Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Luận văn giáo dục lối sống cho đoàn viên, thanh niên huyện đầm hà, tỉnh quảng ni...

Tài liệu Luận văn giáo dục lối sống cho đoàn viên, thanh niên huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh thông qua hoạt động thực tiễn tại cộng đồng

.PDF
107
648
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI CHU THỊ HẢO GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN TẠI CỘNG ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI CHU THỊ HẢO GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN TẠI CỘNG ĐỒNG Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Nguyễn Thị Mai Lan HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Chu Thị Hảo LỜI CẢM ƠN! Với tình cảm hết sức chân thành, tác giả luận văn xin được trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng. Xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo đã tham gia giảng dạy và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, giáo viên trong Phòng GD&ĐT huyện Đầm Hà, phụ huynh học sinh, học sinh các trường THCS cùng cán bộ các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn. Đặc biệt tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS,TS Nguyễn Thị Mai Lan và các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình định hướng đề tài, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả vô cùng cảm động trước sự động viên, khích lệ, ủng hộ nhiệt thành, tạo điều kiện của đồng nghiệp, bạn bè, gia đình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin được chân thành cảm ơn! Dù đã hết sức cố gắng, nhưng luận văn này vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm tới đề tài. Xin trân trọng cảm ơn ! Quảng Ninh, ngày …. tháng … năm 2017 Tác giả Chu Thị Hảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................. 2 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ................................................................... 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: .......................................................................... 3 7. Cấu trúc luận văn: ...................................................................................... 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN ...................................................................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên......................................................................................................... 4 1.2. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm giáo dục ................................................................................ 6 1.2.2. Khái niệm lối sống và giáo dục lối sống ............................................... 7 1.2.3. Khái niệm hoạt động .............................................................................. 8 1.2.4. Khái niệm thực tiễn ................................................................................ 8 1.2.5. Khái niệm cộng đồng ............................................................................. 8 1.2.6. Khái niệm đoàn viên thanh niên ........................................................... 9 1.3. Lý luận về giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên ...................... 10 1.3.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về lối sống và giáo dục lối sống ......... 10 1.3.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục lối sống cho thanh niên ......................................................................................................................... 11 1.3.3. Vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên............................................................................... 12 1.3.4. Nội dung giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên....................... 13 1.3.5. Hình thức giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên ..................... 15 1.4. Lý luận về giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên thông qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng................................................................ 19 1.4.1. Khái niệm giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng ......................................................................... 19 1.4.2. Nội dung giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên thông qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng ................................................................. 19 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên hiện nay .......................................................................................................... 22 1.5.1. Yếu tố chủ quan.................................................................................... 22 1.5.2. Các yếu tố khách quan ......................................................................... 24 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 27 Chƣơng 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN TẠI HUYỆN ĐẦM HÀ, QUẢNG NINH ................ 28 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .................................................................................................... 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội........................................................................ 28 2.1.3. Truyền thống văn hóa ............................................................................ 30 2.2. Thực trạng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .................................................................................................... 32 2.2.1. Khái quát về tình hình đoàn viên thanh niên huyện. ............................ 32 2.2.2. Công tác tổ chức đoàn các cấp trong huyện.......................................... 33 2.2.3. Một số kết quả nổi bật trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi toàn huyện................................................................................................. 34 2.3. Thực trạng giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................... 42 2.3.1. Nhận thức của đoàn viên thanh niên về giáo dục lối sống hiện nay ......................................................................................................... 42 2.3.2. Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục lối sống ............................. 43 2.3.3.Thực trạng việc thực hiện các hình thức giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên ............................................................................................... 43 2.4. Thực trạng giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên huyện Đầm Hà, Quảng Ninh thông qua các hoạt động tại cộng đồng.......................... 45 2.4.1. Thực trạng giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên huyện Đầm Hà, Quảng Ninh thông qua các hoạt động tuyên truyền ............................. 45 2.4.3. Thực trạng giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên huyện Đầm Hà, Quảng Ninh thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế .................. 48 2.4.4. Sự ảnh hưởng tới giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên thông qua các hoạt động thực tiễn ........................................................................... 49 2.3.5. Những thuận lợi, khó khăn của công tác giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên huyện Đầm Hà hiện nay ..................................................... 53 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 56 Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN TẠI CỘNG ĐỒNG ........................................................................................ 57 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên ....................................................... 57 3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ ....................................................... 57 3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn ..................................................... 58 3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ........................................................ 58 3.2. Các biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên huyện Đầm Hà, Quảng Ninh ........................................................................ 59 3.2.1. Tăng cường xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục toàn diện cho đoàn viên thanh niên...................................................................................... 59 3.2.2. Tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng ............. 63 3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng................................................................................... 66 3.2.4. Nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục ý thức pháp luật cho đoàn viên thanh niên ............................................................................................... 74 3.2.5. Nâng cao chất lượng, vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong các hoạt động giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên ........................................ 76 3.2.6. Phát huy các thiết chế văn hóa tại cộng đồng ................................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Mức độ nhận thức của đoàn viên thanh niên về tầm quan trọng của giáo dục lối sống ..................................................................................... 42 Bảng 2: Thực trạng việc thực hiện các nội dung giáo dục lối sống .......... 43 Bảng 3: Thực trạng thực hiện các hình thức giáo dục lối sống ................ 44 Bảng 5. Thực trạng giáo dục lối sống qua các hoạt động truyền thông... 45 Bảng 6. Thực trạng việc giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên qua các hoạt động phong trào ............................................................................. 46 Bảng 7. Thực trạng giáo dục lối sống qua các hoạt động trải nghiệm thực tế. ........................................................................................................... 48 Bảng 8. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên qua các hoạt động thực tiễn ................................................................ 49 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên, thanh niên là một việc làm quan trọng không thể thiếu hiện nay, đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị: cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, các lực lượng giáo dục, nhà trường, Đoàn thanh niên cùng với gia đình và toàn thể xã hội. hập, đô thị hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ đến công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho đoàn viên thanh niên nói chung và lối sống trong giới trẻ nói riêng. Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/2/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu: Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp. Nguyên nhân của thực trạng trên là rất đa dạng, trong đó nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức đặc biệt là công tác giáo dục lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi. Việc cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục thế hệ trẻ chưa kịp thời và hiệu quả; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu. Vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội 1 trong chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó quá trình hội nhập, đô thị hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương tiện truyền thông hiện đại, các tệ nạn xã hội…đã có tác động không nhỏ đến công tác giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên, nhất là khu vực nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng xa, thanh niên vùng dân tộc thiểu số. Là người phụ trách phong trào thanh niên của một huyện, chúng tôi có nhiều trăn trở về những nguyên nhân lệch lạc trong lối sống của đoàn viên thanh niên hiện nay, có những suy tư về những biện pháp giáo dục chưa có hiệu quả của Đoàn Thanh niên trên địa bàn toàn huyện Giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh thông qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích cho đoàn viên thanh niên thông qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng, đề một số nâng cao hiệu quả cho đoàn viên thanh niên thông qua các hoạt động thực tiễn tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, cụ thể tiến hành nghiên cứu trên 150 đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - về giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên thông qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng. 2 giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh - niên thông qua các hoạt động thực tiễn tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này. - một số biện pháp , thanh niên huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng trong giai đoạn hiện nay. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: giáo dục lối sống cho - đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh thông qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến 2016. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: -Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. - Phương pháp phỏng vấn sâu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 7. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên thông qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng. Chƣơng 2: Kết quả nghiên cứu thực tiễn giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh thông qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng. Chƣơng 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh thông qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng. 3 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên Trong những năm qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Thông qua các hoạt động giáo dục, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước đã tạo môi trường lành mạnh để thế hệ trẻ rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình, tuân thủ pháp luật, từng bước hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, mặt trái của nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã và đang có những tác động không nhỏ đối với việc hình thành lối sống và phát triển nhân cách của giới trẻ nói chung và đoàn viên thanh niên nói riêng. Do đó, vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho giới trẻ trong thời gian gần đây đã được nhiều nhà khoa học, các cá nhân và những tổ chức chính trị - xã hội quan tâm nghiên cứu. - Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu “Trong thời gian tới, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ phải được tiếp tục tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhằm góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công dân tốt, tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. 4 - Tác giả Phạm Tấn Xuân Tước đã nêu “ Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là quá trình làm cho thanh niên lĩnh hội được những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cách mạng của xã hội. Đây còn là biện pháp tốt nhất, nhằm giúp thanh niên tránh được những tác động xấu của tàn dư đạo đức cũ để nhận thức đúng trách nhiệm của mình trước dân tộc.”[20, tr.284]. - Tác giả Bùi Thị Bích trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng “Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con người thông minh hơn nhưng cũng dễ trở nên khô khan, vô cảm, ích kỷ và thiếu lòng khoan dung. Trong một xu thế chung như vậy, việc lựa chọn lối sống và định hướng giá trị lối sống sao cho vừa thiết thực vừa phù hợp với thời đại mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc không phải là đơn giản đối với mọi người, đặc biệt là tầng lớp thanh niên - sinh viên những người được coi là năng động và luôn bắt nhịp với cái mới nhanh nhất, nhạy cảm với cái đẹp sớm nhất” [16, tr.1]. - Tác giả Phan Thanh Vân cho rằng “ Vấn đề trung tâm liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ được quan tâm và chia sẻ là: thế hệ trẻ ngày nay thường phải đương đầu với những rủi ro đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập. Do đó nếu chỉ có thông tin không đủ bảo vệ họ tránh được những rủi ro này. Giáo dục kĩ năng sống hoặc giáo dục dựa trên tiếp cận kỹ năng sống có thể cung cấp cho các em các kĩ năng để giải quyết các vấn đề nảy sinh từ các tình huống thách thức…Giáo dục kĩ năng sống trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện.” [17, tr.45]. Như vậy, đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ trong đó có đoàn viên thanh niên hiện nay. Tuy nhiên các đề tài, bài viết mới chỉ đề cập đến công tác giáo dục đạo đức lối sống cho đối tượng học sinh, sinh viên tại các thành phố nói riêng hoặc về việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên theo tư 5 tưởng Hồ Chí Minh nói chung, chưa có đề tài nào nghiên cứu có hệ thống về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng nhất là đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, với đề tài “Giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh thông qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng”, tôi hi vọng sẽ góp phần giúp cho các tổ chức Đoàn tham khảo vận dụng để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên thông qua các hoạt động thực tiễn tại cộng đồng, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm giáo dục - Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ [19, tr.28]. - Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu [19, tr.28]. - Điều 2, Luật Giáo dục (năm 2005) viết: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. - Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 -2017) đã xác định nội dung giáo dục xuyên suốt của tổ chức Đoàn các cấp là: bồi đắp lý tưởng, ước mơ, hoài bão, niềm tin, khát vọng cao đẹp của thanh niên đóng góp vào 6 sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; góp phần hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế thừa trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, “vừa hồng vừa chuyên” theo tư tưởng của Bác Hồ. Chú trọng giáo dục thanh thiếu nhi thông qua điển hình tiên tiến, thực tiễn phong trào hành động cách mạng; tăng cường đối thoại giữa cán bộ đoàn với đoàn viên, thanh niên qua các diễn đàn tuổi trẻ. 1.2.2. Khái niệm lối sống và giáo dục lối sống 1.2.2.1. Khái niệm lối sống - Theo định nghĩa của Daxêpin thì: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động của con người trong một thể thống nhất với môi trường hoạt động của xã hội và cá nhân”[21, tr.12]. - Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động sống của con người trong một xã hội nhất định được xem xét thống nhất với các điều kiện kinh tế, xã hội nhất định (Tr.724). - Nhóm tác giả Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và Lưu Thu Thủy đã đưa ra khái niệm lối sống như sau: “Lối sống là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh hoạt, thói quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp, xử sự…) tạo nên cái riêng của mỗi cá nhân hay một nhóm người nào đó” [22, tr.10]. Có nhiều khái niệm về lối sống, tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn định nghĩa về lối sống của nhóm tác giả Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và Lưu Thu Thủy. 1.2.2.2. Khái niệm giáo dục lối sống - Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, lối sống từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục [30, tr.20]. 7 - Giáo dục lối sống là quá trình trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho chủ thể được giáo dục để những hoạt động của họ biểu hiện trong các lĩnh vực của đời sống phù hợp với những chuẩn mực chung trong một chế độ xã hội nhất định [16, tr.18]. 1.2.3. Khái niệm hoạt động - Theo tâm lý học mácxit, cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội. Đó là quá trình chuyển hóa năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể. Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người. [39, tr.42]. - Hoạt động là quá trình tác động qua lại tích cực giữa con người với thế giới khách quan mà qua đó mối quan hệ thực tiễn giữa con người với thế giới khách quan được thiết lập. [31, tr.34]. 1.2.4. Khái niệm thực tiễn Theo triết học Mác-Lênin: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. 1.2.5. Khái niệm cộng đồng - Cộng đồng là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Cùng chung sống, cùng chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa. [45] 8 - “Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy”. [46, tr.17] - “Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tình hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất”; “Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm”; “Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó” [46, tr.17]. 1.2.6. Khái niệm đoàn viên thanh niên Luật Thanh niên được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa XI nêu: “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. Đây là thời kỳ sung sức nhất của mỗi con người về thể chất, có sự phát triển mạnh về trí tuệ, nhạy bén, năng động, sáng tạo, có nhiều ước mơ, hoài bão. Thanh niên nước ta là một tầng lớp xã hội rộng lớn, luôn có những đóng quan trọng trong các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước. Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam tiên tiến, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn. 9 1.3. Lý luận về giáo dục lối sống cho đoàn viên thanh niên 1.3.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về lối sống và giáo dục lối sống Theo Hồ Chí Minh, lối sống bộc lộ thông qua các hoạt động của con người trong cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc. Lối sống vừa có các giá trị của văn minh nhân loại vừa có các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Bên cạnh các giá trị vĩnh cửu, lối sống cũng chứa đựng các giá trị phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của từng thời kỳ nhất định. Có thể nói lối sống bộc lộ nhân cách của con người trong một điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nhất định. Theo Hồ Chí Minh, lối sống bao gồm lối sống riêng của từng cá nhân và lối sống chung của từng nhóm người, rộng hơn là toàn xã hội. Lối sống cá nhân là toàn bộ hình thức hoạt động sống của cá nhân trong một xã hội nhất định. Đồng thời là sự phản ánh kết quả nhận thức của cá nhân về các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vì thế lối sống cá nhân luôn mang đậm dấu ấn cá nhân và có tính phong phú, đa dạng. Mặt khác, được hình thành từ một điều kiện kinh tế xã hội nhất định nên lối sống của các cá nhân lại có những điểm chung tương đồng, tạo nên lối sống chung của toàn xã hội. Giữa lối sống riêng của từng cá nhân và lối sống chung của toàn xã hội không có sự tách rời biệt lập mà trái lại luôn thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau. Bàn về lối sống, Hồ Chí Minh luôn đặt nó trong mối quan hệ với đạo đức. Đạo đức và lối sống có quan hệ mật thiết với nhau. Đạo đức gắn liền với lối sống và là nội dung của lối sống. Còn lối sống là thể hiện cụ thể quan niệm đạo đức trong những hình thức hoạt động của con người trong xã hội. Một lối sống được xem là cao đẹp trước hết được xem là lối sống có đạo đức, luôn đề cao trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng và toàn xã hội. Ngược lại, lối sống chỉ biết hưởng thụ cho bản thân là lối sống ích kỷ, thấp hèn cần phải lên án. 10 Đạo đức có quan hệ chặt chẽ với lối sống, đạo đức là mặt nội dung quy định lối sống, còn lối sống là mặt thể hiện của đạo đức. Do đó, giáo dục đạo đức chính là giáo dục lối sống một cách gián tiếp, là quá trình định hướng lối sống cho mỗi cá nhân. 1.3.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục lối sống cho thanh niên Hồ Chí Minh coi thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, tin tưởng ở thanh niên, tin vào bản chất và sức mạnh của họ, vào ưu thế vượt trội của họ với tư cách là lực lượng trẻ trung và nhiệt huyết của dân tộc, biểu hiện sức sống thanh tân của dân tộc. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh nhận thấy những thế mạnh của tuổi trẻ, nhưng cũng nhận rõ những nguy hại mà dân tộc phải đối mặt nếu không chú trọng công tác bồi dưỡng rèn luyện, định hướng đúng đắn cho thanh niên. Chính vì vậy, theo Người phải giáo dục thanh niên trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, vừa có đức, vừa có tài, tức trở thành con người toàn diện. Vấn đề nổi bật được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm là công tác giáo dục lý tưởng chính trị và đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Thanh niên luôn sống với những ước mơ, hoài bão, luôn tha thiết hướng đến những cái cao đẹp, họ luôn cần một điểm tựa tinh thần để vượt qua những thách thức và thực hiện khát vọng cống hiến của mình. Trạng thái chông chênh, bất ổn về niềm tin, định hướng lý tưởng và giá trị sống của thanh niên chắc chắn sẽ dẫn tới sự hụt hẫng về tinh thần và đẩy cuộc sống và tương lai của họ vào con đường bế tắc. Với tầm nhìn chiến lược và dự cảm sâu sắc về những thử thách trên con đường cách mạng, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Người chỉ rõ, giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ là phải dạy cho họ biết yêu nước, thương nòi, biết “giữ chủ nghĩa cho vững”, biết rèn bản lĩnh cho chắc chắn, và khi cần, biết sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng