Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng tmcp đầ...

Tài liệu Luận văn giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam định (bidv nam định)

.PDF
102
296
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------- TRẦN TRỌNG TIẾN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỊNH (BIDV NAM ĐỊNH) LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ VĂN PHỨC HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định (BIDV Nam Định)” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Các số liệu có nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Đỗ Văn Phức đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Nam Định, ngày ….tháng…. năm 2014 Tác giả luận văn Trần Trọng Tiến MỤC LỤC LỜI CẢM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỀU ĐỒ, SƠ ĐỒ LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG .................................................................................................................... 3 1.1. Bản chất, nội dung và vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng ................. 3 1.1.1 Bản chất của bảo lãnh ngân hàng ............................................................ 4 1.1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: ........................................................ 4 1.1.1.2 Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng ......................................... 5 1.1.1.3 Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng ........................ 5 1.1.2 Phân loại bảo lãnh ngân hàng ................................................................. 6 1.1.3 Chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng ...................................... 10 1.1.3.1 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng ............................................... 10 1.1.3.2 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng ...................................................... 12 1.1.4 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng ........................... 13 1.2. Phương pháp đánh giá tình hình hoạt động bảo lãnh ngân hàng .................. 15 1.2.1. Các chỉ tiên phản ánh tình hình bảo lãnh của NHTM .......................... 15 1.2.1.1. Tăng số món bảo lãnh ................................................................... 15 1.2.1.2. Tăng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh ......................................... 15 1.2.1.3. Tăng lợi nhuận của hoạt động bảo lãnh ......................................... 16 1.2.2. Nguồn dữ liệu..................................................................................... 16 1.2.3. Chuẩn so sánh .................................................................................... 17 1.3. Những yếu tố quyết định tình hình hoạt động bảo lãnh ngân hàng .............. 17 1.3.1. Mức độ nhận thức, đầu tư và quản lý rủi ro cho bảo lãnh của lãnh đạo ngân hàng thương mại. .................................................................................. 17 1.3.2. Một số yếu tố bên ngoài ...................................................................... 19 1.3.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo lãnh ngân hàng ............................... 19 1.3.4 Về chất lượng quản lý rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng của ngân hàng thương mại .................................................................................................... 25 1.3.5 Về chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên bảo lãnh ngân hàng của ngân hàng thương mại .................................................................... 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỊNH TRONG 5 NĂM QUA ......................................................................................... 32 2.1. Giới thiệu về BIDV Nam Định ................................................................... 32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Nam Định: .................... 32 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ: ...................................................................... 33 2.1.3. Mô hình tổ chức: ................................................................................. 33 2.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV NAM ĐỊNH TRONG 5 NĂM QUA.................................................................. 35 2.2.1 Các loại bảo lãnh của BIDV Nam Định ................................................ 35 2.2.2 Các đối tượng khách hàng bảo lãnh của BIDV Nam Định ..................... 35 2.2.3 Đặc điểm hoạt động bảo lãnh của BIDV Nam Định ............................ 36 2.2.4. Đánh giá tình hình hiệu quả hoạt động bảo lãnh trong 5 năm qua ........ 42 2.2.4.1. Phân tích hoạt động bảo lãnh thông qua một số chỉ tiêu định lượng .................................................................................................................. 43 2.2.4.2 Phân tích hoạt động bảo lãnh thông qua một số chỉ tiêu định tính... 52 2.2.4.3 Kết quả đạt được ............................................................................ 53 2.2.4.4 Những hạn chế cần khắc phục ........................................................ 55 2.3 Một số rủi ra trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng ...................................... 56 2.3.1 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ............................................. 57 2.3.1.1 Đối với hoạt động bảo lãnh nước ngoài .......................................... 57 2.3.1.2 Đối với hoạt động bảo lãnh trong nước .......................................... 57 2.3.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại BIDV Nam Định ................ 58 2.4 Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại BIDV Nam trong 5 năm qua ............................................................................................................. 59 Nguyên nhân bên trong. ................................................................................ 59 2.4.1.1 Về con người. ................................................................................ 59 2.4.1.2 Về nghiệp vụ .................................................................................. 60 2.4.1.3 Về công nghệ ................................................................................. 61 2.4.1.4 Về mạng lưới của chi nhánh ........................................................... 62 2.4.1.5 Một số yếu tố khác ......................................................................... 62 2.4.2 Nguyên nhân từ bên ngoài .................................................................... 63 2.4.2.1 Áp lực từ hội nhập kinh tế toàn cầu ................................................ 63 2.4.2.2 Ảnh hưởng từ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia ............................ 64 2.4.2.3 Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện ................................................. 64 2.4.2.4 Nguyên nhân từ cơ chế quản lý....................................................... 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 66 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỊNH TRONG 5 NĂM TỚI ......................... 67 3.1 Định hướng và nhu cầu phát triển hoạt động bảo lãnh của BIDV Nam Định trong 5 năm tới .................................................................................................. 67 3.2 Cơ sở xây dựng giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại BIDV Nam Định.......................................................................................................... 69 3.2 Một số giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của BIDV Nam Định ............................................................................................... 71 3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên bảo lãnh của BIDV Nam Định trong 5 năm tới ..................................................................................... 71 3.2.1.1 Xác định nhu cầu thu hút cán bộ, nhân viên giỏi ............................ 71 3.2.1.2 Đổi mới chính sách thu hút ban đầu cán bộ, nhân viên bảo lãnh ngân hàng giỏi.................................................................................................... 73 3.2.1.3 Đổi mới chính sách hỗ trợ và cải tiến chương trình và phương pháp đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên làm bảo lãnh ................... 74 3.2.2 Giải pháp về nghiệp vụ ......................................................................... 79 3.2.3 Giải pháp về quản trị rủi ro ................................................................... 80 3.2.4 Giải pháp phân bố mạng lưới chi nhánh hợp lý ..................................... 82 3.2.6 Giải pháp về marketing và củng cố thương hiệu ................................... 83 3.7.7 Một số giải pháp khác .......................................................................... 84 3.3 Các gợi ý chính sách khác ........................................................................... 85 3.3.1 Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng nội địa trong hội nhập .............................................................................................................. 85 3.3.2 Cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia .......................................... 86 3.3.3 Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý ................................................. 87 3.3.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý ................................................................... 89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 90 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 89 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu BIDV BIDV Nam định Diễn giải Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP TCTD Vietinbank Nam Định Ngân hàng thương mại cổ phần Tổ chức tín dụng Ngân Hàng TMCP Công thương Nam Định S&P Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế standard & Poor WTO Tổ chức thương mại quốc tế DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tóm lược phương pháp đánh giá tình hình hoạt động bảo lãnh ngân hàng .............................................................................................................................. 17 Bảng 2.1 - Một số số liệu phản ánh tình hình hoạt động của BIDV Nam Định....... 42 Bảng2.2-Tham khảo bảng một số số liệu phản ánh tình hình hoạt động của Vietinbank Nam Định............................................................................................ 43 Bảng 2.3 - Bảng so sách một số chỉ tiêu của BIDV Nam Định so với VietinBank Nam Định .............................................................................................................. 51 Bảng 2.4 Kết quả đánh giá tình hình hoạt động bảo lãnh ngân hàng của BIDV Nam Định ...................................................................................................................... 52 Bảng 3.1 Kết qả xác định nhu cầu nói chung, nhu cầu thu hút thêm thêm và nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên bảo lãnh của BIDV Nam Định trong 5 năm tới ..................................................................................... 72 Bảng 3.2 Kết quả xác định nhu cầu thu hút thêm cán bộ, nhân viên bảo lãnh giỏi của BIDV Nam Định trong 5 năm tới .................................................................... 72 Bảng 3. 3 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách thu hút ban đầu cán bộ bảo lãnh ngân hàng giỏi của BIDV Nam Định trong 5 năm tới.................................... 73 Bảng 3.4 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách thu hút ban đầu nhân viên bảo lãnh ngân hàng giỏi của BIDV Nam Định trong 5 năm tới. ............................ 73 Bảng 3.5 Kết quả xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên bảo lãnh của BIDV Nam Định trong 5 năm tới .................................................... 74 DANH MỤC BIỀU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số dư và cơ cấu bảo lãnh từ năm 2008 - 2012.................................... 46 Biểu đồ 2.2: Doanh số bảo lãnh từ năm 2008 - 2012 .............................................. 47 Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận thu được từ bảo lãnh từ năm 2008 - 2012 .......................... 49 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp .......................................................................... 7 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp.......................................................................... 8 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV Nam Định ......................................... 34 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phát hành cam kết bảo lãnh ......................................................... 36 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau 3 kỳ học chương trình lý thuyết cao học QTKD của ĐHBK HN học viên nhận thức sâu sắc rằng: khi đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập ki nh tế quốc tế, thực thi các cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là khi tính chất cạnh tranh thay đổi, mức độ cạnh tranh tăng nhanh; doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải đổi mới căn bản trong giải quyết tất cả các vấn đề nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh từ trung bình trở lên mới có cơ sở tồn tại bình thường và phát triển. Một trong những đổi mới quan trọng của ngân hàng thương mại Việt Nam là phải thường xuyên mở thêm các loại dịch vụ mới, tái cơ cấu các loại dịch vụ. Hoạt động ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng được biết đến từ lâu và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, những năm gần đây, dịch vụ này được các ngân hàng thương mại (NHTM) rất quan tâm và đẩy mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng theo sự phát triển chung của nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định có nhiều thế mạnh trong hoạt động bảo lãnh: vì Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam là một trong những ngân hàng TM có uy tín, kinh nghiệm hàng đầu tại Việt Nam và được biết đến trên trường quốc tế. Tuy vậy, hoạt động bảo lãnh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định còn thiếu cơ sở khoa học, thiếu tự tin dẫn đến còn nhiều rủi ro tiềm ẩn, hiệu quả đạt được chưa cao so với tiềm năng và so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Bản thân của học viên hiện tại và trong tương lai công tác tại ngân hàng thương mại; chuyên ngành đào tạo là QTKD, do vậy học viên muốn qua đề tài nghiên cứu này được tham gia ý kiến đóng góp với hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP ĐT&PT Nam Định, góp phần phát triển hoàn thiện hơn nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng để phục vụ tốt hơn nữa cho quá trình đổi mới va phát triển kinh tế của đất nước… Từ những lý do trên học viên đã chủ động đề xuất và được giáo viên hướng 1 dẫn, Viện chuyên ngành chấp thuận cho làm luận văn thạc sỹ với đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỊNH (BIDV NAM ĐỊNH). 2. Mục tiêu (Kết quả) nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này học viên kỳ vọng đạt được những kết quả sau: a. Kết quả tìm kiếm, hệ thống hóa tri thức của loài người về bảo lãnh ngân hàng; b. Kết quả đánh giá tình hình phát triển bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định cùng những nguyên nhân trong thời gian qua; c. Kết quả đề xuất một số giải pháp trọng yếu nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài có tính chất đặc thù này học viên chủ yếu sử dụng kết hợp phương pháp mô hình hóa thống kê, phương pháp điều tra - phân tích và phương pháp chuyên gia… 4. Nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,…, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương truyền thống như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Chương 2: Phân tích hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định trong 5 năm qua. Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định trong 5 năm tới. 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1. Bản chất, nội dung và vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng Hoạt động bảo lãnh đã có từ thời kỳ cổ Hy lạp trong những giao dịch nhỏ lẻ, dù rất sơ khai. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, bảo lãnh ngân hàng bắt đầu được sử dụng tại các nước Tây Âu và Hoa Kỳ. Đến những năm 70, thương mại mậu dịch quốc tế ngày càng phát triển đã làm gia tăng nhu cầu đa dạng hóa và hợp pháp hóa công cụ tài trợ và bảo đảm quốc tế có tính linh hoạt, được tin tưởng, phù hợp với tập quán quốc tế và không trái với luật pháp quốc gia, ngoài phương thức tín dụng chứng từ truyền thống. Bảo lãnh ngân hàng đáp ứng được các yêu cầu này và được sử dụng ngày càng phổ biến. Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng được sử dụng rất rộng rải và đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế tại các quốc gia, các khu vực và trên toàn thế giới. Doanh số bảo lãnh ngân hàng gia tăng nhanh chóng. Không chỉ được sử dụng trong mọi lĩnh vực các nước phát triển, bảo lãnh ngân hàng còn là phương tiện bảo đảm khá phổ biến trong giao dịch kinh tế và dân sự ở các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, hầu hết các giao dịch quốc tế lớn đều có sự hỗ trợ của bảo lãnh ngân hàng. Tại Việt Nam, trước năm 1975, một số ngân hàng thuộc chế độ cũ ở Sài Gòn đã cung cấp dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Sau khi đất nước thống nhất, hoạt động này được thực hiện từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX,trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường. Đến những năm 90, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động ngân hàng trở nên đa dạng và bảo lãnh ngân hàng được phát triển như một tất yếu khách quan. Nhưng do thiếu sự chỉ đạo thống nhất bằng các văn bản pháp lý nên hoạt động bảo lãnh ngân hàng thời kỳ này thiếu hiệu quả. Từ những năm 1994 - 1995, hoạt động bảo lãnh dần được hoàn thiện nhờ việc ban hành một số quy định thống nhất. Những năm sau đó, cùng với xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, bảo lãnh ngân hàng đã nhanh chóng phát triển. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số 3 và dư nợ bảo lãnh của các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng tăng. Các hình thức bảo lãnh được áp dụng ngày càng đa dạng, với doanh số ngày càng cao cho thấy tiềm năng phát triển của dịch vụ này trong nền kinh tế nước ta là rất lớn. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cơ hội hợp tác và mở rộng thương mại quốc tế ngày càng nhiều; cùng với đó, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng phát triển. 1.1.1 Bản chất của bảo lãnh ngân hàng 1.1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: Hiện nay, thuật ngữ bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee) chưa được định nghĩa một cách thống nhất trong luật pháp quốc tế cũng như các thông lệ được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng có thể hiểu như sau: Bảo lãnh ngân hàng là một biện pháp bảo đảm mang tính dự phòng, theo đó, định chế tài chính phát hành (the Guarantor) cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên nhận bảo lãnh (the Beneficiary) thay cho khách hàng (the Principal) khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết. Tại Việt Nam, theo quy định hiện hành nêu tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày 15/06/2004, khái niệm về bảo lãnh ngân hàng được xác định: Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của TCTD (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay. Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ ngoại thương nhằm chống đỡ những tổn thất của bên nhận bảo lãnh khi đối tác vi phạm cam kết. Trong giới hạn mục tiêu của đề tài, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo lãnh ngân hàng do NHTM phát hành. NHTM là một loại hình TCTD, 4 được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận (mục tiêu chính) và góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. 1.1.1.2 Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng Hiện nay, chưa có khái niệm thống nhất về hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại NHTM; tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì khái niệm về hoạt động ngân hàng có thể hiểu như sau: Hoạt động bảo lãnh ngân hàng là một dịch vụ ngân hàng, theo đó, NHTM sử dụng uy tín và sức mạnh tài chính của mình cam kết với bên nhận bảo lãnh để bảo lãnh cho bên được bảo lãnh thực hiện một nghĩa vụ đã được quy định từ trước. NHTM chịu trách nhiệm trả tiền theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh khi điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh được đáp ứng. Trách nhiệm này là không hủy ngang, trừ khi có sự chấp thuận của bên nhận bảo lãnh. Sau khi thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, NHTM có quyền truy đòi bên được bảo lãnh và bên được bảo lãnh có nghĩa vụ phải bồi hoàn cho NHTM số tiền đã trả thay. Trong một bảo lãnh ngân hàng thường có ít nhất ba thành phần sau: - Bên bảo lãnh (ngân hàng bảo lãnh) - the Guarantor là NHTM phát hành cam kết bảo lãnh. Đó thường là NHTM có khả năng tài chính, có chức năng phát hành cam kết bảo lãnh và được bên thụ hưởng chấp nhận. Có thể là một NHTM phục vụ bên được bảo lãnh hoặc nhiều NHTM tham gia. - Bên được bảo lãnh - the Principal là khách hàng được NHTM bảo lãnh. Bên được bảo lãnh có thể là tổ chức hoặc cá nhân, trong hoặc ngoài nước và có đủ điều kiện để được ngân hàng bảo lãnh. - Bên nhận bảo lãnh - the Beneficiary (còn gọi là Bên thụ hưởng) là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của NHTM. Ngoài ra, có thể còn có các bên liên quan khác: bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo đảm cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, … 1.1.1.3 Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng - Quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: Đây là mối quan hệ 5 gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh, được thể hiện dưới dạng: hợp đồng mua bán, hợp đồng thi công, hồ sơ mời thầu, đơn dự thầu,... Trong mối quan hệ này, bên được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện cam kết đối với bên nhận bảo lãnh. - Quan hệ giữa bên được bảo lãnh và NHTM bảo lãnh: Dựa vào quan hệ gốc giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, NHTM phát hành cam kết bảo lãnh theo yêu cầu của bên được bảo lãnh. Mối quan hệ này thể hiện thông qua hợp đồng cấp bảo lãnh. Đây là văn bản thỏa thuận giữa NHTM với bên được bảo lãnh và các bên liên quan (nếu có) về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện bảo lãnh của NHTM. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã trả thay khi ngân hàng phải thanh toán cho bên nhận bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh. - Quan hệ giữa NHTM bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: ngân hàng bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo lãnh vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Quan hệ này thể hiện thông qua cam kết bảo lãnh. Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của NHTM, được phát hành dưới dạng thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh. Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của NHTM; còn Hợp đồng bảo lãnh: là thỏa thuận bằng văn bản giữa NHTM và bên nhận bảo lãnh, hoặc giữa NHTM, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các bên liên quan, về việc NHTM sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Nội dung của Cam kết bảo lãnh gồm: tên và địa chỉ của: bên được bảo lãnh, ngân hàng phát hành, bên thụ hưởng; ngày phát hành; dẫn chiếu hợp đồng gốc; số tiền và loại tiền bảo lãnh; cam kết chính thức của ngân hàng; điều kiện về yêu cầu thanh toán, chứng từ xuất trình; thời hạn bảo lãnh; điều khoản giảm trừ giá trị bảo lãnh; dẫn chiếu luật áp dụng; nội dung về ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận (nếu có), … 1.1.2 Phân loại bảo lãnh ngân hàng Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân chia bảo lãnh ngân hàng 6 thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây đề cập một số cách phân loại sau: Phân loại bảo lãnh căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh - Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee) là loại bảo lãnh, trong đó NHTM chịu trách nhiệm phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của bên được bảo lãnh. Sau khi ngân hàng đã thanh toán cho bên thụ hưởng, ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi từ bên được bảo lãnh. Bảo lãnh trực tiếp thường có ba bên tham gia: ngân hàng phát hành bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh ở nước ngoài, có thể xuất hiện một ngân hàng ở cùng quốc gia đó trong vai trò ngân hàng thông báo. NGÂN HÀNG 2 BÊN ĐƯỢC 3 1 BÊN NHẬN BẢO LÃNH BẢO LÃNH Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp (1) Biểu thị quan hệ gốc (hợp đồng gốc), là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh. (2) Biểu thị mối quan hệ giữa bên được bảo lãnh và NHTM, trong đó bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh nêu trong hợp đồng gốc. (3) Biểu thị mối quan hệ giữa NHTM và bên nhận bảo lãnh. Ngân hàng chịu trách nhiệm bồi hoàn cho bên nhận bảo lãnh khi hợp đồng bị vi phạm. - Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee) là loại bảo lãnh, trong đó, bên được bảo lãnh yêu cầu NHTM phục vụ mình (gọi là ngân hàng Chỉ thị - Instructing Bank) 7 đề nghị ngân hàng thứ hai (gọi là ngân hàng Phát hành -Issuing Bank) phát hành cam kết bảo lãnh (gọi là bảo lãnh chính) và chuyển cho bên nhận bảo lãnh. Trong loại bảo lãnh này, bên được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng Phát hành; mà ngân hàng Chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng Phát hành thông qua một cam kết bảo lãnh (gọi là bảo lãnh đối ứng - Counter Guarantee) có các điều khoản quy định như trong bảo lãnh chính nhưng thời hạn bảo lãnh dài hơn. Sau khi đã bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, ngân hàng Chỉ thị truy đòi từ bên được bảo lãnh. NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG CHỈ THỊ 3 PHÁT HÀNH 2 4 4 BÊN ĐƯỢC 1 BÊN NHẬN BẢO LÃNH BẢO LÃNH Sơ đồ 1.2 Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp (1) Hợp đồng gốc được ký kết giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. (2) Trên cơ sở hợp đồng gốc, bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng Chỉ thị chỉ thị cho ngân hàng Phát hành phát hành cam kết bảo lãnh. (3) Ngân hàng Chỉ thị chỉ thị cho ngân hàng Phát hành phát hành cam kết bảo lãnh, đồng thời cam kết bồi hoàn thông qua bảo lãnh đối ứng. (4) Ngân hàng Phát hành phát hành bảo lãnh và có thể chuyển trực tiếp cho bên nhận bảo lãnh hoặc thông qua ngân hàng thông báo. Loại bảo lãnh này được sử dụng chủ yếu trong trường hợp bên nhận bảo lãnh ở nước ngoài và ngân hàng Phát hành ở cùng quốc gia đó nên quyền lợi của bên thụ hưởng được bảo vệ chắc chắn hơn. 8 Phân loại dựa trên bản chất của bảo lãnh - Bảo lãnh đồng nghĩa vụ (Accessory Guarantee - Suretyship), còn gọi là bảo lãnh bổ sung, là một loại bảo lãnh mang tính truyền thống xét theo nguồn gốc ra đời của nó. Đặc trưng của loại bảo lãnh này là nghĩa vụ của NHTM phát hành bị chi phối bởi quy tắc đồng phạm vi (Co - Extensiveness): NHTM và bên được bảo lãnh được xem là cùng nghĩa vụ. Tuy nhiên, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh là nghĩa vụ đầu tiên; nghĩa vụ của NHTM là bổ sung và được thực hiện khi và chỉ khi có các bằng cớ xác nhận rằng nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm. Với loại bảo lãnh này, NHTM phát hành thường can thiệp sâu vào giao dịch giữa bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng, nên ít được sử dụng trong quan hệ quốc tế. - Bảo lãnh độc lập (Independent Guarantee) là một dạng bảo lãnh ngân hàng hiện đại, ra đời từ những đòi hỏi trong thực tiễn. Cơ chế của nó dựa trên hai quy tắc cơ bản là: độc lập (Independent) và hoàn toàn phù hợp (Strict compliance). Theo đó, nghĩa vụ của NHTM hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng gốc và việc thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản quy định trong cam kết bảo lãnh. Tuy nhiên, tính độc lập của loại bảo lãnh này chỉ có tính tương đối và phụ thuộc vào các điều kiện thanh toán đã được quy định trong cam kết bảo lãnh. Loại bảo lãnh này đem lại sự thuận lợi cho bên nhận bảo lãnh và cả NHTM phát hành, nên được sử dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế. Phân loại dựa trên mục đích bảo lãnh - Bảo lãnh vay vốn (Loan Guarantee) là cam kết của NHTM bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, về việc trả nợ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không trả, hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh. - Bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee - Bid Bond) là cam kết của NHTM bảo lãnh với bên mời thầu/chủ đầu tư, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên được bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp, hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu/chủ 9 đầu tư thì NHTM bảo lãnh sẽ thực hiện thay. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee) là cam kết của NHTM bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ thì NHTM bảo lãnh sẽ thực hiện thay. - Bảo lãnh bảo hành (Maintenance Guarantee/Warranty Bond) là cam kết của NHTM bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc bên được bảo lãnh thực hiện đúng các thỏa thuận về bảo hành theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm điều khoản về bảo hành và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ thì NHTM bảo lãnh sẽ thực hiện thay. - Bảo lãnh hoàn thanh toán (Repayment Guarantee), còn được gọi là bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng, là cam kết của NHTM bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả, hoặc hoàn trả không đầy đủ thì NHTM bảo lãnh sẽ thực hiện thay. - Bảo lãnh trả chậm (Deferred Payment Guarantee) còn được gọi là bảo lãnh thanh toán và thường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán trả chậm. Đây là cam kết của NHTM bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. 1.1.3 Chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng 1.1.3.1 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng - Chức năng hạn chế rủi ro do thông tin không cân xứng Trong kinh doanh, việc tìm hiểu thông tin về đối tác là rất quan trọng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau như: khoảng cách địa lý, sự khác biệt về tập quán 10 kinh doanh, khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin, chi phí về thông tin lớn, nên luôn tồn tại rủi ro do thông tin không cân xứng. Do đó, bảo lãnh ngân hàng là công cụ hiệu quả góp phần khắc phục nhược điểm này. - Chức năng là công cụ bảo đảm Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng. Chức năng này được thể hiện trước hết ở việc bảo đảm sự công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi của bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trong việc thực hiện các cam kết. Bên cạnh đó, bằng việc cam kết chi trả khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra sự bảo đảm cho bên nhận bảo lãnh. Đây chính là mục đích ra đời của bảo lãnh ngân hàng. Chính sự tin tưởng này tạo điều kiện cho các giao dịch được tiến hành một cách thuận lợi và dễ dàng. Ngoài ra, bảo lãnh ngân hàng còn là công cụ bù đắp cho bên nhận bảo lãnh những tổn thất gây ra do phía đối tác không thực hiện các nghĩa vụ. Điều này làm yên lòng người cung cấp vốn, người cho vay, chủ công trình, người mua hoặc bất kỳ ai với tư cách là bên nhận bảo lãnh, trong giao dịch với đối tác. Trên thực tế, do việc thanh toán dựa trên vấn đề vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của bên được bảo lãnh, mà các nghĩa vụ này lại có sự giám sát gián tiếp từ phía ngân hàng, nên tỷ trọng các bảo lãnh ngân hàng được yêu cầu thanh toán thường không cao. Rõ ràng, sự có mặt của bảo lãnh ngân hàng như là nhiên liệu bôi trơn cổ máy kinh tế, góp phần giải phóng các ách tắc trong các giao dịch ở các lĩnh vực, trong nước lẫn quốc tế. - Chức năng là công cụ tài trợ Bảo lãnh ngân hàng còn là công cụ tài trợ về mặt tài chính cho bên được bảo lãnh. Trong nhiều trường hợp, thông qua bảo lãnh ngân hàng, bên được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh chóng, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, tiền nộp thuế, … Vì vậy, mặc dù không trực tiếp cấp vốn, nhưng với việc phát hành bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh đã giúp cho khách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi thực hiện cho vay. Với ý nghĩa này, bảo lãnh ngân hàng được coi là một trong những dịch vụ 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan