Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn lễ hội tịch điền đọi sơn và ý nghĩa đối với việc khuyến nông ở tỉnh hà ...

Tài liệu Luận văn lễ hội tịch điền đọi sơn và ý nghĩa đối với việc khuyến nông ở tỉnh hà nam hiện nay

.PDF
97
380
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- NGUYỄN THỊ KIỀU OANH LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN ĐỌI SƠN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC KHUYẾN NÔNG Ở HÀ NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- NGUYỄN THỊ KIỀU OANH LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN ĐỌI SƠN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC KHUYẾN NÔNG HÀ NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ NGỌC ANH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Tác giả hoàn thiện luận văn này dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Anh. Trong luận văn, tác giả có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Các tài liệu, số liệu tác giả sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn của mình. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kiều Oanh LỜI CẢM ƠN Với những tình cảm chân thành tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Triết học, cùng quý thầy cô giảng dạy lớp Cao học Triết khóa 25 đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo, tạo mọi điều kiện cho tác giả được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Anh, giảng viên khoa Triết học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người hướng dẫn tác giả trong quá trình nghiên cứu khoa học. Cô đã dành cho tác giả rất nhiều thời gian, tâm huyết, những lời động viên, sự chỉ bảo ân cần cùng với kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Tất cả những điều cô làm đã giúp tác giả vững tin vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn của mình. Qua đây tác giả xin được cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, những người đã luôn ở cạnh bên, giúp đỡ, động viên, dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng cảm ơn nhân dân xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện để tác giả được nghiên cứu, hoàn thiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng với tất cả nỗ lực của bản thân, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự đóng góp chỉ dẫn của quý thầy cô, các đồng nghiệp và những người quan tâm. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kiều Oanh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 7 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................... 7 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 7 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 7 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8 8. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 8 9. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 8 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn ....................... 8 Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN Ở XÃ ĐỌI SƠN, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM ............................................... 9 1.1. Một vài khái niệm cơ bản ...................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm Lễ hội ........................................................................... 10 1.1.2. Khái niệm “Lễ hội Tịch Điền” ...................................................... 12 1.1.3. Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn ....................................................................... 14 1.2. Giới thiệu sơ lược về nền nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam ...................... 22 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 22 1.2.2. Đặc điểm kinh tế .......................................................................... 23 1.2.3. Đặc điểm xã hội ........................................................................... 27 1.3. Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn ở Hà Nam qua phục dựng năm 2009 ....... 29 1.3.1. Không gian lễ hội ........................................................................ 29 1.3.2. Hoạt động chuẩn bị cho lễ hội ..................................................... 29 1.3.3. Nội dung, tiến trình của Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn .................... 32 Chương 2: Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN ĐỌI SƠN ĐỐI VỚI VIỆC KHUYẾN NÔNG Ở TỈNH HÀ NAM HIỆN NAY .................. 53 2.1. Lễ hội khuyến khích nông nghiệp Hà Nam phát triển tích cực......... 53 2.1.1. Trước khi phục dựng Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn (trước năm 2009) ........ 53 2.1.2. Sau khi phục dựng Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn (sau năm 2009) ......... 54 2.2. Lễ hội đã nâng cao tình yêu với nông nghiệp của người nông dân ............63 2.2.1. Tình yêu đối với đất nông nghiệp ............................................... 63 2.2.2. Tình yêu đối với vật nuôi ............................................................ 66 2.2.3. Tình yêu đối với cây trồng .......................................................... 68 2.3. Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn giúp đời sống tâm linh của người dân tỉnh Hà Nam thêm phong phú ...................................................... 73 2.3.1. Ý thức tâm linh Tôn giáo .............................................................. 73 2.3.2. Thiêng liêng hóa hoạt động nông nghiệp ...................................... 74 2.4. Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những giá trị khuyến nông trong lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn ................................ 77 2.4.1. Về phương hướng ......................................................................... 77 2.4.2. Về một số giải pháp cơ bản .......................................................... 80 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 86 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lễ hội là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và một hiện tượng văn hóa có tính chất cộng đồng. Ở nước ta có rất nhiều loại hình lễ hội như: lễ hội nông nghiệp, lễ hội tín ngưỡng, lễ hội thi tài…Từ xưa, lễ hội nông nghiệp đã được cha ông ta coi là lễ hội quan trọng nhất phản ánh cuộc sống của nhà nông trong quá trình làm ăn, sinh hoạt, cải tạo thiên nhiên, xây dựng làng, xã; bao gồm: lễ hội cầu mùa, lễ hội được mùa, lễ hội xuống đồng hay lễ hội Tịch Điền…Ngày nay, đời sống vật chất được cải thiện, nhu cầu của con người về đời sống tinh thần ngày càng cao nên các lễ hội nông nghiệp cũng được coi trọng, giữ gìn, phát triển. Việt Nam là một nước thuần nông nên có nhiều lễ hội truyền thống về nông nghiệp diễn ra ở khắp các vùng miền. Những lễ hội đó trở thành hoạt động cộng đồng, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, kế thừa giá trị truyền thống và xây dựng những giá trị phù hợp, tốt đẹp. Từ thời dựng nước, các bậc đế vương đã chăm lo, duy trì nghề nông cho người dân nên tổ chức lễ hội Tịch Điền để thể hiện chính sách khuyến nông, trọng nông. 1.2. Hà Nam có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với bề dày truyền thống văn hiến. Nhận thấy vùng đất này có tiềm năng cho phát triển nông nghiệp nhưng còn gặp nhiều khó khăn vì là đồng chiêm trũng thuộc Châu thổ Sông Hồng nên các vị Vua ngày trước đã rất quan tâm đến canh tác, sản xuất, khuyến nông. Người xưa đã nói, một hành động có công hiệu hơn cả ngàn lời nói, Vua gần dân thì kỷ cương phép nước được giữ vững, đất nước vững vàng, kinh tế phát triển. Trong cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi chép, vào đầu xuân năm 987, vua Lê Đại Hành “cày Tịch Điền” để khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất tại Đọi Sơn, tỉnh Hà Nam - lễ Tịch Điền đầu tiên mà một vị Vua đi cày được sử sách ghi nhận. Như vậy, trong suốt chiều dài 2 lịch sử, nhiều triều đại phong kiến Việt Nam đã tổ chức nghi lễ Tịch Điền nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, phát huy truyền thống trọng nông của dân tộc và khuyến nông thực sự trở thành quốc sách [42, tr.43]. Nghi lễ Tịch Điền cũng trở thành quốc lễ, không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của nước nhà đối với nông nghiệp và nông dân, mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp. Sau khi nước ta giành được độc lập, nhất là từ khi miền Bắc giải phóng, nhân dân xây dựng hậu phương lớn, tiến lên chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ cũng rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp. Người trực tiếp phát động phong trào “nông dân thi đua canh tác” vào tháng 2 năm 1951 và trực tiếp sửa chữa rất kỹ bản dự thảo Điều lệ Hợp tác xã. Đặc biệt, hình ảnh Bác xắn quần lội ruộng, tát nước chống hạn với người dân là những hình ảnh đẹp phản ánh quan niệm trọng nông, vì đời sống nông dân, luôn sống mãi trong lịch sử nước nhà. Bác Hồ dẫu bận trăm công ngàn việc nhưng vẫn có thói quen đi thăm đồng, nhổ cỏ lúa, tát nước, trò chuyện với nông dân. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức, bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng” vì thế Đảng, Nhà Nước ta phải có kế hoạch sẵn sàng, để tránh bị động, thiếu sót và sai lầm. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu Kiến quốc, ngày 10-01-1946, Bác nhấn mạnh “Chúng ta đã hy sinh, phấn đấu để giành độc lập, chúng ta đã tranh được rồi… Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Hội nghị Ban chấp Hành Trung Ương Đảng lần thứ 7 - khóa X - có nghị quyết 3 riêng về vấn đề “tam nông”, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cho rằng: “Nông nghiệp là cơ sở, nông thôn là địa bàn, nông dân là lực lượng đông đảo góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định chính trị - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng”. Từ quan điểm này ta thấy muốn phát triển đất nước phải chú trọng hơn nữa vào việc phát triển nông nghiệp và nông thôn. Hà Nam là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống, di tích lịch sử và nền văn hóa dân gian phong phú. Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn ở Hà Nam là một lễ hội điển hình thể hiện tinh thần trọng nông, tôn vinh nền nông nghiệp và có mục đích cầu mùa, nhân khang, vật thịnh. Sau khi được phục dựng, Đảng, Nhà Nước luôn nhắc nhở các ngành, các cấp và tất cả người dân cùng nhìn nhận đầy đủ hơn trong việc khai thác nét tinh túy của lễ hội để phục vụ cho phát triển nông nghiệp bền vững. 1.3. Trong xu thế toàn cầu hóa, Đảng, Nhà Nước rất quan tâm gìn giữ, bảo tồn và duy trì bản sắc dân tộc, vấn đề cấp bách đặt ra đó là việc “hòa nhập” nhưng không “hòa tan”. Văn hóa truyền thống cũng được quan tâm trong đó có nhiều lễ hội nông nghiệp được phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn đời sống văn hóa, tinh thần con người Việt Nam. Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn là điểm nhấn văn hóa đầu năm đi vào tâm thức của mọi người với hình ảnh một cao niên khoác áo Long bào, khoan thai đi đường cày đầu tiên, lật lên những lớp đất nâu, tơi xốp hứa hẹn những vụ mùa bội thu. Việc phục dựng thành công lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn (từ năm 2009) có ý nghĩa to lớn về văn hóa, chính trị và đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp. Những năm qua, từ khí thế đầu xuân của lễ hội này, nông dân Hà Nam phấn khởi thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật phát triển nông nghiệp toàn diện. Theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin, mọi hành động của con người đều bắt nguồn từ nhận thức, do đó khi nhận thức đúng về lễ hội cổ 4 truyền thì việc phục dựng sẽ mang lại hiệu quả cao. Việc phục dựng lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn cũng đặt ra một số vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân Hà Nam hiểu, trân trọng, giữ gìn, phát huy truyền thống và khuyến khích phát triển nông nghiệp. Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn và ý nghĩa của nó đối với việc khuyến nông ở Hà Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về lễ hội Lễ hội, đặc biệt là lễ hội nông nghiệp liên quan đến cuộc sống của con người trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên nên được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Tác phẩm của tác giả Phan Kế Bính "Việt Nam phong tục" (1909), Nhà xuất bản Đồng Tháp là cuốn chuyên khảo đầu tiên nói về phong tục, tập quán, lễ hội, lễ nghi, đình đám…của người Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong đó, tác giả đã đề cập khá chi tiết đến các giá trị tín ngưỡng dân gian và đưa ra những nhận xét về lễ hội truyền thống. Cuốn “Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc bộ”, 1992, Nxb KHXH, Hà Nội do Lê Trung Vũ chủ biên đã trình bày khá chi tiết về các vấn đề liên quan trực tiếp đến lễ hội cổ truyền như: vị trí, nguồn gốc, lịch sử lễ hội của người Việt ở Bắc bộ, trong đó có đề cập đến các lễ hội nông nghiệp. Tác giả Nguyễn Mạnh Cường có cuốn “Văn hóa tín ngưỡng của một số dân tộc trên đất nước Việt Nam”, Nxb Văn hóa thông tin. Cuốn sách này là sự chắt lọc cái hay cái đẹp, giá trị văn hóa tín ngưỡng của một số dân tộc tiêu biểu trên mảnh đất Việt Nam: Thái, H’mông, Chăm, Khơ Me, Tày, Nùng… nhấn mạnh sự kết hợp giữa những nét tín ngưỡng trong văn hóa lễ hội của các dân tộc theo dòng lịch sử. 5 Trong cuốn “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng” (2004) và “Những giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống” (2010), tác giả Ngô Đức Thịnh, Nxb Khoa học xã hội, đã có những nét phác họa chung về tín ngưỡng dân gian của các dân tộc ở Việt Nam. Công trình này đã phác họa một số loại hình tín ngưỡng tiêu biểu và mối quan hệ giữa văn hóa tín ngưỡng với văn hóa nghệ thuật dân gian, đồng thời chỉ ra những giá trị của tín ngưỡng đối với văn hóa Việt Nam hiện nay. Qua đó làm giàu thêm những hiểu biết của chúng ta về tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng qua các lễ hội của nước nhà. Tác giả Nguyễn Duy Hinh với cuốn “Tín ngưỡng thành hoàng” (1996), Nxb KHXH, Hà Nội đã phân tích một cách sâu sắc, hệ thống về nguồn gốc, bản chất của tín ngưỡng thờ thành hoàng và rước thành hoàng trong một số lễ hội đặc sắc, tiêu biểu. 2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về lễ hội Tịch Điền Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa với công trình“Lễ hội nông nghiệp cổ truyền ở người Khơme vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Văn hóa dân gian, 1987, số 4, tr.63-68, đã cho chúng ta thấy được những nét độc đáo và đặc sắc trong lễ hội nông nghiệp của người Khơme từ xưa đến nay. Qua lễ hội được tác giả khắc họa lại ta thấy nổi bật tinh thần đoàn kết cùng chung sức, đồng lòng giúp đỡ nhau trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp của người Khơme ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam công bố cuốn “Lễ cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam”, 1993, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Đây là kết quả của một công trình khoa học cấp Bộ đề cập đến tục cầu mùa của người Kinh, các dân tộc vùng Việt Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cũng như vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Công trình này đưa ra cái nhìn bao quát về lễ cầu mùa của các cư dân nông nghiệp ở các vùng, miền trên. Và cũng nhờ đó mà chúng ta thêm hiểu biết về các lễ hội có liên quan đến tục cầu mùa của nhân dân Việt Nam. 6 Tác giả Đàm Thị Hạnh với công trình nghiên cứu “Lễ hội Lồng Tồng và ý nghĩa của nó trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên”, 2013, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội. Công trình này đề cập đến nghi thức Tịch Điền của người dân tộc Tày, bao gồm những điểm giống và có thêm những điểm khác so với Tịch Điền của người Kinh. Tuy tác giả chỉ đề cập đến một vài nét nghi thức Tịch Điền của dân tộc Tày nhưng qua đó chúng ta cũng phần nào thấy được sự khác biệt độc đáo của nghi thức ở vùng miền này so với những vùng miền khác. 2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn Lễ cày Tịch Điền Đọi Sơn về bản chất nằm trong hệ thống các lễ nghi nông nghiệp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Khi Nhà nước phong kiến tự chủ Đại Việt ra đời, các ông vua - mở đầu là vua Lê Hoàn đã đích thân đi cày, thể hiện tinh thần trọng nông, tôn vinh nông nghiệp, tôn vinh người nông dân và các giá trị văn hóa làng xã của các vương triều phong kiến. Tác giả Bùi Thị Phương Thúy nghiên cứu công trình “Nghi lễ cày Tịch điền Đọi Sơn huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam với phát triển du lịch”, 2011, Văn hóa du lịch, Đại học dân lập Hải Phòng, Hải Phòng. Công trình đã đánh giá vị trí của lễ hội Tịch điền Đọi Sơn trong hệ thống lễ nghi nông nghiệp của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời đề xuất, nêu một số kiến nghị đối với việc tổ chức lễ hội này, từ đó phát huy và khai thác để phục vụ cho việc phát triển du lịch Hà Nam. Công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Nhật Lệ, Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội Tịch Điền tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, 2013, Đại học Văn hóa Hà Nội, cung cấp một số thông tin về cơ sở ra đời, quá trình hình thành, những đặc điểm cũng như tìm ra những giá trị tiêu biểu và thực trạng của công tác tổ chức và quản lý lễ hội. 7 Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến phần lý thuyết và trình bày chung, phần nào đem đến cho chúng ta những nét khái quát cơ bản về Lễ Hội Tịch Điền Đọi Sơn ở Hà Nam. Dựa vào những tài liệu đã thu thập được, tôi muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn những giá trị mà lễ hội này đem lại cho người dân tỉnh Hà Nam, đặc biệt là giá trị khuyến nông mà lễ hội Tịch Điền mang lại cho người dân cả nước nói chung và nhân dân Hà Nam nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, luận văn góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất của lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn từ đó giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về bản chất, ý nghĩa của lễ hội góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp mà lễ hội mang lại. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra vai trò của lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn đồng thời đưa ra một số phương hướng và giải pháp để khai thác phục vụ cho việc khuyến nông ở Hà Nam hiện nay. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn và ý nghĩa của lễ hội đối với việc phát triển nông nghiệp ở Hà Nam hiện nay. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Tính triết học trong lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. 5. Giả thuyết khoa học Nếu như đi sâu vào nghiên cứu lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn ở Hà Nam chúng ta sẽ thấy được ảnh hưởng rõ nét của lễ hội này đối với người dân Hà Nam, đặc biệt với việc khuyến khích phát triển nông nghiệp. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ sau: - Giới thiệu khái quát về lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn - nét đẹp truyền thống của người dân Hà Nam 8 - Phân tích ý nghĩa của lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn với việc khuyến nông ở tỉnh Hà Nam hiện nay 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Ý nghĩa triết học của Lễ hội Tịch Điền, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. 8. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp nghiên cứu liên ngành trong triết học văn hóa, triết học lịch sử, triết học tôn giáo với những phương pháp cụ thể như sau: quan sát - thực địa, phỏng vấn - nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học, phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh, logic - lịch sử,… 9. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận trong đó, phần nội dung gồm 2 chương và 8 tiết. Ngoài ra còn có các phần: mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 10.1. Những luận điểm cơ bản Trên cơ sở nghiên cứu công trình tìm những giá trị tốt đẹp trong lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn với những luận điểm: - Khái quát về tỉnh Hà Nam - Đặc trưng của Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn tỉnh Hà Nam - Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn ở Hà Nam qua phục dựng 2009 (Không gian lễ hội; hoạt động chuẩn bị cho lễ hội; nội dung, tiến trình của Lễ hội, các Lễ được tiến hành trong Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, diễn xướng các trò chơi). - Lễ hội khuyến khích nông nghiệp Hà Nam phát triển tích cực (trước khi phục dựng Lễ Hội Tịch Điền Đọi Sơn (trước năm 2009); sau khi phục dựng Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn (sau năm 2009). 9 - Lễ hội đã nâng cao tình yêu của người dân với nông nghiệp (tình yêu đối với đất nông nghiệp; tình yêu đối với vật nuôi, cây trồng). - Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn giúp đời sống tâm linh người dân Hà Nam thêm phong phú. - Một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao, phát huy những giá trị khuyến nông trong lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn. 10.2. Đóng góp mới của luận văn - Đóng góp về mặt lý luận Công trình luận giải một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn góp phần là một nguồn tư liệu, dẫn chứng để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói chung và khuyến khích phát triển nông nghiệp ở Hà Nam nói riêng; đồng thời làm phong phú và đa dạng thêm cho kho tàng tư liệu văn hóa dân tộc về các lễ hội. - Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giáo dục, tuyên truyền cho người dân, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương. Đề tài đưa ra một số định hướng và giải pháp có tính cấp thiết nhằm phát huy những giá trị khuyến nông từ Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn ở Hà Nam, góp phần mở ra một hướng mới cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương. Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN Ở XÃ ĐỌI SƠN, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM 10 1.1. Một vài khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm Lễ hội Trên thế giới, mỗi một quốc gia lại có một loại hình sinh hoạt văn hóa riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của quốc gia mình, và có lẽ “lễ hội” là loại hình tiêu biểu nhất. Đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc biệt có tính tập thể, phản ánh tín ngưỡng và sinh hoạt của người dân trong lao động sản xuất, hay trong việc hình dung lại các sự kiện lịch sử. Lễ hội nào cũng có những hình thức rước xách, diễu hành, vui chơi nhưng ở mỗi quốc gia thì lễ hội lại có những nét độc đáo riêng, mang đậm dấu ấn riêng của quốc gia đó. Vì thế lễ hội giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và đời sống xã hội, nó chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của đời sống như: kinh tế - xã hội, văn hóa, tâm lý và tôn giáo tín ngưỡng của con người. Mỗi vùng miền, quốc gia lại có hình thức tổ chức Lễ hội khác nhau. Chính vì thế mà đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hình thái sinh hoạt văn hóa này. Sau đây là một số khái niệm điển hình về “lễ hội”: - Khi nghiên cứu về đặc tính và ý nghĩa “lễ hội” ở nước Nga, M.Bachie cho rằng: “Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò biểu diễn, đó là cuộc sống chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu chính nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng, vượt lên trên thế giới của những phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiện, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả” [32]. - Ở Việt Nam, khái niệm Lễ hội mới chỉ xuất hiện cách đây không lâu, ban đầu chỉ có khái niệm lễ hoặc hội. Cả hai khái niệm này đều là từ gốc Hán được dùng để gọi một nhóm loại hình phong tục, chẳng hạn như: lễ Thành 11 Hoàng, lễ gia tiên... cũng như vậy trong hội cũng có nhiều hội khác nhau như: Hội Gióng, Hội Lim... Thêm chữ “lễ” cho “hội”, thời nay con người chúng ta mong muốn gắn hai hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hai đặc trưng này đi liền với nhau, đầu tiên là lễ bái, tế lễ thần linh, cầu phúc và sau là thăm thú, vui chơi ở nơi đông đúc, vui vẻ. - Trong “Từ điển Tiếng Việt” lại có định nghĩa về “Lễ hội” như sau: lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên hạnh phúc cho từng cá nhân, gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, gia cầm, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ "nhân khang, vật thịnh" [71]. - Trong cuốn “Hội hè Việt Nam” các tác giả cho rằng “hội và lễ” là một sinh hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Hội và lễ có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội cũng tham gia để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thập kỷ. - Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền” - Phan Đăng Nhật cho rằng “Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội - lịch sử quan trọng của dân tộc....Lễ hội còn là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong quá khứ dồn nén lại cho tương lai” [48]. Như vậy ta thấy “Lễ hội” là một thể thống nhất không thể tách rời. Lễ là phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người. Hội là các trò diễn mang tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sống thường nhật của người dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng với cả cộng đồng. 12 1.1.2. Khái niệm “Lễ hội Tịch Điền” Lễ hội Tịch Điền nhằm cầu cho cầu quốc thái dân an, mùa màng bội thu, đồng thời tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp. Năm 980, vua Lê Đại Hành (941 - 1005) lên ngôi, lãnh đạo nhân dân ta đánh bại lũ giặc phương Bắc, bình định phương Nam, ổn định lại việc triều chính, đồng thời thực thi nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp. Mặc dù phải giải quyết rất nhiều nhiệm vụ cấp bách nhưng vua Lê Đại Hành vẫn tổ chức nghi lễ Tịch Điền vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm cho nhân dân tham gia. Đến đời nhà Lý, nghi lễ Tịch Điền được triều đình tổ chức thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “Nhâm Thân năm thứ 5 (1032), mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua ngự đến Tín Hương ở Đỗ Động giang cày ruộng tịch điền, có nhà nông dâng một cây lúa chiêm có 9 bông thóc. Xuống chiếu đổi gọi ruộng ấy là ruộng Ứng Thiên. Ngày ấy trở về cung... Mậu Dần (Thông Thụy) năm thứ 5 (1038), mùa xuân, tháng 2, vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. Sau Hữu ty dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ cày. Các quan tả hữu có người can rằng: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế”? Vua nói: “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo?”. Nói xong đẩy cày ba lần rồi thôi. Tháng 3 vua về Kinh sư.... Nhâm Ngọ (Càn Phù Hữu Đạo) năm thứ 4 (1042), mùa xuân, tháng 3 vua ngự ra cửa biển Kha Lãm cày ruộng tịch điền rồi về Kinh sư”. Nghi lễ Tịch Điền được miêu tả chi tiết, sâu sắc nhất trong các thư tịch lịch sử của triều Nguyễn. Đại Nam thực lục chính biên có ghi: “Vua tay phải cầm cày, tay trái cầm roi, kỳ lão và nông phu đều hai người dắt trâu, thị vệ hai người đỡ cày. Ca sinh hát bài “Hoa từ”, nhạc sinh múa cờ màu; nhã nhạc cử nhạc. Phủ Thừa Thiên bưng thùng lúa đi theo. Hoàng tử cùng quan 13 bộ Hộ đều cử một người theo sau vãi lúa. Vua cày ba đường đi ba đường lại xong, ngự lên đài Quan canh. Các quan ở dưới đài chia hai bên đứng hầu. Các hoàng tử, và thần công theo cày, đều đội mũ vàng mặc áo đỏ, cầm cày cầm roi cày năm đường đi năm đường lại, kế đến văn võ đại thần chín người, văn đội mũ văn công, võ đội mũ hở đầu, đều mặc áo lam, cùng cầm cày cầm roi cày chín đường đi chín đường lại. Đều dùng thuộc lại kinh huyện đi theo sau bưng thùng lúa vãi lúa. Lễ xong, vua ngự điện cụ phục, thay mặc long bào rộng tay, lên kiệu. Đại nhạc, nhã nhạc đều nổi. Các quan lại ở trong cửa phường quỳ tống”. Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử, nhiều triều đại phong kiến Việt Nam đã tổ chức nghi lễ tịch điền nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, phát huy truyền thống trọng nông của dân tộc. Khuyến nông thực sự trở thành quốc sách. Nghi lễ tịch điền cũng trở thành quốc lễ, không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của nước nhà đối với nông nghiệp và nông dân, mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp. Sau khi nước ta giành được độc lập, nhất là từ khi miền Bắc giải phóng, nhân dân xây dựng hậu phương lớn, tiến lên chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ cũng rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp. Người trực tiếp phát động phong trào “nông dân thi đua canh tác” vào tháng 2 năm 1951; trực tiếp sửa chữa rất kỹ bản dự thảo Điều lệ Hợp tác xã. Đặc biệt, hình ảnh Bác xắn quần lội ruộng, tát nước chống hạn với người dân là những hình ảnh đẹp phản ánh quan niệm trọng nông, vì đời sống nông dân, luôn sống mãi trong lịch sử nước nhà. Nhằm bảo tồn nét văn hóa tâm linh tốt đẹp này của dân tộc, phát huy truyền thống “dĩ nông vi bản”, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được phục hồi trở lại từ năm 2009 với nhiều nghi lễ truyền thống hấp dẫn, giàu giá trị trọng nông, 14 khuyến khích người dân tham gia canh tác nông nghiệp. 1.1.3. Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn Tỉnh Hà Nam nằm ở phía Tây Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ với hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới. Cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 60 km, Hà Nam có phía Bắc giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp với Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp với Hòa Bình. Được gọi là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, vị trí địa lý này tạo thuận lợi cho việc phát triển, giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật của Hà Nam với các tỉnh, thành phố trong vùng và trong cả nước. Toàn tỉnh Hà Nam gồm 6 đơn vị hành chính cấp thành phố và cấp huyện: thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm, huyện Bình Lục. Xã Đọi Sơn, thuộc huyện Duy Tiên cách trung tâm tỉnh Hà Nam thành phố Phủ Lý 10 km về hướng Bắc, đi từ Hà Nội đến ga Đồng Văn rẽ trái đi hướng thị trấn Hòa Mạc khoảng 16 km là đến xã. Xã Đọi Sơn có 7 thôn (làng): Đọi Nhất, Đọi Nhì, Đọi Tam, Đọi Trung, Đọi Lĩnh, Đọi Tín và Ngân Hà, gồm 1048 hộ với 4.356 nhân khẩu. Đọi Sơn - một vùng nông trang trù phú, có dòng sông Châu chảy qua phía Đông xã cùng với núi Đọi đã trở thành biểu tượng thiên nhiên vượt trội tiêu biểu của Hà Nam. Từ trên đỉnh núi Đọi, phóng tầm mắt ra bốn phía thấy phong cảnh thật nên thơ: đồng lúa, bãi ngô, ruộng khoai mượt mà, tươi xanh, xa xa dòng sông Châu Giang quanh co, lượn khúc như dải lụa uốn lượn. Với truyền thống từ xa xưa, các thế hệ người Đọi Sơn cần cù lao động, xây dựng quê hương, ngày càng làm cho quê hương đẹp giàu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan