Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố viêng chăn cộ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố viêng chăn cộng hoà dân chủ nhân dân lào

.PDF
180
460
81

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÍT SA MÁY BUNVILAY ph¸t triÓn nguån nh©n lùc chÊt l­îng cao ë thµnh phè viªng ch¨n, céng hßa d©n chñ nh©n d©n Lµo LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÍT SA MÁY BUNVILAY ph¸t triÓn nguån nh©n lùc chÊt l­îng cao ë thµnh phè viªng ch¨n, céng hßa d©n chñ nh©n d©n Lµo Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG 2. TS. LÊ VĂN CHIẾN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã công bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Phít Sa Máy Bunvilay MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 1.2. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 1.3. Kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và hướng nghiên cứu của luận án Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO 2.1. Nhận thức chung nguồn nhân lực chất lượng cao 2.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN, CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY 3.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 3.2. Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn giai đoạn 2005 đến nay 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2020 4.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020 4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn giai đoạn đến 2020 KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 6 19 26 29 29 43 60 73 773 83 105 116 116 130 146 148 149 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á AFTA : Khu vực thương mại tự do Châu Á ASEAN : Hiệp hội Đông Nam Á CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNKT : Công nhân kỹ thuật CMKT : Chuyên môn kỹ thuật EU : Liên minh châu Âu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HCM : Hồ Chí Minh HDI : Chỉ số phát triển con người HĐND : Hội đồng nhân dân HRD : Phát triển nguồn nhân lực ILO : Tổ chức lao động quốc tế IT : Công nghệ thông tin NDCM : Nhân dân cách mạng NNL, CLC : Nguồn nhân lực chất lượng cao ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức UBND : Ủy ban nhân dân UNDP : Chương trình phát triển quốc gia thống nhất USD : Đô-la Mỹ UNESCO : Tổ chức văn hóa khoa học giáo dục quốc gia thống nhất WTO : Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của Thủ đô Viêng Chăn 74 Bảng 3.2: Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế Thủ đô 74 Bảng 3.3: Dân số và nguồn nhân lực ở Thủ đô Viêng Chăn 76 Bảng 3.4: Chỉ số HDI của Lào và thế giới 79 Bảng 3.5:Tình hình lao động và việc làm ở Thủ đô Viêng Chăn năm 2002, 2010, 2013 84 Bảng 3.6: Nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật ở Thủ đô tính đến năm 2013 Bảng 3.7: Trình độ của cán bộ, giáo viên dạy nghề năm 2013 85 87 Bảng 3.8: Kết quả điều tra về chính sách của Thành phố Viêng Chăn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao 104 Bảng 3.9: Số lượng đào tạo nghề trình độ chuyên môn kỹ thuật tại Thủ đô Viêng Chăn năm 2005 - 2013 108 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu đồ 3.1: So sánh cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở Thủ đô giữa giai đoạn 2006 - 2010 và 2010 - 2012 76 Biểu đồ 3.2: Nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật ở Thủ đô 86 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu trình độ của cán bộ, giáo viên dạy nghề năm 2013 87 Biểu đồ 3.4: Chuyển dịch cơ cấu trình độ của cán bộ quản lý Thành phố Viêng Chăn 89 Biểu đồ 3.5: Số lượng đào tạo nghề trình độ chuyên môn kỹ thuật tại Thủ đô Viêng Chăn năm 2005 - 2013 108 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực là tài sản quý giá đối với mỗi quốc gia, vừa là mục tiêu, tiền đề, vừa là động lực để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bước vào thế kỷ XXI, trước xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nền kinh tế tri thức hình thành và được coi là một xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu của thời đại. Tri thức, trí tuệ trở thành nguồn gốc và sức mạnh quan trọng nhất quyết định trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Bởi vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự phát triển và hưng thịnh của đất nước. Sự phát triển thần kỳ của nhiều nước ở khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các nước ASEAN, Trung Quốc đều phần lớn nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng cao [108]. Thực tế cho thấy, các quốc gia công nghiệp hoá thành công đều phải có chính sách ưu tiên xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng. CHDCND Lào đã và đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ cao nên đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu làm việc trong môi trường mới. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn và đặc biệt là có khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của CHDCND Lào theo hướng hiện đại và bền vững. Do vậy, đầu tư vào con người là cơ sở vững chắc cho sự phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hiện nay. 2 Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước Lào đã rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 2006 đã khẳng định: "Con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển và coi con người là đối tượng ưu tiên của sự nghiệp phát triển. Việc phát triển đất nước có hiệu quả hay không, ít hay nhiều luôn phụ thuộc vào yếu tố con người" [172, tr.56]. Song cho đến nay, đội ngũ lao động chất lượng cao ở CHDCND Lào còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao có đủ năng lực giải quyết các vấn đề phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay là một yêu cầu cấp bách. Thành phố Viêng Chăn, nước CHDCND Lào có vị trí chiến lược rất quan trọng, là trái tim của cả nước; đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn nhất về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Viêng Chăn là một trong những địa phương có tốc độ phát triển cao về kinh tế, văn hoá, xã hội so với cả nước. Sự phát triển của thành phố phải trở thành động lực lan toả và là đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các địa phương khác trong cả nước. Muốn vậy, yếu tố có ý nghĩa quyết định chính là nguồn lực con người. Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong những năm gần đây, lãnh đạo các cấp Thành phố Viêng Chăn đã xây dựng chiến lược phát triển nguồn lực con người và bước đầu đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy vậy, quá trình thực hiện chiến lược này vẫn còn nhiều bất cập như: chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cơ cấu đào tạo chưa hợp lý; đời sống của một bộ phận lao động ở thành phố còn gặp không ít khó khăn. Do đó, tình trạng thiếu cán bộ kỹ thuật lành nghề, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn 3 khác trong các cấp, các ngành đang là vấn đề phổ biến không chỉ của thành phố, mà trở thành vấn đề chung của cả nước. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoà và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với Viêng Chăn hiện nay. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn chủ đề "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Trên cơ sở làm rõ lý luận và đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn, CHDCND Lào để đề xuất giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để thực hiện những mục tiêu trên, luận án tập trung vào làm rõ các nội dung sau đây: - Hệ thống hoá và bổ sung cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cao ở một số địa phương của các nước trong khu vực Châu Á. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn, CHDCND Lào. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Viêng Chăn từ 2005 đến 2013. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn, CHDCND Lào trong bối cảnh hiện nay và tầm nhìn 2020. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của Luận án là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố - cấp tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Viêng Chăn giới hạn trong đội ngũ công chức của thành phố và một số cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố. - Về nội dung: Luận án nghiên cứu động thái của sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách của thành phố nhằm thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. - Thời gian nghiên cứu của luận án từ 2005 - 2013 và định hướng đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với nghiên cứu đường lối, chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước Lào, cùng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và tiếp cận hệ thống để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra. - Đặc biệt luận án đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để có những đánh giá khách quan về chính sách phát triển nguồn nhân lực của Thành phố Viêng Chăn. Đồng thời, luận án tham khảo, kế thừa có chọn lọc các kết quả của các nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài để giải quyết làm rõ các vấn đề luận án đặt ra. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 5 - Phân tích và đánh giá một cách toàn diện thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Thành phố Viêng Chăn. - Đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn. - Luận án là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách nghiêm túc có hệ thống về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho CHDCND Lào nói chung và Thành phố Viêng Chăn nói riêng. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án bao gồm 4 chương, 11 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong mọi thời đại, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của một đất nước. Bởi vì, con người không chỉ là một yếu tố đầu vào của quá trình như các nguồn lực khác mà với khả năng, trình độ của mình con người quyết định mức độ hiệu quả của khai thác và sử dụng các nguồn lực khác. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Vai trò quan trọng của nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia hoạch định chính sách trên thế giới và ở nước CHDCND Lào. Trong chương này, Luận án sẽ tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1.1. Những công trình nghiên cứu nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội Ngày nay hầu như tất cả các nghiên cứu về nguồn nhân lực đều thống nhất với nhau ở một luận điểm là nguồn nhân lực ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vai trò quan trọng này được thể hiện như thế nào, quan trọng đến đâu thì vẫn là vấn đề còn tranh cãi. Đó chính là lý do khiến chủ đề vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội nhận được sự quan nghiên cứu của nhiều nhà khoa 7 học, nhiều tổ chức ở tất cả các quốc gia. Ngân hàng thế giới (World Bank) đã tiến hành nhiều cuộc điều tra về nhân lực dưới nhiều góc độ tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trang web của World Bank có thể cung cấp cho chúng ta rất nhiều tài liệu về nguồn nhân lực, trong đó có một số ấn phẩm đáng chú ý như Meeting human resources needs (Đáp ứng các nhu cầu về nguồn nhân lực) của Karen Lashman; Human resources for health policies:a critical component in health policies (2003), Apr 14 [223], (Nguồn nhân lực cho chính sách về sức khoẻ: một nhân tố thiết yếu trong các chính sách về sức khoẻ) của Gilles Dussault và Carl-Ardy Dubois; Managing human resources in a decentralized context (2010) [224], (Quản lý nguồn nhân lực trong bối cảnh phi tập trung hoá) của tác giả Amanda E. Green; và ngay cả tờ tạp chí của tổ chức này The World Bank Economic Review, (2005) [199], cũng là một ấn phẩm có đăng tải rất nhiều bài viết về vấn đề nguồn nhân lực. Các tác phẩm này đều phân tích vai trò của nguồn nhân lực với phát triển kinh tế - xã hội theo các khía cạnh khác nhau. Tổ chức văn hoá, khoa học, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng rất quan tâm tới vấn đề nguồn nhân lực, thể hiện bằng một loạt các công trình nghiên cứu đã được xuất bản như: Toward a system of human resources indicators for less developed countries (1986), [225], (Hướng đến hệ thống chỉ báo nguồn nhân lực cho các nước kém phát triển) của Zymunt Gostkowski giới thiệu một dự án của UNESCO nghiên cứu về nguồn nhân lực, đưa ra các chỉ số cho việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và quan hệ giữa nguồn nhân lực với phát triển kinh tế ở các nước chậm phát triển. Một công trình khác của F. Harbison, (1993),[202] Educational planning and human resource development. (Kế hoạch giáo dục và phát triển nguồn nhân lực) Công trình này được coi là một trong những bộ bách khoa toàn thư của UNESCO, trình bày các quan điểm hiện đại về kế hoạch hoá và quản lý giáo dục, nguồn nhân lực, dùng phương pháp hệ thống để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng 8 đến sự phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, có thể kể đến những ấn phẩm đáng chú ý về chủ đề nguồn nhân lực của tổ chức quốc tế như Chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNDP, với những báo cáo hàng năm về tình hình phát triển con người (Human development report), cung cấp một cách đầy đủ và cập nhật chỉ số phát triển con người của hầu hết các quốc gia trên thế giới được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Đặc biệt, UNDP đã đề ra 5 nhân tố của sự phát triển nguồn nhân lực, đó là giáo dục và đào tạo, sức khoẻ và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người; trong đó giáo dục và đào tạo là bộ phận cơ bản nhất, quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực. Một số tổ chức quốc tế quan trọng khác, như WHO - tổ chức Y tế thế giới cũng có những nghiên cứu quan tâm tới nguồn nhân lực từ khía cạnh sức khoẻ; ILO - Tổ chức Lao động quốc tế cũng phát hành những những ấn phẩm về chủ đề nguồn nhân lực và vấn đề đào tạo (Human development and training, ILO, Geneva, 2003, 2004)... [212]. Một số công trình đã nghiên cứu về vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội đã coi nguồn nhân lực như một loại hình vốn, nó là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, góp phần vào sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Vốn con người là một khái niệm xuất phát từ kinh tế học dùng để chỉ học vấn, tay nghề, kỹ năng lao động của người lao động. Khái niệm này đã được Adam Smiths chỉ ra từ rất sớm và được nhắc đến thường xuyên trong các tài liệu kinh tế từ cuối thế kỷ 19. Sự ra đời của khái niệm vốn con người được xem như sự khai sinh cho một tân lý thuyết về vốn, bởi trước đó, nói đến vốn người ta chỉ nghĩ đến vốn tài chính. Tổng thống Hoa Kỳ Theodore W. Schutlz đã trình bày quan điểm có hệ thống đầu tiên về vốn con người, ông cho rằng: Sự thất bại trong sử dụng nguồn vốn con người rõ ràng với tư cách là một loại hình vốn, một loại phương tiện sản xuất và một sản phẩm của đầu tư được duy trì bởi khái niệm cổ điển về lao động chỉ với tư cách một dạng năng 9 lực mà với nó, theo định nghĩa này, tất cả người lao động đều được trả lương ngang nhau [209, tr.15]. Tuyên bố của Schultz đã định hình những nét cơ bản cho lý thuyết về vốn, nó đã được bổ sung, phát triển thêm bởi những nhà kinh tế học khác như Johnson, Becker... Gary S. Becker (2010),[200] trong tác phẩm Vốn con người: Phân tích lý thuyết và kinh nghiệm, liên quan đặc biệt đến giáo dục. Công trình nghiên cứu về những tác động của đầu tư vào nguồn nhân lực đến việc làm, thu nhập và do đó đến tăng trưởng kinh tế nói chung. Theo ông, vốn con người không chỉ là thể lực vốn có mà còn là giá trị bổ sung của người lao động khi anh ta có được tri thức, kỹ năng và những tài sản hữu ích khác đối với các ông chủ lao động trong quá trình sản xuất và trao đổi. Điểm khác biệt quan trọng giữa thể chất và vốn con người là ở chỗ vốn con người là giá trị phụ trội gắn liền và xuất phát từ chính bản thân người lao động. Do đó, "người lao động có thể trở thành chủ tư bản không phải từ sự phổ biến của quyền sở hữu tập hợp vốn như trong quan hệ tư bản - công nhân mà từ sự thu thập tri thức và kỹ năng có thể đem lại giá trị kinh tế. Điều đó có nghĩa là, với tri thức và kỹ năng, người lao động có thể đòi hỏi một giá cao hơn cho sức lao động của họ bỏ ra" [200]. Trong các lý thuyết về phát triển hiện đại, con người được coi là động lực quan trọng nhất của sự phát triển, là yếu tố quyết định việc tổ chức sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác, không dựa trên nền tảng phát triển cao của nguồn nhân lực thì không thể sử dụng hợp lý, thậm chí có thể làm cạn kiệt, huỷ hoại các nguồn lực khác. Các lý thuyết này cho rằng một quốc gia muốn phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững phải hội đủ 5 yếu tố và 3 điều kiện cần thiết. Năm yếu tố đó là: con người và nguồn nhân lực; vốn tài chính; khoa học công nghệ; trình độ quản lý; khả năng tiếp thị. Ba điều kiện là: trí tuệ và đội ngũ trí thức; chăm sóc lợi ích người lao động; tạo mối liên thông, liên kết ở trong nước 10 với các nước trên thế giới. Trong đó, yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh là con người và khoa học công nghệ. Nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố nguồn nhân lực, rất nhiều tác giả đã lấy ví dụ minh chứng từ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước khu vực Đông Á. Tác phẩm The East Asian Miracle: economic growth and public policy (Thần kỳ Đông Á: Phát triển kinh tế và chính sách công) của World Bank (1993) [213], hay bài viết Inequality and growth reconsidered: lesson from East Asia (Xem xét lại sự bất bình đẳng và tăng trưởng: những bài học từ Đông Á) của 3 tác giả Nancy Birdsal, David Ross, và Richarch Sabot (1995; 1996) [199], đều đi tới một kết luận rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên thần kỳ Đông Á, khiến cho các nước này có giai đoạn phát triển kinh tế với tốc độ gấp hai, gấp ba lần các nước phát triển ở Âu - Mỹ chính là chính sách phát triển nguồn nhân lực với mức đầu tư và tích luỹ vốn nhân lực cao ở các nước này. Bài viết Asia's four little dragons: a comparison of the role of education in their development [214] (Bốn con rồng nhỏ châu Á: một sự so sánh về vai trò của giáo dục trong phát triển) của Paul Moris (1996; 2000) và Another look at East Asia Miracle (Một cái nhìn khác về thần kỳ Đông Á) của Ranis G (1996) [215], đều đề cập tới Đông Á dưới góc độ giáo dục và nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… đã trở thành những con rồng Châu Á ở những thập kỷ cuối thế kỷ 20 và tạo ra sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, phát triển bền vững trong những năm đầu của thế kỷ XXI, cũng là nhờ chiến lược đúng đắn trong việc phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Ở Việt Nam, vai trò quyết định của nguồn nhân lực đã và đang được khẳng định trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong chiến lược 11 phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 (Văn kiện đại hội Đảng lần IX), Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực được coi là một trong những bước đột phá quan trọng. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam [121]. Trong công trình này, các tác giả đã giới thiệu khái quát về vai trò của nguồn nhân lực ở một số nước trên thế giới dưới tác động của giáo dục - đào tạo, đồng thời nêu bật vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. GS, TS Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội [86]. Cuốn sách này gồm 6 chương, nội dung chính của công trình này tập trung làm rõ cơ sở tự nhiên hình thành nguồn nhân lực xã hội; vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội; những đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực Việt Nam; những yêu cầu và các hình thức phát triển nguồn nhân lực; ý nghĩa của việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực xã hội trong quá trình phát triển của một quốc gia. Phạm Công Nhất (2007), Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay [81]. Trên cơ sở khẳng định phát triển nguồn lực con người là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tác giả đã nêu thực trạng của nguồn nhân lực Việt Nam và những định hướng chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở Việt Nam hiện nay. Bùi Quang Bình (2009), Vốn con người và đầu tư vào vốn con người [7], cho rằng, vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động. Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong quá trình người lao động tham gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động và hiệu quả công việc của họ. Cùng với vốn hữu hình nó tạo ra tài sản của nền kinh tế, nhưng vốn con người 12 là phần cấu thành quan trọng nhất trong đó, góp phần vào tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế của mỗi nước. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [56]. Công trình đã trình bày nội dung, đặc điểm và tính tất yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam; phân tích vai trò của nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ đó, đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung (2008), Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành phố Việt Nam [31]. Công trình đã phân tích các tác động của vốn con người đến quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua việc xem xét các nền kinh tế cấp tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mặc dù vốn con người bao gồm cả giáo dục, sức khoẻ cũng như nhiều khía cạnh khác của vốn xã hội nhưng nghiên cứu này chỉ tập trung vào giáo dục coi nó như là nhân tố cơ bản nhất của vốn con người. Tác phẩm cũng cho thấy vốn con người là nhân tố quan trọng khi giải thích sự tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng như giải thích khoảng cách chênh lệch giữa các vùng kinh tế ở Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong đó nhấn mạnh sự gia tăng đầu tư vào giáo dục, đồng thời, chú ý tới tác động khác nhau của vốn con người ở những vùng kinh tế khác nhau. Cù Chí Lợi (chủ biên) (2009), Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam [70]. Trong cuốn sách này, các tác giả trình bày các nguồn lực tăng trưởng (bao gồm các nguồn vốn đầu tư, nhân lực và các nguồn lực khác); Thực trạng tăng trưởng kinh tế; Đánh giá và luận giải tăng trưởng ở Việt Nam (bao gồm các đánh giá chung và trình bày một số nguyên nhân về 13 tình trạng hiệu quả thấp của nền kinh tế; Tăng trưởng kinh tế và vấn đề chất lượng sống (việc làm, thu nhập, đói nghèo, giáo dục, y tế, chỉ số phát triển con người và một số vấn đề cần được cải thiện). Nghiên cứu cũng trình bày các nhân tố tác động tới tăng trưởng ở Việt Nam, dự báo tăng trưởng trong thời gian tới… Theo các tác giả, Việt Nam trong những năm qua đã không tận dụng được lợi thế của thời đại trong việc đẩy cao năng suất thông qua tác động vào nguồn vốn con người, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu là tăng trưởng qua số lượng của các yếu tố đầu vào. Vì vậy, nếu không có sự điều chỉnh về mô hình và chất lượng tăng trưởng thì nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có khả năng đối diện với nguy cơ giảm tăng trưởng. Ngoài ra, chủ đề vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội cũng thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào. Sỉ Sổm Phon Vông Pha Chăn (2009), với Phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Viêng Chăn hiện nay" [100]; Đa Von Bút Tha Nu Vông (2011), với Phát huy nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thủ đô Viêng Chăn hiện nay [29]; Vi La Phăn Sỉ Li Thăm (2011), với Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nguồn nhân lực ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn mới [127]; Sẳn Xay Nha Xẻng (2011), với Phát huy vai trò của giáo dục đối với phát triển phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn [99] v.v… là những tác phẩm tiêu biểu mô tả vai trò của nguồn nhân lực như một yếu tố đầu vào của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Nhìn chung, các tài liệu phong phú trên đã cho thấy một bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc về các nghiên cứu nguồn nhân lực trên thế giới. Tất cả các nghiên cứu ấy đều có một nhận định chung rằng, chính nguồn nhân lực - nguồn vốn con người - chứ không phải nguồn vốn nào khác có vai trò quan trọng nhất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất