Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cbql của công ty tnhh...

Tài liệu Luận văn đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cbql của công ty tnhh đầu tư phát triển công nghệ và thương mại việt nam

.PDF
116
357
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------- NGUYỄN ANH TUẤN ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBQL CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------- NGUYỄN ANH TUẤN ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBQL CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐỖ VĂN PHỨC HÀ NỘI - 2014 Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài luận văn..................................................................................7 2. Mục đích (Các kết quả) nghiên cứu....................................................................8 3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................8 4. Nội dung của luận văn: .......................................................................................8 Luận văn gồm 3 chương .........................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ................................................................................................9 1.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý yếu tố quyết định chủ yếu chất lượng quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên .9 1.2 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý DN.....................17 1.3 Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.........................................................................................................34 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBQL CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ PTCN VÀ TMVN ..................................................................................................... 52 2.1 Đặc điểm sản phẩm - khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình hình hiệu quả hoạt động của Công ty Đầu tư PTCN và TMVN .................................................52 2.1.1 Các loại sản phẩm và đặc điểm của từng loại.......................................59 2.1.2 Các loại khách hàng và đặc điểm của từng loại...................................60 2.2 Đánh giá tình hình chất lượng ĐN CBQL ở Công ty đầu tư PTCN và TM VN.........................................................................................................................64 2.3 Những nguyên nhân của chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty đầu tư PTCN và TMVN chưa cao...............................................................................................67 2.3.1 Nguyên nhân từ phía mức độ hấp dẫn thấp của chính sách thu hút ban đầu CBQL giỏi của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam ................................................................................................................67 2.3.2 Nguyên nhân từ phía mức độ hợp lý hạn chế của phương pháp đánh giá thành tích và mức độ hấp dẫn thấp của chính sách đãi ngộ cho các loại CBQL của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam..71 2.3.3 Nguyên nhân từ phía mức độ hấp dẫn thấp của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao cho từng loại CBQL của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam.....................................................................................77 Nguyễn Anh Tuấn 1 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRỌNG YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBQL CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ PTCN VÀ TMVN TRONG 5 NĂM TỚI......... 79 3.1 Sáu sức ép mới đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam trong 5 năm tới ...........................................79 3.2 Giải pháp 1: Đổi mới chính sách thu hút ban đầu cán bộ quản lý giỏi của Công ty ĐTPTCN và TM Việt Nam trong 5 năm tới...........................................82 3.3 Giải pháp 2: Đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi của Công ty ĐT PTCN và TM Việt Nam trong 5 năm tới..............................................................86 3.4 Giải pháp 3: Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam trong 5 năm tới.............................................................................................95 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 106 PHỤ LỤC LUẬN VĂN........................................................................................................... 108 Nguyễn Anh Tuấn 2 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 1 Bảng các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng đến môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp VN ........10  Bảng 1 2 Biểu hiện yếu kém (chất lượng thấp), nguyên nhân và tác động làm giảm hiệu quả của các loại công việc quản lý hoạt động của DN..............................14  Bảng 1 3 Tỷ trọng đảm nhiệm các chức năng của các cấp cán bộ quản lý doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (%)......................................................................19  Bảng 1 4 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam 2010 – 2015 ..............................................................................................19  Bảng 1 5 Cơ cấu ba loại kiến thức quan trọng đối với cán bộ quản lý DNSX công nghiệp Việt Nam ...............................................................................................20  Bảng 1 6 Tỷ lệ tốt nhất về đào tạo của ĐN CBQL ...................................................26  Bảng 1 7 Tỷ lệ tốt nhất về cấp độ chuyên môn.........................................................28  Bảng 1 8 Tỷ lệ (%) yếu kém chấp nhận được trong công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp Việt Nam. ........................................................30  Bảng 1 9 Tóm lược phương pháp đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.............................................................................30  Bảng 1 10 Tổng hợp tình hình biến động cán bộ quản lý trong 5 năm gần nhất của công ty...............................................................................................................31  Bảng 1 11 Tập hợp kết quả đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty………………… ..........................................................32  Bảng 1 12 Tập hợp kết quả lý giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách thu hút ban đầu cán bộ quản lý giỏi của công ty …................................................40  Bảng 1 13 Tập hợp kết quả luận giải đề xuất đổi mới nhằm tăng mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút ban đầu cán bộ quản lý giỏi của công ty …..trong 5 năm tới.......................................................................................................................41  Bảng 1 14 Động thái trọng số các loại giá trị (hấp dẫn) của các thành tố chi trả cho người có công với doanh nghiệp Việt Nam ......................................................44  Bảng 1 15 Động thái các quan hệ góp phần đảm bảo công bằng tương đối khi tính toán chi trả cho người có công với doanh nghiệp VN ......................................44  Bảng 1 16 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát mức độ hài lòng đối với thực trạng chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi của công ty…......................................45  Bảng 1 17 Tổng hợp kết quả lý giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi của công ty…..............................................................46  Bảng 1 18 Tập hợp kết quả luận giải đề xuất đổi mới nhằm tăng mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ CBQL giỏi của công ty…..trong 5 năm tới ................48  Bảng 1 19 Tổng hợp kết quả lý giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ CBQL của công ty….. ...................49  Nguyễn Anh Tuấn 3 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Bảng 1 20 Tổng hợp kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của công ty..........................................50  Bảng 2 2 Tình hình hiệu quả hoạt động của công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam trong 3 năm gần nhất.....................................................64 Bảng 2 3 Tập hợp kết quả đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam (12/2013) ...........................................................................................................66 Bảng 2 4 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách thu hút ban đầu CBQL giỏi của Công ty Đầu tư PTCN và TMVN năm 2012. 70 Bảng 2 5 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách đãi ngộ CBQL giỏi của Công ty Đầu tư Phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam năm 2012. ........................................................................................76 Bảng 2 6 Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách hỗ trợ nâng cao trình độ cho CBQL của Công ty Đầu tư Phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam năm 2012.......................................................................78 Bảng 3 1 Tập hợp kết quả đề xuất đổi mới chính sách thu hút ban đầu CBQL giỏi của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam trong 5 năm tới.......................................................................................................................90 Bảng 3 2 Tập hợp kết quả đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ CBQL giỏi của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam trong 5 năm tới. .......91 Bảng 3 3 Tập hợp kết quả đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ CBQL của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam trong 5 năm tới .................................................................................99 Nguyễn Anh Tuấn 4 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN DANH MỤC HÌNH Hình 1 2 Vị thế cạnh tranh quyết định mức độ khó (dễ) đạt hiệu quả cao hoạt động của doanh nghiệp...............................................................................................11  Hình 1 3 Quá trình tác động của chất lượng quản lý đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. ....................................................................................................13  Hình 1 4 Quan hệ giữa chất lượng quản lý với hiệu quả hoạt động của DN ............16  Hình 2 1 Sơ đồ công ty..............................................................................................53  Hình 2 2 Sơ đồ hệ thống khí nén...............................................................................62  Nguyễn Anh Tuấn 5 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu GS. TS Nội dung Giáo sư, Tiến sỹ TS Tiến sỹ QĐ Quyết định NĐ Nghị định TCVN DN Tiêu chuẩn Việt Nam Doanh nghiệp SXCN Sản xuất công nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh CBQL Cán bộ quản lý QLDN Quản lý doanh nghiệp ĐHBKHN Đại học Bách khoa Hà Nội. ĐHTC Đại học tại chức ĐHCQ Đại học chính quy KS2 Kỹ sư 2 QTKD Quản trị kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị PX Phân xưởng ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản (Return on Assets) WTO Tổ chức thương mại quốc tế (Word Trade Organization) NCKH Nghiên cứu khoa học EPC Tổng thầu Thiết kế - Mua sắm - Thi cụng (Engineering – Procurement – Construction) PTCN Phát triển công nghệ TMVN thương mại Việt Nam [A, tr.B] Tài liệu số A (mục lục tham khảo) ở trang B [12, tr.100] Nguyễn Anh Tuấn Tài liệu số 12 (mục lục tham khảo) ở trang 100 6 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Sau quá trình học chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Em nhận thức sâu sắc thêm rằng: Chất lượng quản lý, chất lượng đội ngũ CBQL có vai trò quyết định đối với khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, thực thi các cam kết với WTO, tức là khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên. Trên thực tế Việt Nam từ trước đến nay, vấn đề chất lượng của đội ngũ CBQL là vấn đề còn nhiều yếu kém, bất cập nhất; trong tương lai khi nước ta hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói riêng phải có những đột phá trong giải quyết tất cả các vấn đề, trong đó vấn đề có vai trò quyết định là vấn đề chất lượng của đội ngũ CBQL. Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường trong nước; trước thực trạng với sự biến động thường xuyên của lực lượng lao động, do sự cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Là cán bộ của Công ty trực tiếp liên quan đến công tác quản lý tại Công ty và theo dõi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, Em nhận thấy năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam thật sự không cao; quản lý hoạt động, đội ngũ CBQL của công ty có nhiều biểu hiện chưa mang lại hiệu quả cho Công ty. Vì những lý do trên, là học viên cao học chuyên ngành QTKD, Em đã chủ động đề xuất và được Giáo viên hướng dẫn GS. TS kinh tế Đỗ Văn Phức và Viện Nguyễn Anh Tuấn 7 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Kinh tế và Quản lý chấp thuận cho làm luận văn thạc sỹ QTKD với đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL Công ty TNHH đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam. 2. Mục đích (Các kết quả) nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này học viên phải đạt được các két quả quan trọng sau: - Kết quả thiết lập phương pháp đánh giá và các nhân tố của tình hình chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. - Kết quả đánh giá tình hình chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam trong thời gian qua cùng những nguyên nhân. - Kết quả đề xuất một số giải pháp trọng yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Việt Nam trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp mô hình hóa thống kê, điều tra - phân tích và chuyên gia. 4. Nội dung của luận văn: Luận văn gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp. Chương 2. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Đầu tư PTCN và TMVN. Chương 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty đầu tư PTCN và TMVN trong 5 năm tới. Nguyễn Anh Tuấn 8 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Từ khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận biết sâu sắc thêm rằng: chất lượng quản lý là nhân tố quyết định nhiều nhất sức cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, tồn tại và phát triển. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chuyển trọng tâm vào cạnh tranh giành dật 3 loại người tài: cán bộ quản lý giỏi, chuyên gia công nghệ và thợ lành nghề. Đội ngũ cán bộ quản lý giỏi là loại người tài có vai trò quyết định lớn nhất ở doanh nghiệp. Thực tiễn phát triển hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi lý luận phải trả lời rõ ràng, cụ thể được đồng thời 3 câu hỏi là: tại sao khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên phải thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp; nâng cao từ bao nhiêu lên bao nhiêu; nâng cao bằng cách nào. Góp phần trả lời câu hỏi 1 có sự tham gia của nội dung mục 1.1; câu hỏi 2 - nội dung mục 1.2; câu hỏi 3 - nội dung mục 1.3. 1.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý yếu tố quyết định chủ yếu chất lượng quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên Trong kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, tạo lập hoặc củng cố vị thế với kỳ vọng đạt hiệu quả cao bền lâu nhất có thể. Doanh nghiệp là đơn vị tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh, là tổ chức làm kinh tế. Doanh nghiệp có thể kinh doanh sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ. Như vậy, bản chất của hoạt động của doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, những lợi ích Nguyễn Anh Tuấn 9 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN phát sinh. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất, bền lâu nhất có thể. Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [15, tr 15], hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp quy tính thành tiền với tất cả các chi phí cho việc có được các lợi ích đó cũng quy tính thành tiền. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tiêu chuẩn được sáng tạo để đánh giá, lựa chọn mỗi khi cần thiết. Do đó, cần tính toán tương đối chính xác và có chuẩn mực để so sánh. Để tính toán được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước hết cần tính toán được toàn bộ các lợi ích và toàn bộ các chi phí tương thích.. Theo GS, TS kinh tế Đỗ Văn Phức [14,tr 16 và 17], mỗi khi phải tính toán, so sánh các phương án, lựa chọn một phương án đầu tư kinh doanh cần đánh giá, xếp loại A, B, C mức độ tác động, ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã hội và môi trường sinh thái như sau : Bảng 1 1 Bảng các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng đến môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp VN Giai đoạn Loại ảnh hưởng Loại A Loại B Loại C 2006 - 2010 2011-2015 2016 - 2020 Xã hội - chính trị 1, 35 1, 25 1, 15 Môi trường 1, 2 1, 3 1, 45 Xã hội - chính trị 1 1 1 Môi trường 1 1 1 Xã hội - chính trị 0, 80 0, 85 0, 90 Môi trường 0, 80 0, 75 0, 70 Sau khi đã quy tính, hàng năm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nhận biết, đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu : Lãi (Lỗ), Lãi / tổng tài sản. Nguyễn Anh Tuấn 10 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp tiến hành kinh doanh là tham gia cạnh tranh. Vị thế cạnh tranh (lợi thế so sánh) của doanh nghiệp chủ yếu quyết định mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hình 1 1 Vị thế cạnh tranh quyết định mức độ khó (dễ) đạt hiệu quả cao hoạt động của doanh nghiệp Thực tế của Việt nam từ trước đến nay và thực tế của các nước trên thế giới luôn chỉ ra rằng: vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu do trình độ (năng lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đó quyết định. Quản lý doanh nghiệp viết đầy đủ là quản lý hoạt động của doanh nghiệp, nó bao gồm xác quản lý chiến lược và quản lý điều hành. Quản lý chiến lược bao gồm: hoạch định chiến lược, thẩm định chiến lược và chỉ đạo thực hiện chiến lược. Hoạch định chiến lược là xác định mục tiêu chiến lược, các cặp sản phẩm khách – hàng chiến lược và các nguồn lực chiến lược. Doanh nghiệp làm ăn lớn khi có cạnh tranh đáng kể muốn đạt hiệu quả cao không thể không có chiến lược kinh doanh, quản lý chiến lược. Quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp là tìm cách, biết cách tác động đến những con người, nhóm người để họ tạo ra và luôn duy trì ưu thế về chất lượng, giá, thời hạn của sản phẩm, thuận tiện cho khách hàng. Quản lý doanh nghiệp một cách bài bản, có đầy đủ căn cứ khoa học là nhân tố quan trọng nhất của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý hoạt động của doanh nghiệp được nhìn nhận từ nhiều phương diện, từ Nguyễn Anh Tuấn 11 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN quá trình kinh doanh là thực hiện các thao tác tư duy, trí tuệ của 6 công đoạn sau đây: Chọn các cặp sản phẩm – khách hàng ; Cạnh tranh vay vốn; Cạnh tranh mua các yếu tố đầu vào; Tổ chức quá trình kinh doanh; Cạnh tranh bán sản phẩm đầu ra; Chọn phương án sử dụng kết quả kinh doanh... Nếu có yếu kém dù chỉ trong một công đoạn nêu ở trên là hiệu lực quản lý kém, hiệu quả kinh doanh thấp. Theo quy trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp là thực hiện đồng bộ bốn loại công việc sau: - Hoạch định: lựa chọn các cặp sản phẩm-khách hàng và lập kế hoạch thực hiện; - Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ; - Điều phối hoạt động của doanh nghiệp; - Kiểm tra. Không thực hiện hoặc thực hiện không tót dù chỉ một loại công việc nêu ở trên là hiệu lực quản lý kém, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp. Trình độ (năng lực, chất lượng) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp được nhận biết, đánh giá trên cơ sở chất lượng thực hiện 6 công đoạn nêu ở trên. Nguyễn Anh Tuấn 12 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Chất lượng quản lý hoạt động của doanh nghiệp Trình độ và động cơ làm việc của đa Chất lượng cạnh tranh số người lao động Trình độ khoa học, công Khả năng Giá thành sản phẩm Hiệu quả kinh doanh Hình 1 2 Quá trình tác động của chất lượng quản lý đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chất lượng quản lý kinh doanh được nhận biết, đánh giá thông qua hiệu lực quản lý. Hiệu lực quản lý được nhận biết, đánh giá thông qua chất lượng của các quyết định, biện pháp quản lý. Chất lượng của các quyết định, biện pháp quản lý phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ. Chất lượng của các cơ sở, căn cứ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tiến bộ của phương pháp, mức độ đầu tư cho quá trình nghiên cứu tạo ra chúng. Hiệu lực quản lý là tập hợp những diễn biến, thay đổi ở đối tượng quản lý khi có tác động của chủ thể quản lý. Hiệu lực quản lý cao khi có nhiều diễn biến, thay đổi tích cực ở đối tượng quản lý do tác động của chủ thể quản lý. Thay đổi, diễn biến tích cực là thay đổi, diễn biến theo hướng đem lại lợi ích cho con người, phù hợp với mục đích của quản lý; Chất lượng của quyết định, giải pháp, biện pháp quản lý, chất lượng sản phẩm của từng loại công việc quản lý được đánh giá bằng cách xem xét trực tiếp, sau đó xem chúng được xét tính đầy đủ đến đâu các mặt, các yếu tố ảnh hưởng và trên cơ sở xem xét chất lượng (độ tin cậy) của các số liệu, thông tin (căn cứ) sử dụng. Nguyễn Anh Tuấn 13 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Bảng 1 2 Biểu hiện yếu kém (chất lượng thấp), nguyên nhân và tác động làm giảm hiệu quả của các loại công việc quản lý hoạt động của DN Loại Biểu hiện Nguyên nhân trực Tác động làm giảm tiếp, sâu xa hiệu quả kinh doanh CVQLDN Hoạch - Chọn các cặp sản - Không có các kết - Kết quả kinh doanh định kinh phẩm - khách hàng quả dự báo cụ thể, giảm hoặc tăng chậm; doanh kém thị trường không cần chính xác về nhu cầu - Lãng phí, rủi ro nhiều; nhiều thị trường, về đối thủ nhiều, giá thành đơn đối thủ cạnh tranh cạnh tranh, về năng vị sản phẩm cao; mạnh hơn hẳn lực của bản thân Hiệu quả hoạt động - Ba phần của bản kế doanh nghiệp trong của hoạch ít cụ thể, kém cùng một tương lai; giảm hoặc không tăng rõ ràng, không lôgic - Nhận thức và đầu tư hoặc tăng chậm. với nhau cho công tác hoạch 1. chất lượng hoặc doanh nghiệp định kinh doanh chưa đủ lớn... - Kết quả kinh doanh 2. Đảm bảo - Bộ máy chồng chéo, tổ chức bộ có chức năng nhiều - Thiếu nghiêm túc, không tăng hoặc tăng máy và tổ bộ phận cùng chủ trì, động cơ và kỹ năng chậm; chức cán bộ có chức năng không làm công tác tổ chức - Chi phí cho hoạt động kém có bộ phận chủ trì; cán bộ; quản lý cao do mức độ - Số lượng cán bộ có - Nhận thức, đầu tư tích cực, sáng tạo trong năng lực phù hợp với cho đào tạo và ràng công việc của từng cán chức trách quá ít; Số buộc giữa tham gia bộ và mức độ phối hợp, lượng cán bộ đảm đóng góp với đãi ngộ trôi chảy trong hoạt nhiệm cùng một lúc từ cho cán bộ làm công động của bộ máy thấp. 3 chức trách trở lên tác tổ chức chưa đủ - Trục trặc, lãng phí, rủi quá nhiều... hấp dẫn... ro nhiều, giá thành đơn lượng chất vị sản phẩm của doanh Nguyễn Anh Tuấn 14 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN nghiệp cao... 3. Điều - Số lượng quyết định - Sản lượng, doanh phối (điều điều phối vội vàng, - Thiếu nghiêm túc, thu, chất lượng giảm động cơ và kỹ năng hoặc không tăng hoặc phiến diện quá nhiều; hành) hoạt động - Số lượng trục trặc điều phối hoạt động tăng chậm; doanh đáng kể quá nhiều; của cụ thể của doanh - Trục trặc, ngừng trệ, lãng phí trong điều nghiệp kém - Số lần khắc phục nghiệp; chất lượng trục trặc chậm quá - Nhận thức, đầu tư phối nhiều; nhiều và tốn phí quá cho đào tạo và ràng cao... - Chi phí cho điều buộc giữa tham gia phối cao; Giá thành đóng góp với đãi ngộ đơn vị sản phẩm của cho cán bộ điều phối doanh nghiệp không chưa đủ hấp dẫn... - Thiếu nghiêm túc, 4. Kiểm tra giảm hoặc tăng... - Sản lượng, doanh - Số lượng kiểm tra động cơ và kỹ năng thu, chất lượng giảm lý hoạt động hình thức, ít được thấp trong kiểm tra hoặc không tăng hoặc trong quản doanh chuẩn bị kỹ trước quá hoạt động cụ thể của tăng chậm; doanh nghiệp; nghiệp kém nhiều; - Rủi ro, thất thoát, chất lượng - Nhận thức, đầu tư lãng phí trong quá - Tiêu cực trong của kiểm tra quá nhiều... cho đào tạo và ràng trình kinh doanh nhiều; buộc giữa tham gia giá thành đơn vị sản đóng góp với đãi ngộ phẩm của cho cán bộ kiểm tra nghiệp không chưa đủ hấp dẫn. doanh giảm hoặc tăng... Thực tế khẳng định rằng: lãnh đạo, quản lý yếu kém là nguyên nhân sâu xa, quan trọng nhất của tình trạng: Thiếu việc làm; Thiếu vốn, tiền chi cho hoạt động kinh doanh; Công nghệ, thiết bị lạc hậu; Trình độ và động cơ làm việc của đông đảo người lao động thấp; Nguyễn Anh Tuấn 15 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng; Lãng phí nhiều, chi phí cao, giá thành đơn vị sản phẩm cao, giá chào bán không có sức cạnh tranh; Như vậy, khi các quyết định ở các loại công việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp có các căn cứ đầy đủ, chính xác là khi các quyết định đó có chất lượng cao. Các quyết định quản lý có chất lượng cao cùng với việc tổ chức thực hiện các quyết định đó tốt làm cho người lao động trong doanh nghiệp sẽ hào hứng sáng tạo làm cho kết quả kinh doanh tăng, chi phí giảm thiểu làm cho năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao, tức là tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh thường cao hơn tốc độ tăng chất lượng quản lý. Hiệu quả KD 0 a Chất lượng QL DN Hình 1 3 Quan hệ giữa chất lượng quản lý với hiệu quả hoạt động của DN Trong khi đó chất lượng quản lý hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp đó. Và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp lại phụ thuộc chủ yếu vào mức độ hấp dẫn của 3 chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp đó: chính sách thu hút ban đầu, chính sách sử dụng và chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ. Nguyễn Anh Tuấn 16 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Mức độ hấp dẫn của 3 chính sách đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp Chất lượng các loại công việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp Chất Sức cạnh lượng , tranh -sức Hiệu quả giá thành, tiêu thụ hoạt thời gian và tỷ suất động của phát triển hoàn lội nhuận doanh của doanh thành sản của sản nghiệp phẩm phẩm Tồn tại và nghiệp 1.2 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý DN Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [15, tr 269], do phải trả lời câu hỏi: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp cụ thể từ bao nhiêu lên bao nhiêu nên phải đánh giá. Muốn đánh giá được phải có và biết sử dụng phương pháp đánh giá. Phương pháp đánh giá càng có hàm lượng khoa học cao càng cho kết quả đánh giá có sức thuyết phục. Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp luôn chứng minh rằng, chất lượng thực hiện các loại công việc quản lý doanh nghiệp cao đến đâu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao đến đó. Chất lượng thực hiện các loại công việc quản lý doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý quyết định. Cán bộ quản lý doanh nghiệp là người trực tiếp hoặc tham gia, đảm nhiệm cả bốn loại (4 chức năng) quản lý ở doanh nghiệp. Trong chuyên đề này chúng ta đặc biệt chú trọng cán bộ quản lý giỏi; nhu cầu ưu tiên thỏa mãn của cán bộ quản lý giỏi; mức độ hấp dẫn của chính sách đối với cán bộ quản lý giỏi. Cán bộ quản lý doanh nghiệp sản xuất công nghệp giỏi là cán bộ quản lý được đào tạo đầy đủ kỹ thuật chuyên ngành và QTKD từ đại học trở lên, có đủ các kỹ năng quản lý; được thừa nhận thực hiện tốt chức trách được giao từ 5 năm trở lên, có tín nhiệm cao. Đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người có quyết định bổ nhiệm và hưởng lương chức vụ hoặc phụ cấp trách nhiệm của doanh nghiệp đó. Nguyễn Anh Tuấn 17 CH QTKD-BK 2011A PTTT Đề tài: Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của công ty ĐTPTCN và TM VN Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp là kết tinh từ chất lượng của các cán bộ quản lý của doanh nghiệp đó. Chất lượng người cán bộ quản lý doanh nghiệp phải được thể hiện, nhận biết, đánh giá bởi mức độ sáng suốt trong các tình huống phức tạp, căng thẳng và mức độ dũng cảm. Không sáng suốt không thể giải quyết tốt các vấn đề quản lý. Các vấn đề, các tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý rất nhiều, phức tạp và căng thẳng, liên quan đến con người, lợi ích của họ. Do vậy, để giải quyết, xử lý được và nhất là tốt các vấn đề, tình huống quản lý người cán bộ quản lý phải có khả năng sáng suốt. Khoa học đã chứng minh rằng, người hiểu, biết sâu, rộng và có bản chất tâm lý tốt (nhanh trí và nhạy cảm gọi tắt là nhanh nhạy) là người có khả năng sáng suốt trong tình huống phức tạp, căng thẳng. Cán bộ quản lý SXCN phải là người hiểu biết nhất định về thị trường, về hàng hoá, về công nghệ, hiểu biết sâu sắc trước hết về bản chất kinh tế của các quá trình diễn ra trong hoạt động của doanh nghiệp, hiểu biết sâu sắc về con người và về phương pháp, cách thức (công nghệ) tác động đến con người. Cán bộ quản lý phải là người có khả năng tư duy biện chứng, tư duy hệ thống, tư duy kiểu nhân - quả liên hoàn, nhạy cảm và hiểu được những gì mới, tiến bộ, dũng cảm áp dụng những gì mới, tiến bộ vào thực tế... Quản lý theo khoa học là thường xuyên thay đổi cung cách quản lý theo hướng tiến bộ, là làm các cuộc cách mạng về cách thức tiến hành hoạt động nhằm thu được hiệu quả ngày càng cao. Mỗi cung cách lãnh đạo, quản lý mà cốt lõi của nó là định hướng chiến lược, chính sách, chế độ, chuẩn mực đánh giá, cách thức phân chia thành quả... là sản phẩm hoạt động và là nơi gửi gắm lợi ích của cả một thế lực đồ sộ. Do vậy, làm quản lý mà không dũng cảm thì khó thành công. Nguyễn Anh Tuấn 18 CH QTKD-BK 2011A PTTT
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan