Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty thăng long talim...

Tài liệu Luận văn hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty thăng long talimex

.PDF
55
78
83

Mô tả:

LUẬN VĂN: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Thăng Long Talimex Lời mở đầu Quá trình sản xuất ra của cải vật chất là quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội đòi hỏi các ngành sản xuất phải đáp ứng đầy đủ bằng cách sản xuất ra của cải vật chất. Để tạo ra một sản phẩm bất kỳ thì không thể thiếu các yếu tố sau: Công cụ lao động, sức lao động và đối tượng lao động, cụ thể là nguyên vật liệu. Trong đó nguyên vật liệu và công cụ lao động là nhân tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay các Doanh nghiệp có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất nên việc quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được quan tâm hơn và cũng rất phức tạp về cả số lượng, chất lượng, chủng loại…Việc ghi chép phản ánh tình hình thu mua, nhập xuất và dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm vai trò quan trọng trong việc đề ra biện pháp quản lý và có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Từ những nhận thức của cá nhân cùng với quá trình khảo sát, thực tập tại Công ty Thăng Long Talimex, xuất phát từ hoạt động kinh doanh của Công ty với hoạt động sản xuất là chủ yếu, em đã lựa chọn nội dung của chuyên đề thực tập là “Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Thăng Long Talimex”. Đề tài này sẽ nghiên cứu, trình bày sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Thăng Long Talimex. Trên cơ sở đó để đưa ra một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện quá trình hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Thăng Long Talimex sao cho phù hợp với chế độ kế toán, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề được trình bày bao gồm ba phần: Phần I: Lý luận chung về công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các Doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Thực trạng kế toán hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Thăng Long Talimex. Phần III: Một số ý kiến nhận xét, đánh giá đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Thăng Long Talimex. Phần I Lý luận chung về công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các Doanh nghiệp sản xuất I. Đặc điểm chung về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất 1. Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. - Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. - Khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và chuyển dịch giá trị một lần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. - Công cụ dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất thường được giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình tham gia sản xuất giá trị công cụ dụng cụ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn nên được xếp vào tài sản lưu động như đối với nguyên vật liệu. 2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Xuất phát từ đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ, do vậy: - Các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác trong doanh nghiệp. - ở khâu thu mua đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua. - Việc tổ chức kho tàng bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thực hiện đúng chế độ bảo quản. Tránh hư hỏng mất mát, hao hụt đảm bảo an toàn. - Khâu sử dụng đòi hỏi phải thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức, dự toán. - Khâu dự trữ phải xác định được định mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại. - Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục, chế độ hạch toán. Mở các loại sổ sách, thẻ chi tiết đúng chế độ, phương pháp quy định. II. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1. Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ 1.1 Phân loại nguyên vật liệu Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán bao gồm: - Nguyên vật liệu chính: là đối tượng chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất chủ yếu tạo nên thực thể sản phẩm. - Nguyên vật liệu phụ: khi tham gia vào sản xuất không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà có tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm, giá trị sử dụng sản phẩm. - Nhiên liệu: bao gồm các loại ở thể lỏng cho các phương tiện vận tải máy móc, thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Phụ tùng thay thế: là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ. - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại vật liệu và thiết bị phục vụ cho hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản. - Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các loại đã nêu trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng… - Phế liệu: là các vật liệu thu được trong quá trình sản xuất và thanh lý TSCĐ, có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài. 1.2 Các phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Theo quy định, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được tính theo giá thực tế (giá gốc). Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các trường hợp cụ thể được tính như sau: a. Nếu mua ngoài Giá thực tế bao gồm giá mua ghi trên hoá đơn của người bán trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng háo mua được hưởng cộng (+) các loại thuế không được hoàn lại (nếu có) và cộng (+) các loại chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bao bì, chi phí của bộ phận thu mua, chi phí thuê kho bãi, tiền phạt lưu kho, lưu bãi…) Như vậy đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì trong giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ không bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trong giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. Các khoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) cũng được tính vào giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài (thu mua trong nước hoặc nhập khẩu). b. Nếu tự sản xuất Tính theo giá thành sản xuất thực tế. c. Nếu thuê ngoài gia công chế biến Giá thực tế gồm giá trị vật liệu xuất chế biến cùng các chi phí liên quan (tiền thuê gia công chế biến, chi phí vận chuyển bốc dỡ, hao hụt trong định mức…). d. Nếu nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức cá nhân tham gia liên doanh Giá thực tế là giá thoả thuận do các bên xác định cộng (+) với các chi phí tiếp nhận (nếu có). e. Nếu là phế liệu Giá thực tế là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu. f. Nếu là vật liệu được tặng thưởng Giá thực tế tính theo giá thị trường tương đương cộng (+) chi phí liên quan đến việc tiếp nhận. 1.3 Giá thực tế của NVL - CCDC xuất kho Để xác định giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ, tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán.  Phương pháp đơn giá bình quân Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng Số lượng vật liệu, công cụ = dụng cụ xuất dùng x Đơn giá bình quân Trong đó đơn giá bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau: Trị giá thực tế VL, CCDC tồn Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ kho đầu kỳ Đơn giá bình quân nhập kho trong kỳ Số lượng VL, CCDC nhập + trong kỳ Trị giá thực tế VL, CCDC tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ trước) = Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập + = Số lượng VL, CCDC tồn trong kỳ cuối kỳ trước Trị giá thực tế VL, CCDC Số lượng VL, CCDC tồn đầu kỳ (cuối kỳ trước) Trị giá thực tế VL, CCDC tồn kho sau mỗi lần nhập = Số lượng VL, CCDC tồn sau mỗi lần nhập Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng phương pháp đơn giá bình quân cho phù hợp.  Phương pháp nhập trước xuất trước - Phương pháp này dựa trên giả thuyết nguyên vật liệu nhập trước được xuất hết xong mới đến xuất nguyên vật liệu nhập lần sau. - Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng được tính hết theo giá nhập kho lần trước xong mới tính theo giá nhập lần sau. - Phương pháp này thích hợp với trong những trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho thuộc lần nhập trước x Đơn giá thực tế nhập kho cho lần nhập đó + (Số lượng thực tế xuất – Số lượng xuất thuộc lần nhập trước) x Đơn giá thực tế nhập của các lần tiếp theo  Phương pháp nhập sau xuất trước - Phương pháp này dựa tên giả thiết vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho sau cùng được xuất trước tiên Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất thuộc lần nhập sau cùng x Đơn giá thực tế lần nhập sau cùng + (Số lượng thực tế xuất – Số lượng xuất thuộc lần nhập sau cùng) x Đơn giá thực tế của lần nhập trước đó  Phương pháp giá thực tế đích danh Theo phương pháp này nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho thuộc lô hàng nào thì tính theo đơn giá mua thực tế của lô hàng đó.  Phương pháp giá hạch toán Theo phương pháp này toàn bộ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ). Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau: Giá thực tế VL, CCDC xuất dùng (hoặc tồn kho cuối kỳ) Giá hạch toán VL, CCDC xuất = dùng (hoặc tồn kho cuối kỳ) Hệ số giá x VL, CCDC Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý. III. Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ 1. Chứng từ kế toán sử dụng Theo chế độ chứng từ kế toán về vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm: - Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT) - Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 - VT) - Biên bản kiểm kê vật liệu,sản phẩm hàng hoá (mẫu 08 - VT) - Hoá đơn kiêm phiếu xuất khi (mẫu 02 - BH) Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ: - Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu 04 - VT). - Biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu 05 - VT). - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07 - VT). 2. Sổ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau: - Sổ (thẻ) kho mẫu số 06 – VT. - Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ. - Sổ đối chiếu luân chuyển. - Sổ số dư. 3. Phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ 3.1. Phương pháp thẻ song song Việc đối chiếu số liệu giữa thủ kho và kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Thẻ kho Chứng từ gốc Sổ thẻ chi tiết VL Ghi chú: Bảng tổng hợp Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra - ở kho: hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất ghi số lượng vật liệu, công cụ dụng cụ thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Hàng ngày (định kỳ) sau khi ghi thẻ kho xong thủ kho phải chuyển những chứng từ gốc cho phòng kế toán. - ở phòng kế toán: mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng thứ vật liệu, công cụ dụng cụ cho đúng với thẻ kho để theo dõi về số lượng và giá trị. Hàng ngày (định kỳ) khi nhận chứng từ phải kiểm tra, phân loại sau đó vào thẻ hoặc sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ. Cuối tháng kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu trên thẻ kho với thẻ, sổ chi tiết. 3.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển - ở kho ghi chép về mặt số lượng. - ở phòng kế toán ghi chép vào sổ đối chiếu luân chuyển cả số lượng và giá trị.  Trình tự: - ở kho: mở thẻ kho (sổ chi tiết). - ở phòng kế toán: mở sổ đối chiếu luân chuyển.  Trình tự ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ Thẻ kho Thẻ kho Bảng kê nhập Số đối chiếu luân Ghi chú: Phiếu xuất Bảng kê xuất Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 3.3 Phương pháp sổ số dư: - ở kho: chỉ theo dõi về số lượng. - ở phòng kế toán: chỉ theo dõi về giá trị.  Trình tự: - Tại kho: ghi thẻ kho, tập hợp chứng từ nhập, xuất và phân loại  Lập phiếu giao nhận chứng từ. Cuối tháng vào sổ số dư và chuyển cho phòng kế toán. - Tại phòng kế toán: Kiểm tra, phân loại chứng từ và ghi giá hạch toán  Vào bảng luỹ kế nhập, xuất  Lập bảng tổng hợp xuất tồn. Kiểm tra ghi vào sổ số dư  Đối chiếu số liệu. Trình tự được thể hiện qua sơ đồ sau: Phiếu nhập Giấy giao nhận chứng từ nhập Thẻ kho Sổ số dư Phiếu xuất Giấy giao nhận chứng từ xuất Bảng luỹ kế nhập Bảng tổng hợp X-N-T Bảng luỹ kế xuất Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra IV. Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất 1. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.1. Tài khoản sử dụng  Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi trên đường: - Phản ánh giá trị thực tế của các loại hàng hoá, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho. - Kết cấu: TK 151 Giá trị vật tư hàng hoá đang đi trên đường Giá trị vật tư hàng hoá đang đi đường đã nhập kho hoặc chuyển giao thẳng cho khách hàng bị thiếu hụt, hư hỏng Giá trị hàng hoá vật tư đã mua nhưng chưa về nhập kho  TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu - Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm các loại nguyên vật liệu theo giá trị thực tế. - Kết cấu: TK 152 - - Giá trị thực tế của nguyên vật liệu nhập - Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho. kho do mua ngoài, tự chế, thuê gia công - Giá trị nguyên vật liệu trả lại cho người bán chế biến. hoặc được giảm giá. - Giá trị nguyên vật liệu thừa phát hiện khi - Giá trị nguyên vật liệu thiếu hụt khi kiểm kiểm kê. kê. - Giá trị thực tế của nguyên vật liệu tồn kho.  TK 153 - Công cụ dụng cụ - Phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại công cụ dụng cụ - Kết cấu: TK 153 - Giá trị thực tế của công cụ dụng cụ nhập - Giá trị thực tế của công cụ dụng cụ xuất kho. kho do mua ngoài, tự chế. - Giá trị công cụ dụng cụ trả lại người bán - Giá trị của công cụ dụng cụ thừa phát hiện hoặc được giảm giá. khi kiểm kê. - Giá trị công cụ dụng cụ thiếu khi kiểm kê. - Giá trị thực tế của công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ   TK 331 - Phải trả cho người bán - Phản ánh các khoản nợ phải trả và tình hình thanh toán nợ giữa hai bên. - Kết cấu: TK 331 - Số tiền đã trả cho người bán, người nhận - Số tiền phải trả cho người bán. thầu xây dựng cơ bản, người cung cấp lao - Điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế đã vụ, dịch vụ. nhận khi có hoá đơn. - Số tiền ứng trước cho người bán. - Số tiền người bán chấp nhận giảm giá. - Gia trị vật tư, những thiếu hụt, kém phẩm chất trả lại người bán. - Chiết khấu mua hàng được người bán chấp nhận trừ vào nợ phải trả. - Số tiền đã ứng trước cho người bán nhưng - Số tiền còn phải trả cho người bán. chưa nhận hàng cuối kỳ. - Số tiền đã trả lớn hơn số phải trả. 1.2. Trình tự kế toán vật tư hàng hoá thể hiện theo sơ đồ: TK 111, 112, 331 Tăng do mua ngoài TK 151 TK 133 TK 111, 112, TK 111, 112, 331 331 Xuất vật tư hàng hoá trực tiếp sản xuất TK 627, 641, 642, 241 Xuất kho phục vụ quản lý Hàng đi đường kỳ trước sản xuất, bảo hành, TK 154 Nhận vật tư đi thuê ngoài Giá trị vật tư xuất bán TK 632 gia công, tự gia công chế TK 411 Nhận cấp phát, tặng Xuất vật tư tự chế biến thưởng, nhận góp vốn TK 111, 112, 331 Chi phí của đơn vị khác liên quan TK128, 222 Nhận góp vốn liên doanh Xuất vật tư góp vốn liên doanh TK 338, 642 TK 154 Vật tư phát hiện thừa Vật tư thiếu khi kiểm kê TK 128, 122 TK 138, 642 khi kiểm kê TK 412 TK 621 Chênh lệch giảm khi Chênh lệch tăng khi đánh đánh giá lại tài sản TK 111, 112, 331 Vật tư kém phẩm chất trả giá lại tài sản lại người bán TK 133 Thuế GTGT không được khấu trừ 1.3. Phương pháp phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ * Phương pháp phân bổ một lần: với giá trị công cụ dụng cụ tương đối nhỏ. - Khi xuất dùng công cụ dụng cụ xuất toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ chuyển dịch hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh, căn cứ giá thực tế xuất kho ghi: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 153 * Phương pháp phân bổ dần: với giá trị công cụ dụng cụ lớn, việc xuất dùng không đều đặn ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh kế toán sử dụng tài khoản 142 để theo dõi giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng. - Căn cứ vào mức độ tham gia của công cụ dụng cụ vào quá trình sản xuất kế toán xác định số lần phân bổ và mức phân bổ từng kỳ vào chi phí sản xuất. Mức phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho từng kỳ Giá trị thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng = Số lần phân bổ - Khi báo hỏng công cụ dụng cụ kế toán phải tính số phân bổ nốt giá trị vào chi phí sản xuất theo công thức: Giá trị thực tế CCDC Số phân bổ nốt báo hỏng = Số lần phân bổ _ Giá trị phế liệu thu hồi _ Tiền bồi thường vật chất - Khi xuất dùng công cụ dụng cụ căn cứ phiếu xuất kho kế toán tính ra giá thực tế xuất kho ghi: Nợ TK 142 Có TK 153 Đồng thời phân bổ một lần giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất theo mức phân bổ ghi: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 142 Khi báo hỏng công cụ dụng cụ kế toán tiến hành phân bổ nốt giá trị còn lại: Nợ TK 152, 138, 627, 641, 642 Có TK 1412 2. Kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ từ đó tính giá trị của vật tư hàng hoá xuất trong kỳ: Giá trị vật tư hàng hoá xuất Giá trị vật tư hàng = hoá thực nhập Giá trị vật tư hàng + hoá tồn đầu kỳ Giá trị vật tư hàng - hoá tồn cuối kỳ 2.1. Tài khoản sử dụng: * Tài khoản 151: Hàng mua đang đi trên đường - Phản ánh số kết chuyển đầu kỳ và cuối kỳ của từng loại hàng đang đi trên đường. - Kết cấu: TK 151 - Kết chuyển giá trị hàng đang đi trên đường - Kết chuyển giá trị hàng mua đang đi trên cuối kỳ đường đầu kỳ DCK: Giá trị hàng đang đi trên đường cuối kỳ * TK 611: Mua hàng - Phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá mua trong kỳ. - Kết cấu: TK 611 - Giá trị thực tế của vật tư hàng hoá tồn đầu - Giá trị thực tế của nguyên vật liệu, công cụ kỳ dụng cụ, hàng hoá tồn cuối kỳ - Giá trị thực tế của nguyên vật liệu, công cụ - Giá trị hàng đi đường cuối kỳ dụng cụ, hàng hoá mua trong kỳ, hàng hoá bị - Giá trị thực tế nguyên vật liệu, công cụ trả lại dụng cụ, hàng hoá xuất trong kỳ - Giá trị thực tế hàng hoá gửi bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ - Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá trả lại cho người bán hoặc được giảm giá Không có DCK * Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu; Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ - Phản ánh số kết chuyển giá trị các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ và cuối kỳ - Kết cấu: TK 152, 153 - Kết chuyển giá trị thực tế tồn kho cuối kỳ - Kết chuyển giá trị thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ DCK: Giá trị thực tế các loại nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ 2.2. Trình tự kế toán vật tư hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 152, 153, 156 Kết chuyển VL - CCDC TK 152, 153, TK 152, 153, 156 156 (2) Xuất kho VL - CCDC tồn đầu kỳ (6) TK 111, 112, 141, 331 Nhập kho VL - CCDC (2) TK 111, 138, 334 VL - CCDC bị thiếu (7) Hụt mất mát TK 133 TK 621 TK 222 Giá trị thực tế VL Nhập kho VL - CCDC (3) Xuất dùng cho sản xuất Do nhận vốn góp liên doanh TK 152, 153, 156 Nhập kho VL - CCDC (4) Do nhận vốn góp liên doanh Chiết khấu giảm giá hàng mua bị trả lại (2b) Kết chuyển nguyên VL, CCDC tồn kho đầu kỳ (8) Phần ii Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty thăng long Talimex I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Thăng Long Talimex Công ty Thăng Long là một Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên nhiều lĩnh vực trong đó lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Tiền thân của Công ty là “Xí nghiệp sản xuất máy khâu Hà Nội”, được thành lập vào ngày 03/10/1973 theo quyết định số 199/UBQP của UBND Thành phố Hà Nội với nhiệm vụ nghiên cứu, chế thử và sản xuất máy khâu, đến năm 1994 Công ty được đổi tên thành Công ty Thăng Long với tên giao dịch là Talimex. Công ty có hai cơ sở: - Cơ sở 1 tại số 43 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04-8432902 Fax: 04-7365262 Email: [email protected] - Cơ sở 2 tại tổ 29 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 04-5652895 Fax: 04-5652860 Thời gian mới thành lập Xí nghiệp có 30 người, trong đó có nhiều kỹ sư và thợ cơ khí bậc cao. Trong giai đoạn này Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như cơ sở vật chất nghèo nàn, thiết bị lạc hậu và không đồng bộ, nhà xưởng hư hỏng nhiều và trình độ của cán bộ, CNV phần lớn chưa hiểu về công nghệ sản xuất máy khâu. Song với sự giúp đỡ của UBND Thành phố Hà Nội cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ, CNV trong Xí nghiệp, sản lượng và chất lượng của máy khâu đã dần được nâng cao. Năm 1978 Xí nghiệp đạt sản lượng 300 máy, đến năm 1987 đạt 2520 máy/năm và chế thử thành công máy khâu công nghiệp. Đến những năm 1988-1989 do sự chuyển đổi cơ chế thị trường dẫn đến nền sản xuất trong nước có nhiều biến động, sản phẩm làm ra không bán được khiến Xí nghiệp lâm vào tình trạng bế tắc, công nhân không có việc làm, đời sống CBCNV gặp nhiều khó khăn. Trước tình trạng đó Xí nghiệp phải chuyển hướng kinh doanh để duy trì hoạt động và đảm bảo công ăn việc làm cho lao động trong Công ty. Đến năm 1992 Xí nghiệp dừng hẳn việc sản xuất máy khâu và chuyển sang ngành may mặc. Năm 1994 đổi tên thành Công ty Thăng Long và thực hiện theo quyết định số 338 thành lập doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội, với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trong và ngoài nước. Mặc dù bước đầu chuyển sang ngành may mặc phải đối diện với nhiều khó khăn nhưng việc chuyển hướng kinh doanh là một hướng đi đúng đắn bởi nhu cầu may mặc của người tiêu dùng ngày một tăng lên, sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ. Năm 1995 Công ty đã đầu tư hai dây chuyền sản xuất hàng may mặc của Đài Loan và Nhật Bản bằng nguồn vốn vay và nguồn vốn huy động, đồng thời cải tạo và xây dựng lại nhà xưởng. Trong thời gian từ năm 1995-1997 tình hình tài chính của Công ty rất khó khăn nên trong tháng 2/1998 nhà nước và UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định cấp cho Công ty toàn bộ TSCĐ mà Công ty đã đầu tư trong ba năm qua. Trải qua những bước thăng trầm Công ty vẫn vững trách nhiệm được giao là sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc phục vụ tiêu dùng trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm năm 2003, tổng số CBCNV của Công ty khoảng 500 người và một số chỉ tiêu thể hiện thành tích của Công ty trong những năm gần đây như sau: ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2002 2003 1. Giá trị tổng sản lượng 15.600.000.000 20.200.000.000 2. Doanh thu tiêu thụ 3.672.500.000 4.101.473.000 3. Lợi nhuận trước thuế 164.821.139 228.474.143 4. Tổng số nộp ngân sách 102.850.000 113.506.000 - Thuế GTGT 62.000.000 40.000.000 - Thuế TNDN 12.800.000 35.000.000 - Thuế sử dụng vốn 27.200.000 36.000.000 - Thuế phải nộp khác 850.000 2.506.000 10.514.138.442 16.193.009.540 6.299.101.034 6.472.257.326 7.162.224.693 8.775.535.780 5. Tổng số vốn kinh doanh 6. TSCĐ Vốn nhà nước cấp - Nguyên giá 8.428.734.445 10.201.436.750 - Hao mòn 1.262.509.752 1.425.900.968 550.000 600.000 7. Thu nhập bình quân người/tháng Căn cứ vào kết quả đã đạt được cùng với sự cố gắng của các thành viên trong Công ty, năm 2004 Công ty dự định phấn đấu đạt một số chỉ tiêu kinh tế do Sở Công nghiệp giao: - Giá trị tổng sản lượng 25.170.000.000 - Doanh thu tiêu thụ 5.500.000.000 - Tổng số nộp ngân sách - Lợi tức sau thuế - Thu nhập bình quân đầu người 900.000 150.850.000 150.000.000 Qua số liệu trên cho thấy CBCNV trong Công ty đã có nhiều cố gắng, kết quả các năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Năm 2002-2003 mặc dù gặp nhiều khó khăn song Công ty đã tìm mọi biện pháp để từng bước ổn định các mặt quản lý như: - Sắp xếp ổn định lại một số phòng ban, phân xưởng sản xuất, bố trí cán bộ phù hợp với khả năng. - Xây dựng hoàn thiện quy chế quản lý về lao động, vật tư, thiết bị , kỹ thuật, chất lượng sản phẩm… - Cải tiến chế độ trả lương khoán cho phân xưởng theo doanh thu gia công nhằm tạo điều kiện cho điều hành sản xuất. - Tuyên truyền vận động CBCNV thực hiện tốt mọi chủ trương pháp luật của Nhà nước và Công ty. Do vậy Công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà Sở Công nghiệp đã giao cho. Hiện nay sản phẩm chính của Công ty là áo T-shirt và tủ du lịch với kiểu dáng và mẫu mã đẹp, phong phú, đồng thời đầu tư dây chuyền sản xuất khoá kéo đáp ứng nhu cầu về phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc. Từ năm 2002 đến nay Công ty đã mở rộng thị trường quốc tế, thị trường trong nước, phấn đấu nâng cao tỷ lệ hàng bán FOB bằng nguồn vật tư trong nước, phấn đấu thu nhập bình quân của CBCNV lên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan