Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay

.DOC
210
3948
121

Mô tả:

Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Tạ Minh Hưng MỤC LỤC Tr ang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CÔNG TÁC VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ HUYỆN Ở ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 Đội ngũ chính trị viên và năng lực công tác của đội ngũ chính 1.1. trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực công tác của 1.2. đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 Chương 2 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ HUYỆN Ở ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 Thực trạng bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị 2.1. viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 Nguyên nhân và những kinh nghiệm bước đầu bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 Chương 3 108 22 22 51 71 71 2.2. YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CHÍNH 92 TRỊ VIÊN BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ HUYỆN Ở ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 HIỆN NAY 3.1. 3.2. Những yếu tố tác động và yêu cầu bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay Những giải pháp chủ yếu bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 108 119 159 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 162 178 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đủ Chữ viết tắt 1. Ban chỉ huy quân sự 2. 3. 4. BCHQS Chính trị quốc gia Công tác đảng, công tác chính trị Cơ quan quân sự CTQG CTĐ, CTCT CQQS 5. 6. Cơ quan quân sự địa phương Đảng uỷ quân sự CQQSĐP ĐUQS 7. Học viện Chính trị HVCT 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. Lực lượng vũ trang Năng lực công tác Nhà xuất bản Phụ lục Quân đội nhân dân Quân sự, quốc phòng địa phương Quốc phòng toàn dân Trang Trong sạch vững mạnh Xã hội chủ nghĩa Vững mạnh toàn diện LLVT NLCT Nxb PL QĐND QSQPĐP QPTD tr TSVM XHCN VMTD 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay”, Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước; mã số 62.31.02.03 là vấn đề đã được tác giả quan tâm, ấp ủ và nghiên cứu trong nhiều năm qua. Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đặc biệt là sự phát triển mới về nhiệm vụ QSQPĐP và CTĐ, CTCT đang đặt ra yêu cầu cao về NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện nói chung, ở địa bàn Quân khu 1 nói riêng. Để đội ngũ này hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, đòi hỏi tất yếu phải tiếp tục bồi dưỡng NLCT. Kết quả vấn đề nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm về lý luận bồi dưỡng đội ngũ chính trị viên trong quân đội, xây dựng đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện vững mạnh; tuy nhiên, trong tình hình hiện nay đây là đề tài mới và khó. Với gần 30 năm công tác ở địa bàn Quân khu 1, trên cơ sở sưu tầm hệ thống các tài liệu, sự chỉ dẫn góp ý, giúp đỡ tận tâm của 2 cán bộ hướng dẫn, các chuyên gia và các nhà khoa học, đủ để cho phép tác giả triển khai nghiên cứu đề tài này. Quá trình triển khai đề tài, tác giả đã tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan. Đây là đề tài nghiên cứu độc lập, hoàn toàn không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Công tác QSQPĐP là một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ công tác quân sự, quốc phòng của Đảng và Nhà nước, được tiến hành ở các địa phương trong cả nước thời bình và thời chiến; là sự cụ thể hóa chính sách quốc phòng: “Hòa bình và tự vệ” để tổ chức và động viên quần chúng tham gia xây dựng nền QPTD; chuẩn bị và sẵn sàng tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ địa phương, góp phần giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia trong thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc của cả nước; chủ động đập tan và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. 6 Công tác đảng, công tác chính trị trong công tác QSQPĐP là một bộ phận trong những hoạt động lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là cấp ủy địa phương; một mặt công tác cơ bản của chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội, CQQSĐP; là tổng thể công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách trong xây dựng và huy động các nguồn lực của địa phương để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QSQPĐP. Tiến hành CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng LLVT cách mạng của Đảng, là trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng, trong đó đội ngũ chính trị viên là người chủ trì, giữ vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, chăm lo xây dựng đội ngũ chính trị viên vững mạnh, có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ là vấn đề trực tiếp đặt ra. Quân khu 1 là một tổ chức quân sự đứng chân trên địa bàn chiến lược quan trọng, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy LLVT thuộc quyền tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương phát triển kinh tế - xã hội; củng cố xây dựng nền QPTD, xây dựng “thế trận lòng dân” và xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc bảo vệ nơi tuyến đầu phía Bắc Tổ quốc. Đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1 là một bộ phận rất quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Quân khu, của Đảng trong LLVT, là người chủ trì về chính trị ở BCHQS huyện, vừa chịu trách nhiệm về CTĐ, CTCT ở BCHQS, LLVT huyện, vừa phải tham gia đảm nhiệm nhiều cương vị trong cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương. NLCT của đội ngũ này cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến nhiệm vụ QSQPĐP và CTĐ, CTCT, đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của Quân khu và địa phương. Vì vậy, ngoài phẩm chất chính trị, phương pháp tác phong công tác tốt, để có NLCT, đội ngũ chính trị viên phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. Nhận thức rõ điều đó, lãnh đạo, chỉ huy, chính quyền các cấp ở địa bàn Quân khu 1 trong thời gian qua đã thường xuyên chăm lo đến công tác bồi dưỡng NLCT cho đội ngũ chính trị viên, nhìn chung NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện đã có những chuyển biến, tiến bộ, bước đầu đáp ứng được yêu cầu 7 nhiệm vụ. Tuy nhiên, so với yêu cầu kiện toàn tổ chức, thực hiện Nghị quyết 51NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 513-NQ/ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), việc bồi dưỡng NLCT cũng như NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập; phẩm chất, năng lực của một số chính trị viên chưa ngang tầm với cương vị chủ trì về chính trị và chủ trì CTĐ, CTCT trong LLVT huyện. Một số chính trị viên còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP; khả năng tham gia vào hoạt động của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương còn khoảng cách quá xa so với thực tiễn. Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, bất trắc, khó lường. Đặc biệt trước sự phát triển nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ của quân đội và nhiệm vụ QSQPĐP của Quân khu 1, đã và đang đặt ra những vấn đề mới, yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi người chính trị viên BCHQS huyện vừa phải có kiến thức toàn diện, trình độ chuyên sâu về công tác QSQPĐP; vừa am hiểu các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, dân tộc, tôn giáo…Có NLCT tốt mới có thể làm tốt công tác tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác QSQPĐP và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu: “Bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay”, là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp chủ yếu bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về NLCT và bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1. 8 - Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và từ thực tiễn rút ra những kinh nghiệm bước đầu bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1. - Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1. * Phạm vi nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên ở BCHQS huyện thuộc địa bàn Quân khu 1. - Tiến hành điều tra, khảo sát, phỏng vấn, toạ đàm và lấy phiếu trưng cầu ý kiến đối với cán bộ, sĩ quan tại 6 tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 1. Các số liệu, tư liệu giới hạn chủ yếu từ năm 2006 đến nay. Các giải pháp được đề xuất đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Hệ thống nguyên lý, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công tác cán bộ; đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về công tác QSQPĐP, xây dựng LLVT, xây dựng quân đội về chính trị, về CTĐ, CTCT và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong QĐND Việt Nam. * Cơ sở thực tiễn Toàn bộ hoạt động bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở 6 tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 1; những nhận xét, đánh giá về đội ngũ chính trị viên và công tác bồi dưỡng đội ngũ chính trị viên thể hiện trong các Văn kiện, báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng thuộc Quân khu 1 và số liệu thống kê, kết quả điều tra, khảo sát của tác giả ở các CQQSĐP tỉnh, huyện. 9 * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành; coi trọng những phương pháp: Hệ thống cấu trúc, lịch sử, lôgích, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, hệ thống hoá, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án - Luận giải làm rõ đặc điểm đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1; quan niệm, những yếu tố cấu thành NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1. - Từ thực tiễn rút ra những kinh nghiệm bước đầu bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1. - Đề xuất những nội dung, biện pháp khả thi bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về xây dựng đội ngũ chính trị viên, cán bộ chính trị quân sự địa phương, cung cấp thêm cơ sở khoa học, giúp lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chủ trì, chủ chốt, cơ quan chính trị các cấp ở địa bàn Quân khu 1 tiếp tục vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Đề tài luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập môn CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các học viện, nhà trường quân đội. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu; 3 chương (6 tiết); kết luận; danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ HUYỆN Ở ĐỊA BÀN QUÂN KHU I HIỆN NAY 1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài tiêu biểu có: Sách tư liệu “Đảng lãnh đạo quân đội của quân đội các nước Liên Xô, Cu Ba, Cộng hoà dân chủ Đức và Triều Tiên”, do Ban nghiên cứu Tổng kết công tác Chính trị biên soạn năm 1983 [10]. Cuốn sách đã đề cập đến nhiều vấn đề lớn về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội; vai trò CTĐ, CTCT; vai trò của cơ quan chính trị các cấp; vai trò của đội ngũ cán bộ… Trong đó, có đề cập đến vị trí, vai trò và yêu cầu về phẩm chất, NLCT của đội ngũ cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên và nội dung, biện pháp xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này trong xây dựng quân đội Liên Xô, Cu Ba, Cộng hoà dân chủ Đức và Triều Tiên qua các giai đoạn, cách mạng. Sách “Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô” [87] và “Tóm tắt lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 - 1973” [159], do A.A.Êpisép (Chủ biên). Đây là các công trình nghiên cứu, tổng kết khá sâu sắc, toàn diện về lịch sử quá trình hình thành và phát triển của CTĐ, CTCT trong sự nghiệp xây dựng các LLVT Liên Xô từ năm 1918 - 1973. Trong chương 2, phần II điểm 1 của công trình này đã chỉ rõ sự ra đời của hệ thống chính uỷ trong Hồng quân từ 4/1918, theo chỉ thị của V.I.Lênin và đến 14/10/1919 Hội đồng quân sự cách mạng nước cộng hoà đặt chức vụ chính trị viên ở đại đội, phân đội, các đội quân đặc biệt. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của chính uỷ là “người lãnh đạo CTĐ, CTCT”, là “lãnh đạo chính trị đối với quân đội, tiến hành CTĐ, CTCT trong quân nhân…”. Tài liệu đã đề cập khá cụ thể vị trí, vai trò, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên. Khẳng định rõ uy tín, vị thế của đội 11 ngũ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội ở các giai đoạn trong những năm nội chiến (1918 - 1920) và xây dựng quân đội (1921 - 1928). Cuốn sách cũng chỉ rõ mục tiêu, yêu cầu “Đào tạo và giáo dục các cán bộ chính trị”, toàn diện cả phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác đáp ứng nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ lâu dài của quân đội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Nội dung công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chính uỷ, chính trị viên chỉ rõ: “Coi trọng việc lựa chọn cán bộ chính trị cho Quân đội” và “Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên” toàn diện, theo 2 phương hướng cơ bản: “Bằng học tập ở các nhà trường quân sự” và “trực tiếp ở đơn vị” với 2 loại hình chủ yếu: “Thường xuyên (Các hội nghị hướng dẫn và bàn về phương hướng cụ thể)” và “Định kỳ (Thảo luận của cán bộ các cấp khác) được tiến hành trong phạm vi các đại đội, các trung đoàn và các đơn vị đồn trú”. Trên cơ sở đó, đã xây dựng, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên có đủ phẩm chất, năng lực và phương pháp tiến hành CTĐ, CTCT trong các đơn vị của Hồng quân và hạm đội. Giáo trình, “Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô - Viết”, do P.I.Các-Pen-Cô (Chủ biên) [40]. Cuốn sách đề cập khá cụ thể đến công tác xây dựng đội ngũ sĩ quan nói chung, cán bộ chính trị nói riêng. Đối với đội ngũ cán bộ chính trị tác giả xác định: “Cán bộ chính trị là những người trực tiếp tổ chức CTĐ, CTCT”; là “những người mang tinh thần của Đảng, kỷ luật của Đảng, lòng kiên định và dũng cảm của Đảng trong cuộc đấu tranh để thực hiện mục tiêu đã đặt ra” và là người “chịu trách nhiệm về tổ chức và tình hình công tác chính trị trong quân đội…”. Để đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ người cán bộ chính trị phải “Có những phẩm chất riêng…Phải lấy phương pháp thuyết phục làm chính; phải gương mẫu, nhiệt tình, không khoan nhượng trước bất kỳ thiếu sót nào so với các nguyên tắc trong đạo đức của chúng ta và còn phải ân cần đối với mọi người, có khả năng hiểu họ và 12 giúp họ cái gì họ cần thiết…”. Như vậy, các tác giả mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất về phương pháp, tác phong công tác của người cán bộ chính trị, mà chưa đề cập một cách cụ thể về phương pháp, tác phong công tác của người chính trị viên là một đối tượng nghiên cứu cụ thể, chuyên biệt. Trong cuốn, “Công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc dùng trong các học viện, nhà trường thời kỳ mới”, do Chương Tử Nghị (Chủ biên) [120], tác giả cho rằng để phát huy vai trò, hoàn thành nhiệm vụ thì mỗi chính trị viên phải gian khổ phấn đấu, nỗ lực cố gắng, thực sự cầu thị, điều tra nghiên cứu để nâng cao tố chất chính trị, tinh thông tri thức chuyên ngành và học tập tri thức khoa học khác, không ngừng nâng cao NLCT. Thường xuyên chăm chỉ học tập và đi sâu thực tế phải được coi là hai yêu cầu quan trọng đối với cán bộ. Muốn cán bộ nắm vững tri thức trên hai phương diện đó thì phải tăng cường giáo dục, bồi dưỡng cán bộ một cách toàn diện cả phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác thông qua con đường cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường, rèn luyện tại chức và tự học thành tài. 2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 2.1. Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên * Sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, đề tài các cấp: Cuốn sách, “Xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [123]. Tác giả Nguyễn Quang Phát đã đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên. Đồng thời, chỉ rõ: Đội ngũ chính uỷ, chính trị viên là một đội ngũ cán bộ rất quan trọng trong QĐND Việt Nam. Thực tiễn xây dựng, trưởng thành và chiến thắng của Quân đội ta hơn 60 năm qua đã khẳng định và chứng minh ý nghĩa to lớn và giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên. Đặc biệt, cuốn sách còn nêu rõ tình 13 hình đội ngũ cán bộ chủ trì về chính trị và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì về chính trị trong tình hình hiện nay. Cuốn sách, “Người chính uỷ trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, do Chu Huy Mân (Chủ biên) [106]. Cuốn sách tập hợp các bài viết đầy tâm huyết của một số tướng lĩnh, sĩ quan, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các tác giả đã phân tích, khẳng định quá trình ra đời, phát triển của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên, những đóng góp của người chính uỷ, chính trị viên trong quân đội; vai trò, tầm quan trọng cơ chế Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với QĐND Việt Nam, đây là những tài liệu có giá trị sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn; trong đó những kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng đội ngũ chính trị viên là vô cùng quý báu, làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu, “chính uỷ, chính trị viên thể hệ 51 và mai sau tham khảo”. Cuốn sách, “Chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự [157], đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về chế độ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội; sự hình thành và phát triển của chế độ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội từ ngày thành lập tới nay; khái quát những bài học kinh nghiệm trong thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên; yêu cầu xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên phải có số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, năng lực và phương pháp tác phong công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu của quân đội trong từng giai đoạn cách mạng. Trong cuốn, “Công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương”, Học viện Chính trị quân sự [91], đã tập trung làm rõ vai trò, đặc điểm, tính chất và nội dung công tác QSQPĐP; chỉ rõ nội dung CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP. Giáo trình viết: Để tổ chức thực hiện được sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác QSQPĐP, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chính trị, đặc biệt là đội ngũ chính uỷ, chính trị viên CQQSĐP vững mạnh, có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực 14 tiễn. Vì vậy, phải xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên CQQSĐP vững mạnh, có cơ cấu hợp lý, có đủ phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác QSQPĐP; phải chú trọng vào nâng cao phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác một cách toàn diện. * Một số bài báo như: “Mấy vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ ở Quân khu Một”, (Phùng Khắc Đăng) [85, tr.47-49]; “Suy nghĩ về tiêu chuẩn cán bộ quân đội trong thời kỳ cách mạng mới theo tư tưởng Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII”, (Nguyễn Văn Quyết) [132, tr.35-40]; “Nâng cao chất lượng đào tạo chính uỷ, chính trị viên đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới”, (Lê Minh Vụ) [160, tr.3-7]; “Vị trí, vai trò của chính uỷ, chính trị viên trong các đơn vị theo tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị”, (Tô Xuân Sinh) [135, tr.25-28]; “Những kinh nghiệm xây dựng và phát triển đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong kháng chiến chống Mỹ”, (Phạm Xuân Mát) [105, tr.10-13]; “Gắn xây dựng cấp uỷ với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì trong Quân đội”, (Ngô Xuân Lịch) [102, tr.19-21]; “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI”, (Lương Cường) [53, tr.5-8]; “Nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ ở phòng chính trị sư đoàn bộ binh hiện nay”, (Trần Sinh Huy) [95, tr.17-20];…Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các bài báo khoa học đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quân đội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Trên cơ sở đó xác định nhân tố tác động, chỉ rõ phương hướng, yêu cầu và những giải pháp cơ bản xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ này. 2.2. Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị và năng lực công tác của cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên 15 * Sách chuyên khảo, tham khảo, đề tài khoa học, giáo trình, luận văn, luận án: Tô Xuân Sinh, “Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị huấn luyện chiến đấu trong Quân đội ta hiện nay”, [134]. Tác giả khẳng định: Đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị chiến đấu là người chủ trì về chính trị, trực tiếp chỉ đạo, tổ chức tiến hành CTĐ, CTCT ở phân đội, có vai trò rất quan trọng đối với đơn vị trong quá trình xây dựng, phát triển của quân đội. Đội ngũ chính trị viên trực tiếp chỉ đạo tiến hành các nội dung, biện pháp xây dựng cấp uỷ, chi bộ, đảng bộ TSVM, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, xây dựng đơn vị VMTD, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, góp phần tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Đồng thời, tác giả đi sâu nghiên cứu năng lực của chính trị viên và đưa ra quan niệm: Năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị huấn luyện chiến đấu là trình độ thực tế và khả năng tổ chức, tiến hành các hoạt động CTĐ, CTCT theo chức trách, nhiệm vụ của người chủ trì về chính trị, người đảm nhiệm CTĐ, CTCT ở phân đội. Theo tác giả, năng lực CTĐ, CTCT của chính trị viên là một tổ hợp các thành tố, các bộ phận cấu thành rất phong phú, đa dạng tạo nên một chỉnh thể. Năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị phân đội làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu bao gồm: Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo CTĐ, CTCT được hình thành phát triển trong quá trình đào tạo ở các học viện, nhà trường quân đội, được tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong hoạt động thực tiễn CTĐ, CTCT và là kết quả của công tác bồi dưỡng cán bộ ở đơn vị; đồng thời là kết quả của quá trình tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của mỗi chính trị viên trong thực tiễn. Phạm Văn Thắng, “Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị”, tập 1 [138]; ở Chương 13, phần viết về phẩm chất, năng lực, phương pháp, 16 tác phong công tác của chính uỷ trung đoàn chỉ rõ: Chính uỷ trung đoàn phải là người tiêu biểu về phẩm chất chính trị; mẫu mực về đạo đức, lối sống, có tính kỷ luật, là trung tâm đoàn kết và có uy tín cao trong cấp uỷ, tổ chức đảng và đơn vị, do đó phải bồi dưỡng kiến thức, năng lực toàn diện, giỏi tiến hành CTĐ, CTCT, để họ thực sự là người có tính đảng, tính nguyên tắc cao, có tác phong dân chủ, sâu sát thực tế, nói đi đôi với làm. Trần Văn Hiên, “Bồi dưỡng năng lực tham mưu về công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ cán bộ nghiên cứu cơ quan Tổng cục Chính trị trong giai đoạn hiện nay”, [88]. Khi luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT, tác giả đưa ra quan niệm năng lực tham mưu về CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ nghiên cứu cơ quan tham mưu Tổng cục Chính trị là: Trình độ hiểu biết lý luận, khả năng nhận thức về CTĐ, CTCT; khả năng tham mưu đề xuất về CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ cơ quan tham mưu Tổng cục Chính trị. Xác định năng lực tham mưu đề xuất là một bộ phận không thể thiếu trong nhân cách của người cán bộ; có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Chính trị. Theo tác giả, con đường hình thành năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ nghiên cứu cơ quan Tổng cục Chính trị là: Thông qua giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện và thông qua tự bồi dưỡng, rèn luyện ở cơ quan. Đồng thời, tác giả đã khái quát quan niệm, đưa ra tiêu chí đánh giá bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, trước hết là nhận thức, trách nhiệm và trình độ năng lực của chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, mức độ chuyển biến phát triển năng lực, cũng như kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo cương vị, chức trách. Phạm Đình Bộ, “Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội binh chủng hợp thành trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, [14]. Theo tác giả: Đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội binh chủng hợp thành trong QĐND Việt Nam được giao những quyền hạn 17 nhất định và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cấp trên và cấp mình về toàn bộ các hoạt động của đơn vị theo phạm vi, chức trách, nhiệm vụ, đòi hỏi phải có NLCT nhất định, đó là tổng thể khả năng và trình độ thực tế đảm bảo cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ; cấu trúc NLCT bao gồm: Tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, trong đó tri thức là nền tảng, kỹ xảo, kỹ năng là trình độ vận dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn. Đồng thời, cần xây dựng và thực hiện tốt các khâu, các bước trong quy trình bồi dưỡng NLCT; trong đó chú ý ở các khâu như: Tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình và xác định nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng; xây dựng và thông qua kế hoạch bồi dưỡng; triển khai và thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng; tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động bồi dưỡng NLCT của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội. Tuy nhiên, do phạm vi, đối tượng nghiên cứu, tác giả chưa phân tích sự giống và khác nhau giữa NLCT với năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội. Trần Sinh Huy, “Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở phòng chính trị các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay”, [97]. Đây là đề tài được trình bày công phu và khá độc đáo. Trên cơ sở đi sâu phân tích về năng lực nhóm trưởng ban, ngành, trợ lý nghiệp vụ, tác giả cho rằng: NLCT của đội ngũ cán bộ ở phòng chính trị sư đoàn bộ binh là tổng thể năng lực chuyên ngành CTĐ, CTCT, năng lực chỉ huy, quản lý và năng lực chuyên biệt của đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị đáp ứng tốt yêu cầu của các chức danh, bảo đảm cho đội ngũ này hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tác giả phân tích làm rõ vai trò, con đường hình thành, phát triển NLCT của đội ngũ cán bộ phòng chính trị; đánh giá đúng thực trạng bồi dưỡng, chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm, hạn chế trong bồi dưỡng NLCT, tác giả đưa ra yêu cầu và xác định 5 giải pháp chủ yếu bồi dưỡng 18 NLCT của đội ngũ cán bộ phòng chính trị các sư đoàn bộ binh QĐND Việt Nam giai đoạn hiện nay. * Một số bài báo, tiêu biểu như: “Phát huy vai trò của đơn vị cơ sở trong bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay”, (Phạm Đình Bộ) [13, tr.47-50]; “Biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ ở phòng chính trị các sư đoàn bộ binh”, (Trần Sinh Huy) [96, tr.49-52]; “Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của chính uỷ, chính trị viên cơ quan quân sự địa phương”, (Đỗ Duy Ánh) [1, tr.50-52]… Các bài báo trên đã đề cập đến cán bộ chính trị, NLCT của đội ngũ cán bộ chính trị gắn với chức vụ đảm nhiệm; các tác giả đều đưa ra quan niệm về NLCT; cấu trúc NLCT; phân tích làm rõ một số nội dung, hình thức bồi dưỡng; xác định được yêu cầu bồi dưỡng NLCT và đề xuất những giải pháp bồi dưỡng NLCT cho đội ngũ này. 2.3. Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về đội ngũ cán bộ cơ quan quân sự địa phương * Sách chuyên khảo, tham khảo, đề tài: Cuốn sách, “Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 1 (Việt Bắc) 1945 - 2000”, [70]. Trong Chương sáu bàn về những vấn đề cơ bản rút ra từ lịch sử CTĐ, CTCT LLVT Quân khu 1 (Việt Bắc) 55 năm (1945 - 2000) khẳng định: Cơ quan chính trị các cấp và đội ngũ cán bộ chính trị được hình thành và phát triển do yêu cầu khách quan của việc xây dựng LLVT cách mạng. Đây là lực lượng nòng cốt có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng LLVT về chính trị. Nhiệm vụ của cán bộ chính trị nói chung và của chính trị viên nói riêng ngay từ những ngày đầu Quân khu uỷ xác định: “Gánh vác gần hết công việc trong bộ đội. Đội viên đói, dốt, mất tinh thần không chiến đấu được, không gây ảnh hưởng tốt trong dân chúng, chính trị viên đều phải chịu trách nhiệm. Bộ đội là người, công tác chính trị là 19 máu, chính trị viên là bộ óc…”. Muốn như vậy, chính trị viên phải là người mô phạm trong tư cách, tự mình làm gương cho cán bộ, chiến sĩ về mọi mặt. Người chính trị viên phải coi đơn vị như gia đình của mình với vị trí như một người thầy, người mẹ, người anh, người bạn. Trách nhiệm của chính trị viên là phải bảo đảm sự thắng lợi của bộ đội. Để đội ngũ này hoàn thành được nhiệm vụ đó, Quân khu uỷ luôn luôn quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cho đội ngũ này, làm cho mỗi cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời Bác dạy. Nguyễn Tiến Quốc, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ trì ban chỉ huy quân sự các huyện miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay”, [126]. Tác giả cho rằng, đội ngũ cán bộ chủ trì BCHQS các huyện miền núi phía Bắc có vai trò rất quan trọng trong quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị, đường lối nhiệm vụ quân sự của Đảng; là thành viên chủ chốt, là nhân tố quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và hiệu quả lãnh đạo trên thực tế của ĐUQS các huyện; có vai trò quan trọng hàng đầu trong xây dựng và hoạt động của BCHQS huyện và là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ xây dựng LLVT địa phương. Do đó, phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ trì BCHQS các huyện miền núi phía Bắc, thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện trong thực tiễn. Đồng thời, tác giả đã khái quát quan niệm về cán bộ chủ trì, vị trí, vai trò chất lượng và nâng cao chất lượng, đánh giá đúng thực trạng chất lượng, chỉ ra nguyên nhân và một số kinh nghiệm, xác định phương hướng, đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ trì BCHQS các huyện miền núi phía Bắc. * Một số bài báo nghiên cứu về đội ngũ cán bộ, cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên ở Quân khu 1 có: “Lạng Sơn đẩy mạnh công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở”, (Phùng Thanh Kiềm) [99, tr.32-36]; “Khẳng định rõ vị trí, vai trò chính uỷ, chính trị viên sau 8 năm thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị”, (Nguyễn Đức Thuận) [141, tr.7]; “Một số giải pháp 20 bồi dưỡng chính trị viên ban chỉ huy quân sự các huyện, thành phố tỉnh Bắc Ninh”, (Ngô Khắc Minh) [119, tr.375-380];…Các tác giả đều khẳng định chính uỷ, chính trị viên CQQSĐP ở Quân khu 1 có vị trí, vai trò rất quan trọng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác QSQPĐP, góp phần xây dựng cấp uỷ các cấp TSVM; cơ quan, đơn vị VMTD, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc; tăng cường củng cố, xây dựng nền QPTD, thế trận chiến tranh nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, chưa có bài báo nào bàn về NLCT của chính trị viên BCHQS huyện. 3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết Nhìn một cách tổng quát, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các công trình tiêu biểu của nước ngoài, trong nước đề cập đã được tác giả trình bày ở trên. Đây là những công trình khoa học có giá trị, góp phần quan trọng làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1. - Góp phần khái quát, hệ thống, luận giải, phân tích làm rõ một số vấn đề cơ bản về vị trí, vai trò của cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên trong quân đội; mục đích, yêu cầu, nội dung, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên; về quan niệm, vai trò của năng lực CTĐ, CTCT, NLCT và bồi dưỡng NLCT cho đội ngũ cán bộ quân đội; nội dung, hình thức và yêu cầu bồi dưỡng NLCT; về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của BCHQS huyện… - Đã chỉ ra sự bất cập, hạn chế trong nhận thức; các khâu, các bước trong xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng; về năng lực, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên trong quân đội; đặc biệt trong công tác một số cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên còn yếu về năng lực chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao theo tinh thần Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan