Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn nâng cao năng lực biên tập viên của nhà xuất bản chính trị quốc gia...

Tài liệu Luận văn nâng cao năng lực biên tập viên của nhà xuất bản chính trị quốc gia

.PDF
99
864
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- NGUYỄN MẠNH HÙNG NÂNG CAO NĂNG LỰC BIÊN TẬP VIÊN CỦA NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- NGUYỄN MẠNH HÙNG NÂNG CAO NĂNG LỰC BIÊN TẬP VIÊN CỦA NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà trường, các quý thầy cô đã trang bị tri thức, tạo môi trường & điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình tôi tham gia học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà, giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, người đã hướng dẫn trực tiếp và giúp đỡ tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, đã cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ nghiên cứu luận văn, đặc biệt là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Học viện Báo chí và tuyên truyền… đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn. 2 MỤC LỤC Trang Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................6 Danh mục các bảng biểu ............................................................................................7 Danh mục các hình vẽ ................................................................................................8 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 9 1.Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 9 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 11 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 12 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn ................................................................. 12 6. Kết cấu luận văn ....................................................................................... 12 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC BIÊN TẬP VIÊN NHÀ XUẤT BẢN ............................................................13 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................................................................13 1.2. Cơ sở lý luận về năng lực biên tập viên NXB...............................................16 1.2.1.Biên tập viên NXB .................................................................................16 1.2.2. Năng lực biên tập viên NXB .......................................................... 21 1.2.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực biên tập viên .................34 1.3. Kinh nghiệm và bài học rút ra của một số NXB nước ngoài về nâng cao năng lực biên tập viên trong hoạt động xuất bản ........................................... 35 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 38 2.1. Khung logic nghiên cứu......................................................................... 38 2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu........................................... 39 2.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 39 2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 40 3 2.4.1. Nguồn thông tin thứ cấp................................................................ 40 2.4.2. Nguồn thông tin sơ cấp ................................................................. 40 2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 42 Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC BIÊN TẬP VIÊN CỦA NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA ................................................... 43 3.1. Giới thiệu về NXB Chính trị quốc gia ............................................................. 43 3.1.1. Sơ lược quá trình hình thành NXB Chính trị quốc gia .......................... 43 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức NXB Chính trị quốc gia ........................................................................................................44 3.1.3. Kết quả hoạt động xuất bản của NXB Chính trị quốc gia giai đoạn 2011-2014............................................................................... 48 3.2. Thực trạng đội ngũ biên tập viên của NXB Chính trị quốc gia............... 52 3.3.1. Về số lượng.............................................................................................. 52 3.3.2. Về cơ cấu ...................................................................................... 53 3.3.3 Về chất lượng ........................................................................................... 54 3.3. Khung năng lực yêu cầu đối với biên tập viên của NXB Chính trị quốc gia ......................................................................................... 55 3.4. Thực trạng năng lực biên tập viên của NXB Chính trị quốc gia ................... 58 3.4.1 Thực trạng về kiến thức ........................................................................... 58 3.4.1 Thực trạng về kỹ năng.............................................................................. 60 3.4.2. Thực trạng về thái độ đối với công việc ........................................ 61 3.5. Đánh giá chung về năng lực của biên tập viên NXB Chính trị quốc gia ........................................................................................................ 63 3.5.1. Điểm mạnh về năng lực biên tập viên NXB Chính trị quốc gia ..... 63 3.5.2. Điểm yếu trong năng lực biên tập viên NXB Chính trị quốc gia .... 63 3.5.4. Nguyên nhân của những điểm yếu................................................. 65 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC BIÊN TẬP VIÊN CỦA NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020 ...................................................................................... 72 4 4.1. Bối cảnh phát triển và yêu cầu nâng cao năng lực biên tập viên của NXB Chính trị quốc gia đến năm 2020 ............................................................................................72 4.1.1. Bối cảnh phát triển của lĩnh vực xuất bản sách lý luận chính trị trong những năm tới........................................................................................................................72 4.1.2. Dự báo nhu cầu về nhân lực của NXB Chính trị quốc gia năm 2020 ....................................................................................................... 74 4.2. Phương hướng nâng cao năng lực biên tập viên của NXB Chính trị quốc gia đến năm 2020 ..................................................................................76 4.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực biên tập viên của NXB Chính trị quốc gia đến năm 2020 .................................................................................79 4.3.1. Cơ cấu lại nhân lực của NXB Chính trị quốc gia .............................. 79 4.3.2. Đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng ........................................... 79 4.3.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực .......... 83 4.3.4. Hoàn thiện công tác đánh giá, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ....... 86 4.3.5. Các giải pháp khác...............................................................................89 4.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp ..................................................... 90 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 92 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 95 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BTV Biên tập viên 2 NXB Nhà xuât bản 3 SXKD Sản xuất kinh doanh 4 XDKHĐT Xây dựng kế hoạch đề tài 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Tên bảng/biểu Trang 1 Bảng 1.1 Bảng tiêu chí đánh giá năng lực BTV NXB Chính trị quốc gia 29 2 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động xuất bản giai đoạn từ năm 2011-2014 50 3 Bảng 3.2 Doanh thu hoạt động SXKD xuất bản giai đoạn 2011-2014 51 4 Bảng 3.3 5 Bảng 3.4 6 Bảng 3.5 7 Bảng 3.6 Trình độ chuyên môn của BTV Nhà xuất bản năm 2014 55 8 Bảng 3.7 Khung yêu cầu năng lực BTV NXB Chính trị quốc gia 57 9 Bảng 3.8 Khoảng cách về kiến thức của BTV NXB Chính trị quốc gia 59 10 Bảng 3.9 Khoảng cách về kỹ năng của BTV NXB Chính trị quốc gia 61 11 Bảng 3.10 Khoảng cách về thái độ của BTV NXB Chính trị quốc gia 62 12 Bảng 3.11 Số lượng đề tài đăng ký và đề tài đã xuất bản giai đoạn 2011-2014 tại NXB Chính trị quốc gia 65 13 Bảng 3.12 Tình hình công tác đào tạo giai đoạn 2011-2014 tại NXB Chính trị quốc gia 67 Cơ cấu phân bổ biên tập viên Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Cơ cấu giới tính biên tập viên Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Cơ cấu về độ tuổi biên tập viên Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 7 53 54 54 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình vẽ Tên hình vẽ Trang 1 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của NXB Chính trị quốc gia 47 2 Hình 3.2 Số lượng sách xuất bản của NXB Chính trị quốc gia giai đoạn 2011-2014 50 3 Hình 3.3 Doanh thu hoạt động xuất bản của NXB Chính trị quốc gia giai đoạn 2011-2014 8 51 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ trước đến nay, trên thế giới hoạt động xuất bản luôn giữ vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần của con người và có tác động thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Hoạt động xuất bản ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, vai trò của hoạt động xuất bản càng thể hiện rõ hơn trong việc xây dựng nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, phổ biến, truyền bá kiến thức khoa học, kinh tế, chính trị, văn hoá nghệ thuật; bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, hoạt động xuất bản còn góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng của xã hội, ổn định chính trị - xã hội và phát triển đất nước; giáo dục, nâng cao trình độ và ý thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực phản động, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để thực hiện thực hóa vai trò của hoạt động xuất bản phải kể đến những đóng góp rất to lớn của đội ngũ những người làm công tác xuất bản, phát hành sách lý luận chính trị, đó là những người trực tiếp góp phần quan trọng để các ấn phẩm sách lý luận chính trị… ra đời và đến với đông đảo bạn đọc. Nhà xuất bản (NXB) Chính trị quốc gia - Sự thật (sau đây gọi tắt là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) được thành lập theo Quyết định số 53-QĐ/TW ngày 2011-1992 của Ban Bí thư, là cơ quan trực thuộc Ban Bí thư, chịu sự quản lý của Nhà nước trong hệ thống xuất bản chung theo pháp luận. NXB Chính trị quốc gia có nhiệm vụ tổ chức biên tập, xuất bản các sách chính trị, lý luận và pháp luật, góp phần làm cho thế giới quan Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nâng cao kiến thức của nhân dân về chính 9 trị, lý luận và pháp luật, phục vụ sự nghiệp đổi mới và hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, NXB Chính trị quốc gia luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng và chất lượng các xuất phẩm xuất bản ngày càng tăng. Để có được thành tích như ngày hôm nay là nhờ sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân NXB, trong đó có đội ngũ những người làm công tác biên tập sách lý luận, chính trị, pháp luật không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để trở thành nhịp cầu nối quan trọng đưa đến bạn đọc những tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được trong thời gian qua, đứng trước xu thế hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế, hoạt động biên tập xuất bản sách lý luận chính trị của NXB Chính trị quốc gia còn nhiều tồn tại, bất cập, chưa thích ứng kịp thời, chưa thật sự phù hợp với cơ chế thị trường và yêu cầu của xã hội. Một trong những nguyên nhân của tính trạng trên là do năng lực cảu đội ngũ những người làm công tác biên tập, xuất bản sách lý luận chính trị còn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, bản lĩnh chính trị và ý thức trách nhiệm đối với nghề nghiệp. Mặt khác, NXB Chính trị quốc gia là đơn vị sự nghiệp họat động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ. Theo đó thì các đơn vị sự nghiệp có thu như: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Nhà xuất bản Tư Pháp, Nhà xuất bản Thống kê,… được quyền tự chủ thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong chức năng và nhiệm vụ được giao. Vì vậy, tại các nhà xuất bản này, hiện nay đang thực hiện song song hai nhiệm vụ là: + Thực hiện việc xuất bản các ấn phẩm mà Nhà nước giao cho. + Thực hiện xuất bản, in ấn các ấn phẩm phù hợp với quy định của pháp luật mà đơn vị tự tổ chức để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này có nghĩa là, các NXB trong đó có NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó còn là các đơn vị sản xuất, kinh doanh mà sản phẩm cung ứng cho xã 10 hội chủ yếu là các xuất bản phẩm. Các xuất bản phẩm chính là hàng hóa, đội ngũ những người làm công tác xuất bản nói chung và đội ngũ biên tập viên (BTV) nói riêng là những người tham gia vào quá trình tạo nên giá trị của hàng hóa đó. Hơn thế, các NXB hiện nay cũng phải giải bải toán về lợi ích kinh tế, cân đối thu - chi khi xuất bản một cuốn sách. Để có được lợi nhuận từ xuất bản đòi hỏi phải có các xuất bản phẩm hay, có giá trị về nội dung và hình thức, điều này đòi hỏi đội ngũ BTV – lực lượng nòng cốt của NXB phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp. Thực tiễn trên đặt ra việc nâng cao năng lực biên tập, xuất bản sách lý luận chính trị ở nước ta nói chung, ở NXB Chính trị quốc gia nói riêng là vấn đề vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa có tính cấp bách trước mắt, nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất bản trong tình hình mới. Với mong muốn đóng góp cho công tác xuất bản sách lý luận chính trị ở NXB Chính trị quốc gia ngày càng phát triển, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao năng lực biên tập viên của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực BTV, đánh giá năng lực BTV, từ đó đề xuất định hướng nhằm nâng cao năng lực BTV của NXB góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của công tác xuất bản. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực BTV của NXB Chính trị quốc gia để làm khung lý luận nghiên cứu đề tài. - Đánh giá thực trạng năng lực BTV của NXB Chính trị quốc gia, chỉ ra những điểm mạnh, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực BTV của NXB Chính trị quốc gia đến năm 2020. 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: năng lực BTV của NXB. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi luận văn này tác giả nghiên cứu về năng lực BTV của NXB bao gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc. - Về không gian: NXB Chính trị quốc gia – Sự thật - Về thời gian: phân tích số liệu thứ cấp về thực trạng chất lượng nhân lực của giai đoạn 2011-2014, số liệu sơ cấp thu thập được vào tháng 12 năm 2014 và khuyến nghị giải pháp đến năm 2020. 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nội dung năng lực của đội ngũ nhân lực làm công tác biên tập nói chung và BTV của NXB Chính trị quốc gia nói riêng - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đặt ra mục tiêu nhằm nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ BTV của NXB Chính trị quốc gia góp phần tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản trong điều kiện các đơn vị sự nghiệp ngày cang được mở rộng quyền tự chủ về tài chính. 6. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 4 chương: Chương 1: Một số vần đề lý luận và thực tiễn về năng lực biên tập viên Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Chương 2: Phương pháp nghiên cứu luận văn. Chương 3: Thực trạng năng lực biên tập viên của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật Chương 4: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao năng lực biên tập viên của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật đến năm 2020. 12 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC BIÊN TẬP VIÊN NHÀ XUẤT BẢN 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Nhận thức được vai trò to lớn của hoạt động biên tập, xuất bản sách lý luận chính trị trong hoạt động xuất bản nói chung, đã có một số đề tài nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũ nhân lực làm công tác biên tập xuất bản sách lý luận chính trị như: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của TS. Trịnh Thúc Huỳnh, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật năm 2004 “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ biên tập sách lý luận, chính trị hiện nay”. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của TS. Nguyễn Đình Thực, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật năm 2010: “Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ biên tập - xuất bản sách lý luận, chính trị, pháp luật trong tình hình mới”. Một số bài báo đăng trên tạp chí liên quan đến đề tài. Cụ thể như bài: “Nâng cao chất lượng cán bộ, biên tập sách báo ở nước ta hiện nay” của tác giả Trần Hưng đăng trên tạp chí Sinh hoạt lý luận tháng 10 năm 2008, bài “Làm thế nào để phát huy năng lực, tư duy trong quá trình biên tập sách báo ở nước ta” của tác giả Như Thành đăng trên tạp chí Lý luận chính trị tháng 10 năm 2012. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của TS. Lê Minh Nghĩa năm 2008, “Nâng cao chất lượng xuất bản sách lý luận chính trị dùng trong các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong giai đoạn hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia Sự thật làm chủ nhiệm, Hà Nội. Đề tài của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2005), "Xuất bản sách lý luận, chính trị với việc nâng cao chất lượng công tác tư tưởng - lý luận của Đảng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc NXB Chính trị quốc gia - Sự thật (2009), “Vai trò của sách lý luận, chính trị với mục tiêu tư tưởng - văn hóa của 13 Đảng, tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp tăng cường xuất bản sách lý luận, chính trị”. Nội dung của các sách và đề tài liên quan đến vấn đề trên đã được các tác giả phân tích trên các khía cạnh: - Nghiên cứu thực trạng chất lượng, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị trong giai đoạn trước đây trên quy mô toàn ngành xuất bản, chỉ rõ những tồn tại cần khắc phục và đề ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả cuả công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ biên tập sách lý luận, chính trị giai đoạn 2004 trở về trước, chẳng hạn như trong đề tài“Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ biên tập sách lý luận, chính trị hiện nay” của TS.Trịnh Thúc Huỳnh. Đề tài“Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ biên tập - xuất bản sách lý luận, chính trị, pháp luật trong tình hình mới” của TS. Nguyễn Đình Thực lại chú ý đến những điểm sau: - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ của một số nhà xuất bản, xác định những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản sách lý luận chính trị, pháp luật. - Đưa ra bức tranh tổng quan về tình hình xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ biên tập xuất bản sách lý luận chính trị, pháp luật. Phân tích những kết quả đạt được và các hạn chế, yếu kém. - Nêu lên những hạn chế, bất cập trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ biên tập xuất bản nói chung, đội ngũ biên tập viên sách lý luận chính trị, pháp luật nói riêng; trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng đội ngũ biên tập xuất bản và công tác xây dựng, phát triển đội ngũ biên tập viên sách lý luận chính trị, pháp luật, đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp, kiến nghị để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chất lượng biên tập xuất bản sách lý luận chính trị, pháp luật, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 14 - Đề xuất phương hướng, hệ thống giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ biên tập xuất bản sách lý luận chính trị, pháp luật. - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra các nội dung, giải pháp có tính khả thi nhằm đề xuất với cơ quan quản lý xuất bản các cấp về việc đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, phát triển đội ngũ biên tập xuất bản sách lý luận chính trị, pháp luật đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất bản trong tình hình mới. - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phục vụ trực tiếp cho việc tổng kết, đánh giá tình hình xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ ngành xuất bản nói chung, đội ngũ biên tập xuất bản sách lý luận chính trị, pháp luật nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã trở thành tài liệu để các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các nhà xuất bản thảm khảo, vận dụng vào thực tiễn hoạt động, góp phần đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác biên tập, xuất bản. Các bài báo của các tác giả Trần Hưng và Như Thành lại tập trung vào việc: - Phân tích vai trò của đội ngũ cán bộ biên tập sách và báo ở nước ta một cách khá cụ thể. - Phân tích thực trạng về đội ngũ cán bộ biên tập sách, báo ở nước ta trên các mặt về trình độ, nhân cách, ý thức và tác phong. - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực trình độ biên tập sách và tạp chí. Đề tài của TS. Lê Minh Nghĩa năm về “Nâng cao chất lượng xuất bản sách lý luận chính trị dùng trong các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong giai đoạn hiện nay” lại chủ yếu tập trung vào việc phản ánh chất lượng của các xuất bản phẩm phục vụ một nhóm bạn đọc cụ thể đó là các sách lý luận chính trị dùng trong các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tại các tỉnh, thành trong cả nước. Đề tài cũng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác biên tập, in, phát hành các sách lý luận chính trị nhằm phục vụ tốt hơn nữa yêu cầu vể tài liệu dùng trong các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. 15 Tuy nhiên, do các đề tài trên chưa đề cập trực tiếp tới những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm công tác biên tập, xuất bản sách lý luận, chính trị, pháp luật tại NXB Chính trị quốc gia. Mặt khác, trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội gần đây đã có nhiều thay đổi, điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu mới, những giải pháp mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nhân lực trong hoạt động xuất bản của NXB. 1.2. Cơ sở lý luận về năng lực biên tập viên nhà xuất bản 1.2.1. Biên tập viên nhà xuất bản 1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm - Khái niệm biên tập Biên tập theo lý luận xuất bản làm một khâu, một công đoạn trong dây chuyền sản xuất, phân phối và tiêu dung xuất bản phẩm. Biên tập là một quá trình sản xuất tinh thần nhằm tổ chức sản xuất, khai thác lựa chọn những tác phẩm, tài liệu phục vụ cho nhu cầu truyền thông, là đánh giá, tu chỉnh, nâng cao chất lượng những sản phẩm ấy để cung cấp cho đông đảo quần chúng những sản phẩm có giá trị văn hóa – xã hội cao, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của họ và yêu cầu phát triển lành mạnh của xã hội. Biên tập chỉ là một khâu trong quy trình xuất bản một tác phẩm, bản thân hoạt động biên tập không phải là hoạt động sáng tác. Biên tập viên là người sử dụng những thành quả của hoạt động sáng tác, từ đó gia công, tu chỉnh, sửa chữa và hoàn thiện tác phẩm, biến nó trở thành tác phẩm hoàn chỉnh phục vụ cho nhu cầu truyền thông xã hội. - Khái niệm biên tập viên sách Biên tập viên là những người làm công tác sửa chữa, tu chỉnh, nâng cao chất lượng, đảm bảo tính tư tưởng, nghệ thuật, khoa học của các bản thảo trước khi chúng được in ấn, trở thành những xuất bản phẩm được phát hành rộng rãi trên thị trường 16 Từ khi mới xuất hiện cho đến trước khi công nghệ in của Gutenberg ra đời (thế kỷ XV), việc biên tập đã rất cần cho hoạt động xuất bản nhưng lúc đó nó chưa phải là một hoạt động độc lập mà chỉ là một phần, một khâu của việc nhân bản. Người ta chép văn bản gốc thành nhiều bản, hoặc làm bản khắc gỗ để in, người chép lại bản gốc làm luôn việc sửa chữa bản sao, bản in cho đúng với bản gốc, hoặc sửa những lỗi bản thảo gốc mà tác giả còn để sót. Lúc này, người nhân bản kiêm luôn công việc biên tập. Khi công nghệ in của Gutenberg ra đời (thế kỷ XV), người ta mới nhận thấy việc biên tập thật sự trở thành một khâu quan trọng, không thể thiếu của hoạt động xuất bản sách. Cùng với sự phỏt triển của kinh tế xã hội, nhu cầu về số lượng bản thảo cần xuất bản tăng vọt, yêu cầu về bảo đảm tinh chính xác của các văn bản, tác phẩm khi nhân bản đã hình thành một khâu hoạt động tinh thần độc lập trong hoạt động xuất bản, đó là công tác biên tập mà nếu thiếu nó, hoạt động xuất bản hiện đại không thể thực hiện có chất lượng và hiệu quả. Do vậy, những người làm công tác biên tập là lực lượng lao động chủ yếu, nòng cốt trong các NXB. Họ là những người sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất, tức là từ thiết kế xây dựng đề tài đến việc biên tập, chỉnh sửa để có sản phẩm. b.Đặc điểm năng lực biên tập viên của nhà xuất bản - Trình độ nghiệp vụ, năng lực hoạt động xã hội và khả năng tổ chức cao Đặc điểm dễ nhận thấy là biên tập sách nói chung và BTV sách luận chính trị, pháp luật phải có nghiệp vụ như trình độ văn hóa đại học trở lên, có trình độ lý luận chính trị, nắm vững một ngoại ngữ, sử dụng thành thạo tin học…, còn phải có năng lực nghiệp vụ thành thạo, năng lực hoạt động xã hội và năng lực tổ chức tương đối cao. Kỹ năng nghiệp vụ thành thạo chủ yếu thể hiện ở các khả năng thiết kế, khai thác sản phẩm văn hóa, lựa chọn, đánh giá bản thảo và năng lực viết, gia công thành thạo, có thể trình bày đạt đến kỹ xảo. Một người không thể tinh 17 thông tất cả các nghiệp vụ biên tập, nhưng phải cố gắng có khả năng đa dạng, vừa có sở trường về một mặt nào đó, vừa có thể thích ứng với nhu cầu công tác ở một lĩnh vực khác. Khả năng giao tiếp với người khác, tạo dựng được quan hệ và tổ chức, điều hòa được các mối quan hệ đó, chính là sự thể hiện năng lực hoạt động xã hội và năng lực tổ chức của một biên tập viên. - Lượng tri thức đa dạng và sâu sắc Biên tập viên sách là người có phông kiến thức rộng. Bởi lẽ họ phải đối mặt với các loại bản thảo rất đa dạng về các lĩnh vực khoa học khác nhau và trong mỗi lĩnh vực đó lại có nhiều chuyên ngành hẹp hơn nữa, cùng với đó là tác giả và độc giả rất khác nhau. Vì vậy, phông văn hóa rộng lớn, tri thức văn hóa khoa học phong phú và sở thích văn hóa đa dạng là đặc điểm nổi bật của biên tập viên từ đó mới có thể thực hiện được nghiệp vụ của mình. Mặt khác, họ lại cần phải tự trang bị cho mình những tri thức chuyên sâu trong hệ thống tri thức rộng lớn, nắm vững và am hiểu sâu sắc tri thức chuyên môn trong phạm vi mà mình đảm nhiệm. Các thành tố cơ bản tạo thành kiến thức của biên tập viên xuất bản sách bao gồm: Thứ nhất là tri thức phông văn hóa, thành tố này gồm tri thức văn hóa tối thiểu bậc đại học của một bộ môn khoa học và tri thức các mặt khác như: luật học, chính trị hoc, triết học, kinh tế học, ngoại ngữ, lịch sử, tin học... Hai là, tri thức chuyên môn tương quan với phạm vi mà biên tập viên phụ trách, tức là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó ví dụ như biên tập viên sách kinh tế phải hiểu được các quy luậtt cơ bản của kinh tế học , lịch sử hình thành và phát triển của các học thuyết kinh tế, các trường phái kinh tế.v.v… Ba là, tri thức nghiệp vụ biên tập: bao gồm tri thức về thao tác cụ thể của các công đoạn trong khâu XDKHĐT như chọn đề tài, tổ chức bản thảo, gia công chỉnh lý, đối chiếu, kiểm tra. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan