Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Luận văn hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở việt nam hiện nay

.PDF
89
488
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRRWOWNGF ------------------- PHAN THỊ HỒNG THẮM HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI-2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------- PHAN THỊ HỒNG THẮM HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ DANH TỐN HÀ NỘI - 2015 Hà Nội - Năm 2014 Hà Nội - 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Thị Hồng Thắm ii LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Danh Tốn đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay”. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình tác giả thực hiện nghiên cứu. Đồng thời xin cảm ơn các quý Thầy Cô giáocác nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Quản lý kinh tế cho tác giả trong những năm vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Thị Hồng Thắm iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………….….……….i LỜI CẢM ƠN….. …………………………………………………………….…….ii MỤC LỤC………………………………………………………………………….iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU………………………………………………….vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ……………………………………………………......viii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..........................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4 6. Những đóng góp của đề tài ..................................................................................4 7. Kết cấu đề tài .......................................................................................................5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM ..............................6 1.1. Lý luận chung về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ...............6 1.1.1. Khái niệm và vai trò thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ........................6 1.1.1.1. Khái niệm quản lý thuế và đối tượng nộp thuế ......................................6 1.1.1.2. Vai trò của thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ................................9 1.1.2 Hình thức và nội dung của hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng............10 1.1.2.1 Hình thức ...............................................................................................10 1.1.2.2. Nội dung ................................................................................................14 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ....16 1.1.3.1. Các chỉ tiêu lượng hoá..........................................................................16 1.1.3.2. Các chỉ tiêu phi lượng hoá ...................................................................18 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra, kiểm tra ............................18 1.1.4.1. Điều kiện kinh tế xã hội và dân trí ........................................................18 1.1.4.2. Cơ chế quản lý thuế ..............................................................................19 iv 1.1.4.3. Yếu tố về nguồn lực của cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế ...................22 1.2. Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế đối tượng nộp thuế ở một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam ................................................................23 1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .................................................23 1.2.1.1. Kinh nghiệm của Malaysia ...................................................................23 1.2.1.2. Kinh nghiệm của Indônêxia ..................................................................23 1.2.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .................................................................24 1.2.1.4. Kinh nghiệm của Mỹ ............................................................................25 1.2.1.5. Kinh nghiệm của Anh...........................................................................26 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam...................................................26 1.2.2.1. Về mô hình tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế.....................................................................................................................26 1.2.2.2. Về công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ thanh tra, kiểm tra ............27 1.2.2.3. Về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm ............28 1.2.2.4. Về kiểm soát chất lượng thanh tra, kiểm tra ........................................28 1.2.2.5. Về chiến lược xử lý rủi ro .....................................................................29 1.2.2.6. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra thuế ........29 CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................30 2.1. Tổng quan về cơ quan thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế trong bộ máy quản lý thuế ở Việt Nam........................................................................................30 2.1.1. Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế trong bộ máy quản lý Thuế ở Việt Nam .........................................................................30 2.1.2. Lực lượng thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt nam ...................35 2.2. Tình hình hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam ......38 2.2.1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về chế độ, sổ sách, chứng từ kế toán ...................................................................................................................38 2.2.2. Thanh tra, kiểm tra việc tính, kê khai và nộp thuế của đối tượng nộp thuế 41 v 2.3. Đánh giá chung về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay .........................................................................................................44 2.3.1. Những kết quả đạt được ..............................................................................44 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ......................................................46 2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế ..........................................................................46 2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .............................................51 CHƢƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI ................................................................................................................54 3.1. Bối cảnh nền kinh tế hiện tại và ảnh hưởng của nó đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế ..........................................................................................................54 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam ...................................................................................57 3.2.1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách về thuế ........57 3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế ..............................57 3.2.3. Nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế ........................................................................................................................58 3.2.3.1. Tăng cường số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế .........................58 3.2.3.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế..............59 3.2.3.3. Đảm bảo chế độ thù lao thoả đáng cho đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế ...............................................................................................................62 3.2.4. Giải pháp về phương tiện đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra thuế ........................................................................................................................62 3.2.4.1. Xây dựng, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế .......................................................................62 3.2.4.2. Phát triển hệ thống phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác thanh tra thuế ......................................................................................65 3.2.5. Tăng cường vai trò truyền thông và sự hợp tác trong nội bộ cơ quan thuế 67 3.2.6. Một số giải pháp khác .................................................................................68 vi 3.2.6.1. Xử lý các mối quan hệ trong công tác thanh tra thuế ..........................68 3.2.6.2. Áp dụng chính sách đền bù tài chính thoả đáng nếu đề xuất kết luận và kết luận thanh tra sai chính sách của cán bộ thanh tra thuế và Cơ quan thuế .68 3.3. Một số kiến nghị .............................................................................................68 3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ Việt Nam ........................................68 3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế ...........................................71 KẾT LUẬN. .............................................................................................................75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................76 vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1- Kết quản thực hiện kế hoạch thanh, kiểm tra người nộp thuế.................44 Bảng 2.2- Số lượng doanh nghiệp đang quản lý và triển khai thanh tra, kiểm tra...45 viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1- Cơ chế đối tượng nôp thuế tự tính toán và tự kê khai nộp thuế........…..21 Sơ đồ 1.1- Cơ cấu tổ chức của thanh tra, kiểm tra Thuế......................................…30 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung nguồn tài chính quốc gia hình thành nên quỹ Ngân sách nhằm thoả mãn nhu cầu phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội của Nhà nước. Thuế đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước. Thuế được nhà nước sử dụng để chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển, là một công cụ điều tiết khoảng cách giàu nghèo, là nguồn chi để duy trì bộ máy nhà nước, phát triển các hoạt động công cộng như quốc phòng, an ninh, văn hoá, y tế, giáo dục, xây dựng kết cấu hạ tầng…Thuế có tác động ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực và tạo môi trường đầu tư nhằm đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Như vậy, Thuế có vai trò đặc biệt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Ngành Thuế Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược xây dựng một ngành Thuế tiến tiến, chuyên nghiệp đảm bảo thực thi tốt pháp luật thuế; đảm bảo tính công bằng, minh bạch, hiệu quả phù hợp với chuẩn mực trong nước và quốc tế nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của các cá nhân, tổ chức nộp thuế; tăng cường việc thanh tra, giám sát của cơ quan thuế để giảm thiểu sự thất thoát nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mãnh mẽ của nền kinh tế thị trường, số lượng doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh cũng tăng lên nhanh chóng với quy mô và cách thức hoạt động rất phức tạp. Bên cạnh các doanh nghiệp, cá nhân luôn có ý thức chấp hành pháp luật về thuế tốt thì cũng có rất nhiều tổ chức, cá nhân tìm mọi cách để trốn (tránh) nộp thuế với nhiều hình thức khác nhau. Khi nền kinh tế nước nhà đã và đang trên con đường mở cửa, hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới, bộ máy quản lý Thuế mặc dù đã có những chuyển biến về cơ cấu tổ chức và hoạt động nhưng thực sự vẫn chưa phát huy được tính 2 hiệu lực, hiệu quả, đặc biệt hoạt động thanh tra, kiểm tra các đối tượng nộp thuế còn rất nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy rằng, gian lận thuế tại một doanh nghiệp cụ thể thường rất phức tạp, hành vi gian lận không năm nào giống năm nào. Mỗi năm tài chính tại doanh nghiệp khi được cơ quan thuế thanh tra phát hiện các hành vi gian lận, trốn thuế rất ít khi giống nhau. Rất nhiều các doanh nghiệp cố gắng sử dụng các nghiệp vụ lách luật để giảm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước tối đa nhất. Do vậy cơ quan thuế cần đưa ra hệ thống quy định và có cán bộ với những kỹ năng tinh sắc nhất để phát hiện những hành vi gian lận thuế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài: “Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa thiết thực và cấp bách trong bối cảnh hiện tại. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài là: Cần phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam? 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế đã được nhiều tác giả nghiên cứu: Nguyễn Thị Lan Phương “Nâng cao tính tuân thủ của đối tượng nộp thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội năm 2008, đã trình bày và nghiên cứu về việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế trong giai đoạn hiện nay. Hoàng Vân Anh “Một số biện pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội năm 2008, đã nghiên cứu và phân tích về công tác thanh tra, kiểm tra thuế cũng như đề cập đến các biện pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Nguyễn Đẩu “Hiện đại hoá công tác thanh tra thuế - Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho Việt Nam”, Tạp chí Thuế Nhà nước, kỳ 2 tháng 2 năm 2005, đã đưa 3 ra được một số biện pháp và bài học trong quá trình hoàn thiện, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế . Lê Thị Phương Thảo “Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội năm 2009, đã phân tích thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế qua ba nội dung: Đăng ký thuế; chấp hành chế độ kế toán số sách chứng từ, hoá đơn; kê khai tính thuế và nộp thuế. Đã đề xuất giải pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay: Xây dựng bộ tiêu chí, đánh giá lựa chọn xếp loại doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế cho phù hợp; phân cấp quản lý doanh nghiệp cho các cấp để chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách. Phan Thị Minh Hiền “Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế Thái Bình”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội năm 2012. Tác giả luận văn đã trình bày lý luận về hiệu quả kiểm tra, thanh tra thuế với các nội dung: Khái niệm và tiêu chí xác định hiệu quả kiểm tra, thanh tra thuế, theo đó hiệu quả kiểm tra, thanh tra thuế được xác định qua các tiêu chí: Số thu tăng, chi phí thấp, mức độ thực thi pháp luật công bằng; thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế Thái Bình; các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế Thái Bình. Tóm lại, các tác giả đã nghiên cứu, phân tích hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế ở những khía cạnh nhất định và đây là nguồn tư liệu quan trọng làm tài liệu tham khảo cho luận văn. Tuy nhiên hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế vẫn được coi là một hoạt động nhạy cảm và mang nhiều ý nghĩa trong công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ giác độ của khoa học quản lý kinh tế, tác giả đã chọn vấn đề hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam. 4 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động thanh tra, kiểm tra các đối tượng nộp thuế ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam tức là nghiên cứu hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế của thanh tra ngành Thuế thuộc Bộ Tài Chính – Việt Nam. Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận văn sử dụng các phương pháp: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp của đề tài - Hệ thống hoá những vấn đề lí luận chung về thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam thời gian tới. 5 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Việt Nam thời gian tới 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM 1.1. Lý luận chung về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế 1.1.1. Khái niệm và vai trò thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế 1.1.1.1. Khái niệm quản lý thuế và đối tƣợng nộp thuế - Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo đối tượng nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế. Việc quản lý thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng nộp thuế. - Đối tượng nộp thuế là những pháp nhân và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. - Thanh tra (inspect) xuất phát từ gốc La-tinh (in-spectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong” chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định: “là sự kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra” trên cơ sở thẩm quyền (quyền hạn và nghĩa vụ) được giao, nhằm đạt được mục đích nhất định. Tính chất của thanh tra mang tính thường xuyên, tính quyền lực, do đó hệ quả của thanh tra thường là “phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định”. Theo Luật Thanh tra 2010 - khoản 1, Điều 3 “Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Theo Giáo trình nghiệp vụ thuế của Học viện Tài chính thì thanh tra thuế là “hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật” [15,tr.437]. 7 Thanh tra đối tƣợng nộp thuế là một chức năng thiết yếu trong quản lý thuế nhằm mục đích kiểm tra, xem xét việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế (NNT) được cơ quan thuế thực hiện theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng sai, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật về thuế, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý thuế, chính sách thuế, pháp luật thuế, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của NNT. Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn. Thanh tra thuế được thực hiện định kì đối với các đối tượng nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn hoặc với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra thuế để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ Tài chính - Về khái niệm Kiểm tra, theo Từ điển Tiếng việt kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”[22,tr.523]. Theo giáo trình nghiệp vụ thuế của Học viện Tài chính thì kiểm tra thuế là “hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá”[15,tr.411]. Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên, mang tính nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế, chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu. Nội dung kiểm tra thuế là kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ của người nộp thuế trong việc kê khai thuế. Dựa vào một số quan niệm trên ta có thể hiểu rằng: Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát có định hướng của chủ thể quản lý (cơ quan thuế) đối với các đối tượng quản lý (đối tượng nộp thuế) nhằm đạt mục tiêu do Nhà nước đặt ra. 8 Tuy nhiên, thanh tra và kiểm tra thuế có một số điểm giống nhau và khác nhau: -Những điểm giống nhau: +Mục đích: Để phòng ngừa, phát hiện và xử lý sai phạm về pháp luật thuế. +Tiêu chí xác định: Lấy 3 tiêu chí chính để xác định vi phạm thuế là: Doanh thu-Chi phí- Lợi nhuận. +Cách thức tiến hành: Căn cứ và hoạt động thực tế của đối tượng để phân tích, đánh giá, phát hiện và xử lý theo pháp luật thuế. + Về phương pháp: đều phải phân tích xác định rủi ro, truy lần lại việc xử lý dữ liệu, tính toán lại và xác minh. -Những điểm khác nhau: + Nội dung: Thanh tra thường là những vấn đề phức tạp, những hành vi thuộc về quá khứ. Hoạt động thanh tra là kiểm tra các hoạt động kinh tế-xã hội đã phát sinh (thường là sau một năm). Nội dung của hoạt động kiểm tra thường là những vấn đề xảy ra trong năm, dễ nhận biết thực chất của chúng hơn. + Về thời gian: Hoạt động thanh tra thường được tổ chức theo từng cuộc nên thời gian thường kéo dài, theo qui định tối đa là 30 ngày (trừ một số trường hợp đặc biệt theo địa bàn vùng sâu, xa là 45 ngày) và có thể kéo dài thêm 30 ngày (hoặc 45 ngày) trong trường hợp cần thiết. Đối với hoạt động kiểm tra thời gian ngắn hơn, tối đa không quá 5 ngày. + Về hình thức tổ chức: Để tiến hành thanh tra phải thành lập Đoàn và đoàn thanh tra thực hiện trình tự thanh tra theo qui định của pháp luật. Đối với hoạt động kiểm tra có thể thành lập Đoàn hoặc không, có khi chỉ cần một người tiến hành việc kiểm tra theo yêu cầu của cấp trên, cũng có khi cấp trên yêu cầu cấp dưới tự kiểm tra một hoặc một số nội dung và báo cáo kết quả bằng văn bản cho cấp trên. + Về biện pháp áp dụng: thanh tra được áp dụng các biện pháp mạnh hơn (tạm giữ tang vật, tài liệu; khám nơi cất dấu tang vật, tài liệu – theo quy định của Luật quản lý thuế). 9 1.1.1.2. Vai trò của thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế Thanh tra, kiểm tra là một trong 3 chức năng cơ bản của hoạt động quản lý nói chung, hoạt động quản lý thuế nói riêng. 3 chức năng đó là: - Xây dựng chiến lược, chương trình, chính sách, kế hoạch. - Chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, chính sách, kế hoạch. - Thanh tra, kiểm tra thực hiện chiến lược, chương trình, chính sách, kế hoạch. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về thuế, điều này thể hiện qua một số khía cạnh sau: -Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật thuế. Hệ thống thuế ở Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế. Mỗi sắc thuế được nhà nước ban hành ra để điều tiết đến các đối tượng khác nhau. Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hội nhập với kinh tế thế giới, các chính sách về thuế khi được Nhà nước ban hành ra không tránh khỏi những điều bất hợp lý, do đó thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giúp Nhà nước thấy được chính xác và chân thực hơn các hoạt động đang diễn biến trong đời sống kinh tế xã hội để từ đó góp phần điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách về thuế cho phù hợp với thực tiễn. -Thanh tra, kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính thuế. Các thủ tục hành chính thuế được triển khai song hành cùng quá trình thực thi mọi quy định theo pháp luật thuế đến các đối tượng nộp thuế. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế sẽ thấy được các trường hợp thực hiện quy trình về thuế không đúng và không hợp lý, từ đó tìm ra nguyên nhân để kiến nghị nhằm kịp thời điều chỉnh những thủ tục hành chính thuế chưa phù hợp dẫn đến hiểu và thực hiện sai về pháp luật thuế ở đối tượng nộp thuế, cũng như phát hiện được các trường 10 hợp cán bộ thuế gây sách nhiễu khó khăn cho các đối tượng nộp thuế trong quá trình quản lý, hướng dẫn thực thi pháp luật thuế. -Thanh tra, kiểm tra thuế giúp tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Thuế luôn đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, để từ đó nhà nước có đủ ngân sách để điều tiết toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Như vậy hoạt động thanh tra kiểm tra thuế sẽ phát hiện ra các trường hợp gian lận về thuế để truy thu, có biện pháp xử lý các khoản nợ đọng thuế... nhằm tăng đáng kể số thu về cho ngân sách nhà nước -Thanh tra, kiểm tra thuế là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa, răn đe các hành vi tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật thuế. Với tư cách là công cụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, kiểm tra, thanh tra thuế chính là việc xem xét tại chỗ việc làm của các tổ chức, cơ quan và các cá nhân có đúng quy định của chính sách, pháp luật về thuế hay không? Qua đó sử dụng các biện pháp chế tài bằng mệnh lệnh hoặc các quyết định hành chính nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế. Thực tế cho thấy không có hệ thống pháp luật nào có thể đảm bảo là không khiếm khuyết. Đây chính là nguyên nhân để các đối tượng lợi dụng, cố tình lách luật để trục lợi cá nhân. Kiểm tra, thanh tra thuế phải phát hiện những hành vi tiêu cực để ngăn ngừa kịp thời. 1.1.2 Hình thức và nội dung của hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế 1.1.2.1 Hình thức Thanh tra, kiểm tra thuế diễn ra dưới nhiều hình thức. Tuỳ theo tính chất của công tác thanh tra, kiểm tra có thể phân theo các hình thức sau: * Theo tính kế hoạch, hoạt động thanh tra thuế có hai hình thức là thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất. - Thanh tra thuế theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Căn cứ vào nguồn lực hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế, cơ quan thuế xây dựng kế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan