Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn nâng cao chất lượng quản lý mối quan hệ với các nhà cung ứng của tổng c...

Tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng quản lý mối quan hệ với các nhà cung ứng của tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí ctcp (dmc)

.PDF
97
679
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LÊ MINH HIỀN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NHÀ CUNG ỨNG CỦA TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ - CTCP (DMC). CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO TÔ LINH Hà Nội - Năm 2012 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................5  DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..........................................................................................6  MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................7  Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI NHÀ CUNG ỨNG (SUPPLIER RELATIONSHIP MANAGEMENT - SRM) .........................................................10  1.1. Tổng quan về Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM):...............10  1.1.1. Nguồn gốc và các giai đoạn phát triển của SCM:.......................................................10  1.1.2. Định nghĩa SCM:...........................................................................................................11  1.1.3. Cấu trúc và các thành phần cơ bản của SCM: ...........................................................12  1.1.4. Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh:........................................................15  1.2. Tổng quan về Quản lý mối quan hệ nhà cung ứng: ..........................................................18  1.2.1. Định nghĩa SRM:...........................................................................................................18  1.2.2. Bản chất mối quan hệ giữa các nhà cung ứng và doanh nghiệp: ..............................19  1.2.3. Các chức năng cơ bản của Quản lý mối quan hệ với các nhà cung ứng: .................20  1.2.3.1.Theo dõi và ghi nhận thông tin về quá trình mua hàng: .....................................20  1.2.3.2. Thông tin hỗ trợ hoạt động mua hàng: ................................................................21  1.2.3.3. Quản lý thông tin quan hệ nhà cung cấp: ............................................................21  1.2.3.4. Lập kế hoạch mua hàng: .......................................................................................22  1.2.3.5. Hệ thống báo cáo phân tích tình hình mua hàng: ...............................................22  1.2.4. Lợi ích mà SRM mang lại cho doanh nghiệp: ............................................................22  1.2.5. Cách thức, quy trình lựa chọn SRM phù hợp: ...........................................................24  1.2.6. Cách thức lựa chọn nhà cung ứng phù hợp:...............................................................29  1.2.7. Hợp tác trên chuỗi: .......................................................................................................35  1.2.7.1. Định nghĩa: .............................................................................................................35  1.2.7.2. Lợi ích của Hợp tác trên chuỗi: ............................................................................35  1.2.7.3. Nội dung của Hợp tác trên chuỗi:.........................................................................36  1.2.7.4. Các thức xây dựng hợp tác thành công: ..............................................................37  1.2.7.5. Những đặc điểm trong hợp tác chuỗi tương lai:..................................................43  1.3. Các hình thức quan hệ với nhà cung ứng: .........................................................................44  1.3.1. Đấu thầu:........................................................................................................................44  1.3.1.1. Định nghĩa: .............................................................................................................44  1.3.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu: ........................................................................44  1.3.1.3. Các phương thức đấu thầu: ..................................................................................45  1.3.2. CPFR: Coloborative Planning, Forecasting, Replenishment:...................................47  1.3.2.1. Định nghĩa CPFR:..................................................................................................47  2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.3.2.2. Ví dụ về một mô hình ứng dụng CPFR của Motorola:.......................................48  1.3.2.3. Nhà cung cấp quản lý hàng tồn kho (Vendor Management Inventory - VMI) 59  Chương 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SRM TẠI TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ - CTCP .............................................................................................63  2.1. Giới thiệu Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí – CTCP (DMC) .....63  2.1.1.Quá trình thành lập và lĩnh vực kinh doanh: ..............................................................63  2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động: .......................................................................................63  2.2. Phân tích tình hình quản lý mối quan hệ nhà cung ứng tại Tổng Công ty DMC: .........65  2.2.1. Giới thiệu chung về tình hình cung ứng sản phẩm nguyên vật liệu đầu vào tại Tổng Công ty DMC:..........................................................................................................................66  2.2.2. Quy trình cung ứng tại Tổng Công ty DMC:..............................................................67  2.2.2.1. Quy trình cung ứng sản phẩm qua hình thức chào hàng cạnh tranh, mua trực tiếp:.......................................................................................................................................68  2.2.2.2. Quy trình cung ứng sản phẩm qua hình thức đấu thầu/chỉ định thầu: ............69  2.2.2.3. Quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ kỹ thuật: ................................................70  2.2.3. Tình hình quản lý mối quan hệ Nhà cung ứng tại Tổng Công ty DMC:..................71  2.2.3.1. Các hình thức phân loại quản lý SRM tại Tổng Công ty DMC:........................72  2.2.3.2. Các phương thức quản lý SRM tại Tổng Công ty DMC:...................................76  2.2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu Nhà cung ứng tại Tổng Công ty DMC: ........................80  2.2.3.4. Ví dụ: Mô hình một dây chuyền cung ứng sản phẩm của Tổng Công ty DMC: Dây chuyền cung ứng hạt nhựa Polypropylene (PP) .......................................................81  2.2.3.5. Kết luận chung về công tác quản lý mối quan hệ nhà cung ứng tại Tổng Công ty DMC: ...............................................................................................................................85  CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SRM CỦA TỔNG CÔNG TY DMC. .........................................................................................................................................87  3.1. Bối cảnh kinh doanh và định hướng về chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng Công ty DMC: .............................................................................................................................87  3.1.1. Bối cảnh kinh doanh: ....................................................................................................87  3.1.2. Chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng Công ty DMC 2010 - 2025: ................87  3.2. Đề xuất các giải pháp cải tiến SRM:...................................................................................88  3.2.1. Giải pháp 1:....................................................................................................................88  3.2.1.1. Tại sao nên đưa công nghệ thông tin vào quản lý SRM? ...................................88  3.2.1.2. Mục tiêu: .................................................................................................................89  3.2.2.3. Lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại:............................................................92  3.2.2.4.Kết quả mong đợi đạt được khi ứng dụng công nghệ thông tin: ........................93  3.2.2. Giải pháp 2:....................................................................................................................93  3.2.2.1. Cơ sở đưa ra giải pháp: .........................................................................................93  3.2.2.2. Nội dung thực hiện:................................................................................................93  3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 3.2.2.3. Lợi ích của giải pháp: ............................................................................................93  3.2.2.4. Hiệu quả mong đợi:................................................................................................94  3.2.3. Giải pháp 3.....................................................................................................................94  KẾT LUẬN......................................................................................................................................95  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................97    4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí - CTCP: Tổng Công ty DMC Quản lý chuỗi cung ứng: Supply Chain Management (SCM) Quản lý chuỗi cung ứng tiên tiến: Advanced Supply Chain Management (ASCM) Kế hoạch hóa nguồn lực của Doanh nghiệp: Enterprise Resource Planning (ERP) Lập kế hoạch cải tiến hệ thống: Advanced Planning and Scheduling (APS) Quản lý mối quan hệ nhà cung ứng: Supplier Relationship Management (SRM) Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Supply chain Optimization (SCO) Nhà máy Polypropylene: Nhà máy PP Hạt nhựa Polypropylene: Hạt nhựa PP 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1: Sơ đồ khối liên kết các thanh phần chuỗi cung ứng cơ bản….……………13 Hình 2: Cấu trúc của SCM và các thành phần chi phí Tác động đến hoạt động quản lý SCM……………………………………………………………………………..14 Hình 3: Sơ đồ dòng chuyển dịch vật chất trên kênh phân phối.…..……………….19 Hình 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty DMC...………………………….61 Hình 5: Quy trình quản lý nguồn cung ứng dạng đơn giản………………….……..64 Hình 6: Sơ đồ cung ứng sản phẩm/dịch vụ qua hình thức đấu thầu, chỉ định thầu..65 Hình 7: Sơ đồ cung ứng sản phẩm/dịch vụ qua hình thức đấu thầu, chỉ định thầu..67 Hình 8: Sơ đồ cung ứng sản phẩm dịch vụ kỹ thuật……………...………………..68 Hình 9: Cấu trúc dây chuyền cung ứng hạt nhựa PP……..………………………..79 Bảng 1: Biểu mẫu đánh giá việc áp dụng SRM……………………………………24 Bảng 2: Mô hình các hành vi SRM…………...……………………………………26 Bảng 3: Mô hình thuộc tính mối quan hệ nhà cung ứng...…………………………28 Bảng 4: Ma trận mối quan hệ nhà cung ứng….……………………………………30 Bảng 5: Mô hình tổng chi phí chủ sở hữu…….……………………………………35 Bảng 6: Các chi phí tiềm ẩn trong quá trình mua sắm từ phía Nhà cung ứng..……37 Bảng 7: Trọng số tổng giá trị trong chuỗi cung ứng.………………………………38 Bảng 8: Các hình thức mua hàng……………..……………………………………70 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU Một trong những thử thách mà tất cả các Doanh nghiệp đều phải đối mặt là hiểu rõ được sức mạnh của các nguồn lực trong doanh nghiệp và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với các Tập đoàn/Công ty toàn cầu. Từ năm 1997, nhiều Doanh nghiệp đã bắt đầu tìm hiểu các giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của Doanh nghiệp từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của Doanh nghiệp. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, công cụ cung cấp cho Doanh nghiệp những giải pháp giúp các nhà cung cấp và công ty sản xuất cùng làm việc trong môi trường cộng tác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng chính là công cụ Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) gồm kế hoạch hóa nguồn lực của Doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP) và lập kế hoạch cải tiến hệ thống (Advanced Planning and Scheduling - APS). Quản lý chuỗi cung ứng nghĩa là phân phối có hiệu quả các nguồn lực của Doanh nghiệp vào các khâu của quá trình phân phối sản phẩm bắt đầu từ nhà cung cấp Æ nhà sản xuất Æ nhà bán buôn/nhà bán lẻ Æ khách hàng tiêu dùng cuối cùng, cắt giảm được tối đa các chi phí phát sinh trong chuỗi cung ứng nhờ hiểu rõ cách thức vận hành của chuỗi cung ứng, lập kế hoạch và xây dựng quy trình cung ứng, cải tiến nhằm tiết kiệm nguồn lực của Doanh nghiệp. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép Doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với Khách hàng và Nhà cung ứng ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin. Qua hơn mười năm SCM ngày càng khẳng định vị thế của mình trong doanh nghiệp bởi SCM đang được sử dụng nhiều hơn vào quá trình quản trị chuỗi cung ứng sản xuất trong Doanh nghiệp. Nhờ có SCM, mà mỗi thành phần của chuỗi cung ứng dù là nhà cung ứng, nhà sản xuất hay khách hàng đều nắm được bức tranh tổng thể về số liệu tồn kho, nhu cầu của thị trường, kế hoạch sản xuất và kế hoạch đặt hàng. SCM giúp nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí tồn kho do biết được chính xác thông tin nhu cầu khách hàng để lập kế hoạch sản xuất phù hợp, nhà phân phối tổ chức việc giao hàng đúng thời gian và địa điểm nhờ nhận được thông tin yêu cầu rất nhanh từ các khách hàng nên giảm bớt được các chi phí có thể phát sinh do chậm giao hàng do thông tin đến không kịp thời hoặc không chính xác vì qua nhiều kênh 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP thông tin trung gian. SCM cung cấp giải pháp tốt nhất cho các nhà cung ứng, nhà sản xuất và khách hàng để có thể sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực của mình vào hoạt động chung của một chuỗi cung ứng. Cấp độ cao hơn của hệ thống Quản lý chuỗi cung ứng là cấp độ hệ thống Quản lý chuỗi cung ứng tiên tiến – Advanced Supply Chain Management (ASCM). Ở cấp độ Quản lý chuỗi cung ứng tiên tiến, Doanh nghiệp phải bắt đầu xây dựng từ phía cung ứng, nghĩa là bắt đầu từ việc tìm, lựa chọn các nhà cung ứng chuyên nghiệp tìm ra các lợi thế của họ, loại bỏ bớt các nhà cung cấp ít tiềm năng hơn, phân chia các nhà cung cấp về tầm quan trọng, và bắt đầu làm việc với một vài trong số những nhà cung cấp để xây dựng các mô hình chuỗi cung ứng tiên tiến, mà sẽ có lợi cho cả hai phía tham gia chuỗi cung ứng. Với sự hỗ trợ của một vài nhà cung cấp chiến lược, Doanh nghiệp sắp xếp các công ty này tham gia vào các khâu của ASCM nhằm chuyển sự hỗ trợ từ phía cung ứng vào một định dạng chủ động thông qua một hệ thống Quản lý mối quan hệ nhà cung cấp – Supplier Relationship Management (SRM). SRM là một công cụ quản trị có vai trò quyết định đến sự thành công của ASCM. Sau thời gian công tác tại Tổng Công ty Dung dịch khoan và phẩm Dầu khí – CTCP (DMC), Tôi nhận thấy đặc điểm nổi bật là Tổng Công ty DMC đang từng bước chiếm lĩnh được thị trường cung cấp hóa chất cơ bản và hóa chất khai thác cho ngành Dầu khí nhờ sử dụng tốt công cụ SCM. Yếu tố tiên quyết để áp dụng SCM thành công đó là Tổng Công ty DMC đã sử dụng tốt công cụ SRM trong tổ chức phối hợp giữa Doanh nghiệp và Nhà cung cấp, có sự liên kết chặt chẽ giữa các cấp quản lý và có sự chia sẻ thông tin giữa các cấp thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian nghiên cứu, thu thập thông tin chưa thật đầy đủ, và dữ liệu khó định lượng hóa, trong khả năng cho phép Tôi chỉ đi sâu nghiên cứu SRM là công cụ hỗ sợ hiệu quả cho sự thanh công của SCM trên phương diện quản trị mối quan hệ giữa Tổng Công ty DMC với các nhà cung cấp của mình. Vì vậy, Tôi chọn tên đề tài là: “Nâng cao chất lượng quản lý mối quan hệ với các nhà cung ứng của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí – CTCP’’. Tôi mong tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp của thầy và các bạn để Tôi 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu này và ứng dụng được trong thực tế sản xuất kinh doanh. Xin trân trọng cảm ơn! 9 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI NHÀ CUNG ỨNG (SUPPLIER RELATIONSHIP MANAGEMENT - SRM) Để đơn giản hóa có thể hình dung chuỗi cung ứng là một nồi lẩu chứa tất cả mọi thứ trong đó, các chủ thể trong chuỗi cung ứng là Doanh nghiệp, Nhà cung cấp và Khách hàng phải tìm ra một quy trình về một định dạng phù hợp để quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất ra sản phẩm với tổng chi phí sản xuất và phân phối đến khách hàng hợp lý nhất. Tôi không tham vọng nghiên cứu sâu vào các thao tác tác nghiệp trong doanh nghiệp ví dụ như lập kế hoạch, xây dựng quy mô kho, kế hoạch sản xuất, tồn kho,… mà những nội dung được trình bầy trong chương này chỉ nhằm xem xét các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng dưới góc độ quản trị, cụ thể xem xét hiện nay doanh nghiệp đang quản lý các mối quan hệ trong doanh nghiệp như thế nào? Cách thức để Doanh nghiệp quản lý hiệu quả SCM trên phương diện quản trị ra sao? 1.1. Tổng quan về Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM): 1.1.1. Nguồn gốc và các giai đoạn phát triển của SCM: SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần). Trong tiếng Anh, một điều thú vị là từ Logistics này không hề có liên quan gì đến từ “Logistic” trong toán học. Khi dịch sang tiếng Việt, có người dịch là hậu cần, có người dịch là kho vận, dịch vụ cung ứng. Tuy nhiên, tất cả các cách dịch đó đều chưa thoả đáng, không phản ánh đầy đủ và chính xác bản chất của Logistics. Vì vậy, tốt hơn cả là chúng ta hãy giữ nguyên thuật ngữ Logistics và sau đó tìm hiểu tường tận ý nghĩa của nó. Ban đầu, logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như là một chức năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) ghi nhận Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution) Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau: -Vận tải, -Phân phối, -Bảo quản hàng hoá, -Quản lý kho bãi, -Bao bì, nhãn mác, đóng gói. Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý của cả hai mặt trên vào cùng một hệ thống có tên là Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm. Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) Theo ESCAP thì đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất – đến người tiêu dùng. Khái niệm SCM chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan như các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thông tin. 1.1.2. Định nghĩa SCM: SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào dù là sản xuất hàng hóa hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản xuất. Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin. Ngoài ra, người ta có thể định nghĩa SCM theo nhiều cách như sau: - SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hóa hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản xuất. - Supply Chain Management (SCM): gắn liền với việc quản lý và kiểm soát các dòng chuyển dịch tài chính, nguyên vật liệu và thông tin trên kênh phân phối. - Supply Chain Management (SCM) là sự liên kết giữa các quá trình quan trọng xuyên suốt chuỗi cung ứng nhằm mục đích tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và những nhóm có quyền lợi (Global Supply Chain Forum, Lambert, 2008) - Supply Chain Management (SCM) là sự liên kết mang tính chiến lược và hệ thống của các chức năng kinh doanh truyền thống và các chiến thuật xuyên suốt những chức năng đó trong nội tại một công ty cụ thể và xuyên suốt các tổ chức thành viên của chuỗi cung ứng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động lâu dài của các thành viên trong chuỗi cũng như của cả chuỗi (Mentzer et al, 2001) 1.1.3. Cấu trúc và các thành phần cơ bản của SCM: SCM là sự liên kết các cấu trúc lại với nhau thành một quá trình liên tục với mục tiêu làm thế nào để cân bằng được cung và cầu thị trường hàng hóa và dịch vụ, cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho thị trường đúng thời gian và số lượng yêu cầu với chi phí hợp lý nhất để tối thiểu hóa các chi phí, tối ưu hóa phương thức phân phối hàng hóa và dịch vụ vào thị trường. Mỗi chuỗi cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng: - Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP bán thành phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ. - Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của chuỗi cung ứng. - Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất. Ngoài ra SCM có thể có thêm 2 thành phần sau đây: - Nhà phân phối: là công ty có một hoặc một số các năng lực về tài chính, chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức phương tiện vận tải,… có tham gia vào chuỗi cung ứng để hỗ trợ Nhà sản xuất hoặc Khách hàng để tạo ra sự thông suốt của chuỗi cung ứng. - Nhà bán buôn/Nhà bán lẻ: với vai trò tương tự như nhà phân phối nhưng với quy mô nhỏ hơn so với nhà phân phối. Trong chuỗi cung ứng, đầu ra của cấu trúc này là đầu vào của một cấu trúc khác tạo ra sự liên kết thành chuỗi cung ứng trong sơ đồ khối như sau: Hình 1: Sơ đồ khối liên kết các thành phần chuỗi cung ứng cơ bản NHÀ CUNG ỨNG NHÀ SẢN XUẤT NHÀ PHÂN PHỐI NHÀ BÁN BUÔN/ NHÀ BÁN LẺ Các thành phần chi phí phát sinh trong chuỗi cung ứng gồm: Chi phí sản xuất/mua hàng Chi phí dự trữ và lưu kho Chi phí vận tải 13 KHÁCH HÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Hình 2: Cấu trúc của SCM và các thành phần chi phí Tác động đến hoạt động quản lý SCM Nguồn: Nhà máy nhà cung cấp cảng Nhà kho vùng: các điểmdự trữ Cung cấp Chi phí dự trữ và kho Chi phí sản xuất/ mua hàng Chi phí vận tải Chi phí vận tải Chi phí dự trữ và kho Chuỗi cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong chuỗi cung ứng: a) Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào): Sản xuất là khả năng của chuỗi cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thanh phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. b)Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào): Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong chuỗi cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận chuyển có bản: - Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm giao nhận. 14 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận. - Đường bộ: nhanh, thuận tiện. - Đường hàng không: nhanh, giá thành cao. - Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…). - Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí..). c) Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ): Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của donh nghiệp ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa. d) Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì): Doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của chuỗi cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. e) Thông tin: Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của Doanh nghiệp, là cơ sở để Doanh nghiệp ra quyết định. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Doanh nghiệp cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng thông tin cần thiết. 1.1.4. Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh: Đối với các công ty SCM có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP hóa, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo… Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá thành công cho B2B. Tuy nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khoá này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong chuỗi cung ứng. Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của chuỗi cung ứng: thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu chính và quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ. Trong chuỗi cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty phải là một môi trường năng động, trong đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. 16 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty. Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Có thể nói, SCM là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng mà trước đây người ta luôn cho rằng không thể cải tiến được những gì mà mình không thể nhìn thấy. Khi các Doanh nghiệp theo đuổi mục đích tối ưu hóa chuỗi cung ứng (Supply chain optimization - SCO) thì họ cần làm tuần tự theo các bước sau: - Bắt đầu với nội bộ doanh nghiệp phải nỗ lực nhằm cắt giảm các chi phí đặc biệt thông qua việc tìm được nguồn hàng tốt hơn, cải thiện hoạt động logistic, kiểm kê, và quản lý đơn đặt hàng, các doanh nghiệp tiến tới phải quản lý nhu cầu và lập kế hoạch sản xuất, đặc biệt thông qua các thanh phần như lập kế hoạch bán hàng và hoạt động (S&OP) và lập kế hoạch và chương trình tiên tiến (APS). - Khi đã đạt được các mục tiêu trên cải thiện các quy trình quản lý trong nội bộ doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn và được ghi nhận thì một số doanh nghiệp xác định cần đạt một mức độ cao hơn tập trung vào cải thiện các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp bằng các tìm sự giúp đỡ từ các liên danh quan trọng (key allies) và doanh nghiệp bắt đầu vào việc Quản lý chuỗi cung ứng tiên tiến (ASCM). Mỗi nỗ lực trước đó sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng nên một nền tảng cơ sở vật chất chất lượng cao cho doanh nghiệp trên thị trường hoặc trong nền công nghiệp bằng nguồn nội lực của doanh nghiệp trước khi bắt đầu sự hợp tác và ứng dụng công nghệ trong mạng liên doanh liên kết các doanh nghiệp. Trước đó doanh nghiệp sử dụng các lợi ích thu được từ việc cải thiện bản thân doanh nghiệp thì nay đã thay bằng việc tập hợp các liên danh được chọn để thu được các lợi ích tương tự hoặc lớn hơn thông qua nỗ lực liên kết thành một mạng cung ứng chung. 17 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.2. Tổng quan về Quản lý mối quan hệ nhà cung ứng: Trước đây các Doanh nghiệp hầu hết đều coi trọng việc quản lý mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với Khách hàng xem xét việc cải tiến và quản lý chất lượng quá trình phân phối sản phẩm/dịch vụ đến Khách hàng nhưng quên mất tầm quan trọng của việc cải tiến và quản lý chất lượng từ phía nhà cung ứng. Mỗi Doanh nghiệp khi ứng dụng SCM đến một trình độ nhất định có thể tự cải tiến để phát triển lên một cấp độ cao hơn là cấp độ ASCM. Ở cấp độ ASCM, Doanh nghiệp sẽ đưa ra giải pháp cải tiến và quản lý chất lượng chuỗi cung ứng trên cơ sở cải tiến và quản lý chất lượng mối quan hệ giữa nhà cung cấp với Doanh nghiệp thông qua một công cụ gọi là Supplier Relationship Management (SRM). 1.2.1. Định nghĩa SRM: Quản lý mối quan hệ nhà cung ứng - SRM được định nghĩa là “một tập hợp các phương pháp luận và thực tiễn cần thiết để tương tác với các nhà cung cấp nhằm đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ quan trọng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.” [Gartner: 2001, p.2]. Ngoài ra, có thể định nghĩa thêm SRM là một phương tiện xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với các nhà cung cấp chiến lược được lựa chọn, mục đích là để khám phá các tính năng bổ sung mà có thể tăng cường mối quan hệ trong khi cải thiện hiệu suất kinh doanh, ví dụ như các công ty cùng hoạt động trong một môi trường mạng mà có cùng lợi ích và có khả năng cùng với nhau làm tăng khả năng tạo ra doanh thu lợi nhuận mới. Hoặc định nghĩa theo cách khác thì SRM là một hoặc một số quy tắc, hoặc phương thức giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các nhà cung ứng, đánh giá hành vi của nhà cung ứng, sau đó thuyết phục các nhà cung ứng có năng lực phù hợp tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp tạo ra. Doanh nghiệp xây dựng được bộ quy tắc được quy chuẩn thì sẽ quản lý được các nhà cung ứng theo một số nhóm nhà cung ứng đặc thù để tối ưu hóa quy trình kinh doanh từ khâu lựa chọn nhà cung ứng, đến đặt hàng, đàm phán hợp đồng mua hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Thông qua SRM, các thông tin của nhà cung ứng sẽ được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách nhà cung ứng tiềm năng 18 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP và lâu năm để đề ra những chiến lược hợp tác hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của nhà cung ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả. 1.2.2. Bản chất mối quan hệ giữa các nhà cung ứng và doanh nghiệp: Chuỗi cung ứng tạo ra dòng chuyển dịch trao đổi về vật chất và tài chính giữa các thành phần theo chiều dọc của chuỗi cung ứng. Hình 3 : Sơ đồ dòng chuyển dịch vật chất trên kênh phân phối Nhà cung ứng Vật chất Tài chính Doanh nghiệp: khách hàng/nhà phân phối/nhà sản xuất Doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng là cầu nối giữa nhà cung ứng đến các khách hàng. Doanh nghiệp làm việc với nhà cung ứng nên hiểu được yêu cầu nhà cung ứng khi bán hàng, còn đối với khách hàng, doanh nghiệp cũng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên hiểu rõ mong muốn của khách hàng khi mua hàng. Khi đó Doanh nghiệp đóng vai trò giúp cho nhà cung cấp và khách hàng thực hiện được giao dịch mua bán thông qua các điều khoản thương mại chung được quy định tại các hợp đồng mua bán. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh trong chuỗi cung ứng phải nắm bắt được tất cả các thông tin về các nhà cung ứng về khách hàng để luôn quản lý tốt các rủi ro xảy đến trong toàn bộ chuỗi, từ đó tìm giải pháp để kết nối giữa đầu vào và đầu ra, giữa nhà cung ứng với khách hàng. Doanh nghiệp đề xuất các phương án cung cấp hàng hóa và dịch vụ, để mang lại lợi ích cho các bên về chi phí, chất lượng hàng hóa và dịch vụ với giá thành cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp cùng với nhà cung ứng tiến hành các hoạt động tác nghiệp nếu tổ chức được việc bán hàng, giao hàng, thanh toán cho khách hàng tức là doanh nghiệp đã thiết lập được một chuỗi cung ứng dạng đơn giản. Trách nhiệm của doanh nghiệp bắt đầu từ lúc doanh nghiệp ký kết hợp đồng với nhà cung cấp và kết thúc khi giao hàng hoặc thực hiện xong dịch vụ cho khách hàng. 19 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vai trò của doanh nghiệp và nhà cung ứng trong chuỗi đều quan trọng như nhau, vì mỗi bên đều mang lại giá trị đối với bên kia về mặt thông tin, vật chất hay tài chính. Sự trao đổi thông tin qua lại giúp cho kênh hoạt động thông suốt bởi cả doanh nghiệp và nhà cung ứng trên cơ sở các thông tin trao đổi được cập nhật liên tục mà nắm được nhu cầu, phản hồi lại các luồng thông tin bằng việc ký hợp đồng cung ứng hoặc phân phối như vậy là tạo ra được sự thay đổi về luồng vật chất và tài chính do các yếu tố này được luân chuyển từ mắt xích này đến mắt xích kia của chuỗi cung ứng, cứ như vậy quá trình tiếp diễn liên tục tạo ra ngày càng nhiều doanh thu, lợi nhuận và tiết kiệm được chi phí cho các doanh nghiệp trong hệ thống. 1.2.3. Các chức năng cơ bản của Quản lý mối quan hệ với các nhà cung ứng: Trước hết, cần hiểu rõ hoạt động mua sắm nguyên vật liệu đầu vào là các hoạt động mua sắm bao gồm: mua sắm, lập khung kế hoạch giao nhận, nhận hàng, kiểm tra và giám sát hàng, ủy quyền thanh toán cho nhà cung ứng. Chức năng của SRM khi đó gồm: 1.2.3.1.Theo dõi và ghi nhận thông tin về quá trình mua hàng: - Quản lý hợp đồng mua hàng theo loại giao dịch do người sử dụng tự định nghĩa. - Quản lý danh sách hàng hóa dịch vụ mua vào theo yêu cầu từ các nguồn khác nhau (bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng). - Theo dõi hoạt động mua hàng dựa trên các nghiệp vụ: + Thiết lập đơn đặt hàng: đơn đặt hàng có thể được thiết lập dựa trên các phiếu yêu cầu hàng hóa nguyên vật liệu từ các bộ phận khác như bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng. + Thiết lập điều khoản giao nhận hàng hóa, nguyên vật liệu theo chi tiết hàng hóa, số lượng, thời gian, địa điểm. Lịch giao nhận hàng sẽ được tạo ra dựa trên các điều khoản giao nhận hàng. - Theo dõi quá trình nhận hàng: theo dõi về số lượng hàng nhận, ghi các khoản phải thu chi. Một đơn hàng có thể thực hiện nhận hàng nhiều lần. - Phát sinh các khoản phải thanh toán theo điều khoản thanh toán và ghi công nợ. - Theo dõi hoạt động nhập khẩu: hạn ngạch nhập khẩu, các biên bản liên quan. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan