững lại và người dân ngày càng thắt chặt tiêu dùng Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những hậu quả của nó đã khiến cho nền kinh tế toàn thế giới tăng trưởng chậm lại và người tiêu dùng thận trọng hơn trước rất nhiều trong chi tiêu. Năm 2012, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,8%, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc cùng với khủng hoảng kinh tế tại khu vực đồng tiền chung châu Âu đã gây nhiều áp lực lên nền kinh tế Mĩ. Tại Nhật, bất chấp đồng Yên hạ giá và nền kinh tế Nhật có dấu hiệu phục hồi, giá cả tại Nhật có xu hướng tăng cùng với mức tăng 3% của thuế tiêu dùng trong khi tiền lương không tăng, tình hình này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Ấn Độ… cũng cho thấy mức tăng trưởng chậm dần. Đối với các nhà bán lẻ, đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội; tuy nhiên, các nhà bán lẻ phải luôn thận trọng để không đánh đổi những mục tiêu dài hạn vì những mục tiêu ngắn hạn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới như vậy.  Sự xuất hiện của những hình thức bán lẻ mới, vòng đời của các hình thức bán lẻ bị rút ngắn và sự đồng quy của các hình thức bán lẻ Ngày càng có nhiều hình thức bán lẻ mới ra đời để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Mặc dù ngày càng có nhiều hình thức bán lẻ mới xuất hiện, những hình thức bán lẻ hiện đại dường như đang có sự đồng quy. Ngày càng có nhiều nhà bán lẻ khác nhau cùng bán một sản phẩm tại cùng một mức giá tới cùng một khách hàng mục tiêu. Khách hàng có thể lựa chọn mua sắm sản phẩm mong muốn tại trung tâm thương mại, cửa hàng hạ giá, hệ thống bán lẻ trực tuyến… Điều này đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các hình thức bán lẻ và nhà bán lẻ khác nhau, đồng thời các nhà bán lẻ và hình thức bán lẻ sẽ càng khó khăn hơn trong việc định vị bản thân và lựa chọn những giỏ hàng hóa khác biệt để cung cấp cho người tiêu dùng.  Sự xuất hiện của những nhà bán lẻ có quy mô khổng lồ Sự tăng trưởng của những nhà sản xuất lớn và những siêu cửa hàng chuyên doanh, sự hình thành của hệ thống marketing dọc cùng với hàng loạt những vụ sáp nhập và mua lại đã tạo nên nền tảng cho những nhà bán lẻ có quy mô và sức mạnh khổng lồ… Những nhà bán lẻ khổng lồ này đã thay đổi cán cân quyền lực giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất. Một vài nhà bán lẻ có một khối lượng khách hàng rất lớn, cho phép họ có được sức mạnh trong đàm phán với nhà sản xuất.  Sự phát triển của bán lẻ không qua cửa hàng Thay vì đến tận cửa hàng và mua hàng hóa theo cách thức thông thường, giờ đây khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau để mua sắm: đặt hàng qua email, qua điện thoại, và mua sắm trực tuyến. Nhờ có nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, những trang web với cách thức sử dụng dễ dàng, dịch vụ trực tuyến được cải thiện cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ tìm kiếm, bán lẻ trực tuyến đang tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Tại Việt Nam, theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn (2014), năm 2013, tổng doanh thu từ 116 sàn giao dịch thương mại điện tử là 323 tỉ đồng. Còn tổng doanh thu của 38 trang web bán hàng theo nhóm đạt 774 tỉ đồng.  Tầm quan trọng ngày càng tăng của công nghệ, khoa học kĩ thuật trong bán lẻ Công nghệ ứng dụng vào bán lẻ đang trở thành những công cụ cạnh tranh hữu hiệu giữa các nhà bán lẻ. Các nhà bán lẻ ngày càng áp dụng các hệ thống thông tin và phần mềm tiên tiến để có được dự báo cầu chính xác hơn, kiểm soát hàng trong kho, tương tác với nhà sản xuất, lưu chuyển thông tin giữa các cửa hàng, kiểm soát an ninh, xử lý hàng hóa, chia sẻ thông tin và tương tác với khách hàng.  Bán lẻ xanh Ngày nay các nhà bán lẻ ngày càng áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường nhiều hơn. Họ “xanh” hóa các cửa hàng và cách thức hoạt động của mình, khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường và phối hợp với các đối tác để giảm thiểu ảnh hưởng xấu lên môi trường. Các nhà bán lẻ đang xây dựng những cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại của mình thân thiện với môi trường hơn nhờ cách thiết kế, xây dựng và hoạt động những cơ sở bán lẻ này. Họ phối hợp với các nhà sản xuất để tạo ra các sản phẩm, bao gói và hệ thống phân phối xanh hơn; đồng thời cung cấp thông tin về sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm này.  Sự bành trướng quốc tế của các nhà bán lẻ lớn Cùng với toàn cầu hóa, nhiều nhà bán lẻ đang vượt khỏi phạm vi quốc gia của mình để thoát khỏi thị trường bán lẻ tại quê nhà đã bão hòa. Năm 2012, Deloitte xếp hạng 10 nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, bao gồm: Walmart, Tesco, Costco, Carrefour, The Kroger, Schwarz Unternehmens Treuhand KG, Metro, The Home Depot, Aldi Einkauf và Target. Tổng doanh thu của 10 nhà bán lẻ lớn nhất thế giới chiếm 29,3% tổng doanh thu của 250 nhà bán lẻ lớn nhất thế giới được Deloitte xếp hạng (Deloitte, 2014, tr.20.)Cũng theo đó, tổng doanh thu bán lẻ của 250 nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đạt 4.290 tỉ USD, với mức tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 4,9% năm 2012 và 4,6% trong giai đoạn 2007-2012. Gần ¼ (24,3%) doanh thu của 250 nhà bán lẻ này là từ hoạt động tại nước ngoài, trung bình một nhà bán lẻ hoạt động tại 10 quốc gia, và trong số 250 nhà bán lẻ này có tới 63,2% có hoạt động tại nước ngoài. 1.2. Thị trƣờng bán lẻ thực phẩm tƣơi sống 1.2.1. Định nghĩa và đặc điểm 1.2.1.1. Định nghĩa Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 của Quốc hội, điều 2, khoản 20 và 21 quy định: “Thực phẩm là sản phẩm con người ăn, uống ở dạng đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.” “Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thủy hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.” Như vậy, có thể kết luận, bán lẻ TPTS là hoạt động bán các thực phẩm chưa qua chế biến cho người tiêu dùng cuối cùng sử dụng không nhằm mục đích thương mại. 1.2.1.2. Đặc điểm Bruzzone, Massei và Bocca (2009, tr.128) đưa ra những đặc điểm của bán lẻ TPTS như sau: - TPTS nhanh bị hư hại, nên chuỗi cung ứng thường rất nhanh và ngắn; - Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm tươi sống dựa vào chất lượng, màu sắc họ quan sát được khi mua hàng; - Một yêu cầu quan trọng đối với TPTS là phải có ghi nguồn gốc rõ ràng;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng