Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thô...

Tài liệu Luận văn hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích tại việt nam

.PDF
75
302
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI -------------------------------------------- Khương Thị Nhung HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Quản trị kinh doanh NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Tiên Phong Hà Nội, Năm 2012 Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam MỤC LỤC     MỤC LỤC................................................................................................................1 LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ..........................................................................6 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................7 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH ..........................................9 1.1. Hoạt động và nguồn vốn hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích:....9 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ viễn thông công ích: .....................................................9 1.1.2. Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông công ích:........................................11 1.1.3. Hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích: ..............................................12 1.1.4. Nguồn vốn hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích: ............................14 1.2. Hoạt động hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên thế giới: .....15 1.2.1. Trong môi trường độc quyền doanh nghiệp..................................................16 1.2.2. Trong điều kiện mở cửa thị trường ...............................................................16 1.2.3. Quỹ phổ cập dịch vụ viễn thông ở một số quốc gia trên thế giới: ................18 1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam: ...................................................21 1.3. Giới thiệu về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam: .........................22 1.3.1. Sự ra đời của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam:...........................22 1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam:........25 1.3.3. Phạm vi, đối tượng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích do Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam hỗ trợ: ................................................................26 1.3.4. Các hoạt động chính của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam: ........27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TẠI QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM .......................................................................29 1   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam 2.1. Thực trạng nguồn vốn để hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2005-2010:.....................................................................................................29 2.1.1. Đối tượng phải nộp các khoản đóng góp: ....................................................29 2.1.2. Các khoản đóng góp tài chính cho VTF: ......................................................30 2.1.3. Quy trình thực hiện công tác thu nộp: ..........................................................32 2.1.4. Kết quả công tác thu nộp giai đoạn 2005-2010: ..........................................32 2.2. Thực trạng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích tại Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam:............................................34 2.2.1. Chính sách của Nhà nước về sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích:........................................................................................................34 2.2.2. Công tác sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích:35 2.3. Đánh giá việc sử dụng nguồn vốn cung ứng dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2005-2010 tại Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam:...............40 2.3.1. Kinh phí hỗ trợ không hoàn lại cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2005-2010: ...............................................................................40 2.3.2. Kết quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại trong thời gian qua: .....44 2.3.2. Những mặt tồn tại: ........................................................................................47 2.3.3. Nguyên nhân: ................................................................................................52 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NGUỒN VỖN HỖ TRỢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH ...............................................................56 3.1. Định hướng hoạt động hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011 - 2015:...................................................................................................56 3.1.1. Mục tiêu của chương trình:...........................................................................56 3.1.2. Nhiệm vụ: ......................................................................................................56 3.1.3. Sử dụng nguồn tài chính: ..............................................................................57 3.2. Giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011 - 2015: ...........................................................................................58 3.2.1. Hoàn thiện công tác thu nộp:........................................................................58 2   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích:..................................................................................................................59 3.2.3. Các giải pháp khác: ......................................................................................68 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................73 PHỤ LỤC ...............................................................................................................74   3   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn 4   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DNVT :  Doanh nghiệp viễn thông DVVT :  Dịch vụ viễn thông DVVTCI :  Dịch vụ viễn thông công ích ĐTCĐ :  Điện thoại cố định HGĐ :  Hộ gia đình TTTT :  Thông tin và Truyền thông VTF : VNPT :  Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt Nam Viettel :  Tập đoàn Viễn thông Quân đội EVN Telecom :  Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực SPT :  Vishipel :  Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải HTC :  Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội VMS :  Công ty Thông tin Di động Gtel : Công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu CMC : Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC FPT : Công ty cổ phần viễn thông FPT VTC : Đông Dương Telecom : Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam Công ty cổ phần viễn thông Đông Dương 5   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Biểu 2.1: Số đã nộp của DNVT từ 2005-2010. ........................................... 33  Biểu 2.2: Tỷ lệ thực hiện thu nộp của các DNVT từ 2005-2009. .............. 33  Biểu 2.3: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ cung cấp DVVTCI đến năm 2010 của các DNVT ..................................................................................................... 40  Biểu 2.4: Kinh phí hỗ trợ cung cấp DVVTCI giai đoạn 2005 - 2010 ........ 41  Biểu 2.5: Sản lượng hỗ trợ cho người dân ................................................. 45  Biểu 2.6: Sản lượng hỗ trợ cho doanh nghiệp ........................................... 45  Biểu 2.7: Sản lượng hỗ trợ DVVT bắt buộc giai đoạn 2005 - 2010 .......... 46  6   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU Nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động cung ứng DVVTCI là điều kiện cần và đủ để hoạt động cung cấp DVVTCI được thực thi theo quy định của Pháp luật. Hoạt động cung cấp DVVTCI gắn liền với cơ sở hạ tầng quốc gia nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân trong xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn, an sinh xã hội. Hoạt động cung cấp DVVTCI được Pháp luật bảo hộ và do Nhà nước thống nhất quản lý. Một trong những nội dung quản lý hoạt động cung cấp DVVTCI theo Pháp luật là quản lý nguồn vốn để cho hoạt động được thực hiện. Trước đây, tại Việt Nam, hoạt động cung cấp DVVTCI do một doanh nghiệp Nhà nước là Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt Nam trực tiếp thực hiện. Nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động cung ứng DVVTCI được hạch toán chung với vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, không tách riêng. Từ năm 2005, nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động cung ứng DVVTCI được tách riêng với vốn hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý cũng được tách riêng. Nguồn vốn này do Chính phủ giao cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam quản lý. Sau 5 năm thực hiện đã thu được những kết quả đáng kể, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu mới theo tinh thần Nghị quyết Đảng XI, phù hợp với tình hình mới, nhiệm vụ mới, vấn đề sử dụng nguồn vốn hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả là cần thiết. Những nội dung trong hoạt động cung cấp DVVTCI có nhiều vấn đề và nhiều người quan tâm song vấn đề về hoàn thiện các giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam chưa được đề cập và nghiên cứu. Xuất phát từ tình hình trên, đề tài “Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam” được lựa chọn làm luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh của tôi. * Mục đích nghiên cứu: - Đề xuất những giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI hợp lý, tiết kiệm, theo đúng quy định của Nhà nước. 7   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam - Là căn cứ đánh giá kết quả vận dụng kiến thức được đào tạo trong quá trình học tập và thực tiễn. - Là tài liệu tham khảo để vận dụng sau này trong quá trình công tác. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: là Nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại cho hoạt động cung ứng DVVTCI. - Phạm vi nghiên cứu: Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. * Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: - Chương I: Tổng quan về hoạt động và nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI. - Chương II: Thực trạng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại VTF. - Chương III: Giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI. * Kết quả đóng góp của luận văn: - Khái quát được về hoạt động và nguồn vốn hỗ trợ trong hoạt động cung cấp DVVTCI. - Đánh giá thực trạng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI. - Đề xuất và có những kiến nghị để hoàn thiện công tác sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI. - Là tài liệu tham khảo trong công tác của bản thân tác giả và những người quan tâm. *Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp logic. Được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Tiên Phong, Lãnh đạo Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, Lãnh đạo Ban Kế hoạch và Nguồn vốn, Ban Thẩm định dự án, các đồng nghiệp và bạn bè, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã viết hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cám ơn. 8   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 1.1. Hoạt động và nguồn vốn hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích: 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ viễn thông công ích: a. Khái niệm về dịch vụ và dịch vụ viễn thông: Khái niệm sản phẩm nói chung là kết quả có ích của hoạt động lao động sản xuất biểu hiện bằng của cải vật chất hoặc dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội. Khái niệm dịch vụ viễn thông là hiệu quả có ích của việc truyền đưa tin tức hay nói một cách khác là sự truyền đưa tin tức để thỏa mãn nhu cầu nào đó trong xã hội. Trong đó nội dung tin tức được biến đổi thành các tín hiệu, được truyền đưa trên dây dẫn hoặc trong không gian nhờ năng lượng của sóng điện từ. Người nhận tin nhận nội dung tin tức đã được khôi phục lại hình thức ban đầu. Như vậy viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác. Đặc điểm kinh tế xã hội của DVVT: - DVVT mang đặc tính chung như mọi sản phẩm, nó có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của DVVT biểu hiện lượng giá trị tiêu hao lao động xã hội kết tinh trong dịch vụ. Giá trị sử dụng thể hiện nó có ích đối với người sử dụng, nó có khả năng thỏa mãn một nhu cầu nào đó cho người sử dụng. - DVVT không có hình thái vật chất. - DVVT không có dự trữ vì nó không có hình thái vật chất và quá trình sản xuất trùng với quá trình tiêu thụ. - Các DVVT có thể thay thế cho nhau ở một mức độ nhất định. 9   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam - Các DVVT là dịch vụ tiêu dùng một lần, có tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian, phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. b. Dịch vụ viễn thông công ích: Sản phẩm, dịch vụ công ích là kết quả của hoạt động công ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống kinh tế, xã hội của đất nước và các cộng đồng dân cư; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn, an sinh xã hội; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân trong xã hội. Hoạt động công ích tại Việt Nam theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không đủ bù đắp chi phí, do Nhà nước thống nhất và quản lý. Khái niệm: Theo Điều 20 Luật Viễn thông, dịch vụ viễn thông công ích bao gồm DVVT phổ cập và DVVT bắt buộc. DVVTCI là những DVVT thiết yếu đối với xã hội, được nhà nước đảm bảo cung cấp theo chất lượng và giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. DVVT phổ cập là DVVT được cung cấp đến mọi người dân theo danh mục, điều kiện, chất lượng và giá cước do Nhà nước quy định. DVVT phổ cập thường bao gồm: - Dịch vụ điện thoại tiêu chuẩn là dịch vụ điện thoại trong phạm vi vùng nội hạt giữa các thuê bao ĐTCĐ hữu tuyến hoặc vô tuyến của mạng lưới viễn thông quốc gia hoặc IP với giá cước nội hạt và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo quy định của Bộ TTTT. - Dịch vụ truy nhập Internet tiêu chuẩn là dịch vụ truy nhập Internet bằng phương thức quay số hoặc băng rộng với giá cước và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo quy định của Bộ TTTT. DVVT bắt buộc là DVVT được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước để bảo đảm thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật. DVVT bắt buộc thường bao gồm các DVVT cơ bản và giá trị gia tăng phục vụ các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân, phục vụ công tác trật tự an toàn xã hội, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai. DVVT bắt buộc bao gồm: 10   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam - Dịch vụ liên lạc khẩn cấp: Cấp cứu y tế, cứu hỏa, công an. - Dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao nội hạt. - Các DVVT và Internet do Bộ TTTT yêu cầu DNVT phục vụ theo đối tượng, phương thức liên lạc, phạm vi liên lạc trong khoảng thời gian cụ thể đối với các trường hợp khẩn cấp sau: + Khẩn cấp về quốc phòng an ninh. + Khẩn cấp phục vụ phòng chống lụt, bão, hỏa hoạn, thiên tai và các thảm họa khác. + Khẩn cấp phục vụ phòng chống dịch bệnh. + Khẩn cấp phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. + Hoạt động phục vụ điều hành, ứng cứu khẩn cấp sự cố nhằm đảm bảo an toàn của mạng lưới viễn thông và Internet. + Các liên lạc khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp. Căn cứ theo yêu cầu của Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế xã hội và thị trường viễn thông trong từng thời kỳ, cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông sẽ quy định cụ thể việc cung cấp DVVTCI. 1.1.2. Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông công ích: a. Hoạt động cung cấp DVVTCI được thực hiện trên mạng lưới viễn thông. Trong sản xuất viễn thông, mạng lưới bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật và người lao động sản xuất viễn thông khi thì thực hiện kinh doanh, khi thì thực hiện nhiệm vụ công ích; trong nhiều trường hợp cùng một lúc vừa thực hiện kinh doanh, vừa thực hiện công ích, nếu chỉ phục vụ một hay một số dịch vụ sẽ không có hiệu quả, sự lãng phí tăng lên. b. Hoạt động cung cấp DVVTCI phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước, do nhiều đơn vị cùng tham gia thực hiện. Các DNVT cung cấp các DVVT từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến vùng sâu, vùng xa, từ biên giới đến hải đảo trên cả nước. Các đơn vị, chi nhánh trực thuộc của các DNVT đều là những mắt xích tham gia chặt chẽ trong dây chuyền sản 11   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam xuất cung cấp DVVT, không chỉ của riêng một doanh nghiệp đơn lẻ mà có sự kết nối của tất cả các DNVT trên thị trường viễn thông, đặc biệt đối với việc cung cấp DVVTCI đến những vùng địa hình khó khăn. c. Hoạt động cung cấp DVVTCI đa dạng, có loại mang tính ổn định thường xuyên, có loại mang tính chất vụ việc, khi Nhà nước yêu cầu thì mới thực hiện. Những hoạt động cung cấp DVVTCI mang tính ổn định thường xuyên đó là: Hoạt động đảm bảo thông tin liên lạc cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cấp Trung ương và cấp Tỉnh, thành; các hoạt động tạo ra dịch vụ phổ cập; các hoạt động cung cấp DVVT cho nhân dân các xã trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo, vùng biên giới và nông thôn. Những hoạt động phục vụ theo yêu cầu đột xuất của Nhà nước như phục vụ các Hội nghị của Đảng, Chính quyền các cấp, phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, dịch họa..., là những hoạt động cung cấp DVVTCI không thường xuyên, mang tính vụ việc. Đối với hoạt động này thực hiện khi nào có yêu cầu, Nhà nước sẽ thanh toán theo khối lượng thực tế này. d. Vai trò của hoạt động cung cấp DVVTCI: - Đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc phân phối lại hoặc đảm bảo quyền truy nhập hệ thống thông tin công cộng. - Góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trên cơ sở đảm bảo quyền truy nhập hệ thống thông tin của các thành viên trong xã hội. - Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh thông qua việc tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước kịp thời đến các tầng lớp dân cư. - Thúc đẩy và tạo điều kiện để thị trường viễn thông phát triển thông qua việc tách bạch chức năng kinh doanh của doanh nghiệp và chức năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông và viễn thông công ích một cách rõ ràng. 1.1.3. Hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích: a. Hình thức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích: 12   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam Cho vay ưu đãi đối với các DNVT khi thực hiện: - Đầu tư xây dựng các dự án mới, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet hoặc các cơ sở vật chất khác phục vụ việc cung cấp DVVT tại các vùng được cung cấp DVVTCI. - Đầu tư phát triển mới các điểm truy nhập DVVT công cộng tại các xã ngoài vùng được cung cấp DVVTCI. - Đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông bảo đảm quốc phòng an ninh khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hỗ trợ không hoàn lại: Các DNVT khi thực hiện các nhiệm vụ cung cấp các DVVT tại các vùng khó khăn thì thu không đủ bù đắp chi phí. Để kích cung, tạo điều kiện cho các DNVT mở rộng thị trường đưa các DVVT phổ cập tới người dân, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí thông qua việc cấp phát không hoàn lại cho DNVT theo định mức phù hợp. Các khoản kinh phí hỗ trợ bao gồm: - Chi phí duy trì cung ứng các DVVTCI tại các vùng được cung cấp DVVTCI. - Chi phí duy trì cung ứng các DVVT bắt buộc trên toàn quốc. - Chi phí phát triển, duy trì thuê bao điện thoại, Internet của các cá nhân, HGĐ tại vùng được cung cấp DVVTCI. b. Mức hỗ trợ: - Chi phí duy trì mạng lưới viễn thông tại vùng được cung cấp DVVTCI. Các DNVT được hỗ trợ chi phí duy trì mạng lưới viễn thông tại các vùng được cung cấp DVVTCI. Mức hỗ trợ chi phí duy trì mạng lưới cung cấp dịch vụ công ích tại các vùng được cung cấp DVVTCI đối với DNVT được xác định theo định mức hỗ trợ do Nhà nước quy định. Tổng kinh phí tính theo công thức sau: Tổng kinh phí hỗ trợ = Số lượng sản phẩm, dịch vụ công ích (×) định mức hỗ trợ. - Đối với việc duy trì DVVT bắt buộc, mức hỗ trợ do Bộ quy định trên cơ sở đặt hàng cho các DNVT thực hiện cung cấp dịch vụ. 13   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam - Các nhiệm vụ duy trì và phát triển DVVTCI khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào tình hình cụ thể, giao cho một hoặc một số DNVT thực hiện kèm theo quyết định cụ thể về mức hỗ trợ. - Việc hỗ trợ phát triển thuê bao cá nhân, HGĐ đang sinh sống tại vùng công ích sẽ được thực hiện thông qua doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ tại vùng đó. Nội dung hỗ trợ bao gồm: + Hỗ trợ một phần chi phí lắp đặt. + Hỗ trợ một phần chi phí thiết bị đầu cuối. + Hỗ trợ một phần cước phí thuê bao tháng. c. Cấp kinh phí hỗ trợ: - Căn cứ kết quả đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch cung cấp DVVTCI của cơ quan có thẩm quyền: tiến độ thực hiện kế hoạch, dự án; kế hoạch tài chính đã được phê duyệt, cấp kinh phí thanh toán cho các doanh nghiệp thực hiện cung cấp DVVTCI. - Cơ chế cấp phát, giải ngân vốn hỗ trợ cho các DNVT do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo các quy định. 1.1.4. Nguồn vốn hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông công ích: Tương ứng với mỗi hình thức cung cấp DVVTCI, nguồn vốn hỗ trợ được phân thành hai loại: vốn vay ưu đãi và nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại. Hiện nay, nguồn vốn để thực hiện việc hỗ trợ cung cấp DVVTCI tại Việt Nam được hình thành từ: a. Thu các khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông: Các khoản đóng góp của các DNVT được tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các dịch vụ sau: - Các DVVT di động (nội vùng và toàn quốc), bao gồm: + Dịch vụ thông tin di động mặt đất. + Dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến. + Dịch vụ tin nhắn. 14   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam - Dịch vụ điện thoại quốc tế (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại), dịch vụ thuê kênh quốc tế. - Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước liên tỉnh, dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước (bao gồm cả thuê kênh viễn thông liên tỉnh và thuê kênh viễn thông nội tỉnh). - Cước kết nối bổ sung (nếu có). b. Các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình, dự án về cung cấp DVVTCI do Nhà nước giao. c. Các vốn khác: Các khoản viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cung cấp DVVTCI tại Việt Nam. Các khoản vốn hợp pháp khác. 1.2. Hoạt động hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên thế giới: Chính phủ ở nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện chính sách phổ cập DVVT và chính sách này luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân. Tùy vào điều kiện cụ thể về khả năng kinh tế và sự phát triển thị trường viễn thông, mỗi quốc gia có sự quy định khác nhau. Về DVVT phổ cập, ở các nước công nghiệp phát triển quy định DVVT phổ cập không chỉ bao gồm dịch vụ điện thoại tới cộng đồng, mà còn phải cung cấp DVVT phổ cập đã quy định cho các thuê bao cá nhân theo mức cước bị quản lý. Đối với các nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi, nhìn chung chính sách của các nước thuộc nhóm này đều nhằm đảm bảo cơ hội truy nhập DVVT của cộng đồng và khả năng truy nhập của những người có thu nhập thấp đối với những DVVT được xem là cơ bản và thiết yếu. Phạm vi và đối tượng phổ cập DVVT trong chính sách phổ cập DVVT của các quốc gia trên thế giới thường tập trung vào: - Phát triển, duy trì cung cấp DVVT tới các vùng xa xôi, hẻo lánh, chi phí cung cấp dịch vụ cao và thu nhập dân cư thấp, là các khu vực mà hiện tại đầu tư dịch vụ không có lãi. 15   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam - Ưu tiên phát triển dịch vụ truy nhập công cộng hơn các dịch vụ truy nhập HGĐ. - Hỗ trợ người yếu thế trong xã hội (người nghèo và người tàn tật). - Những nước có điều kiện kinh tế xã hội phát triển thường tập trung vào phát triển phổ cập DVVT mới hơn là hỗ trợ các DVVT hiện có. Để tiến hành hoạt động cung cấp DVVTCI, lịch sử phát triển viễn thông thế giới đến nay đã áp dụng các cơ chế hỗ trợ sau: 1.2.1. Trong môi trường độc quyền doanh nghiệp, Chính phủ thường giao cho DNVT chủ đạo nghĩa vụ phát triển mạng viễn thông đến các vùng xa xôi, hẻo lánh, kinh doanh không có lãi và cho phép thực hiện cơ chế bù chéo kinh doanh giữa các dịch vụ, giữa các vùng. Trong điều kiện mở cửa thị trường viễn thông, cơ chế bao cấp chéo không thể tồn tại được vì có sự cạnh tranh về giá do phần thu nhập từ dịch vụ có lợi nhuận cao để bù cho dịch vụ không có lãi ngày càng giảm. 1.2.2. Trong điều kiện mở cửa thị trường, đã có các giải pháp sau được áp dụng: a. Quy định nghĩa vụ bắt buộc phổ cập DVVT gắn liền trong điều kiện cấp phép hoạt động kinh doanh viễn thông của doanh nghiệp. Theo đó Chính phủ quy định các nghĩa vụ bắt buộc về phổ cập dịch vụ mà doanh nghiệp mới được cấp phép hoặc mới được cổ phần hóa phải thực hiện, chẳng hạn trong một thời gian nhất định, doanh nghiệp được cấp phép phải phát triển được bao nhiêu máy điện thoại ở vùng sâu, vùng xa. Việc thực hiện cơ chế trên có ưu điểm là khai thác được vốn tư nhân để thực hiện cung ứng DVVTCI. Nhưng phần lớn giải pháp này không mang lại hiệu quả, không đáp ứng được mục tiêu của chính sách. Các nhà cung cấp dịch vụ thường vin vào nhiều lý do, khó khăn khách quan mà không thể thực hiện được tiến độ đầu tư phát triển mạng lưới đến vùng sâu, vùng xa. Vì động cơ thương mại, họ chỉ muốn cung cấp dịch vụ cho những khách hàng trước kia chưa được phục vụ mà có khả năng trả tiền cho dịch vụ đó, và họ không muốn bao cấp chéo. Vì thế, việc thực hiện 16   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam các mục tiêu phổ cập thường thiếu sự thống nhất, đồng bộ, tiến hành chậm chạp và không đáp ứng yêu cầu về chất lượng DVVTCI. b. Đóng góp phổ cập DVVT thông qua kết nối mạng: Khi xuất hiện cạnh tranh, cơ quan quản lý ở một số quốc gia đưa ra cơ chế đóng góp phổ cập DVVT thông qua kết nối. Cơ chế này duy trì sự đóng góp của các DNVT khác cho DNVT chủ đạo thông qua cơ chế kết nối mạng. Chính phủ chỉ định DNVT chủ đạo là nhà cung cấp DVVTCI. Các doanh nghiệp khác phải trả cho DNVT chủ đạo khoản cước kết nối bao gồm cả phần đóng góp nghĩa vụ phổ cập. Khoản đóng góp này nhiều khi được thu giống phí kết nối mạng. Qua một thời gian thực hiện, nhiều nước đã cải cách không áp dụng cơ chế này nữa vì họ nhận ra những nhược điểm của cơ chế này là tính phức tạp của việc quản lý chi phí hình thành cước kết nối; hơn nữa khoản đóng góp thông qua cơ chế kết nối mạng là nguyên nhân chính gây nên những do dự cho những người muốn gia nhập thị trường tiềm năng. Hiện nay, việc bao cấp chéo và đóng góp qua kết nối mạng là hai phương thức bị coi là có nhiều nhược điểm, không thực tiễn và chống cạnh tranh. c. Lập Quỹ phổ cập DVVT: Khắc phục những nhược điểm của các cơ chế bù chéo, cơ chế quy định nghĩa vụ bắt buộc và cơ chế đóng góp thông qua kết nối, Chính phủ nhiều nước đã thành lập Quỹ phổ cập DVVT (còn gọi là quỹ phổ cập, quỹ truy nhập phổ cập,…). Nguồn hình thành quỹ phổ cập DVVT, tùy từng nước quy định, có thể từ ngân sách nhà nước cấp (như Chi lê), có thể do các DNVT đóng góp (như Mỹ, Úc, Canada,…) Nội dung hoạt động hỗ trợ của các quỹ đều hướng vào: + Hỗ trợ chi phí phát triển và duy trì mạng lưới viễn thông ở vùng khó khăn, kinh doanh không có lãi. + Hỗ trợ chi phí sử dụng dịch vụ phổ cập đối với các đối tượng được phổ cập. 17   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam Mô hình quản lý cung cấp dịch vụ phổ cập thông qua hoạt động của Quỹ phổ cập DVVT được xem là có hiệu quả nhất và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. 1.2.3. Quỹ phổ cập dịch vụ viễn thông ở một số quốc gia trên thế giới: a. Ấn Độ: Ấn Độ là quốc gia Nam Á có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự Việt Nam và cũng rất quan tâm đến việc thực hiện chính sách phổ cập DVVT. Nghĩa vụ phổ cập DVVT ở Ấn Độ được quy định trong Luật Viễn thông (1999), bao gồm các nội dung chủ yếu: - Cung cấp truy nhập tới tất cả dân chúng với giá phải chăng, bao gồm tất cả các làng với dịch vụ truy nhập có giọng nói. - Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tới các trung tâm điều hành cấp huyện. - Ưu tiên hỗ trợ truy nhập công cộng. - Hỗ trợ dịch vụ thuê bao HGĐ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nguồn vốn để chi phí thực hiện chính sách phổ cập dịch vụ chủ yếu là vốn đóng góp của các DNVT. Quỹ phổ cập DVVT Ấn Độ được thành lập cuối năm 2003, với mức đóng góp của các doanh nghiệp là 5% doanh thu dịch vụ. Việc sử dụng Quỹ theo nguyên tắc đấu thầu, nếu không đấu thầu được thì chỉ định tất cả các nhà cung cấp dịch vụ ở khu vực phổ cập phải tham gia cung cấp dịch vụ và được hỗ trợ từ Quỹ. b. Malayxia: Chính sách phổ cập DVVT của Malaysia được quy định trong Luật Viễn thông và đa phương tiện số 588 (ban hành năm 1998). Trong đó, quy định Quỹ cung cấp dịch vụ phổ cập được thành lập và được quản lý bởi Ủy ban Truyền thông và đa phương tiện. Các chương trình phổ cập DVVT bao gồm: Chương trình phát triển Viễn thông cộng đồng, Chương trình cung cấp dịch vụ phổ cập, Chính sách phổ cập dịch vụ đối với những người thu nhập thấp, người tàn tật và trường học. 18   Hoàn thiện giải pháp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung ứng DVVTCI tại Việt Nam Nguồn tài trợ thực hiện chính sách phổ cập DVVT được hình thành từ: Vốn Ngân sách Chính phủ, Khoản thu từ việc cấp phép kinh doanh, Khoản đóng góp của các doanh nghiệp cho Quỹ, Vốn ODA, Khoản góp trực tiếp của các DNVT vào dự án. Quy trình quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cung cấp dịch vụ phổ cập như sau: - Thông báo mục tiêu phổ cập: Vào ngày 1/8 hoặc trước ngày 1/8 hàng năm, Ủy ban sẽ thông báo mục tiêu dịch vụ phổ cập cho năm tiếp theo đến các DNVT. - Lập kế hoạch cung cấp dịch vụ phổ cập: Ủy ban sẽ yêu cầu các nhà cung cấp trình dự thảo kế hoạch về dịch vụ phổ cập. - Trình dự thảo kế hoạch về dịch vụ phổ cập: Sau 90 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản, nhà cung cấp được cấp phép phải trình dự thảo kế hoạch về dịch vụ phổ cập cho Ủy ban phê duyệt. Kế hoạch cung cấp dịch vụ phổ cập sau khi được Ủy ban phê duyệt và thông báo đến các doanh nghiệp sẽ có hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện, nhà cung cấp có thể đề nghị Ủy ban điều chỉnh kế hoạch. Quá trình thực hiện kế hoạch, doanh nghiệp phải thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban, được cấp tạm ứng tiền, sau đó báo cáo quyết toán theo kết quả thực hiện. - Nội dung chi hỗ trợ cấp phát, thanh toán: Nguyên tắc tài trợ: tài trợ chi phí thực hiện kế hoạch, dự án cung cấp dịch vụ phổ cập đã được duyệt hoặc trúng thầu trên cơ sở kết quả thực hiện; tài trợ chi phí hoạt động của dự án trong những năm đầu; chỉ tài trợ cho những dự án phát triển mới. Quỹ chỉ tạm ứng tiền cho nhà cung cấp dịch vụ phổ cập đã được quy định dựa theo chi phí để thực hiện việc cung cấp dịch vụ phổ cập và có thể thực hiện làm nhiều lần. Sau khi hoàn thành các dự án, các doanh nghiệp phải báo cáo hồ sơ quyết toán và sẽ được thanh toán theo báo cáo quyết toán đã được kiểm tra. c. Mỹ: 19  
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan