Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế giá trị gia tăng với ...

Tài liệu Luận văn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế bắc giang

.PDF
71
372
105

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp ii GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Tình Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp iii GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh Danh mục các chữ viết tắt: DN: Doanh nghiệp NQD: Ngoài quốc doanh NNT: Người nộp thuế GTGT: Giá trị gia tăng CT: Cục Thuế Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp iv GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh Danh mục các bảng: Tên bảng Bảng Trang 2.1 Số mã số thuế được cấp cho các DN NQD theo từng loại hình ....... 26 2.2 Cơ cấu cán bộ công chức CT Bắc Giang theo trình độ .................... 29 2.3 Cơ cấu cán bộ công chức tại CT Bắc Giang theo độ tuổi................. 30 2.4 Kết quả thu ngân sách tại CT Bắc Giang .......................................... 21 2.5 Tình hình quản lý mã số thuế ở CT Bắc Giang ................................ 33 2.6 Tình hình nộp tờ khai của các DN NQD tại CT Bắc Giang. ............ 40 2.7 Tình hình nợ thuế GTGT của các DN NQD tại CT Bắc Giang ....... 45 2.8 Một số DN điển hình về số nợ thuế lớn tại CT Bắc Giang............... 47 2.9 Kết quả hoàn thuế GTGT cho các DN NQD .................................... 48 2.10 Kết quả kiểm tra tại trụ sở DN với các DN NQD ............................. 50 Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp v GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh Danh mục các hình Hình 2.1 Tên hình Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục Thuế Bắc Giang Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Trang 28 Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp vi GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh MỤC LỤC Trang Trang bìa................................................................................................................ i Lời cam đoan ......................................................................................................... ii Mục lục ................................................................................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................... iv Danh mục các bảng .............................................................................................. v MỤC LỤC ..............................................................................................................ii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ............................................................ 2 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 2 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .................................................................... 2 Chương 1: MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. .............................................. 3 1.1. Một số nhận thức chung về doanh nghiệp ngoài quốc doanh ................. 3 1.1.2 Vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .................................. 5 1.1.3. Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ............ 6 1.2. Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 7 1.2.1. Khái quát chung về thuế Giá trị gia tăng ............................................. 7 1.2.2. Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ............................................................................................................ 13 1.2.3 Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ...................................................... 20 Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp vii GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH THỜI GIAN QUA TẠI CỤC THUẾ BẮC GIANG ...................................................... 23 2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội và thực trạng phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ................................................ 23 2.1.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang. ............................................... 23 2.1.2 Thực trạng phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang...................................................................................... 25 2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế Bắc Giang ............................... 27 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Cục thuế Bắc Giang ..... 27 2.2.2. Kết quả thu thuế GTGT từ các DN NQD tại Cục Thuế Bắc Giang trong những năm gần đây ............................................................................. 30 2.3. Thực trạng công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế Bắc Giang.......................................... 32 2.3.1. Quản lý người nộp thuế ...................................................................... 32 2.3.2. Công tác tuyên truyền-hỗ trợ người nộp thuế .................................... 35 2.3.3. Công tác quản lý kê khai .................................................................... 39 2.3.4. Công tác quản lý hóa đơn, chứng từ .................................................. 42 2.3.5. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Giá trị gia tăng............... 44 2.3.6. Công tác xử lý hoàn thuế GTGT ........................................................ 47 2.3.7. Công tác kiểm tra thuế GTGT............................................................ 49 2.3.8. Công tác thanh tra thuế Giá trị gia tăng ............................................. 51 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ BẮC GIANG ................................. 53 Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp viii GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh 3.1 Định hướng, mục tiêu của công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng trong thời gian tới tại Cục thuế Bắc Giang ................................................................ 53 3.2.1 Tăng cường quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .................. 54 3.2.2. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ từ cấp Cục đến cấp Chi cục .............................................................................. 56 3.2.3.Tăng cường công tác quản lý kê khai thuế ......................................... 56 3.2.4. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa đơn, chứng từ 57 3.2.5. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế các DN NQD một cách có hiệu quả. ............................................................................................................... 58 3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác xử lý hoàn thuế ..................................... 58 3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra ............................. 58 3.2.8. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý thu thuế .......................... 59 3.2.9. Cán bộ thuế phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước qui trình quản lý thu thuế GTGT đã được Tổng cục thuế ban hành. ............................................. 60 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 61 Danh mục tài liệu tham khảo: .............................................................................. 62 Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 1 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô. Hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế trong đó thuế GTGT là một sắc thuế chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu số thu. Thuế GTGT có vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhờ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể khi yêu cầu phải sử dụng hóa đơn, chứng từ trong giao dịch. Điều này còn hỗ trợ rất nhiều cho các công tác kiểm soát sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh…. Thuế GTGT cũng góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước khi đánh thuế GTGT vào các hàng hóa xuất khẩu. Ngày nay cùng với xu hướng phát triển kinh tế nói chung đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các công ty, DN đặc biệt là khối các DN NQD. Đây là khu vực có vai trò quan trọng đóng góp một phần không nhỏ vào số thu của ngân sách hàng năm. Nhưng đây cũng là nguồn thu rất phức tạp đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của ngành Thuế. Công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN NQD thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập dẫn đến thất thu Thuế GTGT. Ở CT Bắc Giang cũng tồn tại nhiều những khó khăn bất cập trong công tác quản lý thu thuế GTGT với các DN NQD trên địa bàn tỉnh. Việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT với các DN NQD là công việc quan trọng góp phần giúp CT Bắc Giang tập trung được nguồn thu tiềm năng, đảm bảo thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của ngành và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Tỉnh. Bởi vậy việc chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế Bắc Giang.” làm khóa luận tốt nghiệp có ý nghĩa rất thiết thực. Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 2 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DN NQD. Đề tài nhằm hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thuế GTGT đối với các DN NQD, và quy trình quản lý thuế GTGT với các DN NQD. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị GTGT đối với các DN NQD tại CT Bắc Giang trong 3 năm gần đây từ năm 2011 đến năm 2013. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT với các DN NQD này để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được xây dựng trên phạm vi các DN NQD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do CT Bắc Giang quản lý trong khoảng thời gian từ năm 2011-2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích, tổng hợp để làm rõ tình trạng thu thuế ở CT Bắc Giang và đề xuất các biện pháp phù hợp. 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1: Một số nhận thức chung về doanh nghiệp ngoài quốc doanh và quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Cục Thuế Bắc Giang. - Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế Bắc Giang. Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 3 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh Chương 1 MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 1.1. Một số nhận thức chung về doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong Luật DN năm 1990 và năm 1999 có quy định về các tổ chức kinh tế tư hữu và các tổ chức kinh tế nhà nước nhưng đến lần sửa đổi gần đây nhất năm 2005 không còn có sự phân biệt DN nhà nước hay DN tư hữu về mặt quản trị DN. Nhưng để phục vụ mục đích quản lý thuế DN được phân chia thành các nhóm theo căn cứ vào chủ thể sở hữu bao gồm: DN nhà nước, DN ngoài nhà nước hay DN NQD và DN có vốn đầu tư của nước ngoài. Khái niệm DN NQD: DN NQD là một loại hình DN được thành lập theo quy định của Nhà nước, bao gồm cả các DN có vốn góp của Nhà nước trong DN nhỏ hơn 50% số vốn kinh doanh của DN, hoạt động theo quy định của pháp luật. DN NQD bao gồm: Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Hợp danh, DN tư nhân và Hợp tác xã. 1.1.1.2. Đặc điểm DN NQD có một số đặc điểm: Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 4 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh Thứ nhât: Về mặt sở hữu, đây là điểm làm nên sự khác biệt của các DN NQD. Phần lớn tài sản của DN NQD là tư hữu. Quyền quản lý, điều hành DN không thuộc về nhà nước mà thuộc về chủ sở hữu DN. Do đặc điểm chung các chủ sở hữu đều hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuân, họ luôn có xu hướng tối đa hóa lợi ích của mình. Bởi vậy tình trạng trốn thuế, tránh thuế cũng xảy ra nhiều ở các DN NQD. Thứ hai: Về số lượng DN và phạm vi hoạt động. Các DN NQD hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, sự hình thành và phát triển của DN tuân theo nhu cầu, điều kiện của thị trường, không có định mức quy mô hoạt động. Nên số lượng DN NQD rất lớn và phân bổ trên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh với rất nhiều loại hình . Với số lượng DN lớn và phạm vi hoạt động rộng đây cũng là đặc điểm gây không ít khó khăn cho công tác quản lý. Thứ ba: Về trình độ quản lý, năng lực chuyên môn ở các DN NQD. Sự phát triển của xã hội, trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn ngày càng được nâng cao do có sự đào tạo bài bản. Nhưng mặt bằng chung ta thấy ở phần lớn các DN NQD trình độ quản lý của cán bộ, năng lực chuyên môn của nhân viên có sự yếu hơn so với khối DN nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này có thể thấy được từ việc yêu cầu với các ứng viên khi tuyển dụng nhân viên cho DN. Thứ tư: Về ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là pháp luật Thuế. Đặc điểm này phụ thuộc khá nhiều vào trình độ năng lực quản lý cũng như chuyên môn ở các DN. Sự hiểu biết không đầy đủ dễ dẫn đến việc sai sót hoặc cố tình không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Với những đặc điểm trên của khối DN NQD mang lại nhiều khó khăn hơn là thuận lợi trong quá trình quản lý thuế đối với khối DN NQD. Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 5 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh 1.1.2 Vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh DN NQD có thể kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế được pháp luật cho phép như sản xuất, chế biến, gia công, thương mại, vận chuyển, du lịch,… trừ một số ngành mà nhà nước giữ độc quyền để đảm bảo Quốc phòng, An ninh và ổn định chính trị đất nước. Trên con đường Công nghiệp hóa hiện đại hóa đât nước, sự hình thành và phát triển của các DN NQD có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Phát triển các DN NQD là giải pháp tạo ra thành quả tăng trưởng kinh tế chung, đổi mới bộ mặt kinh tế, xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ cho xã hội góp phần nâng cao tổng thu nhập quốc nội, cải thiện đời sống nhân dân.Với quy mô, loại hình DN đa dạng khối DN NQD cũng là nơi tạo ra rất nhiều công ăn việc làm,tạo ra thu nhập cho người lao động giúp giải quyết vấn đề lao động. Theo chuyên đề thống kê sự phát triển của DN Việt Nam giai đoạn 2006-2011 cho thấy. Thời điểm 31/12/2011 số lượng lao động làm việc trong DN là 10,9 triệu người thì số lượng lao động của khối DN NQD đạt 6,7 triệu người đạt gần 61,3% số lượng lao động ở các DN. Sự cho phép thành lập các DN thuộc sở hữu tư nhân cũng góp phần vào việc huy động được tối đa khả năng tiểm lực tài chính, kinh tế vào việc phát triển kinh tế xã hội. Tâm lý của phần lớn mọi người đều muốn được tự tay quản lý sử dụng nguồn lực của mình hơn là việc giao cho người khác nắm quyển sử dụng. Việc này tạo điều kiện để những nguồn lực nhàn rỗi trong dân được huy động một cách triệt để và hiệu quả. Và kết quả thống kê sự phát triển DN Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011. Cho biết vào 31/12/2011 số vốn huy động vào khu vực DN là 14.863 nghìn tỉ đồng gấp 4,4 lần so với lượng vốn thu hút vào khu vực DN năm 2006. Riêng khối DN NQD thu hút 7.619 nghìn tỉ đồng chiếm 51,3% toàn DN và gấp 7,9 lần so với năm 2006. Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 6 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh Sự tồn tại song song giữa các DN NQD và DN nhà nước tạo ra một môi trường cạnh tranh hơn, nâng cao tính năng động cho nền kinh tế. Đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.1.3. Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh DN NQD hay là các tổ chức kinh tế tư hữu đã tồn tại khá sớm trong nền kinh tế Việt Nam. Xu hướng phát triển chung của nền kinh tế DN Việt Nam cũng ngày càng phát triển nhanh về cả quy mô và số lượng. Theo điểu tra của Tổng cục Thống kê về tinh hình phát triển của các DN Việt Nam năm 2006 đến năm 2011. Tại thời điểm 31/12/2011 số lượng DN đang hoạt động trên địa bàn toàn quốc theo thông kê là 324.691 DN gấp 2,6 lần so với năm 2006. Cơ cấu DN theo loại hình kinh tế số lượng DN nhà nước là 3.265 DN chiếm khoảng 1%. DN NQD là 312.416 DN chiếm 96,2%, đây là loại hình kinh tế tăng trưởng nhanh nhất gấp 2,7 lần năm 2006, số lượng DN có vốn đầu tư nước ngoài là 9.010 chiếm 2.8%. Từ kết quả thống kê trên ta có thể thấy được khối DN NQD có sự tăng trưởng nhanh nhất. Với cơ chế kinh tế hiện hành, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều sự thay đổi cùng với chủ trương cổ phần hóa các DN, điều đó làm cho số lượng và quy mô của các DN NQD ngày càng tăng lên góp phần tích cực để tăng tính hiệu quả cho nền kinh tế. Tính đến hết năm 2013 toàn Việt Nam có trên 488.000 DN đang hoạt động và số doanh ghiệp NQD là khoảng 453.000 DN (theo số liệu của Tổng Cục thống kê). DN NQD ở Việt Nam hiện nay phần lớn là các DN vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và sản xuất nông nghiệp, thủ công và hoạt động gia công. Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay và những ảnh hưởng từ xu hướng hội nhập toàn cầu hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các DN NQD này. Những khó khăn, yếu kém về ứng dụng khoa học công nghệ, trình độ nhân công, hay qui mô vốn nhỏ, khả năng tiếp cận các Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 7 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh nguồn vốn khó khăn khiến cho các hoạt động, của DN gặp phải nhiều bất cập như: chất lượng sản phẩm không đạt chuẩn để xuất khẩu vào các thị trường khác, thiếu tính cạnh tranh so với sản phẩm tương tự của các nước bạn điển hình thời gian qua là các sản phẩm nông nghiệp gạo, cà phê, tôm, cá tra, cá basa, … 1.2. Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.1. Khái quát chung về thuế Giá trị gia tăng 1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế Giá trị gia tăng Khái niệm Thuế GTGT được khai sinh tại nước Pháp với tên tiếng Anh là Value Added Tax viết tắt là VAT. Đây là một trong các sắc Thuế thuộc hệ thống thuế tiêu dùng được áp dụng phổ biến, rộng rãi trên phạm vi của nhiều nước. Ở Việt Nam thuế GTGT được áp dụng lần đầu vài năm 1990 với tên gọi là Thuế Doanh Thu đến năm 1999 Quốc hội sửa đổi và ban hành luật mới chính thức mang tên gọi Thuế GTGT, tên gọi thuế GTGT vẫn được sử dụng cho đến hiện nay. Khái niệm “Thuế GTGT là sắc thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.” Đặc điểm Thuế GTGT là một sắc thuế tiêu dùng nên nó mang toàn bộ những đặc điểm của sắc thuế tiêu dùng như: Thứ nhất, thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn, không trùng lắp. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sán xuất, kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm ở mỗi giai đoạn. Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 8 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh Thứ hai, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thứ ba, thuế GTGT có tính lãnh thổ rõ rệt. Đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Thứ tư, thuế GTGT có tính lũy thoái so với thu nhập. Thuế GTGT phụ thuộc vào mức tiêu dùng của xã hội, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng, trao đổi mua bán càng tăng lên thì càng làm tăng nguồn thu từ thuế GTGT. 1.2.1.2. Thuế Giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hiện nay luật thuế GTGT đang được áp dụng là Luật thuế GTGT số 13/2008/QH được Quốc hội thông qua ngày 3 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013. Các nội dung chính của Luật thuế GTGT hợp nhất gồm:  Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh tiêu dùng ở Việt Nam. Trừ những hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT.  Người nộp thuế: NNT GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 9 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh  Đối tượng không chịu thuế Luật thuế GTGT quy định 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT.  Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế GTGT gồm có giá tính thuế GTGT và thuế suất. - Giá tính thuế Nguyên tắc xác định giá tính thuế GTGT là giá bán, giá cung cấp dịch vụ chưa có thuế GTGT .Giá bán giá cung cấp này bao gồm cả các khoản phụ thu, phí thu thêm mà người bán được hưởng không kể những khoản phí thu thêm mà người bán nộp vào ngân sách nhà nước. Đối với hàng hóa nhập khẩu giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu đã tính thuế nhập khẩu trường hợp được miễn hoặc giảm giá nhập khẩu thì giá tính thuế là giá nhập khẩu cộng thêm thuế nhập khẩu sau khi đã miễn hoặc giảm. - Thuế suất Luật thuế GTGT hiện hành quy định 3 mức thuế suất thuế GTGT là 0%, 5%, 10% Thuế suất 0% áp dụng cho các hàng hóa dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài và các trường hợp được coi như xuất khẩu Thuế suất 5% chủ yếu áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ từ các hoạt động thiết yếu, hay quá trình sản xuất có nhiều khó khăn cần khuyến khích phát triển Thuế suất 10% là mức thuế suất phổ thông áp dụng cho các đối tượng chịu thuế GTGT không thuộc diện áp mức thuế suất 0% và 5%  Thời điểm tính thuế GTGT là: Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 10 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ viễn thông theo hợp đồng giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông không quá 2 tháng từ tháng phát sinh cước viễn thông. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.  Phương pháp tính thuế Có 2 phương pháp tính thuế GTGT được áp dụng là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. - Phương pháp khấu trừ: Về đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm: Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 11 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh Một là, cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên Hai là cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp Ba là tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay. Về các xác định số thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT. Thuế GTGT đầu vào bằng = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT , số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính. - Phương pháp trực tiếp: Thứ nhất, áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của vàng bạc đá quý x 10% (GTGT của vàng bạc đá quý = giá thanh toán – giá mua vào tương ứng) Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 12 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh Thứ hai, áp dụng đối với các đối tượng sau: - DN, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; - Hộ, cá nhân kinh doanh; - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay. - Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ % Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%; - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; - Hoạt động kinh doanh khác: 2%. Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01 Luận văn tốt nghiệp 13 GVHD: ThS. Phạm Nữ Mai Anh  Hoàn thuế GTGT Về việc hoàn thuế GTGT đối tượng, điều kiện hoàn thuế GTGT từ 1 tháng 1 năm 2014 có sự thay đổi so với trước đây. Sự khác biệt này được qui định chi tiết trong điều 18, điều 19 của thông tư 219/2013/TT-BTC. 1.2.2. Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.2.1. Nội dung quản lý thu thuế GTGT đối với các DN NQD a. Quản lý NNT Quản lý NNT là bước tiền đề cho công tác quản lý thu thuế. Để làm tốt công tác quản lý thu thuế GTGT cơ quan thuế cần phải kiểm soát được đối tượng nộp thuế. Cụ thể là phải nắm rõ số lượng đối tượng DN NQD đăng kí kinh doanh, tình trạng hoạt động của các đối tượng này, kịp thời phát hiện khi các DN tạm ngừng kinh doanh hay đã phá sản bỏ trốn. b. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT Đây là chức năng quan trọng góp phần rất lớn vào việc thực hiện thành công công tác quản lý thu thuế GTGT. Cơ quan thuế phải thực hiện việc tuyên truyền, giải thích về bản chất, vai trò của thuế, các lợi ích xã hội có được từ việc sử dụng tiến thuế đến mọi người dân; nội dung các chính sách, pháp luật về thuế GTGT cập nhật những thay đổi liên quan đến chính sách pháp luật thuế. Phổ biến các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan thuế, NNT và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc cung cấp thông tin và phối hợp trong việc thực hiện các luật thuế GTGT. Phổ biến các thủ tục về thuế, quy định về việc xử lý các vi phạm pháp luật thuế. Tuyên dương khen thưởng NNT chấp hành tốt pháp luật thuế. c. Công tác quản lý kê khai Sinh viên: Nguyễn Thị Tình Lớp: CQ48/02.01
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng