Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an...

Tài liệu Luận văn nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an

.PDF
83
589
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------o0o---------- ĐINH NHO TÀI NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------o0o---------- ĐINH NHO TÀI NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG VINH XÁC NHẬN CỦA GVHD XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ TS. Phạm Quang Vinh GS.TS. Phan Huy Đường HÀ NỘI – 2015 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... i DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH ........................................................................................... 3 1.1 Khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .................. 3 1.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ..................................................... 3 1.1.2. Nội dung nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ............................ 4 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ..................................... 10 1.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ............... 13 1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh...... 16 1.3.1. Tỉnh Long An ......................................................................................... 17 1.3.2.Thành phố Đà Nẵng ................................................................................ 17 1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Nghệ An .................................... 19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH NGHỆ AN ............................................................................................. 21 2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Nghệ An ........................................................... 21 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 21 2.1.2. Dân số .................................................................................................... 21 2.1.3. Môi trường kinh tế................................................................................. 23 2.1.4. Môi trường đầu tư................................................................................... 23 2.1.5. Kết cấu hạ tầng và đô thị ........................................................................ 24 2.2. THỰC TRẠNG VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 .................................................... 26 2.2.1. Phân tích quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Nghệ An 26 2.2.2. Phân tích các yếu tố cấu thành của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Nghệ An .................................................................................................................... 32 2.3. Một số kết quả đạt được và nguyên nhân các hạn chế................................ 61 2.3.1. Các kết quả đạt được .............................................................................. 61 2.3.2. Nguyên nhân các hạn chế ....................................................................... 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................................................................................... 63 3.1. Giải pháp chung ........................................................................................ 63 3.1.1. Tuyên truyền .......................................................................................... 63 3.1.2. Công tác Quy hoạch ............................................................................... 63 3.1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng........................................................................... 63 3.1.4. Cải cách thủ tục hành chính .................................................................... 64 3.1.5. Phát triển nguồn nhân lực ....................................................................... 64 3.1.7. Quản lý nhà nước ................................................................................... 65 3.1.8. Nâng cao nhận thức, kiến thức về pháp luật............................................ 65 3.2. Một số biện pháp cụ thể............................................................................. 68 3.2.1. Chi phí gia nhập thị trường ..................................................................... 68 3.2.2. Tiếp cận đất đai ...................................................................................... 68 3.2.3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin ...................................................... 69 3.2.4. Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước ................. 70 3.2.5. Chi phí không chính thức ....................................................................... 71 3.2.6. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh ..................................... 71 3.2.7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp .................................................................. 72 3.2.8. Đào tạo lao động .................................................................................... 73 3.2.9. Thiết chế pháp lý .................................................................................... 73 KẾT LUẬN...................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 75 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Dân số phân theo các huyện thị của Nghệ An. ______________________22 Bảng 2.2: Tổng hợp các chỉ số PCI của Nghệ An từ năm 2009-2013 _____________27 Bảng 2.3: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Nghệ An qua các năm _________29 Bảng 2.4: So sánh PCI Nghệ An với các tỉnh, thành trong nước và khu vực _______31 Bảng 2.5: Trọng số của các chỉ số thành phần _______________________________32 Bảng 2.6: Chỉ số thành phần của chỉ số PCI Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013 ______33 Bảng 2.7: So sánh chỉ số thành phần PCI của tỉnh Nghệ An 2012 – 2013 _________34 Bảng 2.8: Điểm số và thứ hạng của chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tỉnh _____36 Bảng 2.9: Chỉ tiêu cụ thể chỉ số Chi phí gia nhập thị trường năm 2013 tỉnh Nghệ An 37 Bảng 2.10: Điểm số và thứ hạng của chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ năm 2009-2013 so với khu vực Bắc trung bộ _____________________40 Bảng 2.11 Chỉ tiêu cụ thể chỉ số Tiếp cận đất đai năm 2013 tỉnh Nghệ An ________41 Bảng 2.12: Điểm số và thứ hạng của chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ năm 2006-2010 so với khu vực Bắc trung bộ _____43 Bảng 2.13.Chỉ tiêu cụ thể chỉ số Tính minh bạch năm 2013 tỉnh Nghệ An_________44 Bảng 2.14: Điểm số và thứ hạng của chỉ số chi phí thời gian của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ năm 2009-2013 so với khu vực Bắc trung bộ _____________________46 Bảng 2.15: Chỉ tiêu cụ thể chỉ số Chi phí thời gian năm 2013 tỉnh Nghệ An _______47 Bảng 2.16: Điểm số và thứ hạng của chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013 so với khu vực Bắc trung bộ ________________48 Bảng 2.17. Chỉ tiêu cụ thể chỉ số Chi phí không chính thức năm 2013 tỉnh Nghệ An 49 Bảng 2.18: Điểm số và thứ hạng của chỉ số tính năng động tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013 so với khu vực Bắc trung bộ ________________________50 Bảng 2.19. Chỉ tiêu cụ thể chỉ số Tính năng động năm 2013 tỉnh Nghệ An ________51 Bảng 2.20: Điểm số và thứ hạng của chỉ số dịch vụ hỗ trợ Doanh Nghiệp của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ năm 2009-2013 so với khu vực Bắc trung bộ _________53 i Bảng 2.21. Chỉ tiêu cụ thể chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp năm 2013 tỉnh Nghệ An ____54 Bảng 2.22: Điểm số và thứ hạng của Chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013 so với khu vực Bắc trung bộ ____________________57 Bảng 2.23. Chỉ tiêu cụ thể chỉ số Đào tạo lao động năm 2013 tỉnh Nghệ An _______58 Bảng 2.24: Điểm số và thứ hạng của Chỉ số thiết chế pháp lý của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013 so với khu vực Bắc trung bộ ____________________59 Bảng 2.25. Chỉ tiêu cụ thể chỉ số Thiết chế pháp lý năm 2013 tỉnh Nghệ An _______60 ii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Biểu đồ chỉ số PCI của Nghệ An từ 2007 - 2013 _____________________27 Hình 2.2: So sánh các chỉ số thành phần của tỉnh Nghệ An năm 2012-2013 _______35 Hình 2.3: Biểu đồ chỉ số gia nhập thị trường tỉnh Nghệ An từ năm 2007 – 2013 ____37 Hình 2.4. Biểu đồ chỉ số tiếp cận đất đai tỉnh Nghệ An từ năm 2007 – 2013 _______40 Hình 2.5: Biểu đồ chỉ số tính minh bạch tỉnh Nghệ An từ năm 2007 – 2013 _______43 Hình 2.6: Biểu đồ chỉ số Chi phí thời gian tỉnh Nghệ An từ năm 2007 - 2013 ______46 Hình 2.7. Biểu đồ chi phí không chính thức tỉnh Nghệ An từ năm 2007 – 2013 ____49 Hình 2.8. Biểu đồ chỉ số tính năng động tỉnh Nghệ An từ năm 2007 – 2013 _______51 Hình 2.9. Biểu đồ chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp từ năm 2007 – 2013_______________54 Hình 2.10. Biểu đồ chỉ số đào tạo lao động tỉnh Nghệ An từ năm 2007 - 2013 _____58 Hình 2.11. Biểu đồ chỉ số thiết chế pháp lý tỉnh Nghệ An từ năm 2007 - 2013 _____60 iii LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chỉ số Năng lực cạnh tranh (NLCT) cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam (PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VNCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh PCI được xây dựng với mục tiêu giúp lý giải nguyên nhân tại sao một số tỉnh, thành ở nước ta lại tốt hơn các tỉnh, thành khác về sự phát triển năng động của khu vực kinh tế dân doanh, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Bằng cách thực hiện điều tra mới đối với doanh nghiệp dân doanh để tìm hiểu về sự đánh giá của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh ở địa phương, kết hợp dữ liệu điều tra với các số liệu so sánh thu thập được từ các nguồn chính thức về điều kiện ở địa phương. Nghệ An là một tỉnh đất rộng, người đông, điều kiện thiên nhiên kém thuận lợi nên gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Trong những năm qua, tỉnh luôn chú trọng đến cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện tính hiệu quả trong hoạt động của bộ máy hành chính các cấp nhằm phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Kết quả chỉ số PCI của Nghệ An trong những năm qua liên tục ở mức trung bình của cả nước đã phần nào phản ánh được thực trạng môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh. Đứng trước yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hiện nay đã đặt ra vấn đề cấp thiết nghiên cứu sâu hơn về thực trạng chỉ số NLCT của tỉnh Nghệ An, chỉ rõ những mặt còn hạn chế để có giải pháp nhằm nâng cao chỉ số NLCT của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới và cũng trên cơ sở đó đánh giá mặt hợp lý, chưa hợp lý trong phương pháp xếp hạng hiện nay nhằm hoàn thiện hơn. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Nghệ An” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của Đề tài là nhằm phân tích chỉ số PCI của Nghệ An trên cơ sở so sánh tương quan với cả nước, qua đó nhận diện những mặt mạnh và những mặt cần được cải thiện về môi trường kinh doanh ở tỉnh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Đề tài nghiên cứu này, chắc chắn sẽ không thể đầy đủ và bao hàm tất cả những 1 giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là các chỉ tiêu, các chỉ số thành phần cấu thành chỉ số NLCT cấp tỉnh của tỉnh Nghệ An và hệ thống các giải pháp cải thiện chỉ số NLCT của tỉnh Nghệ An. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chỉ số NLCT cấp tỉnh phạm vi của tỉnh Nghệ An. Đề tài chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. đồng thời, Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể: - Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống: sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, các chỉ số, tiêu chí cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh,… - Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, quy nạp: Các phương pháp này sử dụng chủ yếu trong việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm, phân tích đánh giá thực trạng chỉ số NLCT của tỉnh Nghệ An, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị liên quan đến nâng cao chỉ số NLCT tỉnh Nghệ An và hoàn thiện nghiên cứu PCI của Việt Nam,… - Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng trong thực hiện điều tra hai nhóm đối tượng: (1) DN thuộc các thành phần kinh tế và (2) Cán bộ công chức lãnh đạo từ cấp phòng trở lên thuộc hệ thống cơ quan quản lý nhà nước thuộc chính quyền cấp tỉnh tại Nghệ An. Mỗi phương pháp nghiên cứu có mức độ ưu, nhược điểm khác nhau, khi sử dụng các phương pháp trên sẽ có tác dụng bổ khuyết cho nhau, giúp việc nghiên cứu khoa học, toàn diện và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, Đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh của tỉnh Nghệ An Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Nghệ An. 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH 1.1 KHÁI NIệM VÀ CÁC YếU Tố CấU THÀNH NĂNG LựC CạNH TRANH CấP TỉNH 1.1.1 KHÁI NIệM NĂNG LựC CạNH TRANH CấP TỉNH Các quốc gia khi phân chia về mặt địa lý thành các vùng hay địa phương khác nhau, người ta tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (là dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ). Chỉ số này được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 cho 47 tỉnh, thành. Từ lần thứ hai, năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh thành Việt Nam đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường. Trước hết, phải hiểu đúng nghĩa của cụm từ “năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”. Cụm từ được hiểu là chỉ số đo lường hiệu quả, hiệu năng của hoạt động điều hành chính sách kinh tế của chính quyền các địa phương. Chỉ số này loại bỏ các yếu tố tự nhiên, xã hội có thể làm cho địa phương này có lợi thế hơn địa phương khác trong phát triển kinh tế. Như thế, các địa phương đều có cơ hội cạnh tranh ngang nhau trước các chính sách điều hành kinh tế của Nhà nước. Việc địa phương ở vị trí nào trong bảng xếp hạng chính là thước đo năng lực và thể hiện một cách chân thực cách nhìn nhận, tư duy và phương pháp điều hành của bộ máy lãnh đạo từng địa phương. Nói cách khác, đây là câu trả lời của doanh nghiệp và nhà đầu tư trước cung cách quản lý, điều hành chính sách kinh tế của chính quyền địa phương. Mỗi năm, PCI gửi phiếu thống kê đến các doanh nghiệp trong các tỉnh thành và căn cứ theo phản hồi từ đây để xếp hạng. Mỗi năm, các chỉ số thành phần cấu thành PCI được các chuyên gia tính toán và điều chỉnh lại. 3 Có tất cả 9 chỉ số thành phần nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh dựa trên thái độ và ứng xử của chính quyền tỉnh đối với khu vực kinh tế tư nhân. Những chỉ số đó là :  Tính minh bạch và tiếp cận thông tin  Đào tạo lao động  Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo  Chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước  Thiết chế pháp lý  Gia nhập thị trường  Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp  Chi phí không chính thức  Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 1.1.2. NộI DUNG NÂNG CAO CHỉ Số NĂNG LựC CạNH TRANH CấP TỉNH Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường chính sách thuận lợi ở mức độ như thế nào cho sự phát triển của doanh nghiệp. Năm 2005, chỉ số tổng hợp này bao gồm bảy chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải khá nhiều sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh của Việt Nam. Năm 2006 có thêm hai chỉ số thành phần mới được đưa vào (Đào tạo lao động và Thiết chế pháp lý) để phản ánh hai khía cạnh quan trọng khác về nỗ lực của chính quyền tỉnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu của các chỉ số thành phần hiện có cũng được cải tiến và hoàn thiện hơn. Tới thời điểm năm 2009, Chỉ số CPI bao gồm 10 chỉ số thành phần là: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch và trách nhiệm; Chi phí về thời gian và việc thực hiện các quy định của Nhà nước; Chi phí không chính thức; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý; Kết cấu hạ tầng. Trong từng chỉ số thành phần này lại có các chỉ số cụ thể để thu thập số liệu và đánh giá, so sánh giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước. 4 PCI 2010 được thực hiện dựa trên điều tra cảm nhận của 7.300 doanh nghiệp trong nước, sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên trên cơ sở các đặc tính về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động và tuổi của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo mẫu điều tra đại diện toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của tỉnh. Chỉ số PCI bao gồm chin chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế tác động lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. 1.1.2.1.Chi phí gia nhập thị trường Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: - Thời gian đăng kí kinh doanh- số ngày - Thời gian đăng kí kinh doanh bổ sung - Số lượng giấy đăng kí, giấy phép kinh doanh cần thiết để chính thức hoạt động - Thời gian chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - % doanh nghiệp mất hơn 1 tháng để khởi sự kinh doanh - % doanh nghiệp mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh 1.1.2.2. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất Đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không và doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không, gồm: - % DN có GCNQSD đất. - % diện tích đất có GCNQSD đất - DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: Rất cao đến 5: Rất thấp) Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường thỏa đáng (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên) - Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi của giá thị trường (% Đồng ý) 5 - DN không đánh dấu ô nào trong danh mục lựa chọn cản trở về mặt bằng kinh doanh. - DN đánh giá rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê (1: Rất cao hoặc 5: Rất thấp) 1.1.2.3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin Đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp. - Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch - Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý như quyết định, nghị định - Cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% Rất quan trọng hoặc Quan trọng) - Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh (% Hoàn toàn đồng ý hoặc Đồng ý) - Khả năng tiên liệu việc thực thi pháp luật của tỉnh (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên). - Độ mở của trang web tỉnh - Các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định của tỉnh (% Quan trọng hoặc Rất quan trọng). 1.1.2.4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước Đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. - % DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước - Số lần thanh tra trung vị (tất cả các cơ quan) - Số giờ trung vị làm việc với thanh tra thuế - Các cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả hơn (% Đồng ý) - Số lần DN phải đi lại để lấy các con dấu và chữ ký cần thiết giảm (% Đồng ý) 6 - Thủ tục giấy tờ giảm (% Đồng ý) - Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm (% Đồng ý) 1.1.2.5. Chi phí không chính thức Đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không. - % DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức. - % DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức. - Cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý). - Công việc được giải quyết sau khi chi trả chi phí không chính thức (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên). - DN trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước (% Đúng) 1.1.2.6. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Tỉnh rất linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý). Tỉnh sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý). Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân (% Tích cực hoặc Rất tích cực). 1.1.2.7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính sách phát triển kinh tế tư nhân, dùng để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh 7 doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp. - Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay. - Số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ tư nhân trong tỉnh. - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%) - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh trên (%). - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%). - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%). - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%). - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%) - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%) - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%) - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%) - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%) - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ xúc tiến thương mại (%) - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho dịch vụ xúc tiến thương mại (%) - Doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%) - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%) - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%) 8 1.1.2.8. Đào tạo lao động - Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm. - Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục phổ thông (% Rất tốt hoặc Tốt) - Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề (% Rất tốt hoặc Tốt) - Số lượng trung tâm giới thiệu việc làm trên 100,000 dân - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu vệc làm (%). - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm của nhà cung cấp dịch vụ tư nhân (%). - Doanh nghiệp sẽ sử dụng lại dịch vụ giới thiệu việc làm của nhà cung cấp dịch vụ trên (%). - Tỉ lệ tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động. - Tổng số cơ sở đào tạo (Đại học, Trung cấp, Trung tâm dạy nghề) trên 100,000 dân. - Số lượng trung tâm dạy nghề cấp huyện trong một huyện của tỉnh. - Tỉ lệ số cơ sở dạy nghề tư nhân trong tỉnh (%). - Số người tốt nghiệp trường dạy nghề/Số lao động không được đào tạo nghề. - Số người tốt nghiệp THCS (% lực lượng lao động) 1.1.2.9. Thiết chế pháp lý Đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương. - Hệ thống tư pháp cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của các công chức (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên). - Doanh nghiệp tin tưởng hệ thống pháp lý sẽ bảo vệ hợp đồng và các quyền tài sản (% Hoàn toàn đồng ý hoặc Đồng ý). 9 - Số lượng các vụ tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Tòa án kinh tế cấp tỉnh xét xử trên 100 doanh nghiệp. - Tỉ lệ nguyên đơn là doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên tổng số nguyên đơn tại Toà án kinh tế tỉnh. - Doanh nghiệp sử dụng tòa án hoặc các thiết chế pháp lý khác để giải quyết tranh chấp (%). - Thời gian từ khi nộp đơn cho đến khi tòa án ban hành bản án có hiệu lực (số tháng trung vị). - Tỷ lệ Tổng chi phí (chính thức và không chính thức) để giải quyết tranh chấp so với tổng giá trị tranh chấp (% trung vị). 1.1.3. CÁC NHÂN Tố ảNH HƯởNG ĐếN NĂNG LựC CạNH TRANH Ngày nay, tất cả các địa phương đều tìm mọi cách thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, có những địa phương có sức hấp dẫn tốt với các khách hàng địa phương và có những địa phương kém hấp dẫn hơn. Điều này thể hiện khả năng cạnh tranh của các địa phương. Khả năng cạnh tranh của địa phương được đánh giá bằng khả năng của địa phương đối với việc hướng tới nguồn lực, hướng tới việc quảng cáo, khuếch trương địa phương và lợi thế cạnh tranh về mặt địa lý. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh tại các địa phương Thứ nhất, chính quyền địa phương: Đây là nhân tố chủ yếu quyết định lợi thế cạnh tranh của địa phương thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách phát triển thị trường địa phương, chính sách đối xử với các lực lượng kinh tế và các lực lượng xã hội khác. Các chính sách và hoạt động của chính quyền địa phương ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương cả trong ngắn hạn và dài hạn. Chính quyền địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến cầu về đầu tư tại địa phương thông qua các chính sách thu hút đầu tư, thông qua các các hoạt động tạo ra cơ hội đầu tư tại địa phương, thông qua định hướng chiến lược phát triển địa phương. Chính quyền địa phương có thể quyết định các biện pháp ảnh hưởng trực tiếp sự hấp dẫn của địa phương so với các địa phương cạnh tranh khác chẳng hạn quyết định ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp khi đầu tư tại địa phương. 10 Chính quyền địa phương có tác động đến các nguồn lực thông qua việc ban hành và thực hiện các chính sách về nguồn nhân lực sẽ tạo cho địa phương một môi trường hấp dẫn đối với việc thu hút nguồn lao động có chất lượng cao đến với địa phương. Khi đó địa phương hấp dẫn đối với nhà đầu tư bởi có nguồn lao động có chất lượng tốt. Các chính sách về tài chính, sử dụng các nguồn vốn đầu tư ngân sách của địa phương sẽ ảnh hưởng khả năng của địa phương trong việc thoả mãn các nhu cầu về vốn và đánh về cơ hội và nguy cơ về tài chính của nhà đầu tư khi kinh doanh tại địa phương. Các chính sách về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của địa phương sẽ ảnh hưởng sự hấp dẫn của địa phương về khả năng cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu đối với nhà đầu tư. Chính quyền có thể tác động đến môi trường cạnh tranh thông qua các quy định về thương mại. Nhìn chung, các nhà đầu tư đều mong muốn ở địa phương một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Chính vì vậy, các chính sách ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của địa phương có ảnh lớn đến sự đánh giá của nhà đầu tư về sự hấp dẫn của địa phương. Các chính sách ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh như là các quy định về quản lý cạnh tranh, thái độ của chính quyền đối với khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, thái độ của chính quyền đối với các ngành kinh doanh, thái độ của chính quyền trong việc bảo hộ các doanh nghiệp của địa phương, các quy định về quản lý thị trường địa phương… Thứ hai, nguồn lao động: Nhà đầu tư khi đến kinh doanh tại địa phương có nhu cầu sử dụng lao động tại địa phương. Nguồn lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư tại địa phương. Chính vì vậy nguồn lao động của địa phương sẽ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của địa phương đối với nhà đầu tư, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của địa phương. Khi đánh giá về nguồn lao động người ta xem xét dưới hai góc độ: số lượng và chất lượng nguồn lao động. Các yếu tố sử dụng để đánh giá nguồn lao động như: số lượng người lao động, chất lượng nguồn lao động, trình độ người lao động, mức lương và đạo đức nghề nghiệp của người lao động. Một địa phương có lượng cung lớn về nhân công với mức lương thấp thì có lợi thế trong việc thu hút các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động với kỹ năng thấp nhưng lại gặp bất lợi đối với việc thu hút những ngành sản xuất sản phẩm tinh vi, đòi hỏi kỹ năng cao. Một địa phương có nguồn lao động với chất lượng cao nhưng giá cả nhân công quá cao thì chưa chắc đã hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. 11 Địa phương được 12ong12à có lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động nếu số lượng và chất lượng nguồn lao động tại địa phương thoả mãn được nhu cầu của nhà đầu tư và chi phí cho nhân công hợp lý. Nói một cách khác là nhà đầu tư sẽ lựa chọn địa phương có nguồn lao động phù hợp với nhu cầu của họ và mức chi phí cho việc sử dụng lao động là thấp nhất. Chính vì vậy, các địa phương cần xem xét nhu cầu về nguồn lao động của nhóm các nhà đầu tư mà địa phương mong muốn thu hút có các chính sách và biện pháp nhằm phát triển nguồn lao động cho phù hợp. Thứ ba, quy mô thị trường địa phương: Việt Nam là một quốc gia nghèo song vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu bởi vì Việt Nam có quy mô dân số lớn do đó cầu về các hàng tiêu dùng thiết yếu rất lớn. Đối với một địa phương, cầu của địa phương cũng ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của địa phương đối với các nhà đầu tư. Nếu địa phương có quy mô cầu lớn sẽ tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bởi họ có thị trường lớn tại địa phương do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và chi phí kinh doanh. Khi đến kinh doanh tại một địa phương, nhà đầu tư luôn xem xét địa phương dưới góc độ của một thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nói một cách khác, những điểm hấp dẫn của một thị trường luôn là yếu tố đầu tiên được các nhà đầu tư xem xét đánh giá khi lựa chọn địa điểm đầu tư. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của cầu địa phương đến khả năng cạnh tranh của địa phương người ta thường nghiên cứu các yếu tố quy mô cầu, cơ cấu của cầu, mô hình và tốc độ tăng trưởng của cầu. Quy mô cầu tạo sự hấp dẫn của địa phương về số lượng hàng hoá được mua và tiêu 12ong tại địa phương. Cơ cấu của cầu tạo nên sự hấp dẫn của địa phương về cơ cấu các loại hàng hoá được mua và tiêu 12ong tại địa phương. Mô hình và tốc độ tăng trưởng của cầu chi phối sức hấp dẫn về cầu của địa phương trong tương lai. Các địa phương cần xác định được sức hấp dẫn của địa phương đối với nhà đầu tư với tư cách là một thị trường tiêu thụ và có những hoạt động truyền thông phù hợp để khách hàng biết và quan tâm đến thị trường địa phương. Thứ tư, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ phục vụ kinh doanh tại địa phương Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì ngoài những nguyên, vật liệu chính còn phải sử dụng những hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp khác cung ứng. Trong điều kiện ngày nay, mức độ chuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanh ngày một tăng dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn. Chính 12 vì vậy, khi quyết định lựa chọn một địa phương làm địa điểm kinh doanh các nhà đầu tư còn quan tâm đến các ngành công nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kinh doanh của địa phương. Các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những vật tư phụ, dịch vụ gia công, cung cấp các chi tiết sửa chữa máy móc, thiết bị… Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kinh doanh sẽ cung cấp các dịch vụ như là tư vấn, kiểm toán, ngân hàng, tài chính, tư vấn luật, đào tạo… Địa phương có ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh thoả mãn được nhu cầu của nhà đầu tư sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của địa phương. Chính vì vậy, địa phương cần quy hoạch và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đi cùng với việc thúc đẩy phát triển các dịch vụ phục vụ kinh doanh để cải thiện năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư. Thứ năm, đặc điểm về mức độ hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tại địa phương Mức độ hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tại địa phương thể hiện văn hoá ứng xử trong kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, điều này ảnh hưởng đến sự hấp dẫn hoặc kém hấp dẫn của các doanh nghiệp tại địa phương. Sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau của các doanh nghiệp tại địa phương thúc đẩy việc thu hút tài năng đến với địa phương, thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao uy tín và hình ảnh của địa phương đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại địa phương. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại địa phương phản ánh thế mạnh của các doanh nghiệp hiện có tại địa phương, nó có thể là rào cản sự gia nhập thị trường của các nhà đầu tư từ bên ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp tại địa phương có năng lực cạnh tranh mạnh sẽ góp phần xây dựng thương hiệu địa phương. Địa phương có thương hiệu tốt thì lại hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Năm yếu tố trên đây có thể được xem như là năm lực lượng cạnh tranh của địa phương. Khi nghiên cứu khả năng cạnh tranh, sức hấp dẫn của địa phương đối với nhà đầu tư, chúng ta cần nghiên cứu phối hợp cả năm yếu tố trên 1.2. TầM QUAN TRọNG CủA VIệC NÂNG CAO NĂNG LựC CạNH TRANH CấP TỉNH Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đang là vấn đề được các tỉnh quan tâm trong giai đoạn hiện nay.Theo VCCI, đã có trên 40 cuộc hội thảo được tổ chức tại các tỉnh thành nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường kinh doanh của các 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan