Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án quan niệm về con người trong triết học hiện sinh tôn giáo k. jaspers và ...

Tài liệu Luận án quan niệm về con người trong triết học hiện sinh tôn giáo k. jaspers và tác động của nó tới tư tưởng triết học phương tây thế kỷ xx

.PDF
158
295
128

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ______________________ NGUYỄN LÊ THẠCH QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH TÔN GIÁO K. JASPERS VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHƢƠNG TÂY THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ______________________ NGUYỄN LÊ THẠCH QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH TÔN GIÁO K. JASPERS VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHƢƠNG TÂY THẾ KỶ XX Chuyên ngành: Triết học Mã số: 62.22.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Vũ Hảo PGS. TS. Nguyễn Gia Thơ Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Lê Thạch 1 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 4 B. NỘI DUNG .................................................................................................. 9 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 9 1.1. Những tài liệu có liên quan đến triết học hiện sinh và những điều kiện tiền đề ra đời quan niệm của K. Jaspers về con ngƣời ........... 9 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quan niệm về con ngƣời trong triết học hiện sinh tôn giáo của K. Jaspers ........................ 27 1.3. Những công trình nghiên cứu về tác động của quan niệm của K. Jaspers về con ngƣời đến tƣ tƣởng triết học phƣơng Tây thế kỷ XX ....... 29 1.4. Những vấn đề đƣợc đặt ra và hƣớng nghiên cứu của luận án....... 32 Kết luận chƣơng ........................................................................................ 35 Chƣơng 2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH CỦA K. JASPERS .................................................................................................. 37 2.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời quan niệm về con ngƣời trong triết học hiện sinh của K. Jaspers ............................... 37 2.2. Những tiền đề tƣ tƣởng ra đời quan niệm về con ngƣời trong triết học hiện sinh của K. Jaspers ............................................................ 44 2.3. K. Jaspers: cuộc đời và sự nghiệp .................................................... 52 Kết luận chƣơng ........................................................................................ 59 Chƣơng 3. QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH TÔN GIÁO CỦA K. JASPERS ............................................. 60 3.1. Khái quát tƣ tƣởng triết học hiện sinh tôn giáo của K. Jaspers .... 60 3.1.1. Tư tưởng về triết học và khoa học ................................................ 60 3.1.2. Hiện sinh hướng lên Siêu việt ....................................................... 62 3.1.3. Tư tưởng về tính không khách quan hóa của hiện sinh ................ 63 3.1.4. Tư tưởng về hiện sinh và sự giao tiếp ........................................... 65 2 3.1.5. Tư tưởng về sự sụp đổ hiện sinh và giải mã Siêu việt .................. 66 3.2. Tình huống giới hạn - nền tảng của quan niệm của K.Jaspers về con ngƣời ............................................................................................... 67 3.3. Cái tôi kinh nghiệm, cái tôi ý thức và cái tôi hiện sinh................... 76 3.4. Hiện sinh và tự do .............................................................................. 82 3.5. Con ngƣời và Thƣợng đế ................................................................... 89 3.5.1. Siêu Việt – định hướng cơ bản của con người .............................. 89 3.5.2. Luận giải về yêu sách tuyệt đối..................................................... 95 3.6. Những giá trị và hạn chế của quan niệm K. Jaspers về con ngƣời ....... 99 Kết luận chƣơng ...................................................................................... 107 Chƣơng 4. TÁC ĐỘNG CỦA QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH K. JASPERS ĐẾN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHƢƠNG TÂY THẾ KỶ XX ............................................ 108 4.1. Tác động của quan niệm K. Jaspers về con ngƣời đến tƣ tƣởng triết học hiện sinh châu Âu thế kỷ XX ....................................... 110 4.1.1. Mối quan hệ ảnh hưởng tương tác giữa K. Jaspers và M. Heidegger .............................................................................................. 113 4.1.2. Dấu ấn của quan niệm K. Jaspers về con người trong một số trào lưu khoa học xã hội phương Tây thế kỷ XX ................................. 122 4.2. Tác động của quan niệm K. Jaspers về con ngƣời đối với một số nhà triết học phƣơng Tây tiêu biểu thế kỷ XX ................................ 134 4.2.1. Tác động tới tư tưởng triết học Hannah Arendt .......................... 134 4.2.2. Tác động tới tư tưởng triết học Paul Ricoeur ............................. 137 4.2.3. Tác động tới tư tưởng triết học Hans-Georg Gadamer ............... 139 Kết luận chƣơng ...................................................................................... 141 C. KẾT LUẬN ............................................................................................. 142 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 147 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thế kỷ XX, tại châu Âu, triết học hiện sinh đã ghi dấu ấn đậm nét bằng việc thổi một luồng gió mới mát lạ vào không khí triết học lúc bấy giờ với những trang tiểu thuyết, kịch, những bài thơ và các loại hình văn chương sống động khác nhau của các nhà tư tưởng lớn như M. Heidegger, J. Sartre, G. Marcel, K. Jaspers, v.v… về chủ đề con người với các giá trị đặc trưng như tự do, tự quyết, quyết chọn, vươn lên, giải phóng, độc đáo, dấn thân, tồn tại người, v.v…. Xu hướng tiếp cận này thêm lần nữa khẳng định, vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của mọi cuộc luận bàn triết học, và chính triết học lấy đề tài con người là tôn chỉ, là mục đích nhân văn duy nhất, cao cả nhất nhằm giải phóng con người, đem lại tự do đích thực cho con người cá nhân. Thứ nhất, trong mỗi một giai đoạn của lịch sử triết học, con người được soi chiếu, nhìn nhận trong bối cảnh của lịch sử, văn hóa, tôn giáo, v.v… dưới góc nhìn triết học của thời đại ấy. Nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại, Empedoc nói: Con người đã, đang và sẽ luôn luôn là một hiện tượng thú vị nhất đối với con người. M. Heidegger – nhà triết học hiện sinh người Đức cũng khẳng định: “Con người là hữu thể duy nhất có đặc tính là biểu lộ bản chất của mình và bản chất vạn vật” [Trích theo: 22; tr. 350]. Việc nghiên cứu con người như là đối tượng nhận thức về chính mình được các nhà triết học nhìn nhận với tính cách là sự tha hóa của chính con người do xã hội tạo nên. Tuy nhiên, theo Husserl, nguy cơ lớn hơn chính là tha hóa tinh thần. Ông viết: “Hình thức tha hóa chiếm ưu thế trong trong xã hội phương Tây chính là sự tha hóa tinh thần” [Trích theo: 30; tr. 8]. Con người - với tư cách giá trị tối cao - trong chính xã hội ấy đã bị nô dịch và tha hóa về mặt tinh thần. Việc chỉ ra sự tha hóa, cũng như con đường hay cách thức khắc phục nó dường như đã trở thành một trong những đề tài chủ yếu dường như của triết học phương Tây hiện đại. 4 Thứ hai, trong dòng chảy triết học phương Tây hiện đại thế kỷ XX, nổi lên nhà triết học có tầm ảnh hưởng lớn tới tư tưởng đương thời, đó là K. Jaspers. Vấn đề con người là vấn đề trung tâm của triết học hiện sinh tôn giáo của K. Jaspers. Những nghiên cứu của ông không chỉ đề cập đến con người và thân phận con người, mà còn chỉ ra sự giải phóng con người ở bình diện tự do cao nhất, đó là Siêu việt (Chúa, Thượng đế). Trong Lời giới thiệu, cho cuốn Toàn cảnh triết học Âu Mỹ thế kỷ XX do Phạm Quang Định biên soạn, tác giả Bùi Văn Nam Sơn nhận định: “…Câu hỏi trực tiếp về đức tin tôn giáo hay cụ thể hơn, về Thượng đế, lại hầu như ít được đặt ra trong triết học thế kỷ XX… Chỉ ở K. Jaspers (và tất nhiên ở Scheler) là còn có một sự trao đổi cặn kẽ với tôn giáo truyền thống và một sự “tuyên tín” về “đức tin triết học”, còn ngoài ra, ta chỉ bắt gặp ý tưởng khá mơ hồ về một “Tồn tại (Sein)” siêu việt trì ngự tất cả nơi Heidegger, về một thế giới vật chất (Welmaterie) “khá linh thiêng” nơi E. Bloch…” [24; tr 21- 22]. Jasper xây dựng cho mình hệ thống triết học hiện sinh tôn giáo. Vấn đề con người trong triết học hiện sinh tôn giáo của Jaspers là con người hiện sinh, nhưng được đặt trong sự định hướng tới Siêu việt. Chỉ đến Siêu việt thì mới có hiện sinh trung thực và con người mới được giải phóng được theo đúng nghĩa của nó. Thông qua phương pháp Soi vào hiện sinh, triết học hiện sinh tôn giáo của Jaspers cố gắng tìm ra bản chất đích thực của sự tha hóa con người và con đường giải phóng con người khỏi sự tha hóa đó. Thứ ba, Việt Nam là nước đang thực hiện sự chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá, lựa chọn, tiếp thu những giá trị văn hóa của các dân tộc, khu vực, nền văn minh trên thế giới là việc làm cần thiết, và đương nhiên việc tìm hiểu những giá trị văn hóa, con người phương Tây và các tư tưởng triết học phương Tây không nằm ngoài nhu cầu tất yếu đó. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình hội nhập cũng cần tránh các khuynh hướng cực đoan, sùng 5 bái, đề cao phương Tây, khuynh hướng tuyệt đối hóa những giá trị tư tưởng phương Tây và định hướng “Tây phương hóa” để từ bỏ những chuẩn mực tốt đẹp của truyền thống, bản sắc Việt Nam. Chúng ta cần giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc, mặt khác không ngừng mở rộng và tiếp biến những tinh hoa văn hóa thế giới, để làm phong phú cho những giá trị văn hóa dân tộc, làm cho đất nước ngày càng hội nhập sâu vào nền văn minh toàn cầu. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: Quan niệm về con người trong triết học hiện sinh tôn giáo K. Jaspers và tác động của nó tới tư tưởng triết học phương Tây thế kỷ XX, làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận án là trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của quan niệm về con người trong triết học hiện sinh tôn giáo của K. Jaspers, từ đó đưa ra đánh giá về tác động của nó tới tư tưởng triết học phương Tây thế kỷ XX. Để đạt được mục đích như trên, luận án có những nhiệm vụ như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về quan niệm về con người trong triết học hiện sinh tôn giáo của K. Jaspers và tác động của nó đến tư tưởng triết học phương Tây thế kỷ XX. - Làm rõ bối cảnh, những điều kiện và tiền đề ra đời quan niệm về con người trong triết học hiện sinh tôn giáo của K. Jaspers. - Phân tích làm rõ những nội dung cơ bản, những giá trị và hạn chế của quan niệm về con người trong triết học hiện sinh tôn giáo của Jaspers. - Đưa ra nhận định tác động của quan niệm Jaspers về con người đến một số tư tưởng triết học phương Tây thế kỷ XX. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: 6 Luận án có đối tượng nghiên cứu là quan niệm về con người trong triết học hiện sinh tôn giáo của Jaspers và tác động của nó đến tư tưởng triết học phương Tây thế kỷ XX. - Phạm vi nghiên cứu: Đây là một đề tài khá rộng, do vậy luận án giới hạn nghiên cứu ở quan niệm của Jaspers về con người qua một số tác phẩm tiêu biểu và tác động của quan niệm này chủ yếu đến một số tư tưởng hay một số nhà tư tưởng phương Tây thế kỷ XX đặc biệt là Hannah Arendt, Paul Ricoeur và Hans-Georg Gadamer. 4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người, bản chất con người. Đồng thời, luận án cũng kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trong thời gian gần đây. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu lịch sử triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án sử dụng một số phương pháp cụ thể sau: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và logic, khái quát hóa, phương pháp so sánh, phương pháp văn bản học, v.v… 5. Đóng góp mới của luận án Có thể nói, đây là luận án chuyên sâu đầu tiên ở nước ta tập trung vào phân tích luận giải những nội dung về con người trong triết học của K. Jaspers và tác động của nó tới một số tư tưởng triết học phương Tây thế kỷ XX. Luận án khảo cứu có hệ thống những vấn đề căn bản về con người hiện sinh trong triết học của K. Jaspers, từ đó có những đánh giá, so sánh với 7 những quan niệm về con người của các triết gia đương thời khác. Đồng thời trên cơ sở lập trường của triết học Mác – Lênin, luận án đưa ra những đánh giá về những giá trị, hạn chế và tác động của quan niệm về con người trong triết học hiện sinh tôn giáo của K. Jaspers đến tư tưởng triết học phương Tây thế kỷ XX. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về con người trong triết học hiện sinh tôn giáo Jaspers, từ đó có thể cung cấp cơ sở lý luận cho những nhà quản lý xã hội, quản trị nhân lực, quản lý văn hóa, quản lý tôn giáo, v.v... có cách nhìn cụ thể, khách quan đúng đắn trong việc hoạch định chính sách về con người, về văn hóa và về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Kết quả của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề triết học, tôn giáo học cho sinh viên và học viên cao học các trường đại học và các học viện. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, với 15 tiết. 8 B. NỘI DUNG Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những tài liệu có liên quan đến triết học hiện sinh và những điều kiện tiền đề ra đời quan niệm của K. Jaspers về con ngƣời Ở Việt Nam, hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu, sách dịch về triết học hiện sinh đã được công bố. Có thể khái quát ở một số loại nghiên cứu chủ yếu sau: Một là, những công trình: các sách chuyên khảo, tham khảo, các kỷ yếu Hội thảo khoa học và các bài báo được đăng trên các tạp chí trong nước, được viết trước năm 1975 và trong những thập kỷ gần đây về triết học hiện sinh nói chung và những điều kiện tiền đề ra đời quan niệm của K. Jaspers về con người. Cuốn Triết học hiện sinh của tác giả Trần Thái Đỉnh, Nxb Văn học (2008), là cuốn sách dày gần 400 trang, gồm mười chương được tác giả trình bày một cách công phu, sâu sắc về chủ nghĩa hiện sinh, trong đó tác giả phân tích khái niệm triết học hiện sinh, các quan điểm, các chủ đề chính, các nhánh của triết học hiện sinh. Tác giả đã khái quát những tư tưởng của các nhà hiện sinh tiêu biểu, trong đó có nhà triết học hiện sinh Jaspers từ trang 190 đến 256. Thông qua những trang viết này, Trần Thái Đỉnh đã cho người đọc thấy được về cuộc đời, quan điểm triết học của Jaspers đối với vấn đề hiện sinh. Tuy nhiên, do chưa phải là một tác phẩm chuyên sâu về triết học Jaspers, nên tác giả đã không trực tiếp đi vào phân tích vấn đề con người trong triết học hiện sinh tôn giáo của Jaspers. Mặc dù vậy, có thể thấy, Trần Thái Đỉnh đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa ra bức tranh tổng quan về chủ nghĩa hiện sinh. Đây là một trong những nguồn tư liệu quan trọng cho tác giả luận án thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. 9 Có thể khẳng định, xã hội là kết quả của quá trình lịch sử, dòng chảy liên tục do con người tạo nên theo quy luật lịch sử. Việc nghiên cứu về xã hội và con người cũng là một quá trình nhận thức. Tiếp tục khuynh hướng nghiên cứu triết học về con người, triết học hiện sinh đã thực hiện một cuộc cách mạng trong lĩnh vực xác định lại đối tượng và phương pháp triết học [Xem: 29, tr. 455]. Bằng cuộc cách mạng về “bản thể luận tồn tại người”, chủ nghĩa hiện sinh đã lần đầu tiên cố gắng luận chứng và đưa chúng ta đến với siêu hình học theo đúng nghĩa của thuật ngữ này, đến với một trong những loại hình độc đáo của bản thể luận triết học. Có thể thấy rằng, triết học hiện sinh là triết học về ý nghĩa cuộc nhân sinh hay nói một cách khác, triết học hiện sinh là triết học về con người cá nhân. Đây là triết học tập trung vào vấn đề về con người, thân phận con người, vấn đề ý nghĩa của cuộc sống, vấn đề ý nghĩa đích thực của cuộc nhân sinh, của cái chết… Các vấn đề này thể hiện tính độc đáo của triết học hiện sinh so với những loại hình triết học khác, bởi vì trước đó, triết học luôn đi tìm những nguyên nhân cội rễ của vạn vật, bàn những chuyện xa xôi huyền vi của tạo hóa, mà không đi thẳng vào vấn đề của con người, của tồn tại người. Triết học hiện sinh đặt lại vấn đề là: không gì có thể có ý nghĩa sâu sắc hơn với con người, ý nghĩa lớn lao hơn với con người bằng chính con người. Do vậy, E. Mounier nhận định: “Bất cứ khuynh hướng nào trong triết học hiện sinh đều là triết học về con người, trước khi là triết học về vũ trụ. Theo Thiên Chúa giáo hay không, triết học hiện sinh đều mang nặng tính chất bi đát của kinh nghiệm con người về định mệnh của mình” [Trích theo: 22, tr. 23]. Mặt khác, với cách nói bình dị và lời nói nhẹ nhàng, gần gũi, triết học hiện sinh đã đi vào đời sống và hướng dẫn đời sống bằng những suy tư triết học. Bởi vậy, triết học hiện sinh đã được chào đón một cách nồng nhiệt, và với ý nghĩa đó, nó đã tạo nên một phong trào sâu rộng trong quần chúng. Triết học hiện sinh, đã đánh thức con người từ bỏ những giấc mơ tìm hiểu vũ trụ để chỉ đi tìm ý 10 nghĩa của cuộc sống, của cái chết của chính bản thân, của nhân loại mình, bằng ý nghĩa của cuộc nhân sinh. Chính vì vậy, dù thuộc “khuynh hướng Thiên Chúa giáo hay vô thần, triết học hiện sinh cũng đã mang lại yếu tố tôn giáo cho cái thế giới lạnh lùng của triết cổ điển” [22, tr. 24]. Trong triết học Jaspers, với tính chất tự do của các nhân vị hiện sinh, thì việc áp dụng khoa học thực nghiệm để tìm hiểu con người là điều không thể, bởi vì, để tìm hiểu con người, phương pháp phải phù hợp với đối tượng. Thành thử, chúng ta phải thay phương pháp thực nghiệm bằng một phương pháp đặc thù trên cơ sở cảm nhận, đặc biệt trong tình huống giới hạn. Ông đã gọi tên phương pháp đó là “soi vào hiện sinh” và đây là phương pháp phù hợp với đối tượng để tìm hiểu về con người. Trong tư tưởng triết học của Jaspers, con người và Thượng đế có mối liên hệ mật thiết với nhau, được ông gọi là hiện sinh và siêu việt. Ở đây Siêu việt được ông luôn luôn sử dụng và mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, Siêu việt được hiểu là vươn lên, là đi lên không ngừng của hiện sinh, theo nghĩa này ông hay sử dụng động từ (transzendieren). Thứ hai, Siêu việt được hiểu chính là Siêu việt thể (Tranzsendenz); hiện sinh chính là mối tương quan với Siêu việt và việc gắn chặt mối tương quan đó khiến cho hiện sinh được trung thực: “Cho nên hiện sinh không phải là nhân vị tự ý thức về mình và có tương quan với chính mình, nhưng nhân vị đó còn phải giữ vững tương quan với siêu việt là nguyên ủy của mình. Hiện sinh chính là mối tương quan đó với siêu việt. Nếu không có tương quan đó, không có hiện sinh trung thực” [22, tr. 196] Theo Jaspers, con người trong tư tưởng triết học hiện sinh của ông luôn được nghiên cứu và nhìn nhận bằng một phương pháp riêng mà ông gọi là “soi vào hiện sinh”. Jaspers là người đã kịch liệt lên án và phản đối khoa học thực nghiệm. Việc dùng khoa học vào nghiên cứu con người, theo ông, làm cho con người trở nên kiêu căng, trở thành “quái tượng” và con người chỉ có thể là một sự vật như hàng trăm ngàn sự vật khác trong vũ trụ vật lý. Với cách lập luận 11 như vậy, Jaspers đã chỉ ra rằng, con người, tự do của con người hiện sinh không thể là đối tượng cho khoa học thực nghiệm, vì vậy cần phải có một phương pháp khác, phương pháp triết lý hiện sinh. Về điều này, tác giả Trần Thái Đỉnh viết: “Cuộc khám phá vũ trụ vừa cho ta thấy khoa học thực nghiệm chưa hoàn thành được công việc. Triết học phải tiếp tục công việc mà khoa học vừa bỏ dở; như thay thế chế độ thì cũng phải thay nhân viên, triết gia vào thay cho khoa học gia, và từ đây bắt đầu kỷ nguyên của hiện sinh” [22, tr. 206]. Tư tưởng triết học tôn giáo Jaspers là sự kế thừa và kết tinh của tư tưởng triết học Kierkegaard và Nietzsche. Triết học Jaspers có chứa đựng trong nó tất cả mọi hình thái hiện sinh con người, trong cả không gian và thời gian. Trong đó, trong không gian con người luôn ý thức tương quan giữa mình và siêu việt, còn trong thời gian là cả một sự tri ân, ghi nhận những đóng góp của những triết gia đi trước. Với những lý lẽ đó, theo Jaspers thì con người là một cái gì đó mà chúng ta không thể biết một cách tường tận và sáng tỏ như khoa học thực nghiệm. Việc con người trong hiện sinh tôn giáo của ông chỉ có thể cảm nghiệm được bản chất của họ ở tận nguồn tư tưởng và hành động. Ông đã viết trong tác phẩm Triết học của mình như sau: “không thể biết được họ một cách rõ rệt, minh bạch mà ta chỉ có thể cảm nghiệm được bản chất của họ ở tận nguồn tư tưởng và hành động của ta. Tóm lại, theo nguyên tắc, con người còn vượt xa những gì họ biết về chính họ” [47, tr. 124] có nghĩa là con người luôn phải quyết định và sự quyết định đó là quyết định về chính bản thân mình; tức là tự do của con người phải được công nhận, chịu sự phục tùng của những nguyên tắc. Con người, được tự do nhưng luôn luôn thấy được đó là một tặng vật của Chúa. Jaspers nhận định: “Càng tự do thật sự con người càng tin có Thiên Chúa. Vì khi tự do thật sự ta mới chắc chắn ta không tự do mà có. Là người, không bao giờ chúng ta có thể tự mãn. Vì luôn luôn chúng ta hướng vượt xa hơn và hơn lên mỗi khi ta cần ý thức sâu xa rằng: Thiên Chúa có. Đồng thời ý thức ấy càng soi sáng cho ta hiểu rõ ràng 12 được chính ta và ta không đáng giá gì” [Trích theo: 47, tr. 126]. Chính Jaspers cho ta thấy việc con người hướng về Chúa không phải là đặc tính tự nhiên, mà là sự phù hợp với tự do của ta và chỉ xuất hiện với những người biết vượt qua tình trạng sống sinh lý lầm lỳ, để con người có thể sống không lệ thuộc vào trần thế cũng như có sự liên hệ chặt chẽ với Chúa, tự do của con người có sự liên hệ chặt chẽ với Chúa. Con người luôn sống trong sự dẫn dắt của Thiên Chúa nên con người nhận thấy rõ rằng, Siêu việt là nguyên nhân sáng tạo cho sự tồn tại của con người. Một trong những sách chuyên khảo đáng chú ý là cuốn Triết học hiện sinh do nhà nghiên cứu Đỗ Minh Hợp làm chủ biên (Nxb Tôn giáo 2010). Với dung lượng hơn 500 trang, cuốn sách được chia làm bốn chương. Đây là công trình nghiên cứu công phu của nhóm tác giả về chủ nghĩa hiện sinh. Tác phẩm đã cho người đọc thấy được bức tranh cơ bản về chủ nghĩa hiện sinh dưới cách tiếp cận độc đáo của nhân học văn hóa, cũng như bản thể luận, cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh [Xem: 29, tr. 3]. Qua cách tiếp cận độc đáo đó, nhóm tác giả đã phân tích các triết gia tiền bối cũng như các đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh. Phần cuối của cuốn sách nhóm tác giả đã đưa ra những hệ thống khái niệm cũng như chủ đề cơ bản của triết học hiện sinh. Trong phần trình bày về các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu, tác giả Đỗ Minh Hợp và các cộng sự cũng dành một số trang (từ trang 413 đến trang 421) dẫn chứng, phân tích về triết gia hiện sinh Jaspers. Các tác giả đã trình bày về cuộc đời và sự nghiệp, cũng như một số tư tưởng chính của Jaspers. Những nghiên cứu của tác giả Đỗ Minh Hợp và các cộng sự là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả luận án. Tác phẩm Hiện tượng học Husserl của nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Chí Hiếu, Phạm Quỳnh Trang (Nxb Tôn giáo 2008) là công trình nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng học của Husserl. Với độ dày gần 500 13 trang, được chia làm ba chương, nhóm tác giả đã chỉ ra sự phát triển trong tư tưởng triết học của Husserl, nội dung cơ bản của Hiện tượng học. Tuy không trực tiếp đề cập đến triết học Jaspers, công trình chuyên sâu về triết học này bằng việc nêu ra tư tưởng triết học của Husserl và của các triết gia hiện sinh chịu ảnh hưởng bởi triết học Husserl - là tư liệu quan trọng cho tác giả luận án có những khảo nghiệm, so sánh giữa triết gia Jaspers với các nhà triết học cùng thời khác. Trong cuốn sách Triết học tư sản hiện đại xuất bản năm 1975, tác giả Hoàng Việt đã phân tích sự hình thành, các đặc điểm của triết học tư sản hiện đại và các trường phái chủ yếu như chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc, thuyết kỹ trị. Mặc dù dung lượng hạn chế, nhưng tác phẩm đã nêu ra những vấn đề có tính chất cơ bản về triết học phương Tây hiện đại. Trong cuốn sách Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa (263 trang, Nxb Văn học 1978), nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã đặt ra cho mình nhiệm vụ là: phê phán triết học hiện sinh và văn học hiện sinh và đề cao vai trò, nhiệm vụ của văn học xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới. Ở một phương diện nào đó, công trình ra đời trong bối cảnh lịch sử như vậy có tác dụng đáng kể đối với đời sống tinh thần của đất nước, dân tộc lúc bấy giờ. Vì vậy, cuốn sách thực sự là tư liệu tham khảo quan trọng cho nghiên cứu luận án. Trong cuốn Mấy trào lưu triết học phương Tây của nhà nghiên cứu Phạm Minh Lăng được Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp phát hành năm 1984. Với 354 trang, tác giả đã phân tích, làm rõ được nội dung các khuynh hướng triết học hiện đại phương Tây: chủ nghĩa duy linh - nhân vị, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng phê phán và nêu rõ ảnh hưởng của các trào lưu này ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Tuy nhiên, công trình này chỉ là những khảo cứu chung về những chủ đề nêu trên, chứ không đi vào phân tích chuyên sâu một nhà hiện sinh cụ thể nào. Vì vậy, việc nghiên cứu của tác giả luận án không có sự trùng lặp với công trình này. 14 Đáng chú ý là cuốn sách của tác giả Trần Thiện Đạo Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc (Nxb Văn học 2001, 351 trang) và Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc do Trần Thiện Đạo, Ilya Ehrenbourg, Claude Simon, M. Nadeau, D. Simone, Beauvoir là đồng chủ biên (Nxb Tri thức 2008, 362 trang), tập hợp những bài báo đã được viết hoặc dịch, được in trên các tập san Văn và Tân văn trong khoảng thời gian từ 1965 đến 1970 tại Sài Gòn. Các tác giả đưa ra những định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu về triết học hiện sinh, về thuyết cấu trúc, giới thiệu không khí sinh hoạt văn học Pháp thập niên 1950 - thời kỳ mà triết học hiện sinh đang phát triển. Trong công trình Về một dòng văn chương (Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh 2001, 128 trang), các tác giả đã tập hợp một số bài nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh trong văn học nước ngoài và một vài tác phẩm thơ văn của văn học hiện đại Việt Nam. Công trình Lược khảo triết học phương Tây hiện đại của tác giả Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng (Nxb Chính trị Quốc gia 2003) đã khảo cứu về các chủ đề cơ bản của triết học phương Tây thế kỷ XX, như triết học về con người, tôn giáo, triết học khoa học và sự du nhập của triết học phương Tây hiện đại vào Việt Nam. Tuy nhiên, cuốn sách này chưa đề cập cụ thể và trực tiếp đến quan niệm về con người trong triết học tôn giáo của Jaspers, cũng như sự ảnh hưởng của nó tới tư tưởng triết học phương Tây. Trong cuốn sách Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại (Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp 1986), tác giả Phạm Văn Sĩ đã chỉ ra những tư tưởng quan điểm của văn học phương Tây với nhiều nhà văn tiêu biểu. Công trình này cũng dành một phần để trình bày chủ nghĩa hiện sinh trong văn học phương Tây liên quan đến thân phận con người. Trong cuốn sách, mặc dù đề cập khá nhiều đến những tư tưởng triết học về con người trong văn học hiện sinh, tác giả cũng chưa có những phân tích trực tiếp về những tư tưởng triết học Jaspers như theo hướng nghiên cứu của tác giả luận án. 15 Còn trong cuốn Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam (Nxb Tổng hợp TP. HCM 2006), tác giả giả Nguyễn Tiến Dũng đã trình bày một cách khái lược các điều kiện kinh tế - xã hội dẫn tới sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh. Thông qua đó, tác giả trình bày khái quát triết học hiện sinh, cũng như các chủ đề của nó. Phần chương ba, tác giả đã trình bày sự du nhập của triết học hiện sinh vào Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Tiến Dũng cũng trình bày một cách ngắn gọn tư tưởng triết học Jaspers từ trang 42 đến trang 44. Mặc dù không phải là công trình chuyên biệt về triết học Jaspers, nhưng cuốn sách có giá trị tham khảo nhất định cho những nghiên cứu về những vấn đề đặt ra trong luận án này. Cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại nửa cuối thế kỷ IXX – nửa đầu thế kỷ XX (Nxb Tổng hợp Tp. HCM 2008), của nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp – Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Thanh là sự tìm tòi khảo cứu công phu của nhóm tác giả với hơn 500 trang, được chia làm chín chương. Công trình trình bày những trường phái triết học chính của phương Tây, trong đó có chủ nghĩa hiện sinh qua một số nhà hiện sinh tiêu biểu như Jaspers, Heidegger, v.v. Nội dung cuốn sách này là cơ sở cung cấp những tri thức khoa học cho những người nghiên cứu và tìm hiểu triết học phương Tây. Tất nhiên, do mục đích ban đầu của mình, cuốn sách không phải là sự nghiên cứu chuyên sâu về Jaspers, vì vậy nó chỉ đề cập đến triết gia Jaspers một cách khái quát. Cuốn sách Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại (Nxb Văn học 2006) của tác giả Bùi Giáng - một người nghiên cứu lâu năm, có bề dày về chủ nghĩa hiện sinh, là cuốn sách thể hiện sự công phu, tâm huyết trong việc tìm tòi, nghiên cứu về triết học phương Tây nói chung và triết học Heidegger nói riêng. Cuốn sách đã trình bày những chủ đề cơ bản của chủ nghĩa Hiện sinh, và là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu, so sánh giữa tư tưởng Heidegger với các nhà hiện sinh phương Tây khác. 16 Cuốn sách Hành trình vào triết học (Nxb Tri thức 2012) của Nguyễn Văn Toàn có thể được coi như là triết học nhập môn, như lời khẳng định của tác giả [Xem: 59, tr.9]. Cuốn sách mang đến cho người đọc những tư tưởng triết học về các vấn đề hiện sinh như con người, tha nhân, ái tình, tôn giáo, cái chết, đời sống đạo đức, v.v… Mặc dù không phải là một công trình nghiên cứu về triết học Jaspers, song cuốn sách của tác giả Nguyễn Văn Toàn đã cung cấp những tư liệu thực sự rất hữu ích đối với việc nghiên cứu triết học nói chung và triết học hiện sinh nói riêng. Tác phẩm Chân dung triết gia Đức, do Quang Chiến chủ biên (Trung tâm văn hóa, ngôn ngữ Đông Tây ấn hành 2000) đã đề cập đến các nhà triết học Đức. Trong công trình này, đáng chú ý là bài viết của tác giả Quang Chiến nhan đề Con người hành hương tìm về chính mình. Đây là chủ đề gần với hướng nghiên cứu của luận án về con người trong triết học hiện sinh: Khi Jaspers đến với cuộc hành hương để tìm lại chính mình, thì cũng chính là lúc ông càng thấy cuộc đời thật mênh mông vô định, đầy ắp những câu đố không có lời đáp. Theo Jaspers, mọi ngành khoa học đều không có khả năng nhận thức được ý nghĩa cuộc sống. Con người là một sinh linh vô định và càng ngày càng trở nên nghi vấn. Con người “vừa là một tiềm năng vĩ đại nhất, vừa là mối đe dọa lớn lao nhất trên thế giới” [9, tr. 172]. Con người trong quan điểm của Jaspers luôn mang trong mình nỗi cô đơn, sự sợ hãi, luôn là tấn bi kịch, luôn nổi chìm bồng bềnh trong nghi hoặc: Tôi đó ư? Có đích thực là tôi không? Và lẽ nào tôi đang tồn tại? Bài viết cũng đề cập ở mức độ nào đó đến con người trong triết học Jaspers, nhưng, ở đây tác giả chưa đi sâu vào làm rõ con người hiện sinh tôn giáo cũng như là những tác động của quan điểm ấy tới tư tưởng triết học phương Tây thế kỷ XX. Ấn phẩm Đâu là căn nguyên tư tưởng? hay con đường triết lý từ Kant đến Heidegger của nhà nghiên cứu Lê Tôn Nghiêm (Nxb Văn học 2007) là công trình chuyên sâu làm rõ con đường tư tưởng từ triết học Kant tới triết 17 học Heidegger. Ở đây tác giả cũng phân tích tư tưởng triết học của Heidegger về con người và so sánh tư tưởng này của ông với các nhà hiện sinh khác, trong đó có Jaspers. Tuy nhiên, do mục đích của mình, cuốn sách chưa tập trung trình bày, phân tích chi tiết và thấu đáo về những tư tưởng triết học Jaspers. Nhà triết học Trần Đức Thảo đã công bố công trình của mình về Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người (Nxb TP. HCM 2000) và cuốn Sự hình thành con người (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2004). Đây là hai công trình được tác giả nghiên cứu trong nhiều năm về vấn đề con người. Hai công trình này đã phân tích, trình bày những vấn đề cơ bản của lý luận con người; sự hình thành con người, ý thức ban đầu về cái tôi; mối liên hệ về sinh học, xã hội học và tâm lý... sau phần dẫn luận cho vấn đề con người. Đây cũng là công trình nghiên cứu của một nhà nghiên cứu, một nhà triết học Việt Nam hiện đại nghiên cứu về con người với những giá trị gần gũi với chủ nghĩa hiện sinh. Vì vậy, công trình nghiên cứu của ông mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Công trình này bàn về con người và có liên quan trực tiếp ở mức độ nào đó đến hướng nghiên cứu của luận án và hữu ích cho việc nghiên cứu luận án về mặt phương pháp luận. Tuy nhiên, công trình này, ít trình bày cụ thể về con người trong triết học hiện sinh tôn giáo Jaspers. Cuốn sách Giới thiệu vài nét về các chủ nghĩa: cấu trúc, hiện sinh, phân tâm, thực dụng trong văn học của nhóm tác giả Nguyễn Đức Nam, Phong Hiền, Hoàng Ngọc Hiến, Hoàng Trinh, Hoàng Việt, được xuất bản trước năm 1975. Đây là tài liệu tham khảo dùng cho học viên các lớp bồi dưỡng chính trị ngắn hạn của Trường chính trị - Bộ văn hóa. Nội dung tài liệu tham khảo này đề cập đến bốn trào lưu chủ yếu trong văn học nghệ thuật tư sản hiện đại: chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa phân tâm, chủ nghĩa thực dụng. Những nội dung trình bày trong cuốn sách có ý nghĩa rất lớn về mặt tư liệu cho sự tham khảo của luận án. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan