Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng d...

Tài liệu Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử việt nam từ 1930 – 1945 (3).doc

.DOC
38
512
100

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ: LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG DẠY GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1930-1945 Nguyễn Thu Quyên Giáo viên trường THPT chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương A/ĐẶT VẤN ĐỀ Sứ mạng của trường THPT chuyên là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh để bồi dưỡng thành những người có nền tảng kiến thức vững vàng, có năng lực tự học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài. Chính vì vậy, bồi dưỡng học sinh cho các kì thi chọn HSG luôn là vấn đề được các cấp quản lí, các giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm và trăn trở.… Có thể nói đây là công việc thường xuyên và cũng là sứ mệnh khó khăn, cao cả của các trường THPT Chuyên. Với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, các thầy cô luôn tìm mọi cách để hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh giỏi trau dồi thêm kiến thức để các em đạt kết quả cao nhất. Mỗi thầy cô giáo có một phương pháp khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và năng lực của học sinh, nhưng dù theo cách làm nào đi nữa, hai việc mà các giáo viên chuyên phải làm là: cung cấp cho học sinh những kiến thức đầy đủ, chuyên sâu, đồng thời hướng dẫn các em phương pháp ôn tập hiệu quả. Là giáo viên của tổ Sử, một trong những tổ được đánh giá là mạnh nhất trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Trãi, tôi vô cùng tự hào về thành tích rực rỡ của đội tuyển quốc gia môn lịch sử của chúng tôi những năm gần đây, đứng trong tốp đầu của các trường phổ thông chuyên. Theo yêu cầu của hội thảo, tôi đã tập hợp tài liệu của tổ chuyên môn, trình bày chuyên đề: Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho HSG Quốc gia khi giảng dạy giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1930-1945 nhằm chia sẻ cho giáo viên và học sinh bộ môn lịch sử nói chung và đặc biệt là giáo viên dạy đội tuyển và học 1 sinh dự thi HSG Quốc gia môn lịch sử nói riêng những vấn đề cơ bản về nội dung lịch sử quan trọng này. Trong chương trình lịch sử Việt Nam thời kì cận đại ở trường trung học phổ thông, giai đoạn 1930-1945 là một chương rất trọng tâm và cơ bản đối với chương trình lịch sử VN ở lớp 12. Vì chương này bao gồm nhiều sự kiện, nhiều vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam mà phần lớn các đề thi chọn Học sinh giỏi, thi Tốt nghiệp THPT, thi Đại học đều đề cập đến. Nếu không nắm chắc được giai đoạn Lịch sử này, học sinh sẽ khó có thể đạt được kết quả cao nhất trong các kỳ thi. Chuyên đề gồm 2 phần: Phần I: Các vấn đề cơ bản và chuyên sâu giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930-1945 mà giáo viên cần cung cấp cho học sinh Phần II: Phương pháp ôn tập 1. Một số yêu cầu đối với các em học sinh trong quá trình ôn tập 2. Các dạng câu hỏi thường gặp 3. Thiết lập các câu hỏi gắn với chuyên đề Chúng tôi rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn và có tác dụng tích cực với giáo viên, HSGQG môn Lịch sử khối Trung học phổ thông chuyên. 2 B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Phần I: Các vấn đề cơ bản và chuyên sâu giáo viên cần cung cấp cho học sinh khi giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930-1945: Chuyên đề hội thảo đưa ra là : “Lựa chọn các vấn đề trong giảng dạy cho học sinh giỏi quốc gia giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930-1945 „ tức là yêu cầu giáo viên đưa ra các vấn đề giảng dạy mang tính chuyên sâu. Tuy nhiên, kinh nghiệm giảng dạy và ôn tập cho học sinh của tổ chuyên môn chúng tôi là : trước hết, giáo viên nhất thiết phải cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Đó chính là nền tảng, là vốn quan trọng nhất giúp học sinh tìm hiểu kiến thức các chuyên đề theo hướng tổng hợp, khái quát. Vì thế, tôi thường nói với học sinh: trước khi nghĩ đến những điều cao siêu, lập luận logic thì phải có kiến thức cơ bản đã. Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930-1945, có những vấn đề cơ bản sau đây giáo viên cần cung cấp cho học sinh: I/ SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM(3/2/1930) 1. Hoàn cảnh lịch sử và nội dung của Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930). Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng 2. Các cương lĩnh chính trị của Đảng trong năm 1930 (văn kiện tháng 2/1930 của NAQ và văn kiện tháng 10/1930 của Trần Phú) 3. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng. II/ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1930-1931 1. Hoàn cảnh lịch sử của phong trào 30-31. 2. Diễn biến phong trào 30-31. 3. Các Xô Viết Nghệ-Tĩnh ra đời và hoạt động. 4. Đánh giá về PTCM 30-31. 3 III/ CUỘC ĐẤU TRANH PHỤC HỒI LỰC LƯỢNG NHỮNG NĂM 1932-1935 1. Hoàn cảnh lịch sử. 2. Cuộc đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng. 3. Đánh giá về phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1932-1935. IV/ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG NHỮNG NĂM 1936-1939 1. Điều kiện lịch sử đưa tới cuộc vận động dân chủ 1936-1939. 2. Diễn biến phong trào 1936-1939. 3. Đánh giá về phong trào 1936-1939. V/ CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN A* TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) 1. Tình hình chính trị 2. Tình hình kinh tế 3. Tình hình xã hội B* QUÁ TRÌNH CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Hội nghị TWĐ tháng 11/1939 và bước đầu chuyển hướng chỉ đạo cách mạng. 2. Hội nghị TWĐ 8( T5/1941): hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo CM Việt Nam. 3. So sánh về điều kiện LS và chủ trương chuyển hướng chỉ đạo CM thời kỳ 39-45 với thời kỳ 36-39? C* NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA VŨ TRANG MỞ ĐẦU THỜI KỲ ĐẤU TRANH MỚI 4 1. Khởi nghĩa Bắc Sơn(tháng 9-1940) 2. Khởi nghĩa Nam Kỳ (tháng 11-1940) 3. Binh biến Đô Lương (tháng 1- 1941) 4. Nhận xét D* QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG CỦA PHÁT XÍT NHẬT VÀ CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA CHÚNG. 1. Quá trình xâm lược ĐD của Nhật. 2. Chính sách thống trị của Nhật- Pháp ở Đông Dương trước 9/3/1945.Hậu quả của những chính sách đó. 3. Nhật đảo chính Pháp và chính sách thống trị của chúng sau 9/3/1945. E* MẶT TRẬN VIỆT MINH RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH. 1. Sự thành lập Việt Nam độc lập đồng minh. 2. Sự phát triển của Việt Minh và công cuộc chuẩn bị cho CMT8 (1941trước 9/3/45) 3. Vai trò của mặt trận Việt Minh trong cách mạng Việt Nam(1941-1951) G* CAO TRÀO KHÁNG NHẬT CỨU NƯỚC VÀ CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TỪNG PHẦN (9/3/45- 13/8/45) 1. Điều kiện bùng nổ cao trào kháng Nhật cứu nước. 2. Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước và khởi nghĩa từng phần. 3. Ý nghĩa cao trào kháng Nhật cứu nước. H* TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8/1945. 1. Điều kiện lịch sử đưa tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 2. Diễn biến TKN tháng 8/1945. 5 3. Tính chất, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của CMT8. Trên nền tảng của các kiến thức cơ bản nêu trên, chúng tôi tiếp tục hướng dẫn các em nghiên cứu và tìm hiểu một số vấn đề chuyên sâu liên quan đến giai đoạn lịch sử này như sau: 1. Vấn đề thời cơ trong CMT8 2. Sự ra đời của nước VNDCCH 3. Tuyên ngôn độc lập. 4. Vai trò của HCM đối với thắng lợi của CMT8. 5. Quá trình chuẩn bị mọi mặt trong 15 năm cho thành công của cách mạng tháng 8(1930-1945)  Sự chuẩn bị về chính trị.  Sự chuẩn bị về lực lượng (lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng).  Tập dượt quần chúng đấu tranh.  Chuẩn bị bộ máy lãnh đạo Tổng khởi nghĩa. --------------------------------------------------------------Phần II: PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP I/ MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH ÔN TẬP Trong quá trình ôn tập, học sinh cần chú ý một số đặc điểm của lịch sử sau:  Mỗi sự kiện hoặc quá trình lịch sử đều gắn với một hoàn cảnh cụ thể nhất định và bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử đó... 6  Các sự kiện hoặc quá trình lịch sử không diễn ra độc lập, mà có liên quan với nhau trong không gian và thời gian nhất định.  Một sự kiện lịch sử có thể diễn ra trong một thời điểm, nhưng cũng có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài, được trình bày trong những bài khác nhau của SGK.  Mỗi sự kiện lịch sử đều có nguyên nhân, nội dung, kết quả, ý nghĩa riêng. Có sự kiện bao gồm nội dung, nhưng cũng có những nội dung bao gồm nhiều sự kiện. Vì thế, để ôn tập tốt, học sinh phải nắm vững các yêu cầu sau: 1/ Phải nắm vững toàn bộ chương trình - Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên, vì các đề thi HSG chỉ xoay quanh chương trình lịch sử phổ thông (đặc biệt là chương trình LS 12) - Các em không được học tủ (chỉ ôn những phần cho là quan trọng, trọng tâm thi). Vì học tủ sẽ không có kiến thức hệ thống, toàn diện, mặt khác đề thi có thể ra vào phần không ôn tập ... dẫn đến kết quả làm bài không cao. 2/ Nắm vững sách giáo khoa kết hợp với sách tham khảo - Sách giáo khoa là pháp lệnh, được sử dụng chính thức trong nhà trường. Hướng dẫn ra đề thi của Bộ Giáo dục cũng nhắc nhở người ra đề bám sát chương trình bộ môn được thể hiện cụ thể qua nội dung sách giáo khoa. Vì thế SGK là tài liệu ôn tập chính. - Để ôn tập và làm bài thi đạt kết quả tốt, ngoài sách giáo khoa cần mở rộng tham khảo các tài liệu khác. Kinh nghiệm cho thấy rằng, bài thi tốt chỉ bằng lòng với nội dung trong sách giáo khoa là chưa đủ, chỉ có thể đạt điểm trung bình chứ không thể đạt điểm cao, vì thế cần phải có kiến thức mở rộng. Tài liệu tham khảo có rất nhiều, nhưng không nên tham lam, ôm đồm, xem nhiều mà không chắc. Giáo viên nên chọn lọc giới thiệu cho các em một số tài liệu tham khảo và hướng dẫn các em cách đọc (không nhớ thêm sự kiện, chỉ ghi nhớ những nhận định đánh giá về các sự kiện lịch sử để vận dụng vào bài làm...) 3 / Ôn tập như thế nào để đạt kết quả tốt 7 Yêu cầu ôn tập đối với môn lịch sử không phải là học thuộc lòng và nhớ thật nhiều sự kiện, diễn biến chi tiết của lịch sử. Vì thế trong giai đoạn 19301945, trên cơ sở của những sự kiện lịch sử được chọn lọc, giáo viên giúp học sinh phân tích và tổng hợp để hiểu được những bước phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, giải thích đánh giá các thắng lợi đó, cũng như rút ra những ý nghĩa và những bài học lịch sử để vận dụng những điều hiểu biết đó vào bài làm. Nội dung ôn tập cần được sắp xếp theo từng vấn đề từ trước tới sau, theo thời gian để đảm bảo việc nắm chắc các kiến thức một cách hệ thống. Có như như vậy khi gặp một đề thi có nội dung quan hệ tới nhiều chương thì mới chủ động giải quyết một cách có hệ thống hợp lý được. Ví dụ: đề thi tuy hỏi về thời kỳ 1936-1939 nhưng lại đòi hỏi so sánh với thời kỳ 1930-1931 trước đó, chứng minh mối quan hệ phát triển biện chứng giữa hai phong trào và còn phải phân tích ý nghĩa và tác dụng to lớn của phong trào 1936-1939 đối với tiến trình cách mạng 1939-1945. Để bảo đảm được hai yêu cầu trên, trong khi ôn tập tôi luôn yêu cầu các em làm đề cương tóm tắt đối với từng chương mục trong sách giáo khoa, có bổ sung thêm những nhận định hay, phân tích đánh giá sâu sắc, rút ra ra từ các tài liệu tham khảo. Trong quá trình ôn tập, để các em nhớ nhanh các sự kiện và mốc thời gian trong môn Lịch sử, tôi thường yêu cầu các em làm thường xuyên 4 yêu cầu sau đây: a. Lập bảng niên biểu gắn với các sự kiện - Các em có thể lập bảng niên biểu ngắn gọn, trong đó chia thành các cột thời gian, sự kiện, nội dung hoặc diễn biến vắn tắt trong một bài học lịch sử. - Lập bảng niên biểu có tác dụng hệ thống hóa kiến thức nội dung bài học một cách nhanh và ngắn gọn nhất. Từ đó, các em nắm được nội dung bài học và thuộc bài lâu hơn. b. Vẽ sơ đồ tia 8 - Muốn vẽ sơ đồ tia trước hết, các em phải nắm được nội dung kiến thức của bài, sau đó cụ thể hóa nó bằng cách phân ra các ý theo hình tia. Trên cơ sở các nhánh tia chính đó, phân ra các tia phụ để cụ thể hóa các ý của bài học. Việc học theo cách này khiến học sinh ghi nhớ tốt hơn và lâu hơn cách học truyền thống rất nhiều. - Ví dụ: vẽ sơ đồ tia về nội dung phong trào cách mạng 1936-1939? + Các em có thể phân ra các nhánh tia chính là: hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm. + Trên cơ sở các nhánh tia chính đó, phân ra các tia phụ để cụ thể hóa các ý ... c. Dùng các thao tác ghi nhớ linh hoạt Để nhớ được lâu các sự kiện và các mốc thời gian trong một bài học, học sinh có thể vận dụng một trong các cách sau: - Ghi các sự kiện,con số ... ra một tờ giấy hoặc sổ tay để khi cần thiết có thể tranh thủ học. - Tái hiện và xác lập mối quan hệ giữa bài đang học với kiến thức của các bài đã học để không quên kiến thức cũ (chẳng hạn khi học lịch sử giai đoạn từ 1930-1945, ta nên so sánh ba phong trào cách mạng: 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945 trên tất cả các mặt trong quá trình học tập để khắc sâu kiến thức). - "Ghi nhớ tương đối”. Tức là trong sự kiện hoặc một chiến dịch nào đó, không nhất thiết phải nhớ cụ thể ngày, giờ mà chỉ cần nhớ tháng, năm hoặc khoảng thời gian xảy ra sự kiện đó. Ví dụ: đầu năm 1945, cuối năm 1945, thuđông năm 1947... Tuy nhiên những sự kiện lớn, quan trọng của tiến trình lịch sử thì bắt buộc phải nhớ như: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-021930), ngày Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lâp (02-9-1945) hoặc ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30- 4-1975)… d. Hệ thống hóa lại kiến thức Sau khi học bài xong, các em cần kiểm tra và hệ thống hóa lại kiến thức bài học một lần nữa, nếu cảm thấy chưa đạt thì phải có biện pháp khắp phục 9 ngay . Đây là khâu quan trong đối với các môn khoa học xã hội, bởi nếu học xong mà không hệ thống hóa kến thức sẽ dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.... Thao tác này cũng giúp cho thí sinh có cách nhìn tổng thể, khách quan về các chặng đường, giai đoạn lịch sử và rút ra những kỹ năng nhận xét, so sánh, lý giải. Từ đó, sẽ giải quyết được những yêu cầu của nội dung bài học và làm bài thi hiệu quả hơn. 4/ Những điều cần nhớ khi làm bài Ngoài phương pháp ôn tập, để bài thi đạt điểm cao còn phải chú ý phương pháp làm bài. Đó là điều tưởng như chỉ giữ vai trò thứ yếu, nhưng thực ra rất quan trọng, thậm chí quyết định kết quả bài thi a- Phân tích câu hỏi trong đề thi Phải đọc hết và hiểu chính xác từng chữ trong câu hỏi. Trong đề thi, một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là “thừa”. Đọc kĩ câu hỏi để xác định thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi (trình bày, so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá…) b- Phân bố thời gian hợp lí. Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian, mỗi điểm khoảng 15,16 phút là phù hợp. c- Lập dàn ý - Hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và trình tự của các ý. - Đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về mở bài, kết luận. Nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn, sau khi viết hết nội dung, khắc sẽ biết kết luận (đừng nghĩ trước kết luận, và cũng chỉ nên kết luận thật ngắn gọn). - Về hình thức, không phải ai cũng viết được chữ đẹp, câu hay, nhưng hãy cố gắng viết cho rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, đừng dùng từ sáo rỗng, dài dòng, đừng viết tắt. Hãy luôn nhớ: Đúng, đủ, rõ ràng, thế đã là tốt; lời văn giản dị, thế đã là hay. II/ CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 10 Giống như các bộ môn khác, môn lịch sử cũng có các dạng câu hỏi cơ bản thường gặp trong các kì kiểm tra hay trong các kỳ thi. Mỗi dạng câu hỏi có những đặc trưng và yêu cầu riêng. Vì vậy, việc đầu tiên trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức, các cô giáo trong tổ bộ môn trường tôi luôn cung cấp cho các em một số dạng câu hỏi thường gặp trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông và cách giải quyết từng dạng bài tập đó. Đó là: 1. Câu hỏi tìm hiểu diễn biến của sự kiện lịch sử Ví dụ: Hãy trình bày diễn biến chính của phong trào cách mạng 19301931? Đây là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện những vấn đề, những sự kiện, hiện tượng lịch sử đúng như nó từng diễn ra (tức là trả lời câu hỏi sự kiện đó diễn ra như thế nào?) Đây là loại câu hỏi phổ biến. Khi trình bày diễn biến của một sự kiện, các em nên trình bày theo dàn ý sau: - Khái quát vài nét về hoàn cảnh lịch sử (những nét chính về tình hình trong nước và tình hình thế giới tác động đến sự kiện đó). - Trình bày diễn biến: tuân thủ nguyên tắc biên niên (tức là sự kiện nào có trước thì nói trước, sự kiện nào có sau thì nói sau). Ngoài ra ta đảm bảo tính hệ thống và tính chính xác. - Nêu kết quả và ý nghĩa: thường nêu ra những con số cụ thể, nội dung chính của ý nghĩa . 2. Câu hỏi xác định nguyên nhân thành công hay thất bại của một sự kiện lịch sử Ví dụ: Hãy phân tích nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945? Đây là dạng câu hỏi yêu cầu các em dùng toàn bộ hiểu biết của mình để khám phá bản chất sự kiện đó, để đánh giá tác động của nó đến lịch sử, khi phân tích phải dùng lý lẽ, luận điểm chắc chắn, khoa học để suy xét. 11 Khi làm dạng câu hỏi này, các em nhất thiết phải phân tích được hai dạng nguyên nhân: khách quan và chủ quan vì nguyên nhân thành công hay thất bại của một sự kiện lịch sử đều là kết quả tổng hợp của những nhân tố khách quan và chủ quan. Muốn làm được điều này, các em cần: + Nắm chắc bản chất của sự kiện lịch sử hay vấn đề lịch sử, mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử đó. + Phân tích theo đúng yêu cầu của đề bài, tránh lan man. + Phải có quan điểm lịch sử đúng đắn, khoa học, tránh xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử. + Luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc, logic. Phân tích thường đi liền với chứng minh để có tính thuyết phục cao. 3. Câu hỏi yêu cầu lập bảng so sánh giữa các sự kiện lịch sử Ví dụ: Lập bảng so sánh phong trào cách mạng 1930-1931 với phong trào cách mạng 1936-1939? Khi làm câu hỏi dạng này, các em cần biết khái quát hóa các kiến thức lịch sử, tìm ra bản chất của từng sự kiện lịch sử đó để đưa vào bảng so sánh một cách ngắn gọn, rõ ràng nhất, qua đó, làm rõ sự khác nhau và giống nhau giữa các sự kiện lịch sử … 4. Câu hỏi xác định, phân tích tính chất của sự kiện lịch sử Ví dụ: Chứng minh rằng: phong trào cách mạng 1930-1931 mang tính cach mạng triệt để, quy mô rộng lớn và hình thức đấu tranh quyết liệt Câu hỏi này yêu cầu các em không chỉ có kiến thức lịch sử phong phú về vấn đề đó mà phải có khả năng lập luận chặc chẽ, logich thì bài làm mới có tính thuyết phục. Để làm tốt dạng câu hỏi này đòi hỏi các em phải hiểu sâu sự kiện lịch sử, đồng thời, phải tìm được lý lẽ xác đáng, chia thành các ý rõ ràng, đặc biệt là lựa chọn sự kiện để chứng minh. Dẫn chứng càng phong phú, tiêu biểu, xác thực thì bài làm càng có tính thuyết phục cao. - Khi chứng minh phải kết hợp với phân tích khái quát để làm rõ vấn đề. 12 5. Câu hỏi xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử của thế giới đối với Việt Nam. Ví dụ: Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam thời kì 1930-1945: - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ(9-1939) - Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh (8-1945)  Dạng câu hỏi này yêu cầu các em phải nắm chắc cả kiến thức lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, hiểu rõ mối tác động qua lại giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới trong cùng một thời kì lịch sử để từ đó hiểu rõ quy luật: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, nằm trong sự phát triển chung của cách mạng thế giới. 6.Câu hỏi xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, giai đoạn, thời kì lịch sử. Ví dụ: Qua trình bày những sự kiện chủ yếu trong phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, hãy nêu rõ vai trò, ý nghĩa của từng sự kiện đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945? Để làm được dạng câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải hiểu rõ quá trình phát triển liên tục, thống nhất, tính phong phú, đa dạng của các sự kiện, giai đoạn, thời kì lịch sử. Từ đó, học sinh phải nắm vững một vấn đề có tính quy luật trong sự phát triển là sự tiếp nối logic giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. 7. Câu hỏi tìm hiểu khuynh hướng phát triển của một sự kiện , một thời đại hay một xã hội nói chung. Ví dụ: Khi nghe tin Nhật bị Đồng minh đánh bại, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã chuẩn bị những gì để phát động quần chúng đấu tranh làm nên Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? Để làm tốt dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh phải nắm bắt được phương pháp tư duy biện chứng để đoán định được sự phát triển tương lai của một sự kiện lịch sử trên cơ sở hiểu rõ quá khứ và hiện tại. 13 8. Câu hỏi tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện và rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử đối với ngày nay. Ví dụ: Hãy phân tích ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945? Để làm tốt dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh cần phải đánh giá được ý nghĩa trong nước và ý nghĩa quốc tế của sự kiện đối với cách mạng Việt Nam. Từ đó, các em phải tìm ra mối liên hệ của sự kiện đang phân tích với quá khứ, hiện tại và tương lai để rút ra được những bài học bổ ích và thiết thực của sự kiện lịch sử. III/ THIẾT LẬP CÁC CÂU HỎI VỀ GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1930-1945 Từ thực tế nhiều năm ôn thi học sinh giỏi, đối với giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam 1930-1945, tổ chuyên môn của chúng tôi đã sưu tầm và biên soạn một số dạng đề, câu hỏi vừa để củng cố vừa nâng cao kiến thức. Do số lượng trang có hạn, tôi xin phép chỉ đưa ra một số câu hỏi mang tính chuyên sâu, có tác dụng giúp học sinh hiểu sâu sắc giai đoạn đoạn lịch sử Việt nam 1930-1945 và những hướng dẫn khái quát cách trả lời một số câu hỏi khó. CHƯƠNG I: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI 1. Tại sao các phong trào yêu nước tại Việt Nam vào đầu thế kỉ XX lại bị thất bại ? Anh (chị) hãy trình bày những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong thời gian từ 1919 đến đầu 1930 nhằm tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. 2. Vì sao nói “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam” ? 3. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 4. Viết lại tên sự kiện với thời gian tương ứng các sự kiện sau : - Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng - Đông Dương cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam - Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản 14 Pháp - Thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam - Tân Việt Cách mạng Đảng ra đời - Thành lập chi Bộ Đảng đầu tiên tại nhà số 5D Hàm Long Hà Nội - Thành lập An Nam Cộng Sản Đảng b) Chọn ra và giải thích 2 sự kiện quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định trong việc chuẩn bị tiến đến thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Gợi ý trả lời phần b Hai sự kiện quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định….các em nên chọn là: a. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp tháng 12/1920. b. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tháng 6/1926. 5. Trình bày và phân tích một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng để khẳng định đó là đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo. Hướng dẫn làm bài Những điểm chủ yếu của Cương lĩnh chính trị đầu tiên: + Thấu suốt sự phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là con đường kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội… + Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc Pháp, phong kiến tay sai và giai cấp tư sản phản cách mạng… nổi bật lên là nhiệm vụ chống đế quốc, phong kiến, giành độc lập cho toàn thể dân tộc. + Lực lượng cách mạng là công nông, đồng thời “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”. + Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới… + Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng… Trên cơ sở đó, các em làm rõ được: 15  Tính đúng đắn thể hiện: những nội dung của Cương lĩnh phù hợp với thực tiễn Việt Nam (phân tích tính đúng đắn thể hiện cụ thể trong đường lối chiến lược CM, nhiệm vụ CM, lãnh đạo CM, lực lượng CM, đoàn kết quốc tế)...  Tính sáng tạo thể hiện ở chỗ, những quan điểm của chủ nghĩa MácLênin được Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam. Cương lĩnh đã kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, trong đó độc lập, tự do là tư tưởng chủ yếu. Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh chủ trương tập hợp rộng rãi lực lượng toàn dân tộc để đánh đuổi kẻ thù. Điều này rất đúng với hoàn cảnh một nước thuộc địa như Việt Nam. 6. So sánh một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng với Luận cương chính trị năm 1930 để thấy rõ sự đúng đắn của văn kiện trước và sự hạn chế của văn kiện sau?” Gợi ý: Nội dung so sánh Cương lĩnh CT Luận cương CT Đường lối CM tư sản dân quyền, cách chiến lược mạng ruộng đất và CMXHCN CM CM tư sản dân quyền và CMXHCN Nhiệm CM Lãnh CM Lực CM vụ Đánh đổ đế quốc Pháp, đánh Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đổ PK… đế quốc... đạo Là giai cấp VS thông qua đội tiền phong là ĐCS, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của CM Là giai cấp VS thông qua đội tiền phong là ĐCS- nhân tố quyết định mọi thắng lợi của CM lượng CN-nd, TTS, trí thức; còn phú Công nhân và nông dân nông, trung tiểu địa chủ và tư 16 sản thì lợi dụng hoặc trung lập. Đồng minh CMVN là một bộ phận của CM ĐD có quan hệ mật thiết CMTG… với CMTG. Phương pháp CM Bạo lực CM (tập hợp tổ chức quần chúng đấu tranh…) - Qua bảng hệ thống trên, học sinh nhận thấy những điểm giống và khác: + Giống: đều đề ra đường lối chiến lược sách lược cho cách mạng VN (Luận cương chính trị tiếp thu những vấn đề cơ bản của CLCT, bổ sung thêm phương pháp cách mạng) + Khác: trong việc xác định nhiệm vụ và tập hợp lực lượng... -> Kết luận: cương lĩnh chính trị đầu tiên sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Luận cương . 10. “Luận cương chính trị” đã xác định được nhiều vấn đề chiến lược cách mạng, nhưng cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định…mang tính chất “tả khuynh” giáo điều, phải trải qua quá trình thực tiễn đấu tranh cách mạng, các nhược điểm trên mới dần khắc phục…” (Sách giáo khoa lịch sử lớp 12, trang 28, Tập 2, NXB Giáo dục, 1999) Anh (chị) hãy đọc đoạn viết trên và : + Nêu những hạn chế của Luận cương chính trị. + Trình bày và phân tích những chủ trương của Đảng trong thời gian từ 1936 đến 1941nhằm khắc phục những hạn chế đó. Hướng dẫn làm bài a. Một số nhược điểm, hạn chế: - Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản đã xác định được những vấn đề chiến lược trong đấu tranh đòi các quyền lợi trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, Luận cương còn có một số hạn chế nhất định, như :  Chưa xác định mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, nên không nêu được 17 vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp.  Không đánh giá đúng khả năng cách mạng, lòng yêu nước chống Pháp của tư sản dân tộc và tiểu tư sản.  Không thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc. b. Trình bày và phân tích những chủ trương của Đảng trong thời gian từ 1936 đến 1941 nhằm khắc phục những hạn chế đó.  Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị là không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu, mà nặng về đấu tranh giai cấp…có ảnh hưởng lớn đến việc tập hợp các lực lượng cách mạng; không phù hợp với thực tiễn của tiến trình hoạt động cách mạng, khi quyền lợi của dân tộc chưa giành được thì nói gì đến quyền lợi giai cấp.  Hội nghị Trung ương Đảng tháng 7-1936 đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới và chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, sau đó đổi thành mặt trận Dân chủ Đông Dương để tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp yêu nước, có xu hướng dân chủ, tiến bộ (phân tích)...  Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939 : Trong điều kiện lịch sử mới, vấn đề giải phóng dân tộc là hàng đầu và và cấp bách nhất của Đông Dương; mọi vấn đế khác – kể cả ruộng đất đều phải nhằm vào mục đích đó để giải quyết. Trên cơ sở đó, Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương để tập hợp mọi lực lượng yêu nước tham gia đấu tranh giành độc lập.  Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) tiếp tục giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và tạm gác “cách mạng ruộng đất„; chủ trương thành lập ở mỗi nước trên bán đảo Đông Dương một mặt trận dân tộc thống nhất riêng, ở Việt Nam là Việt Nam độc lập đồng minh... 11. Sự kết hợp của ba nhân tố đưa tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra như thế nào? Hướng dẫn Có nhiều cách trình bày, dưới đây là một gợi ý: 18 - Trình bày quá trình vận động thành lập Đảng từ 1925 với sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, sự kết hợp 3 nhân tố trong một con ngườiNguyễn Ái Quốc, sự kết hợp ở 3 tổ chức cộng sản ... - Làm rõ mối liên hệ và tác động giữa 3 nhân tố kết hợp cho sự ra đời của Đảng. Đây là một nét riêng, độc đáo của các nước thuộc địa, phụ thuộc, song vẫn hợp quy luật chung sự ra đời của một Đảng cộng sản. CHƯƠNG II: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH PHỤC HỒI LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG I. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT- NGHỆ TĨNH 1. “Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội ở Việt Nam ra sao?” Gợi ý Câu hỏi yêu cầu học sinh nêu và phân tích được những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1033) tới tình hình kinh tế và xã hội nước ta, đặc biệt xác lập mối liên quan với sự bùng nổ phong trào CM 1930-1931. 2. “Vì sao phong trào cách mạng trong nửa đầu những năm 1930 của toàn quốc và riêng ở Nghệ- Tĩnh đã lên cao như vậy?” Các điểm chủ yếu cần trình bày: - Nguyên nhân làm bùng nổ mạnh mẽ phong trào toàn quốc: + Tác động của khủng hoảng kinh tế làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc, tay sai phản động ngày càng sâu sắc. + Pháp đẩy mạnh khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái càng làm cho mâu thuẫn dân tộc sâu sắc hơn. + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bước ngay vào trận tuyến đấu tranh CM với tư cách lãnh đạo -> đây là điều kiện quyết định đưa tới sự bùng nổ phong trào tự giác trên quy mô lớn. 19 - Nguyên nhân phong trào ở Nghệ- Tĩnh lên cao: ngoài hoàn cảnh chung, Nghệ- Tĩnh có những đặc điểm riêng: + Chịu ách thống trị của đế quốc- phong kiến nặng nề, lại là vùng đất nghèo... + Có truyền thống cách mạng. + Cơ sở công nghiệp Vinh - Bến Thủy là trung tâm kỹ nghệ lớn nhất Trung Kì, là điều kiện thuận lợi cho liên minh công nông. + Các tổ chức cộng sản và cơ sở Đảng ở đây khá mạnh. 3.“Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng Xô Viết Nghệ Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?” Với câu hỏi này giáo viên phải hướng dẫn học sinh trên cơ sở nêu và phân tích việc tổ chức chính quyền, các chính sách của chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh để làm rõ yêu cầu của câu hỏi - Tổ chức chính quyền: khi chính quyền địch tan rã ở nhiều địa phương, các chi bộ Đảng đứng ra quản lý đời sống. Đây là kiểu chính quyền Xô Viết Nga, do nông dân bầu ra các đại biểu của mình và có đại biểu của công nhân làm cố vấn. - Chính sách (như trong SGK) -> Đây là mẫu hình chính quyền CM đầu tiên ở nước ta, thể hiện bản chất ưu việt, là chính quyền của dân do dân và vì dân... 4.Tại sao nói phong trào CM 1930-1931 là cuộc diễn tập, chuẩn bị cho CM tháng Tám? Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh đã cho ta những bài học kinh nghiệm gì?” Với câu hỏi này, học sinh cần: - Khái quát đôi nét về cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. - Phân tích ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào... 4. CMR phong trào CM 30-31 mang tính CM triệt để, quy mô rộng lớn và hình thức đấu tranh quyết liệt. Học sinh cần làm rõ: - Phong trào mang tính cách mạng triệt để: nhằm trúng 2 kẻ thù ĐQ và PK, đoạn tuyệt với chủ nghĩa cải lương tư sản. Kiên quyết dùng bạo lực CM lật đổ chính quyền địch, thành lập chính quyền CM... 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan