Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi khi giảng dạy giai đ...

Tài liệu Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi khi giảng dạy giai đoạn lịch sử việt nam 1945 – 1954

.DOC
20
1614
69

Mô tả:

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ˜ ™ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VIII CHUYÊN ĐỀ: LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC SINH GIỎI KHI GIẢNG DẠY GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1945 – 1954 MÔN: LỊCH SỬ TÁC GIẢ: NHÓM LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT TỈNH QUẢNG NGÃI CHUYÊN ĐỀ: 1 LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC SINH GIỎI KHI GIẢNG DẠY GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1945 - 1954 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử nói riêng là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và hết sức quan trọng đối với các trường THPT, nhất là các trường THPT chuyên. Để có học sinh giỏi môn Lịch sử các cấp, nhất là học sinh giỏi quốc gia thì ngoài việc lựa chọn được “nguồn” học sinh đội tuyển tốt thì việc giáo viên bồi dưỡng lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn luyện cũng có vai trò cực kỳ quan trọng. Thực hiện tốt khâu này sẽ tạo ra được một lớp học sinh giỏi thật sự có thể thành công trong học tập và nghiên cứu. Trong phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 có nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn 1945 – 1954 là một giai đoạn lịch sử chứa đựng nhiều kiến thức lịch sử quan trọng, đồng thời còn có sự liên quan đến các vấn đề lịch sử thế giới cùng thời kỳ cũng như nội dung những giai đoạn lịch sử Việt Nam khác. Vì vậy, trong bồi dưỡng học sinh giỏi, muốn dạy học tốt nội dung giai đoạn lịch sử này, giáo viên cần có sự lựa chọn nội dung dạy và phương pháp giảng dạy và ôn tập đúng đắn. Cho nên, trong Hội thảo các trường THPT chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ lần thứ này, chúng tôi chọn chuyên đề: “Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi khi giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1945 – 1954”. Hy vọng trong lần hội thảo lần này, chúng ta đi sâu trao đổi, thảo luận nhiều hơn về kinh nghiệm khi lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập khi giảng dạy một giai đoạn lịch sử cụ thể của lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954, để tạo cơ sở cho việc triển khai dạy và ôn tập cho các giai đoạn lịch sử Việt Nam và thế giới. B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG Có ý kiến cho rằng, Lịch sử là môn học thuộc lòng, học “vẹt” nhưng thật ra muốn học giỏi thì phải đọc và hiểu sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Nhưng quan trọng nhất, người học giỏi lịch sử phải biết hệ thống hóa các nội dung lịch sử bằng những sơ đồ nhánh, biểu đồ thống kê tư duy theo từng sự kiện, mốc thời gian. Từ đó, ta mới có thể dễ dàng ghi nhớ nội dung và dữ liệu của môn học. Bởi, môn lịch sử là một môn khoa học biện chứng. Muốn trở thành một học sinh giỏi môn Lịch sử, học sinh không phải chỉ cần tính siêng học bài mà bên cạnh đó cần phải thông minh, trí nhớ tốt, có khả năng phân tích, chứng minh, lập luận, bình luận, khái quát hóa… Đặc biệt là phải có niềm đam mê, yêu thích Sử học. Mặc khác, học sinh không những phải hoàn thành các bài tập của giáo viên giao mà còn phải chuẩn bị bài trước ở nhà (theo những câu gợi mở của giáo viên). Sau khi thảo luận nhóm và được giáo viên giảng giải thêm, học sinh mới hiểu sâu được kiến thức. Ngoài việc học tập ở lớp, học sinh phải tham khảo thêm nhiều sách vở do giáo viên gợi ý hoặc tự tìm tòi. Học sinh phải có sổ tay để ghi chép những nội dung quan trọng. Đây là tư liệu cần thiết, giúp học sinh dễ dàng tra cứu, không mất nhiều thời gian truy tìm, khi cần thiết. Hơn nữa, học sinh không những nắm được những kiến thức của giáo viên mà còn phải biết độc lập suy nghĩ, tìm tòi, biết khái quát nội dung chương trình, hay thắc mắc những gì mình còn nhận thức mơ hồ. Nhưng nắm vững lý thuyết chưa đủ mà học sinh còn phải rèn luyện kỹ năng phân tích đề; kỹ năng viết bài và trình bày bài làm. Nhìn một bài làm hay, thì chữ đẹp bao giờ cũng dễ gây thiện cảm cho người đọc. Đây là một công việc khó khăn, học sinh cần phải được luyện tập lâu dài, thông qua các bài viết hằng tháng (có sự sửa chữa của giáo viên). Ngoài ra, học sinh giỏi môn Lịch sử phải biết sử dụng triệt để các thao tác phân tích, tổng hợp để đánh giá, nhận định về một sự kiện hay vấn đề lịch sử, biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài. Hơn nữa, học sinh ấy phải biết trình bày một bài làm sử có hệ thống, logic,… II. LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC SINH GIỎI KHI GIẢNG DẠY GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 – 1954 1. LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY 1.1. Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945), cách mạng Việt Nam đứng trước những thuận lợi và thách thức to lớn. - Những thuận lợi: Về thuận lợi khách quan đó là sự ra đời sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), sự ra đời và lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới tạo điều kiện giúp đỡ vật chất và tinh thần cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân 3 tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Về thuận lợi khách quan đó là sự tin tưởng của nhân dân vào Đảng, chế độ mới, cách mạng có Đảng, Chính phủ, Bác Hồ dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo. - Những khó khăn: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cách mạng Việt Nam đứng trước tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” với nhiều thách thức to lớn + Về đối nội: Chính quyền cách mạng non trẻ chưa có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý nhà nước, quân đội còn trang bị thiếu thốn, đối ngoại thì bị bao vây, cô lập, chưa được các nước công nhận độc lập, nạn đói, nạn dốt tràn lan, ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng, chính quyền chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương… + Về giặc ngoại xâm: Chưa có khi nào trên đất nước ta lại có nhiều giặc ngoại xâm như vậy. Phía Bắc vĩ tuyến 16 có 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc. Phía Nam vĩ tuyến 16 có 1 vạn quân Anh, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp tìm cách quay lại xâm lược Việt Nam, 6 vạn quân Nhật đang ở trên đất nước ta chờ giải giáp nghe theo lời quân Anh cũng chống lại cách mạng nước ta. Đế quốc Mĩ cũng có âm mưu xâm lược Việt Nam, thông qua việc giúp quân Trung Hoa Dân quốc. 1.2. Những chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giải quyết những khó khăn của cách mạng Việt Nam sau ngày 2-91945. - Từng bước xây dựng chính quyền cách mạng với những việc làm như Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I, cử ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến, bầu Hội đồng nhân dân và cử ra Ủy ban hành chính các cấp, lập ra Ban dự thảo Hiến pháp và thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam mới, thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam… - Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính: Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những biện pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết những khó khăn trên. Nhờ đó, trong thời gian ngắn nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính đã dần được khắc phục. - Đấu tranh chống lại các thế lực ngoại xâm: Trước những âm mưu và thái độ của các thế lực ngoại xâm trên đất nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Chính phủ đã thực hiện sách lược “vừa mềm dẽo, vừa kiên quyết”, cụ thể từ sau ngày 29-1945 đến trước ngày 6-3-1946 chủ trương kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ và hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở Bắc Bộ, từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-121946 tiến hành hòa hoãn với Pháp đuổi quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta, nhờ đó cách mạng đã từng bước loại bỏ bơt kẻ thù cho dân tộc và tập trung sức mạnh đấu tranh vào kẻ thù chính của dân tộc là thực dân Pháp. 1.3. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. - Với mong muốn hòa bình, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã nhân dân ta đã nhân nhượng cho thực dân Pháp nhiều quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên, với quyết tâm trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai, thực dân Pháp đã liên tục có những âm mưu và hành động xâm lược Việt Nam. 4 - Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết phát động nhân dân toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến chính thức bùng nổ vào ngày 19-12-1946. - Để lãnh đạo nhân dân cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, Đảng đã đề ra đường lối kháng chiến với những nội dung cơ bản là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 1.4. Những thắng lợi quân sự của quân dân ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1954. - Trong 8 năm kháng chiến chống thực dân Pháp quân dân ta đã liên tiếp giành được nhiều thắng lợi quân sự to lớn đó là: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, Chiến dịch Việt Bắc 1947, Chiến dịch Biên giới năm 1950, những chiến dịch từ năm 1951 đến năm 1953, chiến cuộc đông – xuân 1953 – 1954 với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. - Những thắng lợi quân sự trên đã từng bước đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta tưng bước tiến lên và giành thắng lợi cuối cùng. Đặc biệt với thắng lợi của các chiến dịch trong đông – xuân 1953 – 1954 với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, được coi là thắng lợi quân sự quyết định, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương và tạo điều kiện để ta giành được thắng lợi trên bàn đàm phán ở Giơ-nevơ. 1.5. Vấn đề hậu phương trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. - Hậu phương là nơi xây dựng, dự trữ tiềm lực của chiến tranh về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa; là nơi chi viện chủ yếu sức người, sức của cho tiền tuyến, là chỗ dựa về chính trị tinh thần của tiền tuyến. Do vậy, hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên có tính quyết định thắng lợi của chiến tranh. - Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh hậu phương của ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế… - Đặc biệt, trong thời kỳ 1945 – 1954, vấn đề ruộng đất cũng được Đảng, Chính phủ quan tâm và tùng bước giải quyết cho nông dân. - Việc xây dựng hậu phương vững mạnh không những đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc kháng chiến, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa cho chế độ dân chủ nhân dân mà còn tạo nền móng cho việc xây dựng CHXH 1.6. Mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp - Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, mặt trận ngoại giao của cách mạng nước ta đã từng bước đạt được nhiều thắng lợi to lớn: + Trong thời kỳ 1945 – 1946, đấu tranh ngoại giao của ta đã từng bước loại bỏ bớt kẻ thù nguy hiểm cho cách mạng để cách mạng tập trung vào kẻ thù nguy hiểm nhất. 5 + Trong thời kỳ 1946 – 1953, đấu tranh ngoại giao của ta đã từng bước làm cho cách mạng Việt Nam thoát khỏi thế bị bao vây cô lập. + Trong thời kỳ 1953 – 1954, đấu tranh ngoại giao kết hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự nhằm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 1.7. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp 2. PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP a. Giới thiệu tài liệu: Giáo viên giới thiệu cho học sinh những tài liệu học tập có nội dung liên quan đến chuyên đề như Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 – Chương trình nâng cao, Sách Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, Sách Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử… và những trang Web trên mạng Internet như hoctrenmobile.net/de-cuong-on-thi-thpt-quoc-giamon-lich-su-lich-su-viet-nam-giai-doan-1945-1954, www.violet.vn... Việc cung cấp các nguồn tài liệu này sẽ giúp học sinh có thể động tự học. Qua đó học sinh có thể tự tìm hiểu nội dung kiến thức và rèn luyện kĩ năng đọc và giải quyết các vấn đề đặt ra. b. Nắm vững kiến thức cơ bản của chuyên đề: Kiến thức cơ bản cũng giống như nguyên liệu để làm nên một ngôi nhà. Nếu không có nguyên liệu thì không thể làm nên ngôi nhà, cũng giống như không có kiến thức cơ bản thì học sinh sẽ không thể giải quyết trọn vẹn các câu hỏi bải tập đặt ra. Vì vậy, trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi việc làm cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản việc làm có ý nghĩa quan trọng. Để giúp học sinh nắm vững kiến thức của chuyên đề, cần phải tiến hành và kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau như: Dạy học nêu vấn đề, thuyết trình, trao đổi đàm hỏi, hỏi – đáp… Đặc biệt, sau khi học xong phần nội dung chuyên đề hướng dẫn cho học sinh lập sơ đồ tư duy để nắm vững những nội dung cơ bản của chuyên đề. c. Kiểm tra đánh giá Sau khi học sinh đã nắm vững nội dung cơ bản của chuyên đề, công việc tiếp theo là tiến hành kiểm tra đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học, đồng thời biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề chuyên sâu đòi hỏi sự khái quát hóa kiến thức, biết vận dụng kiến thức của chuyên đề để giải quyết các nội dung chuyên đề khác cũng như vận dụng vào cuộc sống hiện nay. Đồng thời, việc thực hiện kiểm tra đánh giá sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài, khả năng viết bài nhanh hơn, lưu loát hơn. Giáo viên cũng sẽ nhìn thấy được những ưu điểm và hạn chế của các em để kịp thời động viên, uốn nắn các em tốt hơn. Việc xây dựng bài tập, câu hỏi ôn tập trong dạy học lịch sử nói chung không thể là việc làm tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa mà phải xuất phát từ những căn cứ khoa học và phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản như: Nội dung bài tập phải gắn với chương trình, sách giáo khoa. Đảm bảo tính hệ thống trong việc xác định nội dung kiến 6 thức cơ bản. Đảm bảo tính đa dạng, toàn diện trong việc xác định kiến thức lịch sử ở nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội…. Nội dung bài tập lịch sử phải phù hợp với trình độ nhận thức, phát huy trí thông minh sáng tạo, có tác dụng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức của học sinh. Bài tập lịch sử cần chính xác về nội dung và chuẩn mực về hình thức. Muốn thực hiện kiểm tra đánh giá tốt thì cần phải biên soạn hệ thống câu hỏi có chất lượng. Muốn vậy, trước khi biên soạn hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá, giáo viên cần xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi bài tập về kiểm tra đánh giá liên quan đến nội dung chuyên đề. Bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi, bài tập về kiểm tra đánh giá chuyên đề Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Những thuận lợi và khó khăn của cách mạng Việt Nam sau ngày 2-91945 Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của cách mạng nước ta sau ngày 2-91945 Giải thích được vì sao nói cách mạng nước ta sau ngày 291945 đứng trước tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” Làm rõ được thái độ chính trị của các thế lực ngoại xâm trên đất nước ta sau ngày 2-9-1945. Từ đó, xác định được kẻ thù ngoại xâm nào là kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc ta. Xác định được thuận lợi nào là cơ bản nhất và khó khăn nào là to lớn nhất. Chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trọng việc giải quyết những Trình bày được những chủ trương biện pháp của Đảng và Chính phủ trong việc bước đầu xây dựng chính quyền cách Giải thích được vì sao Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại chọn xây dựng chính quyền cách mạng là việc làm đầu Vận dụng cao Nêu ý kiến của bản thân về những thuận lợi cơ bản nhất và những khó khăn to lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 So sánh được thành công. sự giống và khác nhau giữa tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám với tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười So sánh được chủ trương biện pháp của Đảng và Chính phủ đối với quân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc trong thời Làm rõ những bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng và Chính phủ trong thời kỳ này và vận 7 khó khăn của cách mạng nước ta sau ngày 2-91945 mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Đặc biệt là những chủ trương biện pháp để đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ chính quyền cách mạng. tiên của chính kỳ trước và sau dụng những quyền cách ngày 6-3-1946. kinh nghiệm mạng. đó trong cuộc đấu tranh Giải thích được ngoại giao để vì sao từ sau bảo vệ chủ ngày 2-9-1945 quyền biển đến trước ngày đảo của nước 19-12-1946 chủ ta hiện nay. trương, sách lược của Đảng và Chính phủ lại có sự thay đổi như vậy. Cuộc kháng Trình bày được chiến toàn âm mưu và quốc bùng nổ những hành động nhằm quay lại tái chiếm nước Việt Nam của thực dân Pháp. Những chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc đối phó thực dân Pháp để đưa đến cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Giải thích được vì sao Đảng và Chính phủ lại phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19-121946. Những thắng lợi quân sự của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 – 1954. Giải thích được vì sao nói qua các thắng lợi quân sự mà quân dân ta giành được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đưa Trình bày được hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, diễn biến và kết quả, ý nghĩa của các thắng lợi quân sự mà quân dân ta đã giành được trong cuộc Giải thích được nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. So sánh sự khác nhau trong hành động của Đảng và Chính phủ Việt Nam với hành động của thực dân Pháp trước ngày 19-121946. Từ đó, rút ra kết luận về thủ phạm, đồng phạm tính chất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Phát biểu ý kiến của bản thân về tính chất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Làm rõ được các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực Pháp qua các thắng lợi quân sự của quân dân ta trong cuộc kháng Nhận xét được phương hướng tiến công của quân dân ta qua các chiến dịch trong thời kì từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1953 và trong đông – 8 kháng chiến toàn cuộc kháng quốc chống thực chiến từng dân Pháp. bước phát triển đi lên và giành thắng lợi hoàn toàn. So sánh chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với các chiến dịch khác trong cuộc khang chiến chống thực dân Pháp cũng như các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Đánh giá được điểm mạnh và hạn chế của địch và ta trước khi tiến hành trận đánh ở Điện Biên Phủ, qua đánh phát biểu ý kiến của bản thân về quyết định mở chiến dịch của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Khái quát được cuộc đấu tranh ngoại giao của ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Làm rõ được ý Pháp. nghĩa của Hiệp So sánh Hiệp địng Giơ-ne-vơ định Giơ-ne-vơ đối với cuộc với Hiệp định kháng chiến Sơ bộ (6-3chống thực dân 1946) và Hiệp Pháp 1945 - định Pari 1954 (1973). Những bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và vận dụng và cuộc kháng chiến chống Mĩ cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Giải thích được vì sao nói Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp Mặt ngoại trong kháng toàn chống dân (1945 1954) trận giao cuộc chiến quốc thực Pháp – Trình bày được những nội dung chính của cuộc đấu tranh ngoại giao của ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Nêu được hoàn cảnh nội dung các cuộc đàm phán, các hiệp định mà ta kí với Pháp trong thời kì 1945 - 1954 chiến chống xuân 1953 – thực dân Pháp. 1954. Giải thích được điều kiện đưa đến việc triệu tập và kí kết Hiệp định Giơne-vơ về Động Dương. Làm rõ được mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để đưa đến việc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân 9 Pháp. Vấn đề hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Trình bày được những thành tựu của ta trong việc xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp về chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế… Giải thích được vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng. Làm rõ được vai trò, ý nghĩa của hậu phương đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) Liên hệ được vấn đề xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp với vấn đề xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) Kinh nghiệm xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học và ôn tập chuyên đề * Mức độ nhận biết: 1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn của cách mạng nước ta sau ngày 2-9-1945. 2. Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã có những biện pháp gì để củng cố chính quyền cách mạng, chống giặc đói, giặc dốt và khó khăn về tài chính? Nêu kết quả và ý nghĩa của những biện pháp ấy. 3. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 63-1946 đã diễn ra như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa. 4. Sau khi vào nước ta quân Trung Hoa Dân quốc đã có những âm mưu và hành động gì? Đảng và Chính phủ đã có những chủ trương gì để đối phó quân Trung Hoa Dân quốc từ sau ngày 2-9-1945? 5. Những sự kiện nào cho thấy sau chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp có âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam? Đảng và Chính phủ đã có chủ trương và biện pháp gì để đối phó quân Pháp từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946? 6. Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ (6-3-1946). 7. Nêu những hành động của thực dân Pháp sau ngày 6-3-1946 đối với nhân dân Việt Nam. Trình bày chủ trương đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. 8. Nêu những thành tích đã đạt được của quân và dân ta trong việc thực hiện chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện từ sau chiến dịch Biên giới năm 1950 đến trước Đông Xuân 1953 – 1954. 10 9. Nêu hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng (2-1951). 10. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. 11. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc năm 1947. 12. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới năm 1950. 13. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến cuộc Đông – Xuân 1953 - 1954. 14. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954. 154. Nêu hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. * Mức độ thông hiểu: 1. Trong các thuận lợi và khó khăn của cách mạng nước ta sau ngày 2-9-1945, hãy xác định thuận lợi nào là căn bản nhất, khó khăn nào là to lớn nhất? Vì sao? 2. Vì sao có sự khác nhau về chủ trương và biện pháp đối phó của Đảng và Chính phủ đối với thực dân Pháp và Quân Trung Hoa Dân quốc trước và sau ngày 6/3/1946? 3. Trong các kẻ thù của dân tộc ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, kẻ thù nào là nguy hiểm nhất? Vì sao? 4. Nêu những âm mưu và thủ đoạn của quân Trung Hoa Dân quốc sau khi vào nước ta. Vì sao Đảng và Chính phủ chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc? 5. Tại sao quân Trung Hoa Dân quốc và Pháp ký với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp ngày 28 – 2 – 1946 ? Đảng và Chính phủ ta thực hiện sách lược gì trước tình thế do Hiệp ước đó đặt ra ? 6. Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) với đại diện Chính phủ Pháp? Nêu tác dụng của Hiệp định này đối với cách mạng nước ta. 7. Vì sao Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp? Giải thích nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. 8. Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954? Nêu tác dụng của thắng lợi này đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. 9. Vì sao nói Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 được coi là trận “quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? 11 10. Tại sao phải xây dựng hậu phương kháng chiến? Phân tích ý nghĩa lịch sử của những thành tựu mà quân dân ta đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương đối với cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. 11. Vì sao sau từ sau năm 1954 miền Bắc phải tiến hành cách mạng ruộng đất? Nêu kết quả và ý nghĩa của chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ năm 1954 – 1956. 12. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, chiến dịch nào của quân dân ta được coi là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân dân ta? Nêu hoàn cảnh và kết quả, ý nghĩa của chiến dịch đó. 13. Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là chiến dịch nào? Nêu hoàn cảnh, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch đó. 14. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), thắng lợi nào đã làm thay đổi cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành được thắng lợi? Nêu hoàn cảnh, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch đó. 15. Vì sao Nava chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương? Ưu thế và hạn chế của tập đoàn cứ điểm này là gì? 16. Thiện chí của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giải quyết quan hệ với Pháp bằng con đường hòa bình trong những năm 1945 – 1954 được thể hiện như thế nào? 17. Những hoạt động chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ tháng 9 – 1945 đến tháng 12 – 1946) trong công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. 17. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như thế nào trong Hiệp định Gionevo về Đông Dương ( 21/7/1954)? Khái quát cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ năm 1946 đến năm 1954 để giành các quyền dân tộc cơ bản đó. 18. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954. * Mức độ vận dụng thấp: 1. Điểm giống và khác nhau giữa tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 với tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917. 2. Sự khác nhau về chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ trong việc đối phó với thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc được thể hiện như thế nào trong thời kì trước và sau ngày 6-3-1946? Vì sao có sự khác nhau đó? 3. Hãy nhận diện các thế lực đế quốc có mặt trên đất nước ta sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, từ đó hãy xác định kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc ta. 12 4. Sự câu kết của các thế lực ngoại xâm nhằm lật đổ chính quyền cách mạng nước ta được thể hiện như thế nào sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945? 5. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đối phó với thực dân Pháp như thế nào trong thời kì từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946? 6. Qua thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), hãy phân tích những hiểu biết của em về chiến tranh nhân dân. 7. Qua những thắng lợi quân sự mà quân dân ta đã giành được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), hãy làm rõ bước phát triển của cuộc kháng chiến. 8. Thông qua các chiến dịch và quân dân ta tiến hành trong thời kì cuối năm 1950 đến giữa năm 1953, hãy nhận xét về các hướng tiến công chiến lược đó. 9. Trình bày và nhận xét phương hướng tiến công của quân dân ta trong đông – xuân 1953 – 1954. 10. Phân tích sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao của Đảng ta trong việc kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). 11. Phân tích những điều kiện dẫn đến việc triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương. 12. Phân tích mối quan hệ giữa hai thắng lợi quyết định đưa đến việc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954. 13. Điểm giống và khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. 14. Điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954 với Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973. 15. Bằng những sự kiện lịch sử, anh (chị) hãy chứng minh rằng cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954) không chỉ là cuộc chiến tranh giải phóng mà còn là bước kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội mới của nhân dân ta. * Mức độ vận dụng cao: 1. Cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá nào? Vận dụng một bài học kinh nghiệm và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay. 2. Có ý kiến cho rằng, việc kí Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) là một bước thụt lùi của cách mạng Việt Nam, hãy phát biểu ý kiến của em về quan điểm trên. 3. Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã để lại những bài học kinh nghiệm gì? Làm rõ một bài học kinh nghiệm được Đảng ta vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ hoặc trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. 13 4. Sự kết hợp giữa đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được Đảng ta vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)? 5. Phát biểu ý kiến của em về vai trò của hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). 6. Hãy khái quát nội dung chính của cuộc đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Từ đó, phát biểu ý kiến của em về vai trò của mặt trận ngoại giao trong chiến tranh cách mạng. 7. Phát biểu ý kiến của em về quan điểm, thắng lợi của nhân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là một thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. 8. Đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương, Lê-nin đã nói : “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc. Bằng thực tiễn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hãy chứng minh rằng: Đảng và nhân dân ta đã xây dựng cho mình một hậu phương vững mạnh. Hãy liên hệ câu nói của Lênin với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. d. Chấm và sửa bài cho học sinh Một học sinh giỏi môn Lịch sử không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử, vững kỹ năng mà còn có sự sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng cho học sinh, chúng ta phải thường xuyên quan tâm đến việc chấm và sửa bài cho học sinh. Bài viết cần phải được sửa chữa, chỉ bảo cụ thể, để phát huy những cái hay, sửa sai kịp thời những cái dở, để có sự nhìn nhận đánh giá một cách công bằng, khách quan mỗi khi tuyển lựa đội tuyển chính thức đi dự thi. Sau khi dạy xong chuyên đề này, chúng ta phải thường tổ chức kiểm tra để chấm và sửa bài cho học sinh. Kiểm tra có thể cho bài tập các em về nhà làm, quy định thời gian nộp bài, nhưng theo tôi tốt nhất là cho học sinh làm bài kiểm tra ngay trên lớp bồi dưỡng. Ngoài ra chúng ta cần khuyến khích học sinh có thể tự tìm đề để viết rồi đưa cho thầy cô sửa giúp, sau đó viết lại nhuần nhuyễn. Cách này giúp học sinh tăng khả năng trình bày, diễn đạt của bạn và tạo thêm kỹ năng ứng phó tốt với mọi loại đề. Một số dẫn chứng: Câu 1. Trình bày và nhận xét mối quan hệ Việt – Pháp từ ngày 6/3/46 đến trước ngày bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc (19/12/1946). a. Chống Pháp xâm lược (9/45 – trước 6/3/46) Ý đồ xâm lược nước ta của thực dân Pháp bộc lộ rất sớm. Khi chính phủ Đờ gôn trở về nắm quyền ở Pari, họ tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp, họ xúc tiến việc chuẩn bị lực lượng trở lại Đông Dương, nhờ cậy sự giúp đỡ của Mỹ và Anh. Ngay khi cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đòi hỏi chính phủ ta phải thực hiện những hiệp ước mà triều đình Nguyễn đã với Pháp trước kia. Chính vì thế mà trong tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh nêu rõ sự thật là nhân dân ta đã giành được 14 chính quyền từ tay phát xít Nhật chứ không phải từ tay thực dân Pháp, tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với thực dân Pháp và xoá bỏ mọi quan hệ hiệp ước mà Pháp đã ký với Việt Nam. Âm mưu của Pháp muốn xâm lược cả đất nước ta và trong thực tế chúng đã gây chiến ở toàn Nam Bộ. Đảng đã sớm xác định thực dân Pháp là kẻ thù chính của cách mạng nước ta, mà ta phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhân dân cả nước hướng về Nam Bộ “ Thành đồng Tổ quốc”. Các đoàn quân “Nam tiến” sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến. b. Hòa với pháp ( từ 6/3/46 đến 19/12/46) Do cách mạng Trung Quốc ngày càng phát triển, Mỹ và thực dân đế quốc cần rút lực lượng ở Đông Dương về để đàn áp. Nhưng chiến lược của Mỹ là chiến lược toàn cầu vừa muốn đàn áp cách mạng Trung Quốc vừa muốn kiềm chế cách mạng Việt Nam. Vì thế, Mỹ đã đứng ra dàn xếp công việc nội bộ cuả Đông Dương. Kết quả là ngày 28/2/46, Hiệp định Trùng Khánh được ký kết. Theo đó Pháp được đem quân thay thế quân đội Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ cướp vũ khí phát xít Nhật. Ta đứng trước hai khả năng: hoặc là phải đánh cả Tưởng với Pháp hoặc hoà với Pháp. trong tình hình lúc đó trên cơ sở phân tích mọi mặt, ta chọn khả năng hoà với Pháp. Vào thời điểm đó, Pháp cũng muốn hòa với ta để được đưa quân ra Bắc thuận lợi, đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô lớn. Ngày 6/3/46, Hiệp định sơ bộ Việt Pháp được ký kết, nội dung cơ bản là: Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tổ chức riêng, nằm trong liên bang Đông Dương thuộc khối liên hiệp Pháp, ta đồng ý cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc và sẽ rút dần trong 5 năm, hai bên ngừng bắn ở miền Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán giữa chính phủ 2 nước. Hiệp định trên mới chỉ công nhận VN là một quốc gia tự do mà chưa công nhận nền độc lập của Việt Nam, lại để cho quân Pháp ra miền Bắc một cách an toàn, nhưng với việc ký hiệp định này, quân đội THDQ phải rút khỏi miền Bắc, bớt cho ta một kẻ thù nguy hiểm, đồng thời tạo ra thời gian hoà bình vô cùng quý báu chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Cũng với tư tưởng thực hiện hoà với pháp, chính phủ ta đã chủ động đàm phán tại hội nghị trù bị Đà lạt (4/46) và hội nghị chính thức tại Phôngtennơblô (9/46) nhưng không đạt được kết quả gì vì thực dân Pháp hết sức ngoan cố không chịu thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Việt Nam. Đàm phán tan vỡ, trước nguy cơ chiến tranh bùng nổ đến gần, ngày 14/9/46 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/46 nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa c. Phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (19/12/1946) Sau khi kí bản Tạm ước trên, ta nghiêm chỉnh thực hiện những điều đã cam kết, nhưng thực dân Pháp đã bội ước. Ngày 18/12/46, chúng gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ và trao quyền kiểm sát thủ đô cho quân Pháp, nếu không ngày 20/12/46 15 chúng sẽ giành toàn quyền hành động. Vận nước lâm nguy, khả năng hoà hoãn không còn nữa, mọi nhẫn nhịn của ta đã đến giới hạn cuối cùng. Sự lựa chọn duy nhất của ta là cầm vũ khí chiến đấu vì độc lập tự do, đã phải đánh thì quyết đánh. Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Nhận xét: Quan hệ của Việt Nam với Pháp thể hiện thiện chí hoà bình của chính phủ và nhân dân ta với quan điểm nhân đạo và hoà bình, chính phủ ta và Hồ Chí Minh đã nỗ lực cứu vãn một nền hoà bình mong manh nên đã chủ động đàm phán và nhân nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi. Tuy nhiên trái ngược với thiện chí của ta, thực dân Pháp ngày càng lấn tới. Một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải dốc tất cả cho chiến tranh. Đảng và Hồ Chí Minh đã chủ động và kiên quyết đưa cả dân tộc bước vào vào một cuộc kháng chiến trường kì. Quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc là quyết định đúng thời điểm, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân, đã làm bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc. Đúng như Tổng bí thư Trường Chinh đã nhận xét: Nín nhịn là nung nấu trong lòng dân tộc ta biết bao uất hận, nó trở thành một sức mạnh xung thiên Câu 2. Phải chăng Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh đã bị động trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ? - Không bị động mà ta chủ động. - Giải thích: Chính phủ và Hồ Chí Minh đã cố gắng cứu vãn một nền hoà bình mong manh nên đã tiến hành đàm phán và nhân nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi, thể hiện qua việc ký hiệp định sơ bộ 6/3/46 và tạm ước 14/9/46. Tuy nhiên đó không phải là thái độ nhu nhược mà trong khi nỗ lực cứu vãn hoà bình, Đảng và Chính phủ cũng ra sức chỉ đạo chuẩn bị đối phó với khả năng chiến tranh. + Ngay khi rời Việt Bắc đến Hà Nội, Hồ Chủ tịch đã lãnh đạo công tác chuẩn bị củng cố căn cứ địa, chăm lo việc việc xây dựng an toàn khu và đường đi cho các cơ quan trở lại Việt Bắc nếu chiến tranh nổ ra. + Trong khi tranh thủ hoà hoãn, Đảng Chính phủ và Hồ Chí Minh đã nỗ lực lãnh đạo nhân dân ta củng cố phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng chế độ mới về mọi mặt nhằm chuẩn bị lực lượng cho một cuộc kháng chiến lâu dài. + Ngày 12/12/1946 sau một loạt hoạt động gây hấn của quân Pháp ở Hài Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng và Hà Nội, Trung ương đã ra chỉ thị toàn dân kháng chiến. Bản chỉ thị đã phác thảo những nét cơ bản về đường lối đấu tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. Như vậy, ta không chỉ chủ động chuẩn bị lực lượng mà còn có sự chuẩn bị cả về đường lối kháng chiến để sẵn sàng đối phó với khả năng chiến tranh. Thực dân Pháp là thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh này, nhưng đến khi không còn khả năng nhân nhượng nữa thì Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã kịp thời đánh giá chính xác và chủ động phát động cuộc kháng chiến toàn quốc ngày 19/12/ 1946. Câu 3. Phân tích sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp( 1945-1954) 16 Những thắng lợi trên chiến trường là cơ sở của đấu tranh ngoại giao, thắng lợi quân sự là chỗ dựa để tiến công ngoại giao, nhưng đấu tranh ngoại giao lại có tác dụng phát huy thắng lợi trên chiến trường. Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, ta chưa có thắng lợi quân sự lớn nên chưa giành được thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao. Đến Đông - Xuân 1953- 1954, tình hình chiến trường có nhiều thay đổi nên Pháp đã tung ra nỗ lực cao nhất bằng việc thực hiện kế hoạch quân sự Na va. Bản chất của kế hoạch này là tập trung binh lực để tiến công chiến lược theo 2 bước nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường đã mất và kết thúc chiến tranh trong 18 tháng. Để giành thắng lợi cho cuộc kháng chiến ta phải làm thất bại kế hoạch Na va. Tháng 9/1953 Bộ Chính trị xác định chủ trương của ta là tiếp tục tiến công với phương hướng chiến lược như sau: " tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch trương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta...” Phương châm chiến lược của ta: tích cực, chủ động, cơ động , linh hoạt. Cùng với chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1954, ta cũng chủ trương dùng đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến. Tháng 11/1953, trả lời phỏng vấn nhà báo Thụy Điển tờ "Tin nhanh", CT Hồ Chí Minh nêu rõ: "...nếu chính phủ Pháp đã rút ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo đường lối hòa bình thì nhân dân và chính phủ Việt Nam sẵn sàng tiếp ý muốn đó". Cơ sở của việc đàm phán là Pháp phải công nhân quyền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam. Tuyên bố trên của CT Hồ Chí Minh đã mở đường cho việc đi tới một hội nghị hòa bình để giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương. Như vậy, về mặt chủ trương ta có chủ trương mở cuộc tiến công quân sự đồng thời chủ trương mở cuộc đấu tranh ngoại giao. Trong Đông - Xuân 1953- 1954, ta mở môt số cuộc tiến công chiến lược ở nhiều nơi đã làm cho kế hoạh Na va bị đảo lộn hay không thể thực hiện được như dự kiến, cụ thể: chúng muốn tập trung nhưng phải phân tán lực lượng; muốn tiến công nhưng phải phòng ngự; muốn giành thế chủ động nhưng càng bị động đối phó, lúng túng. Trước nguy cơ thất bại, Pháp buộc phải điều chỉnh chiến lược, chọn Điện Biên Phủ làm khâu chính của kế hoạch Na va, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương nhằm thu hút chủ lực của ta tới đó mà tiêu diệt. Để giành thắng lợi về quân sự ta phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ . Tháng 12 năm 1953 Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ Trong khi ta đang tiến công địch ở Điện Biên Phủ thì Hội nghị Giơ ne vơ được triệu tập (26/4/1954). Giai đoạn đầu chỉ bàn đến vấn đề Triều Tiên, chứ chưa nói đến vấn đề Đông Dương. CT Hồ Chí Minh nói: "chiến dịch này có ý nghĩa quan trọng, không những về quân sự mà cả về chính trị. Vì thế toàn Đảng, toàn quân toàn dân phải giành thắng lợi cho kỳ được" 17 Với sự dốc sức của cả nước, quân ta đã giành chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ (7/5/1954), làm chấn động của thế giới. Thắng lợi Điện Biên Phủ đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, làm tiêu tan hy vọng giành thắng lợi bằng quân sự của quân Pháp, làm sụp đổ ý chí thực dân của chúng, tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại hội nghị Giơ ne vơ. Mặt khác chiến thắng Điện Biên Phủ cũng làm rung chuyển cục diện thế giới, tác động mạnh đến Mỹ và Pháp. Ngày 8/5/1954, Hội nghị Gionevo họp phiên đầu tiên về Đông Dương, đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn bước vào hội nghị với tư thế của người chiến thắng.Tại bàn đàm phán diễn ra quyết liệt, căng thẳng, nhưng đến ngày 21/7/1954 các văn bản của Hiệp định được ký kết. Hiệp định Giơ ne vơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta . Câu 4: Trình bày và nhận xét hướng tiến công chiến lược của ta trong Đông Xuân (1953 - 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ. - Việc xác định đúng phương hướng của chiến lược để mở những cuộc tiến công lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến kết quả chiến tranh. - Trong Đông – Xuân (1953 – 1954) phương hướng chiến lược của ta đã được xác định từ Hội nghị 9/1953 " tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch trương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta...” Phương châm chiến lược của ta: tích cực, chủ động, cơ động , linh hoạt. Nhận xét: phương hướng tiến công chiến lược trên đây chỉ nhằm vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược song là nơi địch yếu. Những nơi có tầm quan trọng về chiến lược là những nơi địch không thể bỏ, nhưng lực lượng tại chỗ của địch không đủ sức giữ vững, chúng bắt buộc phải tăng quân để giữ những vị trí này. Trên thực tế, những cuộc tiến công của ta buộc địch phải phân tán lực lượng để giữ 5 nơi khác nhau: đồng bằng Bắc bộ, Điện Biên Phủ, Xê nô, Plâycu, Luông Pha Băng. Khối cơ động của Nava không còn nguyên vẹn nữa mà phải chia ra nhiều vị trí khác nhau. Như vậy, việc thực hiện phương hướng chiến lược của ta đã làm cho kế hoạch quân sự của Nava bị đảo lộn. Muốn tập trung nhưng lại bị phân tán binh lực, muốn giành lại thế chủ động nhưng lại càng bị động đối phó lúng túng, muốn tiến công nhưng lại càng lún sâu vào thế phòng ngự bị động. Để cứu vãn tình thế, Nava buộc phải điều chỉnh kế hoạch, chọn Điện Biên Phủ làm khâu chính, tập trung lực lượng để xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. - Trước tình hình mới, 12/1953 Bộ Chính trị quyết định tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Để thực hiện quyết tâm này quân và dân ta đã tập trung lực lượng đến mức cao nhất cho chiến dịch “tất cả cho chiến dịch, tất cả cho chiến thắng”. Như vậy, phương hướng tiến công chiến lược của ta có sự thay đổi từ chỗ đánh vào nơi địch yếu trong Đông Xuân (1953 – 1954) đến chỗ đánh vào nơi địch mạnh nhất – Điện Biên Phủ. Sự thay đổi hướng tiến công chiến lược này là một quyết định lịch sử, để dẫn tới kết thúc chiến tranh nhằm dập tan cố gắng cao nhất cũng là cố gắng cuối 18 cùng của thực dân Pháp với sự giúp đỡ của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ 2. Điện Biên Phủ trở thành cuộc quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với sự tập trung lực lượng đến mức áp đảo và giành thắng lợi hoàn toàn, làm sụp đổ ý chí thực dân và làm tiêu tan mọi ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh và tạo cơ sở về thực lực quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Gionevo kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh hùng của dân tộc. Sự thay đổi phương hướng tiến công chiến lược trong Đông Xuân (1953 – 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ thể hiện rõ phương châm chiến lược của ta là tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt và chắc thắng. Đó là một sáng tạo trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của ta. 19 C. KẾT LUẬN Trên đây là những việc làm mà chúng tôi đã thực hiện trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia tại trường THPT chuyên Lê Khiết, tỉnh Quảng Ngãi, khi giảng dạy và ôn tập giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1945 - 1954 chúng tôi thường lựa chọn các vấn đề dạy và phương pháp ôn tập như đã trình bày ở trên. Qua nhiều năm tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi thấy làm được những vấn đề trên sẽ giúp cho học sinh không còn ngại học, tạo điều kiện cho các em củng cố kiến thức trọng tâm và hệ thống hoá kiến thức, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo có khả năng đối phó với các dạng câu hỏi, đề thi. Tuy nhiên đây chỉ là những việc làm, những kinh nghiệm, cách nhận thức của nhóm Lịch sử trường chuyên Lê Khiết khi lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1945 - 1954. Vì thế, để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đem lại một chuẩn mực nhất định làm cơ sở cho các giai đoạn lịch sử khác, trong báo cáo này chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô trong hội thảo. Xin chân thành cảm ơn! 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan