Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn lập dự án đầu tư phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại côn...

Tài liệu Luận văn lập dự án đầu tư phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại

.PDF
129
352
118

Mô tả:

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TR¦êNG §¹I HäC B¸CH KHOA Hµ NéI ------YY›ZZ------ §ÆNG Hµ LINH LËP Dù ¸N §ÇU T¦ PH¸T TRIÓN C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG T¹I C¤NG TY Cæ PHÇN NHIÖT §IÖN PH¶ L¹I NGµNH QU¶N TRÞ KINH DOANH Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: TS. NGUYÔN V¡N NGHIÕN Hµ NéI - 2012 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC BIỂU vi DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT vii LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Sự cần thiết của lập dự án đầu tư. 1 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 2 5. Kết cấu đề tài. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CNTT & TT 4 1.1. Lý luận chung về dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp. 4 1.1.1. Khái niệm về đầu tư. 4 1.1.2. Vốn đầu tư của doanh nghiệp. 5 1.1.3. Khái niệm về dự án đầu tư phát triển. 6 1.1.4. Vai trò và sự cần thiết của dự án đầu tư phát triển. 8 1.1.5. Yêu cầu của một dự án đầu tư phát triển. 10 1.1.6. Ý nghĩa của dự án đầu tư phát triển. 10 1.1.7. Phân loại dự án đầu tư. 11 1.1.7.1. Các hình thức phân loại chung về dự án đầu tư. 11 1.1.7.2. Các hình thức phân loại dự án đầu tư trong doanh nghiệp. 12 1.2. Các nội dung lập và phân tích dự án đầu tư phát triển hạ tầng CNTT 13 1.2.1. Nghiên cứu dự án đầu tư. 13 1.2.2. Cơ sở kỹ thuật dự án đầu tư phát triển CNTT & TT. 13 1.2.2.1. Xác định trang thiết bị, công nghệ cho dự án đầu tư. 14 1.2.2.2. Xem xét lựa chọn các nhà cung cấp. 15 i 1.2.2.3. Yếu tố con người và trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài. 17 1.2.3. Phân tích kinh tế, tài chính dự án đầu tư. 19 1.2.3.1. Xác định tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, nguồn tài trợ và chi phí vốn. 19 1.2.3.2. Xác định các khoản thu, chi và lợi nhuận. 20 1.2.3.3. Các phương pháp khấu hao và trả nợ. 20 1.2.3.4. Các phương thức trả vốn gốc và trả lãi. 22 1.2.3.5. Đánh giá hiệu quả của dự án. 22 1.2.3.6. Các dòng tiền của dự án. 25 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẢ LẠI VÀ HỆ THỐNG CNTT&TT 27 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại. 27 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 27 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh và định hướng phát triển. 29 2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh. 29 2.1.2.2. Định hướng phát triển. 30 2.1.3. Cơ cấu tổ chức. 31 2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phẩn nhiệt điện Phả Lại. 35 2.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh. 35 2.2.2. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. 36 2.2.3. Hiệu quả kinh doanh của PPC. 37 2.2.4. Một số nhận xét về hoạt động của PPC. 39 2.3. Hiện trạng hệ thống CNTT & TT Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. 40 2.3.1. Trình độ công nghệ sản xuất. 40 2.3.1.1. Nhà máy Phả Lại 1. 41 2.3.1.2. Nhà máy Phả Lại 2. 41 2.3.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT & TT. 43 2.3.3. Hiện trạng phổ biến và ứng dụng CNTT & TT ở PPC. 44 ii 2.3.4. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT & TT ở Nhiệt Điện Phả Lại. 46 2.3.5. Đánh giá chung về hiện trạng CNTT & TT của PPC. 47 CHƯƠNG 3: LẬP DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 50 3.1. Nhu cầu thực tế. 50 3.2. Giải pháp kỹ thuật dự án. 52 3.2.1. Thông số kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho hệ thống mạng kết nối thông tin nội bộ thị trường điện (VCGM WAN). 52 3.2.2.Yêu cầu kỹ thuật cho thiết bị truyền dẫn quang. 53 3.2.3. Thông số kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với các thiết bị trong hệ thống VCGM WAN. 58 3.2.4. Địa chỉ IP. 58 3.2.5.Thông số kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho hệ thống đo đếm. 59 3.2.6. Thông số kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho các hệ thống DIM, chào giá, hỗ trợ thanh toán tính toán. 61 3.3. Dự tính chi phí, tổng mức đầu tư và nguồn tài trợ dự án cho dự án. 63 3.3.1.Ước tính chi phần cứng. 63 3.3.2.Ước tính chi phí phần mềm. 67 3.3.3.Ước tính chi phí nhà cửa bảo quản, vận hành thiết bị. 68 3.3.4. Ước tính định phí hàng năm. 68 3.3.5. Ước tính biến phí hàng năm. 69 3.3.6. Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn tài trợ dự án. 69 3.4. Phân tích hiệu quả kinh tế dự án dự án. 69 3.4.1. Dự kiến doanh thu trong giai đoạn 2012 – 2022. 69 3.4.2. Dự tính lãi, lỗ và dòng tiền. 71 3.4.3. Ước tính NPV, IRR, Thời gian hoàn vốn PP. 75 KẾT LUẬN 76 iii TÀI LIỆU THAM KHẢO viii PHỤ LỤC 1: QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT TỔNG THỂ CSHT CNTT CHO VẬN HÀNH VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA TT PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH ix PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CSHT CNTT PHỤC VỤ TT PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH xxi PHỤ LỤC 3: CÁC CHỨC NĂNG, YÊU CẦU CỦA TỪNG HỆ THỐNG CON PHỤC VỤ TT PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH xxii PHỤ LỤC 4: TỔNG HỢP HẠNG MỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC HỆ THỐNG CON xxxix PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN 2009 – 2011 PHỤ LỤC 6: BẢNG NGUÔN VỐN 2009 – 2011 PHỤ LỤC 7: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 2009 – 2011 iv xlvii l lii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng các tiêu chí chọn nhà cung cấp...................................................16  Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá sản phẩm mua phần mềm ......................................17  Bảng 2.1: Các sự kiện chính ................................................................................28  Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của PPC 2009 - 2011 ............................36  Bảng 2.3: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh (%) ..............................38  Bảng 2.4: Giá trị đầu tư CNTT & TT Bình quân (đồng) trên CBCNV...............46  Bảng 2.5: Số lượng cán bộ CNTT & TT ở PPC ..................................................46  Bảng 3.1: Mô tả yêu cầu kỹ thuật ........................................................................54  Bảng 3.2: Yêu cầu kỹ thuật thiết bị dẫn quang STM-1........................................55  Bảng 3.3: Thông số kỹ thuật hệ thống VCGM WAN..........................................58  Bảng 3.4: Thông số kỹ thật máy tính trạm cho hệ thống DIM ...........................62  Bảng 3.5: Cấu hình máy chủ cơ bản ....................................................................63  Bảng 3.6: Chi phí phần cứng................................................................................64  Bảng 3.7: Danh mục chi phí thiết bị mạng ..........................................................66  Bảng 3.8: Thiết bị AMP – FIBER – OPTIC – CABLE......................................67  Bảng 3.9: Chi phí phần mềm................................................................................68  Bảng 3.10: Bảng doanh thu dự kiến 2012 - 2022 ................................................70  Bảng 3.11: Dự tính lãi lỗ, dòng tiền.....................................................................71  Bảng 3.12: NPV, IRR, PP ....................................................................................75  v DANH MỤC BIỂU Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Nhiệt điện Phả Lại ......................................................32  Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu, giá vốn, lãi gộp (triệu đồng) 2009 - 2011.............35  Hình 2.3: Quy trình sản xuất điện ........................................................................40  Hình 2.4: Trang bị máy tính của PPC ..................................................................43  Hình 2.5: Giá trị đầu tư CNTT & TT PPC...........................................................44  Hình 2.6: Tốc độ phổ cập máy tính (máy bình quân/ người)...............................45  Hình 3.1: Hệ thống CNTT & TT phục vụ thị trường điện cạnh tranh.................53  Hình 3.2: Mô hình kết nối hệ thống đo đếm tại đơn vị phát điện. .......................59  Hình 3.3: Mô hình dự kiến triển khai các hệ thống phần mềm ...........................61  vi DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT CNTT &TT Công nghệ thông tin và truyền thông DA Dự án ĐT Đầu tư PA Phương án DT Doanh thu PPC Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại DIM Hệ thống quản lý lệnh điều độ VCGM Thị trường phát điện cạnh tranh WAN Wide Area Networks - Hệ thống mạng lan diện rộng vii LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của lập dự án đầu tư. Quá trình sử dụng vốn đầu tư xét về mặt bản chất chính là quá trình thực hiện sự chuyển hoá vốn bằng tiền để tạo nên những yếu tố cơ bản của sản xuất, kinh doanh và phục vụ sinh hoạt xã hội. Quá trình này còn được gọi là hoạt động đầu tư hay đầu tư vốn. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong quá trình hoạt động của mình nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật mới, duy trì các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và là điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư được xem xét từ hai góc độ: nhà đầu tư và nền kinh tế. Trên góc độ nhà đầu tư, mục đích cụ thể có nhiều nhưng quy tụ lại là yếu tố lợi nhuận. khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Chính vì vậy, xu hướng phổ biến hiệu quả nhất hiện nay là đầu tư theo dự án. Dự án đầu tư có tầm quan trọng đặc biệt với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và đối với từng doanh nghiệp nói riêng. Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc đầu tư dự án có hiệu quả hay không.Việc phân tích chính xác các chỉ tiêu kinh tế của dự án sẽ chứng minh được điều này. Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại là đơn vị có quy mô và tầm vóc lớn trong ngành nhiệt điện. Hưởng ứng chủ trương của nhà nước về việc phát triển hệ thống CNTT & TT, cũng như yêu cầu của ngành và tập đoàn điện lực về việc phát triển thị trường điện cạnh tranh. Vấn đề nâng cấp, hoàn thiện và đầu tư mới 1 hệ thống CNTT & TT trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ nhận thức đấy, cộng với việc có được cơ hội nghiên cứu, khảo sát tại Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, tác giả đã mạnh dạn trọn đề tài “ Lập dự án đầu tư phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại” làm chuyên đề nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Như đã phân tích ở phần trên, lập dự án đầu tư CNTT & TT là công việc quan trọng; vì vậy, với đề tài “ Lập dự án đầu tư phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại” tác giả hy vọng đạt được các mục tiêu sau: Hệ thống hóa được các lý luận, mô hình lập dự án đầu tư CNTT & TT Nghiên cứu được thực tiễn CNTT & TT tại Phả Lại Lập dự án đầu tư CNTT & TT cho việc liên kết, tham gia vào vận hành thị trường điện cạnh tranh của Phả Lại. Góp phần đóng góp các sáng kiến mới cho việc áp lập và đầu tư các dự án về CNTT & TT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hệ thống công nghệ thông tin của Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại; tác giả tập trung nghiên cứu phương án đầu tư mạng kết nối thông tin nội bộ TTĐ (VCGM WAN) cho công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại II. 4. Phương pháp nghiên cứu Bước 1: Thu thập số liệu Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách quan sát thực tế, trao đổi với lãnh đạo, công nhân viên,… Các số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua các bản kế toán, báo cáo tài chính, tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, cục thống kê,… 2 Bước 2: Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đưa ra nhận xét. Phương pháp thống kê: lập và phân tích dự án đầu tư Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm hướng giải quyết. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, các biểu bảng, các quy ước viết tắt; đề tài bao gồm 3 nội dung chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về lập và phân tích dự án đầu tư phát triển, nhằm hệ thống hóa lại toàn bộ các lý luận, mô hình về lập dự án đầu tư trong lĩnh vực CNTT & TT Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại, mục tiêu mô tả khái quát Phả Lại và thực trạng CNTT & TT. Chương 3: Lập dự án phát triển CNTT và TT.; tiến hành lập và phân tích hiệu quả của dự án CNTT & TT cho thị trường điện cạnh tranh tại công ty. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CNTT & TT 1.1. Lý luận chung về dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về đầu tư Đầu tư theo nghĩa rộng nhất của nó có thể hiểu như là một quá trình bỏ vốn (bao gồm tiền, nguồn lực, công nghệ) để đạt được mục đích hay tập hợp các mục đích nhất định nào đó. Mục tiêu cần đạt được của đầu tư có thể là mục tiêu chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội hay cũng có thể chỉ là mục tiêu nhân đạo... Hiện nay có rất nhiều khái niệm về đầu tư và mỗi quan điểm khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau lại có cách nhìn nhận không giống nhau về đầu tư. Trong hoạt động kinh tế, đầu tư được biểu hiện cụ thể hơn và mang bản chất kinh tế hơn. Đó là quá trình bỏ vốn (tiền, nhân lực, nguyên vật liệu, công nghệ...) vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây được xem là bản chất cơ bản của hoạt động đầu tư. Trong hoạt động kinh tế không có khái niệm đầu tư không vì lợi nhuận. Như vậy, có thể hiểu đầu tư là đưa một lượng vốn nhất định vào quá trình hoạt động kinh tế nhằm thu được một lượng lớn hơn sau một khoảng thời gian nhất định. Các hoạt động đầu tư có thể gọi chung là hoạt động sản xuất kinh doanh (với hoạt động đầu tư bỏ vốn để nâng cao năng lực sản xuất cả về chất lượng và số lượng). Sau đây là một số khái niệm cụ thể của vấn đề đầu tư. - Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là việc bỏ vốn để tạo nên các tiềm lực và dự trữ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Các tài sản cố định được tạo nên trong quá trình đầu tư này tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kế tiếp nhau, có khả năng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của một đối tượng nào đó. - Theo quan điểm tài chính: Đầu tư là một chuỗi hành động chi tiền của chủ đầu tư và ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi thu tiền để đảm bảo 4 hoàn vốn, đủ trang trải các chi phí và có lãi. - Theo góc độ quản lý: Đầu tư là quá trình quản lý tổng hợp kinh doanh, cơ cấu tài sản nhằm mục đích sinh lời. Tóm lại đầu tư là quá trình bỏ vốn vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội ... để thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau. Hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định gọi là đầu tư xây dựng cơ bản. Ở đây xây dựng được coi như là một phương tiện để đạt được mục đích đầu tư. Quá trình đầu tư cơ bản là toàn bộ các hoạt động của chủ đầu tư từ khi bỏ vốn đến khi thu được kết quả thông qua việc tạo ra và đưa vào hoạt động các tài sản cố định, hay nói khác đi là toàn bộ các hoạt động để chuyển vốn đầu tư dưới dạng tiền tệ sang tài sản phục vụ mục đích đầu tư. Mục đích của hoạt động xây dựng cơ bản là tạo ra được các tài sản có năng lực sản xuất hoặc phục vụ phù hợp với mục đích đầu tư. Như trên ta đã thấy vốn đầu tư là một khái niệm rộng bao gồm nhiều nguồn lực tài chính và phi tài chính khác nhau. Để thống nhất trong quá trình đánh giá, phân tích và sử dụng, người ta thường quy đổi các nguồn lực này về đơn vị tiền tệ chung. Do đó khi nói đến vốn đầu tư, ta có thể hình dung đó là những nguồn lực tài chính và phi tài chính đã được quy đổi về đơn vị đo lường tiền tệ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, cho các hoạt động kinh tế xã hội. 1.1.2. Vốn đầu tư của doanh nghiệp Vốn đầu tư rất cần thiết để tiến hành các hoạt động đầu tư rất lớn, trên thực tế doanh nghiệp không thể cùng một lúc trích ra từ các khoản chi tiêu thường xuyên của các cơ sở vì điều này sẽ làm xáo động mọi hoạt động bình thường của sản xuất, kinh doanh. Ngay nay, các quan hệ tài chính ngày càng được mở rộng và phát triển. Do đó, để tập trung nguồn vốn cũng như phân tán rủi ro, số vốn đầu tư cần thiết thường được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các quỹ của 5 doanh nghiệp, vốn huy đông, vay … Đây chính là sự thể hiện nguyên tắc kinh doanh hiện đại: " Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ". Như vậy, ta có thể tóm lược định nghĩa và nguồn vốn của gốc đầu tư như sau: Vốn đầu tư là các nguồn lực tài chính và phi tài chính được tích luỹ từ xã hội, từ các chủ thể đầu tư, tiền tiết kiệm của dân chúng và vốn huy động từ các nguồn khác nhau được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những hiệu quả nhất định. Về nội dung của vốn đầu tư chủ yếu bao gồm các khoản sau: - Chi phí để tạo các tài sản cố định mới hoặc bảo dưỡng, sửa chữa hoạt động của các tài sản cố định có sẵn. - Chi phí để tạo ra hoặc tăng thêm các tài sản lưu động. - Chi phí chuẩn bị đầu tư. - Chi phí dự phòng cho các khoản chi phát sinh không dự kiến được. 1.1.3. Khái niệm về dự án đầu tư phát triển Dự án đầu tư là tế bào có bản của hoạt động đầu tư. Đó là một tập hợp các biện pháp có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý được đề xuất về các mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế-xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được. Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định” Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, dự án đầu tư phát triển là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp). Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ : 6 - Về mặt hình thức : dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Xét trên góc độ quản lý : dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư lao động, để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài. - Trên góc độ kế hoạch hoá : dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Xét góc độ này dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung (một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một thời kỳ có thể thực hiện nhiều dự án) - Xét về mặt nội dung : dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. Như vậy, một dự án đầu tư bao gồm các thành phần chính : + Mục tiêu của dự án: Được thể hiện ở hai mức, mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại, còn mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. + Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án. + Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. + Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến 7 hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. + Thời gian: Bất cứ một dự án nào cũng được giới hạn trong một khung thời gian nhất định, vì một dự án khả thi vào thời gian này có thể không khả thi vào một thời gian khác. 1.1.4. Vai trò và sự cần thiết của dự án đầu tư phát triển Trong quá trình phát triển của xã hội đòi hỏi phải mở rộng quy mô của sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế luôn luôn cần sự bù đắp và hoàn thiện mở rộng thông qua hoạt động đầu tư cơ bản. Hoạt động đầu tư cơ bản có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến quy mô xây dựng và tốc độ phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và từng ngành kinh tế. Đầu tư phát triển (gọi là đầu tư) là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của ngành và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nóí riêng thông qua các hoạt động xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí phục vụ cho một chu kỳ hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật này. Do đó, đối với nền kinh tế, hoạt động đầu tư phát triển là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm cơ sở vật chất mới, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, và vì thế là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác, đó là: 8 - Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. - Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động có tính chất lâu dài được thể hiện ở thời gian thực hiện đầu tư (thời gian xây dựng công trình của dự án), thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng. Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội. - Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. - Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc của thế giới điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển. - Ngoài ra các thành quả hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn không chỉ đến quá trình thực hiện đầu tư mà cả quá trình vận hành các kết quả đầu tư này. Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý … có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư: phải dự đoán được các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi kết thức hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư. 9 1.1.5. Yêu cầu của một dự án đầu tư phát triển Một dự án đầu tư mang tính khả thi khi nó đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau : - Tính khoa học : để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi người xây dựng dự án phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng, tính toán chính xác từng nội dung của dự án. Đặc biết đối với những nội dung phức tạp như phân tích khía cạnh tài chính, kỹ thuật... cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư trong quá trình soạn thảo dự án. - Tính thực tiễn : muốn đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động đầu tư. - Tính pháp lý : dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là dự án phải chứa đựng các nội dung phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước. Muốn vậy, người xây dựng dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư. - Tính thống nhất: để đảm bảo tính thống nhất của dự án, dự án được xây dựng phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư và những quy định chung mang tính chất quốc tế. Có đảm bảo được yêu cầu này mới tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài hiểu và quyết định lựa chọn dự án đầu tư, các tổ chức tài chính quốc tế quyết định tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án và Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép hoạt động cho dự án. 1.1.6. Ý nghĩa của dự án đầu tư phát triển - Đối với Nhà nước và các định chế tài chính: dự án đầu tư là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho dự án. - Đối với chủ đầu tư: Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư. 10 + Dự án đầu tư là cơ sở để xin giấy phép được đầu tư (hoặc được ghi vào kế hoạch đầu tư) và cấp giấy phép hoạt động. + Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị, gọi vốn góp hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. + Dự án đầu tư là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư. + Dự án đầu tư là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn. + Dự án đầu tư là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư và cho hưởng những khoản ưu đãi trong đầu tư. + Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà nước Việt Nam. Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh. Như vậy, dự án đầu tư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế của doanh nghiệp, của ngành, của địa phương và của cả nước, nhằm biến kế hoạch thành hành động cụ thể và đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước, lợi ích tài chính cho nhà đầu tư. 1.1.7. Phân loại dự án đầu tư 1.1.7.1. Các hình thức phân loại chung về dự án đầu tư Theo đối tượng đầu tư, Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất và cho các lĩnh vực hoạt động khác (đầu tư trực tiếp); Đầu tư tài chính. Theo chủ đầu tư, Chủ đầu tư là Nhà nước (đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội do vốn của Nhà nước); Chủ đầu tư là các doanh nghiệp (các doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Nhà nước, độc lập và liên doanh, trong nước 11 và ngoài nước); Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ. Theo nguồn vốn, Vốn từ ngân sách Nhà nước; Vốn tín dụng ưu đãi, từ ngân sách Nhà nước; Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA); Vốn tín dụng thương mại; Vốn tự huy động từ các doanh nghiệp Nhà nước; Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước; Vốn đóng góp của nhân dân vào các công trình phúc lợi công cộng; Vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh và của dân; Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Theo cơ cấu đầu tư; Đầu tư theo các ngành kinh tế; Đầu tư theo các vùng lãnh thổ; Đầu tư theo các thành phần kinh tế. Theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định; Đầu tư mới (xây dựng, mua sắm tài sản cố định loại mới); Đầu tư lại thay thế, cải tạo tài sản cố định hiện có); Theo góc độ trình độ kỹ thuật, Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu; Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư cho các thành phần mua sắm thiết bị, xây lắp và chi phí đầu tư khác. Theo thời đoạn kế hoạch: Đầu tư ngắn hạn; Đầu tư trung hạn; Đầu tư dài hạn. Theo tính chất và quy mô của dự án: Gồm nhóm dự án quan trọng quốc gia và các nhóm A, B, C. 1.1.7.2. Các hình thức phân loại dự án đầu tư trong doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp là đối tượng sản xuất, kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận; các hình thức phân loại dự án đầu tư về cơ bản giống hình thức phân loại ở mực 1.1.5.1 tuy nhiên có một số điểm lưu ý như sau: - Quy mô, phạm vi của dự án là nhỏ hơn các dự án ở cấp vĩ mô - Thời gian triển khai, cũng như khai thác vận hành sau này thông thường là ngắn hơn các dự án cấp vĩ mô, quốc gia. - Quy trình, thủ tục đơn giản hơn - Nguồn vốn huy động chủ yếu từ vốn tự có, vốn kinh doanh, trái phiểu, vay ngân hàng của doanh nghiệp 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan