Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luân chuyển giáo viên tiểu học ở phòng giáo dục và đào tạo huyện tiên yên, tỉnh ...

Tài liệu Luân chuyển giáo viên tiểu học ở phòng giáo dục và đào tạo huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh

.PDF
123
254
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ THỊ DUYÊN LUÂN CHUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã ngành: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Minh Huế THÁI NGUYÊN - 2013 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 1 http://lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Thị Duyên Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu i http://lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN ời đầu tiên tác giả luận văn xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành với tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới: Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo của Phòng sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tâm giảng dạy, chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu của khóa học Thạc sĩ Quản lý giáo dục tại Trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Trần Thị Minh Huế, giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học - Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo ân cần, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Ninh, Ban Tổ chức Huyện ủy Tiên Yên, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ huyện, cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh các trường tiểu học, các trường phổ thông cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú thuộc huyện Tiên Yên. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. 8 năm 2013 Tác giả luận văn Vũ Thị Duyên Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu ii http://lrc.tnu.edu.vn/ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................... 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................... 4 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................ 4 7.3. Các phương pháp khác ................................................................................. 5 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LUÂN CHUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở PHẠM VI QUẢN LÝ CẤP PHÒNG GIÁO DỤC ........................... 6 1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................ 6 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 6 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 7 1.2. Những khái niệm công cụ ............................................................................. 9 1.2.1. Quản lý....................................................................................................... 9 1.2.2. Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học .......................................................... 10 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu iii http://lrc.tnu.edu.vn/ 1.2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ....................................................... 11 1.2.4. Luân chuyển giáo viên tiểu học ............................................................... 12 1.2.5. Biện pháp luân chuyển giáo viên tiểu học của Trưởng phòng GD&ĐT và của Hiệu trưởng ................................................................................................. 13 1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục tiểu học, về người giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cấp tiểu học ............................................................................ 14 1.3.1. Những vấn đề cơ bản của giáo dục tiểu học ............................................ 14 1.3.1.1. Đặc điểm của trường tiểu học............................................................... 14 1.3.1.2. Đặc điểm của trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp tiểu học. 18 1.3.2. Người giáo viên tiểu học với việc thực hiện nhiệm vụ cấp học .............. 18 1.3.3. Người hiệu trưởng với chức năng quản lý giáo dục cấp tiểu học ........... 21 1.4. Công tác luân chuyển giáo viên tiểu học của trưởng phòng giáo dục........22 1.4.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo.... 22 1.4.1.1. Vị trí, chức năng ................................................................................... 22 1.4.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ........................................................................ 23 1.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng phòng giáo dục và đào tạo trong công tác cán bộ ........................................................................................................... 26 1.4.3. Mục tiêu luân chuyển giáo viên tiểu học ở phòng giáo dục .................... 27 1.4.4. Nguyên tắc luân chuyển giáo viên tiểu học ở phòng giáo dục ................ 28 1.4.5. Hình thức và quy trình luân chuyển ........................................................ 28 1.4.5.1. Luân chuyển theo yếu tố vùng miền..................................................... 28 1.4.5.2. Luân chuyển theo tính chất, cấu trúc và quy mô của trường tiểu học.. 29 1.4.6. Nội dung công tác luân chuyển giáo viên tiểu học ở phòng giáo dục..... 30 1.4.6.1. Công tác lập kế hoạch, quy hoạch ........................................................ 30 1.4.6.2. Công tác tổ chức nguồn lực và bộ máy ................................................ 31 1.4.6.3. Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện ................................................. 32 1.4.6.4. Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá .................................................. 33 1.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác luân chuyển giáo viên...... 33 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu iv http://lrc.tnu.edu.vn/ 1.4.7.1. Những yếu tố bên trong ........................................................................ 34 1.4.7.2. Những yếu tố bên ngoài........................................................................ 36 Kết luận chương 1.............................................................................................. 38 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ...................................................................................... 39 2.1. Khái quát về đặc điểm giáo dục tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh .. 39 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 47 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ..................................................................................... 47 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 47 2.2.3. Khách thể khảo sát ................................................................................... 47 2.2.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu............................................ 47 2.3. Thực trạng nhận thức về công tác luân chuyển giáo viên tiểu học ở Phòng giáo dục .............................................................................................................. 47 2.3.1. Nhận thức về mục tiêu của công tác luân chuyển giáo viên ................... 47 2.3.2. Nhận thức về nguyên tắc của công tác luân chuyển giáo viên ................ 50 2.3.3. Nhận thức về hình thức luân chuyển giáo viên ....................................... 51 2.3.4. Nhận thức về quy trình thực hiện công tác luân chuyển giáo viên ......... 52 2.4. Thực trạng luân chuyển giáo viên tiểu học ở Phòng giáo dục huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................ 53 2.4.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch và qui hoạch luân chuyển .................. 53 2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức nguồn lực và bộ máy ................................. 55 2.4.3. Thực trạng công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện ................................... 57 2.4.4. Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá trong luân chuyển giáo viên ....... 57 2.4.5. Kết quả của công tác luân chuyển giáo viên ........................................... 60 2.4.6. Đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển giáo viên ....... 64 2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ...................................................... 65 2.5.1. Ưu điểm ................................................................................................... 65 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu v http://lrc.tnu.edu.vn/ 2.5.2. Tồn tại, hạn chế ....................................................................................... 66 2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................... 66 Kết luận chương 2.............................................................................................. 68 Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUÂN CHUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................................. 69 3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp............................................. 69 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển đội ngũ nhà giáo ............... 69 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển nguồn nhân lực huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và quy hoạch phát triển giáo dục huyện Tiên Yên ............................................................................................ 71 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ......................................................... 72 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 72 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ........................................................... 73 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................ 73 3.2. Các biện pháp luân chuyển giáo viên tiểu học ở Phòng giáo dục huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................ 74 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về công tác luân chuyển đội ngũ.... 74 3.2.1.1. Mục tiêu ................................................................................................ 74 3.2.1.2. Nội dung ............................................................................................... 74 3.2.1.3. Cách thức thực hiện .............................................................................. 74 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện............................................................................... 75 3.2.2. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ (xác định vị trí việc làm, công tác quy hoạch giáo viên nòng cốt, quy hoạch cán bộ quản lý theo từng giai đoạn) ............ 75 3.2.2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 75 3.2.2.2. Nội dung ............................................................................................... 75 3.2.2.3. Cách thức thực hiện .............................................................................. 76 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu vi http://lrc.tnu.edu.vn/ 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện............................................................................... 77 3.2.3. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành quy chế luân chuyển giáo viên tiểu học cấp huyện ..................................................................................... 78 3.2.3.1. Mục tiêu ................................................................................................ 78 3.2.3.2. Nội dung ............................................................................................... 79 3.2.3.3. Cách thức thực hiện .............................................................................. 79 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện............................................................................... 81 3.2.4. Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng về công tác luân chuyển giáo viên trong phạm vi nhà trường ........................................ 82 3.2.4.1. Mục tiêu ................................................................................................ 82 3.2.4.2. Nội dung ............................................................................................... 82 3.2.4.3. Cách thức thực hiện .............................................................................. 82 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện............................................................................... 83 3.2.5. Thực hiện công khai, dân chủ công tác luân chuyển giáo viên tiểu học ở các cấp ............................................................................................................... 83 3.2.5.1. Mục tiêu ................................................................................................ 83 3.2.5.2. Nội dung ............................................................................................... 84 3.2.5.3. Cách thức thực hiện .............................................................................. 84 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện............................................................................... 88 3.2.6. Khuyến khích, động viên giáo viên thực hiện tốt cơ chế luân chuyển đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương ............................................... 90 3.2.6.1. Mục tiêu ................................................................................................ 90 3.2.6.2. Nội dung ............................................................................................... 90 3.2.6.3. Cách thức thực hiện .............................................................................. 90 3.2.6.4. Điều kiện thực hiện............................................................................... 92 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .................................................... 94 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ...... 95 Kết luận chương 3.............................................................................................. 98 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu vii http://lrc.tnu.edu.vn/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 99 1. Kết luận .......................................................................................................... 99 2. Khuyến nghị................................................................................................. 100 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo .............................................................. 100 2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh ................. 100 2.3. Đối với Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo................. 101 2.4 .............. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102 PHỤ LỤC Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu viii http://lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BNL : Bổ nhiệm lại CBQL : Cán bộ quản lý CĐSP : Cao đẳng sư phạm ĐHSP : Đại học sư phạm ĐT : Đào tạo GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : Giáo viên GVTH : Giáo viên tiểu học UBND : Uỷ ban nhân dân THCS : Trung học cơ sở PTCS : Phổ thông cơ sở PTDTBT TH & THCS : SGK : Sách giáo khoa SL : Số lượng TH : Tiểu học THSP : Trung học sư phạm Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở iv http://lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mạng lưới trường lớp tiểu học huyện Tiên Yên ............................... 39 Bảng 2.2. Số lượng và cơ cấu giáo viên tiểu học năm học 2012 - 2013 ........... 41 Bảng 2.3. Trình độ được đào tạo của giáo viên tiểu học ................................... 42 Bảng 2.4. Trình độ năng lực chuyên môn giáo viên tiểu học............................ 43 Bảng 2.5. Cơ cấu độ tuổi và giới tính giáo viên tiểu học huyện Tiên Yên đến năm 2012 .................................................................................................... 44 Bảng 2.6. Thâm niên công tác của giáo viên tiểu học huyện Tiên Yên đến năm 2012 ........................................................................................................... 45 Bảng 2.7. Trình độ và năng lực của cán bộ quản lý cấp tiểu học huyện Tiên Yên .......... 46 Bảng 2.8. Nhận thức về mục tiêu của công tác luân chuyển giáo viên ................. 48 Bảng 2.9. Nhận thức về nguyên tắc của công tác luân chuyển giáo viên ............. 50 Bảng 2.10. Nhận thức về hình thức của công tác luân chuyển giáo viên.............. 51 Bảng 2.11. Nhận thức về quy trình của công tác luân chuyển giáo viên .............. 52 Bảng 2.12. Thực trạng công tác lập kế hoạch, quy hoạch luân chuyển ............. 53 Bảng 2.13. Thống kê số giáo viên và giáo viên nòng cốt cấp tiểu học được quy hoạch từ năm 2009 đến năm 2013 tại huyện Tiên Yên ..................................... 54 Bảng 2.14. Thực trạng công tác tổ chức nguồn lực và bộ máy ở Phòng giáo dục huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh .................................................................... 55 Bảng 2.15. Thực trạng công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện luân chuyển giáo viên 57 Bảng 2.16. Thực trạng công việc, yêu cầu cụ thể về giám sát, kiểm tra, đánh giá trong luân chuyển giáo viên ............................................................................... 58 Bảng 2.16. Kết quả tổ chức thực hiện luân chuyển các trường có cấp tiểu học thuộc huyện Tiên Yên ............................................................................ 61 Bảng 2.17. Số liệu thống kê giáo viên tiểu học được luân chuyển giữa các điểm trường và giữa các khối lớp tại các trường có cấp tiểu học thuộc huyện Tiên Yên từ 2008 đến 2013..................................................................................................... 62 Bảng 2.18. Đánh giá thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển giáo viên . 64 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của sáu biện pháp đề xuất luân chuyển giáo viên tiểu học ở Phòng GD&ĐT Tiên Yên .................................... 96 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của sáu biện pháp đề xuất luân chuyển giáo viên tiểu học ở Phòng GD&ĐT Tiên Yên ................................................. 97 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu v http://lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức quản lý đội ngũ giáo viên Cấp huyện đến cấp trường..... 32 Sơ đồ 1.2. Chu trình quản lý.........................................................................................33 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu vi http://lrc.tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hiện nay, trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhanh và mạnh mẽ. Khoa học công nghệ đã được xác định là lực lượng sản xuất chính của xã hội. Do đó, các nước trên thế giới đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu, nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững. Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[13]. Để thực hiện thành công mục tiêu đó thì việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Chất lượng đội ngũ giáo viên luôn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành bại của sự nghiệp trồng người. Platon - nhà triết gia cổ Hy Lạp đã nói: "Nếu người thợ giày là một người thợ tồi thì quốc gia sẽ không quá lo lắng về điều đó: dân chúng sẽ phải xỏ những đôi giày kém một chút nhưng nếu thầy giáo là người dốt nát, vô luân, thì trên đất nước sẽ xuất hiện cả một thế hệ kém cỏi và những con người xấu xa". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” rằng: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [18,Tr.269-273]. Trong công tác quản lí nhân sự, quản lý đội ngũ giáo viên thì khâu tổ chức thực hiện luân chuyển, điều động được xác định là khâu đột phá nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trong môi trường công tác mới, phát huy năng lực và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng. Đây là chủ trương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời kỳ hiện nay. Luân chuyển giáo viên không phải là vấn đề hoàn toàn mới mà là sự kế thừa, phát triển truyền thống của dân tộc ta và những quan điểm tư tưởng của Đảng, Bác Hồ về công tác cán bộ qua các thời kỳ cách mạng. Luân chuyển, điều động giáo viên tạo ra cách nhìn mới, là cơ hội để kiểm nghiệm sự đi đôi giữa lý luận và thực tiễn của đội ngũ giáo viên trong việc vận Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 1 http://lrc.tnu.edu.vn/ dụng cụ thể, sát thực, khách quan những năng lực và phẩm chất nghề nghiệp có được qua đào tạo ban đầu tại các trường sư phạm và thực tiễn hoạt động nghề nghiệp tại nhà trường phổ thông. Luân chuyển giáo viên nhằm khắc phục thực trạng giáo điều trong tư duy, đẩy lùi cách nhìn cũ, kìm hãm sự phát triển. Luân chuyển giáo viên nhằm đổi mới toàn diện phong cách làm việc, tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu trước công việc ở một môi trường mới của giáo viên. Giáo viên luôn luôn phải gương mẫu, rèn luyện, học tập và phấn đấu không ngừng để đáp ứng trước yêu cầu đổi mới của công việc. Đội ngũ giáo viên các trường tiểu học, trường phổ thông cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú có cấp tiểu học thuộc huyện Tiên Yên hiện nay đa số có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Song để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy hiện nay, chất lượng của đội ngũ này còn bộc lộ nhiều yếu kém. Nguyên nhân chủ yếu là: - Do giáo viên tiểu học của huyện thường là người địa phương (người dân tộc thiểu số) hoặc người được địa phương hóa nên có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác của họ. Đó là sức ì, lối làm việc chủ quan, tư duy chậm đổi mới; tình trạng cục bộ địa phương; phải chịu áp lực của phụ huynh học sinh, của bà con và của chính quyền sở tại. - Do sự vận hành cơ chế quản lý trong công tác tuyển dụng và luân chuyển đôi khi làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Những nguyên nhân này đã tác động không nhỏ đến giáo viên, làm cho họ không phát huy hết khả năng sáng tạo, đôi khi làm sa sút phẩm chất, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Về mặt lí luận, vấn đề luân chuyển giáo viên trong khoa học quản lí giáo dục nước ta hầu như chưa từng được chính thức nghiên cứu, mặc dù có thể Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 2 http://lrc.tnu.edu.vn/ được trình bày trong các giáo trình hay tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ của ngành giáo dục. Khi nó đang tồn tại như một sự kiện trong thực tiễn quản lí giáo dục thì đương nhiên nó cần được nhìn nhận và giải quyết từng bước trên bình diện lí thuyết trong quá trình nghiên cứu quản lí giáo dục. Do vậy, việc chọn đề tài: “Luân chuyển giáo viên tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu là việc làm cần thiết, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác giảng dạy nâng cao chất lượng và phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp luân chuyển giáo viên tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của Huyện trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác luân chuyển giáo viên tiểu học ở các trường có cấp tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp luân chuyển giáo viên tiểu học của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và vận dụng được các biện pháp luân chuyển giáo viên tiểu học dựa vào mục tiêu và yêu cầu qui hoạch phát triển giáo dục cấp tiểu học trên địa bàn huyện Tiên Yên, dựa vào đặc điểm và tiêu chuẩn đội ngũ giáo viên tiểu học thì sẽ góp phần phát triển đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 3 http://lrc.tnu.edu.vn/ 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lí luận về luân chuyển giáo viên tiểu học của Phòng giáo dục 5.2. Khảo sát thực trạng luân chuyển giáo viên tiểu học ở Phòng Giáo dục huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 5.3. Đề xuất một số biện pháp luân chuyển giáo viên tiểu học ở Phòng Giáo dục huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác luân chuyển giáo viên tiểu học và thực trạng công tác luân chuyển giáo viên tiểu học vùng khó khăn tại địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2009 đến 2013; đề xuất các biện pháp luân chuyển giáo viên tiểu học ở các trường có cấp tiểu học thuộc trách nhiệm quản lý của Phòng Nội Vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo - Cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về công tác điều động, luân chuyển giáo viên các trường học thuộc cấp huyện quản lý. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, phân loại lý thuyết để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: để đánh giá thực trạng quản lí trong công tác luân chuyển giáo viên trường học ở huyện, bằng các kĩ thuật phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, quan sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: để tìm hiểu những thành tựu và hạn chế của công tác luân chuyển giáo viên những năm gần đây. - Phương pháp chuyên gia: để xin ý kiến đánh giá kết quả nghiên cứu. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 4 http://lrc.tnu.edu.vn/ 7.3. Các phương pháp khác Sử dụng phương pháp xử lí số liệu bằng kĩ thuật toán thống kê, phương pháp kiểm định giả thuyết để xây dựng tư liệu và đánh giá định lượng, định tính các kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn có 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về luân chuyển giáo viên tiểu học ở phạm vi quản lý cấp Phòng Giáo dục Chƣơng 2: Thực trạng công tác luân chuyển giáo viên tiểu học ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Chƣơng 3: Một số biện pháp luân chuyển giáo viên tiểu học ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 5 http://lrc.tnu.edu.vn/ Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LUÂN CHUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở PHẠM VI QUẢN LÝ CẤP PHÒNG GIÁO DỤC 1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là vấn đề cơ bản trong Chiến lược phát triển giáo dục. Việc tạo điều kiện cho mọi giáo viên có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời để nâng cao trình độ học vấn, phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục. Ở Ấn Độ năm 1988 đã quyết định thành lập các trung tâm học tập trong cả nước nhằm tạo cơ hội cho mọi người học tập suốt đời. Việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở các trung tâm này đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Hội nghị UNESCO tổ chức tại Nêpan vào năm 1998 về tổ chức quản lý nhà trường đã khẳng định: "Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục". Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm. Tùy theo thực tế của từng đơn vị, từng cá nhân mà cấp quản lý giáo dục đề ra các phương thức bồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định. Cụ thể là mỗi cơ sở giáo dục cử từ 3 - 5 giáo viên được đào tạo lại một lần theo chuyên môn mới và tập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Tại Liên xô (cũ) các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục như: M.I.Kônđacốp, P.V.Khuđominxki đã rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học thông qua các biện pháp quản lý có hiệu quả. Muốn nâng cao chất lượng dạy học phải có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn. Họ cho rằng kết quả toàn bộ của hoạt động nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác quản lý phát triển đội ngũ. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 6 http://lrc.tnu.edu.vn/ Tại Thái Lan, từ năm 1998 việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội. 1.1.2. Ở Việt Nam Đội ngũ giáo viên là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Chỉ thị 40 - CT/TW của Ban Bí thư đã nêu rõ: "Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng của đất nước". Việc phát triển đội ngũ giáo viên đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết vì "Khâu then chốt để phát triển chiến lược giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ"[2]. Trong Kết luận số 14-KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010 đã khẳng định: "Đạt được những thành tựu nói trên trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn đã thể hiện nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân, sự đóng góp quan trọng của đội ngũ giáo viên và các cán bộ quản lý của ngành giáo dục trong cả nước nhất là các thầy giáo, cô giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số"[1]. Xuất phát từ những định hướng đó, luân chuyển giáo viên là một giải pháp nhằm phát triển toàn diện đội ngũ nhà giáo. Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận cũng như các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nêu 8 nhóm giải pháp trong đó có giải pháp "Đổi mới công tác quản lý giáo dục là giải pháp đột phá, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là giải pháp then chốt"[9]. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 7 http://lrc.tnu.edu.vn/ Nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo như: - Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thị xã Thủ Dầu 1 - Bình Dương giai đoạn 2005 - 2010. Luận văn thạc sĩ của Trịnh Đức Tài, 2005. - Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Thuận Thành Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2010. Luận văn thạc sĩ của Lê Đình Thanh, 2005. - Các giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Luận văn thạc sĩ của Lâm Đình Hưng, 2006. Qua tiếp cận các đề tài, tác giả luận văn nhận thấy đây là những công trình khoa học được các tác giả trên nghiên cứu rất công phu về nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề, khảo sát thực trạng về tình hình phát triển đội ngũ giáo viên của địa phương nơi mình công tác và đề xuất các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên ở mỗi địa phương, mỗi đơn vị lại có những điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện phát triển giáo dục, phát triển đội ngũ khác nhau. Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả nhận thấy đến nay các đề tài nghiên cứu khoa học về biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng chỉ mới tập trung trực tiếp vào việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức chính trị... chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào về phát triển đội ngũ giáo viên thông qua công tác luân chuyển vị trí việc làm, luân chuyển nơi công tác của giáo viên. Mặt khác tại huyện Tiên Yên của tỉnh Quảng Ninh chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thông qua công tác luân chuyển giáo viên hàng năm. Nghiên cứu vấn đề luân chuyển giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu đề tài này là để hoàn thiện lý luận và định hướng vận dụng vào công tác phát triển đội ngũ thông qua biện pháp luân chuyển giáo viên phù hợp ở cấp tiểu học nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Tiên Yên từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 8 http://lrc.tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan