Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên đị...

Tài liệu Luận văn một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện nam trực, tỉnh nam định

.PDF
118
414
82

Mô tả:

bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng §¹i häc b¸ch khoa hµ néi TrÇn Quang Huy Mét sè gi¶i ph¸p hoµn thiÖn c«ng t¸c qu¶n lý ng©n s¸ch nhµ n−íc trªn ®Þa bµn huyÖn nam trùc - tØnh nam ®Þnh Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Ng−êi h−íng dÉn khoa häc TS Ng« TrÇn ¸nh HÀ NỘI - 2014 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội MỤC LỤC Trang Trang Phụ bìa Danh mục các từ viết tắt Danh mục hình vẽ, danh mục các biểu bảng Phần mở đầu 1 CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NSNN 5 1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CẤU NSNN 5 1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 1.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước 7 1.1.3 Chức năng của ngân sách nhà nước 9 1.1.4 Cơ cấu NSNN và vai trò của NSNN. 11 1.2 QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 16 1.2.1 Khái niệm quản lý NSNN 16 1.2.2 Nguyên tắc quản lý NSNN 18 1.2.3 Quan hệ giữa các cấp NS được thực hiện theo nguyên tắc 19 1.2.4 Nội dung thu, chi NSNN 19 1.2.4.1 Nội dung thu NSNN 19 1.2.4.2 Nội dung chi ngân sách 22 1.2.5 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 25 1.3 MỤC TIÊU QUẢN LÝ NSNN 28 1.4 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH VỀ QUẢN LÝ NSNN 30 1.4.1 Lập dự toán NSNN 31 1.4.2 Chấp hành dự toán NSNN 33 1.4.3 Quyết toán ngân sách nhà nước 34 Trần Quang Huy Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN TRÊN 37 ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRỰC GIAI ĐOẠN 2008-2014 2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ Xà HỘI CỦA HUYỆN NAM TRỰC CÓ 37 ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 37 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 38 2.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG 42 TÀI CHÍNH HUYỆN NAM TRỰC 2.2.1 Quá trình hình thành 42 2.2.2 Đặc điểm hoạt động 42 2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 43 HUYỆN NAM TRỰC GIAI ĐOẠN 2008 - 2014. 2.3.1 Qui định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách 43 huyện giai đoạn 2008-2014 2.3.1.1 Qui định tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách 43 2.3.1.2 Nhiệm vụ chi NS cấp huyện, ngân sách cấp xã, thị trấn 46 2.3.2 Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NS 47 2.3.3 Về việc thực hiện quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện 55 Nam trực giai đoạn 2008-2012 2.3.4 Về việc thực hiện quản lý chi ngân sách huyện Nam trực 63 giai đoạn 2008-2012 2.3.5 Về việc thực hiện báo cáo quyết toán thu chi ngân sách huyện. 74 2.3.6 Đánh giá kết quả quản lý NSNN trên địa bàn huyện Nam 74 trực giai đoạn 2008-2012. Trần Quang Huy Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 88 QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRỰC 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRỰC 3.1.1 Phương hướng 88 3.1.2 Mục tiêu 88 3.1.3 Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2013 89 3.2 NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ NSNN HUYỆN 89 NAM TRỰC 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ 90 NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRỰC 3.3.1 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất 90 hàng hoá , phát huy các tiềm năng thế mạnh của địa phương 3.3.2 Tăng cường quản lý và phát triển nuôi dưỡng nguồn thu lâu 93 dài 3.3.3 Tăng cường quản lý chi ngân sách 97 3.3.4 Nâng cao chất lượng công tác lập, phân bổ, chấp hành và 99 quyết toán ngân sách 3.3.5 Tổ chức có hiệu quả về công khai ngân sách 102 3.3.6 Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách 103 3.3.7 Tăng cường công tác thanh tra , kiểm soát tài chính NS 105 3.3.8 Nâng cao hiệu quả ứng dụng tin học vào quản lý NS huyện 106 3.3.9 Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ quản lý NSNN 107 3.4 KIẾN NGHỊ 108 KẾT LUẬN 110 Trần Quang Huy Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Dự toán thu ngân sách huyện Nam Trực qua các năm 2008-2012 49 Bảng 2.2: Dự toán chi ngân sách huyện Nam Trực giai đoạn 2008-2012 51 Bảng 2.3: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN Huyện Nam Trực giai đoạn 56 2008-2012 Bảng 2.4: Tình thực hiện dự toán chi ngân sách huyện giai đoạn 2008-2012 64 Bảng 2.5: Cơ cấu chi ngân sách huyện Nam trực giai đoạn 2008-2012 73 Bảng 2.6: tình hình thực hiện thu từ kinh tế trên địa bàn giai đoạn 2008-2012 75 Bảng 2.7: Tình thực hiện dự toán chi cân đối, chi từ nguồn thu để lại quản lý 77 qua NSNN huyện Nam Trực, giai đoạn 2008-2012 Bảng 2.8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KT-XH Huyện Nam Trực, giai đoạn 78 2008-2012 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1 : Sơ đồ Hệ thống NSNN ở Việt Nam Trần Quang Huy 12 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NSNN Ngân sách nhà nước DT Dự toán QL Quản lý KH Kế hoạch UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - xã hội GDP Tổng sản phẩm quốc nội XDCB Xây dựng cơ bản XHCN Xã hội chủ nghĩa NSX Ngân sách xã NS Ngân sách XH Xã hội NSTW Ngân sách trung ương NSĐP Ngân sách địa phương KBNN Kho bạc nhà nước HTX Hợp tác xã CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp THCS Trung học cơ sở PTTH Phổ thông trung học XD Xây dựng CTN Công thương nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn GD Giáo dục Trần Quang Huy Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân sách Nhà nước là một bộ phận cơ bản trong hệ thống tài chính nhà nước, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là điều kiện vật chất để thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước, là công cụ quan trọng để nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế nhằm phát triển kinh tế ổn định và bền vững, đảm bảo công bằng xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng… Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, trong những năm qua đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế tăng trưởng ổn định trong nhiều năm với tốc độ cao, tình hình chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường… Đạt được những thành tựu đó là do nhà nước sử dụng có hiệu quả công cụ NSNN để quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội. Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, trong những năm qua hệ thống các văn bản quản lý NSNN luôn được bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội: Luật NSNN ban hành ngày 20/3/1996 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/1997; Luật NSNN sửa đổi, bổ sung năm 1998; Luật NSNN sửa đổi được Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 có hiệu lực thi hành từ 01/1/2004… Qua thực hiện luật NSNN, công tác quản lý điều hành NSNN đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, tăng tiềm lực tài chính cho đất nước, sử dụng vốn NSNN tiết kiệm, hiệu quả, tăng tích luỹ để đầu tư cho phát triển, đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng… Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác quản lý NSNN vẫn còn một số bất cập về Luật NSNN,về phân cấp ngân sách; nguồn thu có tăng nhưng chưa cao, chưa ổn định, chưa bao quát hết nguồn thu; chi ngân sách còn phân tán, dàn trải, lãng phí, hiệu quả đầu tư còn thấp… Ngân sách huyện là một bộ phận của NSNN do UBND huyện xây dựng điều hành quản lý, HĐND huyện quyết định giám sát thực hiện. Ngân sách huyện có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở địa Trần Quang Huy 1 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phương, là công cụ quan trọng để chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định an ninh quốc phòng… Nam Trực là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Nam Định, kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, ngân sách của Huyện còn trông chờ vào trợ cấp của cấp trên. Thu ngân sách trên địa bàn còn nhỏ, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển còn hạn chế, trong khi nhu cầu chi ngân sách của huyện là rất lớn. Chính vì thế, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện nhằm phát huy mọi tiềm năng của huyện, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, chi tiêu ngân sách đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả là yêu cầu cần thiết khách quan của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước. Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN nhằm làm cho NSNN thực sự là công cụ của nhà nước, sử dụng nó để thực hiện tốt hơn, hiệu quả cao hơn trong huy động và phân bổ các nguồn lực của xã hội thuộc phạm vi NSNN. Yêu cầu trên đối với Huyện Nam Trực là hết sức cần thiết, bởi vì Nam trực có qui mô kinh tế còn nhỏ, tăng trưởng kinh tế chưa cao, khả năng tích lũy còn thấp, nguồn thu NSNN hàng năm chưa đáp ứng yêu cầu chi ngân sách. Chính vì vậy hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Nam Trực là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm huy động tối đa mọi nguồn tài chính trong xã hội, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách, cải thiện lành mạnh tình hình tài chính địa phương, đảm bảo yêu cầu vốn chi cho các mục tiêu phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng. Từ những lý do trên, tôi chọn việc nghiên cứu: “ Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài: - Nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN và quản lý NSNN. Trần Quang Huy 2 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý NSNN trên địa bàn huyện Nam Trực giai đoạn ( 2008-2014). - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Nam Trực. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Dựa vào hệ thống lý luận và thực tiễn về hiệu quả quản lý NSNN ở Huyện Nam Trực trong thời gian qua, trên cơ sở đó tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn Huyện Nam Trực trong thời gian tới 2015- 2020. Vì vậy đề tài sẽ nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý NSNN và định hướng quản lý NSNN ở Huyện Nam Trực để có những giải pháp phù hợp, hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Nam Trực. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Để đưa ra những giải pháp mang tính khả thi nhất và có ý nghĩa thực tiễn trong công tác quản lý NSNN tại Huyện Nam Trực. Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu một cách hệ thống các khoản thu, chi, chỉ tiêu cơ bản và chủ yếu của NSNN Huyện Nam Trực giai đoạn 2008-2014. Từ đó rút ra những mặt mạnh, mặt yếu về hiệu quả quản lý NSNN ở địa phương, để có những giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Nam Trực trong thời gian tới 2015- 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng. Dựa vào phương pháp này, các khoản thu, chi NSNN được xem như một hệ thống luôn biến đổi, vận động và do đó cần đượ quan tâm đổi mới. Đồng thời sử dụng phương pháp quy nạp, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh dựa trên lý thuyết quản lý nhà nước về quản lý kinh tế, kinh tế học vĩ mô, vi mô, kinh tế ngành như: Lý thuyết tài chính- tiền tệ, Ngân hàng, Thuế, Kho bạc, thống kê...Để làm các căn cứ, lập luận có tính thuyết phục. Trần Quang Huy 3 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 5. Những đóng góp chính của đề tài: - Làm sáng tỏ về mặt lý luận về công tác quản lý NSNN - Phân tích thực trạng các hình thức thu, chi NSNN Huyện Nam Trực trong giai đoạn 2008-2014. Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích số liệu thu, chi NSNN để minh họa về những thành tích cũng như hạn chế về công tác quản lý NSNN tại huyện. - Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Nam Trực trong thời gian tới 2015-2020. - Đề tài này được dùng làm tài liệu nghiên cứu định hướng phát triển KT-XH cho địa phương,làm tài liệu nghiên cứu cho các ngành, các cấp và các đơn vị... 6. Nội dung của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu, ( đề tài) gồm 3 chương. Chương I: Một số vần đề lý luận về quản lý ngân sách nhà nước. Chương II: Thực trạng công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định giai đoạn 2008 - 2014. Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Trần Quang Huy 4 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CẤU NSNN 1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước Lịch sử đã chứng minh rằng, sản xuất hàng hóa phát triển, chế độ tư hữu xuất hiện và có sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp. Trong điều kiện lịch sử đó, nhà nước xuất hiện, đầu tiên là nhà nước chiếm hữu nô lệ. Khi nhà nước ra đời và hoạt động để duy trì sự tồn tại của mình, nhà nước đã dùng quyền lực chính trị buộc các tổ chức và cá nhân trong xã hội phải đóng góp một phần thu nhập, của cải cho nhà nước nhằm tạo lập quĩ tiền tệ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của quốc gia. Như vậy sự ra đời của nhà nước đã làm nảy sinh các mối quan hệ kinh tế gắn với hình thành, phân phối và sử dụng quĩ tiền tệ cho riêng mình, để phục vụ các chức năng, nhiệm vụ hoạt động của nhà nước, hình thành nên hoạt động tài chính nhà nước. Lịch sử đã chứng minh rằng tài chính nhà nước gắn liền với sự ra đời của nhà nước và cùng với sự xuất hiện của tiền tệ làm tiền tệ hóa các khoản thuế và chi tiêu của nhà nước. Bản chất của tài chính nhà nước do bản chất nhà nước quyết định, ở chế độ chính trị khác nhau thì bản chất tài chính nhà nước khác nhau. Tài chính nhà nước tác động đến hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội, thể hiện qua quá trình phân phối và phân phối lại sản phẩm của xã hội, Tài chính nhà nước đã hình thành trước so với NSNN. Trong tài chính nhà nước thì NSNN là bộ phận chủ yếu, quan trọng nhất, qua kênh thu, NSNN huy động và tập trung một bộ phận các nguồn tài chính trong xã hội dưới các hình thức như: thuế và các khoản thu không mang tính chất thuế, vay nợ của chính phủ trong và ngoài nước, viện trợ quốc tế. Qua kênh chi: Nhà nước sử dụng NSNN để cấp phát vốn, kinh phí, tài trợ về vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp… nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Trần Quang Huy 5 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Như vậy, NSNN là bộ phận tài chính tập trung lớn nhất, gắn với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế xã hội nhằm tăng quĩ ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của nhà nước. Trong chính sách tài chính thì NSNN có vị trí quan trọng nhất, là cơ sở và sức mạnh của bộ máy nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô. Vì vậy nhà nước xây dựng luật NSNN, đó là cơ sở pháp lý để nhà nước kiểm soát thu chi ngân sách một cách có hiệu quả và chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng phát sinh trong quá trình đó. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đồng thời cũng là chủ thể quản lý NSNN. Luật ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng các quĩ tiền tệ tập trung để phục vụ cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của NSNN, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể kinh tế khác trong xã hội. Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 16/12/2002 qui định: “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước"( Điều 1, Luật NSNN năm 2002) Trong thực tế nhìn bề ngoài, hoạt động NSNN là hoạt động thu, chi tài chính của nhà nước. Hoạt động đó đa dạng, phong phú, được tiến hành hầu hết trên các lĩnh vực, tác động đến mọi chủ thể kinh tế xã hội. Tuy đa dạng và phong phú như vậy nhưng các hoạt động đó vẫn có những đặc điểm chung: Các hoạt động tạo lập và sử dụng quĩ NSNN đều gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, nói một cách cụ thể hơn, quyền lực của nhà nước và các chức năng của nó là những nhân tố trực tiếp quyết định mức thu, mức chi, nội dung và cơ cấu thu, chi của NSNN. Các hoạt động thu, chi NSNN đều được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. Đó là các luật thuế, pháp lệnh thuế, chế độ thu, chế Trần Quang Huy 6 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội độ chi tiêu, tiêu chuẩn định mức... do nhà nước ban hành. Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên NSNN, quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, là tư giá trị sản phẩm thặng dư của XH và được hình thành chủ yếu qua quá trình phân phối lại mà trong đó thuế là hình thức thu phổ biến. Ẩn sau các hoạt động thu, chi của NSNN là việc xử lý các mối quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích trong xã hội khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia. 1.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước: nguồn [ 15 ] Ngân sách nhà nước phục vụ lợi ích giai cấp thống trị, đồng thời thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị đối với giai cấp khác, nhằm duy trì chế độ kinh tế xã hội ổn định. NSNN là một phạm trù kinh tế nằm trong lĩnh vực phân phối, trong quá trình tham gia phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân tạo lập lên quĩ tiền tệ tập trung để sử dụng, do đó bản chất NSNN gắn chặt với bản chất nhà nước, Nhà nước mang tính giai cấp nào thì NSNN cũng mang tính giai cấp đó. Trong thực tiễn hoạt động NSNN là hoạt động thu (tạo lập) và chi tiêu (sử dụng) quĩ tiền tệ của nhà nước làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là nhà nước với một bên là các chủ thể (Các cá nhân, đơn vị, tổ chức chính trị, xã hội, ... thu và hưởng NSNN) xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm Quốc dân dưới hình thức giá trị, đằng sau các hoạt động thu, chi đó chứa đựng các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội. Nói cách khác, NSNN phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể xã hội trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, thông qua việc tạo lập, sử dụng qũi tiền tệ tập trung của nhà nước, chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của nhà nước và nhà nước chuyển thu nhập đó đến các chủ thể được thụ hưởng nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Hoạt động thu, chi của NSNN là sự thể hiện các mặt hoạt động kinh tế của nhà nước ở tầm vĩ mô. Trong hệ thống tài chính nói chung, cũng như trong khu vực tài chính nhà nước nói riêng, NSNN luôn giữ vị trí trọng yếu Trần Quang Huy 7 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong việc bảo đảm nguồn tài chính cho sự tồn tại và hoạt động của nhà nước. Bởi vì NSNN là kế hoạch tài chính vĩ mô trong các kế hoạch tài chính của nhà nước để quản lý các hoạt động kinh tế xã hội. Chính vì vậy, NSNN có vị trí quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tài chính vĩ mô và các cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Hơn nữa, xét về mặt thực thể, NSNN là quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước. Nguồn hình thành của quĩ ngân sách là từ tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) và từ các nguồn tài chính khác. Mục đích sử dụng của quĩ này là nhằm duy trì sự tồn tại của nhà nước và thực hiện chức năng của nhà nước. Mặt khác, NSNN là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính, các nguồn tài chính được tập trung vào NSNN nhờ việc nhà nước tham gia vào quá trình phân phối và phân phối lại các nguồn tài chính Quốc gia dưới hình thức thuế và các hình thức thu khác. Toàn bộ các nguồn tài chính trong ngân sách của chính quyền các cấp là nguồn tài chính mà nhà nước nắm giữ, chi phối. Nó là nguồn tài chính cơ bản để nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nguồn tài chính này giữ vị trí chủ đạo trong tổng nguồn tài chính của xã hội và là công cụ để nhà nước thực hiện kiểm soát vĩ mô và cân đối vĩ mô nền kinh tế. Như vậy, mặc dù các biểu hiện của NSNN rất phong phú đa dạng nhưng thực chất chúng phản ánh những nội dung cơ bản là: Thứ nhất, NSNN là phạm trù kinh tế khách quan nhưng được sử dụng theo ý định chủ quan của nhà nước. Thứ hai, xét nội dung vật chất thì NSNN là quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, do nhà nước quản lý, sử dụng. Thứ ba, xét về nội dung quản lý thì NSNN là kế hoạch tài chính cơ bản của Chính phủ, được thực hiện trong một thời kỳ( thường là một năm) có 3 đặc trưng: tính dự toán, tính cân đối và tính thời hạn. Thứ tư, xét về pháp lý NSNN là một đạo luật tài chính. Trần Quang Huy 8 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thứ năm, qui mô của NSNN quyết định bởi kết quả hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Tóm lại : Về hình thức ngân sách nhà nước là một bảng dự toán thu chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Thực chất NSNN là kế hoạch tài chính vĩ mô và là khâu tài chính chủ đạo của hệ thống tài chính nhà nước, phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Nghiên cứu, nắm vững bản chất của NSNN để thấy rõ các mối quan hệ, sự tác động qua lại của các quan hệ để có các giải pháp quản lý NSNN hiệu quả. Quản lý NSNN ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, nhiều cấp chính quyền cần phải thận trọng, cơ chế chính sách trong quản lý NSNN cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, khoa học, dân chủ, được xem xét trong các mối quan hệ thì khi áp dụng mới đem lại hiệu quả cao. 1.1.3 Chức năng của ngân sách nhà nước: nguồn [ 15 ] Ngân sách nhà nước có hai chức năng cơ bản đó là chức năng huy động nguồn tài chính , đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo dự toán của nhà nước và chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế: a) Chức năng huy động nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo dự toán của nhà nước: Chức năng này để duy trì sự tồn tại và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước, nhà nước cần có nguồn lực tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu, thông qua luật pháp với các chính sách đối nội và đối ngoại, nhà nước huy động nguồn lực tài chính bằng hai nguồn đó là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài: Nguồn vốn trong nước là các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí ( hay còn gọi là các khoản thu thường xuyên ) và các khoản thu khác của ngân sách theo qui định của luật NSNN. Trần Quang Huy 9 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguồn vốn nước ngoài là nguồn tài chính huy động từ nước ngoài, bao gồm các khoản viện trợ, vay nợ, liên doanh vốn đầu tư và chênh lệch XNK. Nhà nước sử dụng NSNN là công cụ phân phối một phần tổng sản phẩm quốc dân và các nguồn tài chính khác, nhằm hình thành quĩ tích luỹ và quĩ tiêu dùng trong phạm vi toàn xã hội. Phân phối NSNN được diễn ra trên phạm vi toàn xã hội trên cơ sở lấy lợi ích công cộng làm mục tiêu chính, phân phối không mang tính hoàn trả trực tiếp và dựa trên quyền lực kinh tế chính trị của nhà nước. Qua chức năng huy động và phân phối nguồn NSNN cần nhận rõ tính hai mặt của vấn đề: Nếu huy động, phân phối đúng đắn nguồn lực tài chính, phù hợp với qui luật khách quan và phù hợp với tình hình thực tế trong mỗi giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia thì sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; Ngược lại nếu huy động và phân phối nguồn tài chính không đúng, không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. b) Chức năng điều tiết vĩ mô đối với nền KT-XH. Nền kinh tế thị trường với đặc trưng cơ bản là mọi thành phần kinh tế được tự do phát triển kinh doanh theo pháp luật, trên tinh thần tự nguyện, hợp tác cùng có lợi. Ưu điểm của nền KTTT tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, khuyến khích tính chủ động sáng tạo, thường xuyên cải tiến phương pháp quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy nền KT phát triển năng động và có hiệu quả. Tuy có nhiều ưu điểm song cơ chế thị trường có những nhược điểm không thể tự khắc phục, đó là thường xuyên tạo ra sự mất cân đối, bất hợp lý ở tầm vĩ mô, làm giảm hiệu quả trên qui mô nền kinh tế quốc dân, mặt khác trong nền kinh tế thị trường do chạy theo lợi nhuận đơn thuần nên không tránh khỏi các hiện tượng gian lận thương mại, đầu cơ tích trữ, làm hàng giả, trốn thuế, thất nghiệp, lạm phát... dẫn đến sự phân hoá giầu nghèo, ô nhiễm môi trường làm mất ổn định tình hình chính trị KT-XH . Trần Quang Huy 10 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Để hạn chế những khuyết tật này của kinh tế thị trường cần có sự điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế xã hội, thông qua các công cụ chủ yếu như: Hệ thống pháp luật, hệ thống các chính sách vĩ mô như tài chính, tiền tệ, thuế, chính sách thu nhập… Trong đó NSNN được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhà nước, có nhiệm vụ điều hoà kinh tế vĩ mô, thông qua sử dụng công cụ thuế, chi tiêu ngân sách, trợ giá từ ngân sách, tạo môi trường kích thích hay hạn chế lĩnh vực kinh tế hay xã hội nào đó. Đồng thời nhà nước sử dụng nguồn dự trữ quốc gia, dự trữ lưu thông, dự phòng đáp ứng các nhiệm vụ đột xuất như thiên tai, địch hoạ, điều hoà cung cầu hàng hoá, ổn định giá cả hàng hoá, tiền tệ, góp phần tạo ra môi trường kinh tế xã hội ổn định và có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng tiến bộ xã hội. Thực hiện tốt chức năng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế xã hội sẽ góp phần quản lý vĩ mô nền kinh tế, sử dụng có hiệu quả NSNN tạo mọi điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, đúng định hướng XHCN. 1.1.4 Cơ cấu NSNN và vai trò của NSNN. NSNN là một chỉnh thể kinh tế-XH, bao gồm nhiều nội dung thu- chi được xắp xếp theo một cơ cấu nhất định, nói cách khác cơ cấu ngân sách chỉ mối quan hệ giữa các nội dung thu- chi của NSNN trong những khoảng thời gian nhất định nhằm phục vụ thực hiện các chức năng , nhiệm vụ của nhà nước. Nhìn vào cơ cấu NSNN có thể cho thông tin về trình độ phát triển KTXH, khả năng nền kinh tế, quản lý nhà nước. Mối quan hệ trong cơ cấu NSNN được thể hiện như sau: Thứ nhất, quan hệ tổng thu và tổng chi, quan hệ tổng thu, tổng chi với tổng sản phẩm xã hội( GDP) thể hiện qui mô ngân sách, quan hệ tốc độ tăng thu và tăng chi với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế… các mối quan hệ này phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia hoặc địa phương nên cần xác định cho một giai đoạn phát triển, thường là 5 năm. Xây dựng kế hoạch Trần Quang Huy 11 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cần xác định tỷ lệ các mối quan hệ một cách hợp lý, khoa học đảm bảo cân đối giữa thu và chi để thực hiện các mục tiêu mà nhà nước đặt ra. Thứ hai, cơ cấu NSNN được xem xét trong các mối quan hệ bên trong với nội dung cơ bản của nó là thu và chi. Ví dụ: tỉ trọng thu các khoản thuế, phí, lệ phí trong tổng thu, đây là nguồn thu chủ yếu mang tính chất bắt buộc, nguồn này càng phải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu mới đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Quan hệ chi đầu tư phát triển và chi tiêu dùng hợp lý ở từng quốc gia. Hệ thống NSNN: Điều 4 luật NSNN qui định: “ NSNN gồm có ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND “. Như vậy theo qui định của luật NSNN thì ngân sách địa phương bao gồm có ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và NSX. Hình 1.1 : Sơ đồ Hệ thống NSNN ở Việt Nam Ngân sách nhà nước Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương Ngân sách tỉnh Ngân sách huyện Ngân sách xã Trần Quang Huy 12 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Ngân sách nhà nước là một hệ thống quan hệ phân phối giữa nhà nước với doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và dân cư trong việc hình thành và sử dụng quĩ tiền tệ tập trung của nhà nước, NSNN là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạch tài chính cơ bản tổng hợp của nhà nước, NSNN giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính và có tính chất quyết định sự phát triển của nền kinh tế quốc dân theo định hướng XHCN. Trong nền kinh tế thị trường NSNN giữ vai trò chủ đạo, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, vai trò của NSNN được thể hiện trên các lĩnh vực cụ thể như sau: *Về chính trị: NSNN là nguồn tài chính đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động bình thường của nhà nước, bởi bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương cơ sở bao gồm nhiều người tham gia, đòi hỏi phải có một khoản chi phí thường xuyên phục vụ cho công tác quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng… Góp phần tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định. * Về kinh tế: Trong giai đoạn hiện nay NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng là công cụ tài chính để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp, ngoài ra nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tao kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, vai trò về kinh tế được thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, vai trò khai thác huy động nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi: Hoạt động của nhà nước luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để thõa mãn những nhu cầu chi tiêu thực hiện mục đích được xác định, các nhu cầu chi tiêu phải thõa mãn từ các nguồn thu dưới các hình thức thuế và thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của NSNN được xuất phát từ nội tại của phạm trù Trần Quang Huy 13 Khóa 2012A Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tài chính mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào và cơ chế kinh tế nào, NSNN đều phải phát huy. Trong huy động các nguồn lực vào NSNN cần chú ý 3 vấn đề: Thứ nhất, mức động viên vào NSNN của các thành viên trong xã hội qua thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác phải hợp lý; mức thu quá cao hay quá thấp đều có tác dụng tiêu cực. Thứ hai, tỷ lệ động viên vào NSNN đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể, tỷ lệ này vừa phải đảm bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vừa phải đảm bảo cho cơ sở sản xuất có điều kiện tích tụ vốn để tái sản xuất. Thứ ba, các chính sách, công cụ sử dụng tạo trong thu NSNN và chi NSNN phải hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, cho từng vùng kinh tế, cho nhóm đối tượng để đảm bảo tính khả thi, nhưng đảm bảo nguyên tắc thống nhất NSNN. Thứ tư, các nguồn lực tài chính mà NSNN cần khai thác hiệu quả, bao gồm những nguồn lực hữu hình và các nguồn lực tài chính vô hình. Thứ hai, NSNN có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế: NSNN góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Để thực hiện vai trò này, NSNN thông qua thuế và chi ngân sách để kích thích và gây sức ép đối với Doanh nghiệp, nhằm kích thích sự tăng trưởng để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Thông qua chi NSNN đã cung cấp nguồn kinh phí đầu tư cho kết cấu hạ tầng như: Điện, nước, giao thông,... hoặc hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, các ngành kinh tế mũi nhọn có tác động mạnh đến tốc độ phát triển kinh tế. Trong những trường hợp cần thiết, nguồn kinh phí từ NSNN cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế thông qua chính sách trợ cấp, ưu đãi về thuế để đảm bảo cho sự ổn định về cơ cấu hoặc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Trần Quang Huy 14 Khóa 2012A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan